DẠY HỌC VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3

55 2.4K 21
DẠY HỌC VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU : 2 I. Lời nói đầu. 2 II. Ý nghóa và tác dụng của đề tài. 2 III. Lý do chọn đề tài. 4 IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 5 V. Phương pháp nghiên cứu. 5 VI. Cấu trúc đề tài 6 B. PHẦN NỘI DUNG : 8 I. Hệ thống và phân loại các kiểu dạng toán có lời văn trong khung chương trình SGK lớp 3. 8 1) Chương trình toán lớp 3. 8 2) Nội dung và kiến thức về bài toán có lời văn lớp 3. 8 2.1) Nội dung. 8 2.2) Mức yêu cầu. 9 2.3) Cấu trúc. 17 II. Dạy học về giải toán có lời văn lớp 3. 17 1) Phương pháp chung để giải toán có lời văn thông qua 4 bước. 17 1.1) Dạy học giải toán đơn ở lớp 3. 17 1.2) Một số vấn đề giải toán hợp ở lớp 3. 20 2) Yêu cầu học sinh. 23 2.1) Đọc kó đề toán. 23 2.2) Tóm tắt đề toán. 23 2.3) Phân tích đề toán để tìm cách giải. 23 2.4) Thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách giải. 23 3) Yêu cầu giáo viên. 23 3.1) Gợi ý để HS tự làm. 23 3.2) Các hoạt động để hướng dẫn HS 23 III. Những nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 50 1) Nguyên nhân từ phía HS. 50 2) Nguyên nhân từ phía GV. 51 3) Biện pháp khắc phục hoặc hạn chế bớt những sai sót của HS khi học giải toán có lời văn ở lớp 3. 50 C. PHẦN KẾT LUẬN. 53 I. Kết luận đề tài. 53 II. Đề xuất kiến nghò. 54 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 55 SVTH : Dương Thò Châu Giang - 1 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LỜI NÓI ĐẦU : Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu nhằm đào tạo con người XHCN toàn diện có lòng yêu nước, có tri thức, có nhân cách, năng động, sáng tạo để phục vụ cho công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước trong thời kỳ CN hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Đồng thời, nó cũng đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đổi mới SGK và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, lấy HS làm trung tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đưa giáo dục nước nhà phát triển kòp với đà phát triển của nền khoa học tiên tiến hiện đại. Toán học là một trong những môn học quan trọng nhất vì nó xâm nhập vào mọi lónh vực trong cuộc sống chúng ta. Chương trình toán học ở lớp Ba bao gồm các nội dung : số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, các yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Trong 5 mạch kiến thức đó, giải toán có lời văn là nội dung rất quan trọng đối với HS tiểu học. Nó giúp HS phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, biết suy luận lôgich, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề một cách thấu đáo; làm cơ sở cho sự phát triển năng lực trí tuệ ở các lớp học trên tiếp theo. Nó giúp HS củng cố lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào thực tế cuộc sống, vận dụng công thức toán vào bài tập thực hành. Nó cũng giúp cho HS học tập các môn học khác tốt hơn. Với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp tôi nắm được toàn bộ nội dung cấu trúc cũng như phương pháp giải toán có lời văn ở lớp Ba. Qua đó, tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học về giải toán có lời văn, nhằm giúp HS tiếp thu tốt về phương pháp giải toán có lời văn để các em học tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong học tập. GV sẽ tìm ra những khó khăn, vướng mắc khi các em giải toán và biện pháp khắc phục để giúp HS có những kinh nghiệm q báu để giải toán có lời văn ở lớp Ba được tốt hơn. Khi làm đề tài này, tôi đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, tham khảo tài liệu nhưng chắc chắn sẽ không sao tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của q thầy, cô giáo và các bạn đọc để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Công Hạnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình để tôi hoàn thành đề tài này. II. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐỀ TÀI : Giải toán có lời văn trong môn Toán ở bậc Tiểu học có một vò trí rất quan trọng. Hầu hết tất cả các tiết học đều có giải toán có lời văn, ở một số tiết ôn tập dành riêng cho giải toán. Bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia đều được vận dụng vào giải toán có lời văn. SVTH : Dương Thò Châu Giang - 2 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. 1) Việc giải toán có lời văn đã vận dụng lí thuyết vào bài tập thực hành, qua đó HS nắm vững thêm về lí thuyết, hiểu cụ thể về lí thuyết, áp dụng công thức toán học vào bài tập. HS kết hợp được “Học đi đôi với hành”, HS sẽ tiếp nhận được những kiến thức về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống. Ví dụ : Tìm chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật, biết chiều rộng 3 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. HS phân tích đề toán, tìm số đo chiều dài, sau đó tìm chu vi hình chữ nhật bằng cách áp dụng qui tắc đã học “Lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2”. Về nhà, HS có thể tính được chu vi căn phòng hình chữ nhật nhà mình bằng cách đo chiều dài, đo chiều rộng; sau đó lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân 2. HS cũng có thể tính chu vi cái sân, cái giường, cái bàn hình chữ nhật, v.v… 2) Thông qua 1 số bài tập giải toán có lời văn, HS củng cố thêm về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; nắm vững hơn về các tính chất của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia. Ví dụ : Một số bài toán có dạng a – b – c – d, a + b + c, a – ( b + c ), …. - Cửa hàng có 2178 kg gạo, lần đầu cửa hàng bán 383 kg gạo, lần 2 cửa hàng bán 785 kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo ? HS có thể giải 2 cách : Cách 1 dạng a – b – c. Cách 2 dạng a – (b + c). 3) Một số bài toán có lời văn có thể giải bằng nhiều cách, HS sẽ tự tìm tòi, phát hiện ra cách giải hay nhất, gọn nhất. Từ đó, các em sẽ phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo (dành cho học sinh giỏi). Ví dụ : Trong kho có 4515 kg muối. Lần đầu chuyển 1405 kg muối, lần thứ hai chuyển 2070 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kilôgam muối ? HS có thể giải 4 cách như sau : Cách 1 : 4515 – 1405 = 3110 (kg) 3110 – 2070 = 1040 (kg) Cách 2 : 1405 + 2070 = 3475 (kg) 4515 – 3475 = 1040 (kg) Cách 3 : 4515 – (1405 + 2070) = 1040 (kg) Cách 4 : 4515 – 1405 – 2070 = 1040 (kg) 4) Vệc giải toán có lời văn giúp HS biết suy luận lôgich, phân tích vấn đề 1 cách thấu đáo. Rèn luyện HS một số kó năng thực hành và phát triển năng lực trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, quan sát, dự đoán, … SVTH : Dương Thò Châu Giang - 3 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. Ví dụ : a) Trong thùng có 8 viên bi màu vàng, 7 viên bi màu đỏ, 6 viên bi màu trắng. Nhắm mắt, thò tay vào thùng phải lấy ít nhất bao nhiêu viên bi để có chắc chắn 5 viên bi cùng màu ? Để giải bài tập này HS phải biết suy luận lôgich. b) Trong vườn có 135 cây ăn quả, 1/3 số đó là cây xoài, còn lại là cây ổi. Hỏi có bao nhiêu cây ổi ? Để giải bài toán, HS phải có 1 số kó năng cần thiết : - Phân tích đề : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Tóm tắt đề : HS biết tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Giải bài toán : Tìm số cây xoài, sau đó tìm số cây ổi ? 5) Việc dạy – học giải toán có lời văn dòi hỏi HS phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ học tập : thước, com – pa, … Từ đó, HS rèn luyện nhiều đức tính và phẩm chất tốt như : cản thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, chính xác, có kế hoạch. 6) Việc giải các bài toán còn đòi hỏi HS phải biết tự mìn xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính và tự mình kiểm tra lại các kết quả. Thông qua các thao tác này sẽ rèn luyện các em đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chính xác, yêu thích sự chặt chẽ, … 7) Việc dạy – học giải toán có lời văn còn giúp các em học tốt các môn khác, cụ thể như môn Tiếng Việt. Các em biết dùng từ đặt lời giải hay, ngắn gọn, … III. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Toán học là một môn học cơ bản, thiết thực, quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Việc giải toán có lời văn có một ý nghóa và tác dụng to lớn như tôi đã trình bày ở trên. Ở bậc tiểu học, sự tiếp xúc đầu tiên của HS với lôgich toán họccó thể bắt đầu từ những tình huống thực tế của lớp học hoặc những tình huống có vấn đề. Thực tế của việc giải toán có lời văn là thiết lập được quan hệ giữa các đại lượng đã cho để tìm đại lượng chưa biết. Nói cách khác, HS phải thiết lập được các phép toán (Mục đích chính quan trọng nhất). Sau đó mới thực hiện việc tính toán, quá trình phát hiện “cái chưa biết” trong tình huống có vấn đề là quá trình chiếm lónh tri thức mới. Hơn nữa, việc giải toán có lời văn hiện nay của một bộ phận giáo viên chúng ta còn lúng túng : việc hướng dẫn HS phương pháp giải các dạng toán điển hình sao cho HS hiểu, nắm được phương pháp giải từng dạng toán khác nhau. Làm sao để HS sau khi đọc đề toán hiểu đề, nhận dạng đề toán, biết phân tích đề, tóm tắt đề bằng chữ, bằng sơ SVTH : Dương Thò Châu Giang - 4 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. đồ đoạn thẳng, … Người giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS để giúp HS tìm ra hướng giải bài toán theo từng dạng toán khác nhau, … Một số giáo viên chưa dành thời gian để nghiên cứu, nắm vững chương trình cấu trúc SGK và cấu trúc nội dung toán có lời văn … Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tôi thấy mốt số HS còn lúng túng trong vấn đề đặt lời giải cho bài toán có lời văn, các em đặt lời giải sai, lủng củng, thiếu ý, không rõ ý, … Một số em chưa biết nhận dạng bài toán, không hiểu đề, không biết tóm tắt đề, giải sai bài toán, … Tôi đang dạy lớp Ba, với mong muốn để giúp các em lớp Ba nói riêng, HS tiểu học nói chung và một số bạn đồng nghiệp chúng ta tháo gỡ những khó khăn, những vướng mắc trong việc dạy và học giải toán có lời văn, cho nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp Ba”. Vì thời gian và điều kiện có hạn nên quá trình hoàn thiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự phê bình góp ý của q thầy cô, các bạn đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU : 1) Phạm vi nghiên cứu : - Tạp chí thế giới trong ta. - Các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kì dành cho giáo viên tiểu học. - Các loại sách tham khảo, sách bồi dưỡng HS giỏi lớp Ba về dạy – học giải toán có lời văn theo SGK mới hiện hành ở bậc Tiểu học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên theo chương trình mới. - Thiết kế dạy – học Toán 3 của Nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực. 2) Đối tượng nghiên cứu : - Các loại sách : Sách thiết kế, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo lớp 3, Tài liệu tập huấn bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo chương trình đổi mới SGK. - Học sinh lớp 3 : đối tượng HS giỏi, khá, trung bình và yếu. - Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đang dạy ở lớp 3, các nhà quản lý chuyên môn, các thầy cô hướng dẫn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Dùng ba phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đàm thoại trao đổi, tham khảo nghiên cứu tài liệu và xâm nhập thực tế. Việc nghiên cứu và xây dựng đề tài được tiến hành các bước cơ bản như sau : SVTH : Dương Thò Châu Giang - 5 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.  Bước 1 : Đọc kỹ và tìm hiểu đề tài. Đây là đề tài : “Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp Ba”.  Bước 2 : Lập đề cương cho đề tài nghiên cứu.  Bước 3 : Sưu tầm tài liệu, sách tham khảo có nội dung về giải toán có lời văn lớp Ba (theo chương trình SGK mới) dành cho giáo viên và HS để nghiên cứu.  Bước 4 : Gặp mặt các đồng nghiệp đang dạy lớp Ba, các nhà quản lý chuyên môn ở bậc tiểu học để tham khảo ý kiến, tìm hiểu những kinh nghiệm, những phương pháp hay nhất về dạy học toán có lời văn. Đồng thời tổ chức gặp mặt các HS lớp Ba để tìm hiểu những thuận lợi, những khó khăn và quá trình thực hiện hướng dẫn dạy học toán có lời văn ở lớp Ba. Tìm những tồn tại, vướng mắc thường xảy ra của HS khi học giải toán có lời văn, những lúng túng và nguyên nhân của giáo viên khi dạy học giải toán có lời văn trong chương trình SGK mới.  Bước 5 : Tiến hành xây dựng đề tài chi tiết. VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI : Đề tài nghiên cứu : “Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp Ba” gồm có 3 phần chính : A. PHẦN MỞ ĐẦU : I. Lời nói đầu. II. Ý nghóa và tác dụng của đề tài. III. Lý do chọn đề tài. IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. V. Phương pháp nghiên cứu. VI. Cấu trúc của đề tài. B. PHẦN NỘI DUNG : I. Hệ thống và phân loại các kiểu dạng bài toán có lời văn trong khung chương trình. 1) Chương trình toán. 2) Nội dung kiến thức về bài toán có lời văn. 2.1) Nội dung. 2.2) Mức yêu cầu. 2.3) Cấu trúc. II. Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3. 1) Phương pháp chung để giải bài toán có lời văn thông qua 4 bước. SVTH : Dương Thò Châu Giang - 6 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. 2) Yêu cầu học sinh. 2.1) Đọc kó đề toán. 2.2) Tóm tắt đề toán. 2.3) Phân tích đề toán để tìm cách giải. 2.4) Thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách giải. 3) Yêu cầu giáo viên. 3.1) Gợi ý để HS tự làm bài. 3.2) Các hoạt động để hướng dẫn HS. * Một số vướng mắc của HS khi giải bài toán và biện pháp khắc phục. III. Những nguyên nhân và biện pháp khắc phục : 1) Nguyên nhân từ phía HS. 2) Nguyên nhân từ phía GV. 3) Biện pháp khắc phục hạn chế sai sót của HS. C. PHẦN KẾT LUẬN : I. Kết luận đề tài. II. Đề xuất kiến nghò. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. SVTH : Dương Thò Châu Giang - 7 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. B. PHẦN NỘI DUNG I. HỆ THỐNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC KIỂU DẠNG BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK LỚP 3 : 1) CHƯƠNG TRÌNH LỚP BA : a)Số học : a.1) Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000. - Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50) và các bảng chia cho 2, 3, 4, 5 (số bò chia không quá 50). Bổ sung cộng, trừ các số có 3 chữ số có nhớ không quá 1 lần. - Lập các bảng nhân và các bảng chia. - Nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1000 : nhân số có hai, ba chữ số với số có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần; chia số có hai, ba chữ số cho số có 1 chữ số. Chia hết và chia có dư. - Thực hành tính : tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số có hai chữ số với số có 1 chữ số, không nhớ; chia nhẩm số có hai chữ số cho số có 1 chữ số, không có dư ở từng bước chia, …. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác đònh. - Làm quen với biểu thức số và giá trò của biểu thức. Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. - Giải các bài tập dạng : “Tìm x, biết a : x = b (với a, b là các số trong phạm vi đã học). a.2) Giới thiệu các số trong phạm vi 10000. a.3) Giới thiệu các số trong phạm vi 100000. b)Đại lượng và đo đại lượng. c) Yếu tố hình học. d)Yếu tố thống kê. e)Giải bài toán. 2) NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3 : 2.1) Nội dung : 2.1.1)Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vò. 2.1.2)Các bài toán về tích của hai số – chia thành các phần bằng nhau – chia thành nhóm – chia có dư. SVTH : Dương Thò Châu Giang - 8 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. 2.1.3)Các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính. 2.1.4)Các bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần – giảm đi một số lần – so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 2.1.5)Các bài toán tìm một phần mấy của 1 số. 2.1.6) Các bài toán liên quan đến rút về đơn vò. 2.1.7) Các bài toán hình học. 2.1.8) Các bài toán về đại lượng và đo đại lượng. 2.2) Mức yêu cầu : Tất cả các bài toán giải đều yêu cầu HS phải đọc kó đề, nắm nội dung bài toán, biết phân tích đề : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Từ đó biết tóm tắt bài toán và tìm ra hướng giải bài toán. HS biết nhận dạng các dạng toán giải sau khi đọc đề, để từ đó áp dụng phương pháp giải cho phù hợp. Riêng mỗi dạng toán khác nhau thì có thêm những yêu cầu riêng, cụ thể như sau : 2.2.1) Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vò : - HS biết tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Đại lượng nào nhiều hơn thì đoạn thẳng dài hơn và ngược lại. - Muốn tìm đại lượng nhiều hơn thì HS biết phải thực hiện phép cộng (lấy đại lượng ít cộng thêm phần nhiều hơn). Ngược lại, muốn tìm đại lượng ít hơn thì HS biết thực hiện phép trừ (lấy đại lượng nhiều hơn trừ phần ít hơn). 2.2.2) Các bài toán về tìm tích của hai số – chia thành các phần bằng nhau – chia thành nhóm – chia có dư.  Tìm tích của hai số : - HS biết muốn tìm tích của hai số thì thực hiện phép nhân, tóm tắt bài toán bằng chữ. VD : 1 bàn : 4 cái ghế. 5 bàn : …… cái ghế ? - HS biết giải : Lấy đại lượng của 1 bàn nhân với 5 để tìm đại lượng của 5bàn. - HS phải biết lấy : 4 x 5 = 20 (cái ghế) Và không được viết : 5 x 4 = 20 (cái ghế).  Chia thành các phần bằng nhau, chia thành nhóm : - Để giải dạng toán này, HS biết thực hiện phép chia, chia đại lượng đã cho thành các nhóm bằng nhau. Biết số lượng 1 nhóm và biết tổng số của các nhóm, muốn tìm bao nhiêu nhóm HS cũng biết thực hiện phép chia. SVTH : Dương Thò Châu Giang - 9 - Yêu cầu HS biết 2 đại lượng cùng đơn vò với nhau thì ở cùng 1 bên : bàn – bàn, ghế – ghế. Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. VD : + 60 kg gạo chứa đều 6 bao, 1 bao đựng bao nhiêu kilôgam gạo ? HS biết : 60 : 6 = 10 (kg) + 60 kg gạo chứa đều trong các túi, mỗi túi 10 kg gạo. Hỏi có bao nhiêu túi ? HS biết : 60 : 10 = 6 (túi). - Phải dựa vào câu hỏi của bài toán để ghi đơn vò cho đúng. VD : Bài toán hỏi có bao nhiêu kilôgam thì đơn vò là kg. Nếu bài toán hỏi có bao nhiêu túi thì đơn vò là túi.  Chia có dư : - HS phải biết đặt lời giải đúng kết quả phép tính, ghi đúng đơn vò và phần dư. Đáp số phải ghi cả phần dư. VD : Mỗi bộ may mất 3 m vải. Có 14 m vải thì may được bao nhiêu bộ và còn thừa mấy mét vải ? Giải : Số bộ may được và số mét vải còn thừa là : 14 : 3 = 4 (bộ) (thừa 2 m vải) Đáp số : 4 bộ và thừa 2 m vải. - HS không được lẫn lộn đơn vò chính, ví dụ như bài toán trên HS không được ghi : 14 : 3 = 4 (m) (thừa 2 m vải). - Dạng toán phép chia có dư thực hiện bằng 2 phép tính thì HS biết giải phải thêm phép tính thứ hai nữa. VD : Mỗi taxi chở 4 người, vậy phải thuê bao nhiêu taxi để chở 25 người ? Giải : Ta có : 25 : 4 = 6 (taxi) (thừa 1 người). Cần phải thuê thêm 1 taxi nữa để chở 1 người còn lại. Vậy số taxi cần phải thuê là : 6 + 1 = 7 (taxi) Đáp số : 7 taxi. 2.2.3) Các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính : Để giải dạng toán này, HS phải nắm vững các qui tắc, tính chất của 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. VD : - Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. SVTH : Dương Thò Châu Giang - 10 - [...]... Việt Nam 2 .3) Cấu trúc : Một bài toán có lời văn có cấu trúc sau : Tóm tắt : Bằng chữ hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng - Lời giải - Phép tính - Đáp số Bài giải : 1 lời giải 1 phép tính hoặc nhiều lời giải, nhiều phép tính II DẠY HỌC GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3 1) Phương pháp chung để giải bài toán có lời văn : Thông qua 4 bước : + Bước 1 : HS tự đọc đề toán (2 lần) + Bước 2 : Tóm tắt đề toán bằng ngôn... nhiêu bàn học như thế ? + Bước 1 : HS đọc kó đề, tìm hiểu đề - Bài toán cho biết gì ? - Một lớp học có 33 học sinh, phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn học như thế ? SVTH : Dương Thò Châu Giang - 29 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3 + Bước 2 : Tóm tắt : 2 học sinh : 1 bàn 33 học sinh : ít nhất … bàn ? + Bước 3 : Hướng dẫn giải : -... Dương Thò Châu Giang - 27 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3 + Bước 1 : HS đọc kó đề toán 2 lần Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán - Bài toán cho biết gì ? - Có 36 học sinh xếp thành 4 hàng - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ? + Bước 2 : Tóm tắt : 4 hàng : 36 học sinh 1 hàng : … Học sinh ? + Bước 3 : Hướng dẫn giải : - Muốn tìm số học sinh của - Lấy 36 học sinh chia cho 4 hàng 1... phương pháp giải Song thực ra thì chúng ta chỉ có thể nêu đường lối chung để giải các bài toán hợp (như ở 1.2.1) chứ không thể nêu cụ thể cách giải cho từng loại trong rất nhiều toán hợp ở lớp 3 được SVTH : Dương Thò Châu Giang - 21 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3 1.2.2 .3) Không thể dựa vào câu hỏi của đề toán để đặt lời giải cho phép (bước) tính thứ nhất của bài toán hợp như đối với toán đơn... trực quan thể hiện ở tóm tắt) SVTH : Dương Thò Châu Giang - 17 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3 Bước 4 : Hướng dẫn HS đặt lời giải trên cơ sở câu hỏi của đề toán Bước 5 : Nêu qui tắc giải (nếu có) Sau đây là một ví dụ minh họa : Có thể dạy HS giải bài toán đơn “Gấp một số lên nhiều lần” như sau : Bước 1 : GV đọc bài toán (ở SGK, có sửa cm thành dm); một em nhắc lại - Bài toán cho gì ? (Đoạn... 1 : Tuổi Lan có là : 85 – 76 = 9 (tuổi) Tuổi mẹ có là : 45 – 9 = 36 (tuổi) SVTH : Dương Thò Châu Giang Bài giải : Cách 2 : Tuổi Bố có là : 85 – 45 = 40 (tuổi) Tuổi mẹ có là : 76 – 40 = 36 (tuổi) - 32 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3 Tuổi bố có là : 76 – 36 = 40 (tuổi) Đáp số : Bố : 40 tuổi Mẹ : 36 tuổi Lan : 9 tuổi Tuổi Lan có là : 45 – 36 = 9 (tuổi) Đáp số : Bố : 40 tuổi Mẹ : 36 tuổi Lan :... GV có thể hỏi : “8 HS này là số HS ở đâu ?” (Số HS ở mỗi hàng) Vậy em viết lời giải thế nào ? (Số HS ở mỗi hàng là :) - Cách 5 : Dựa vào dòng cuối của tóm tắt bằng lời (nếu có) : 7 hàng : 56 HS 1 hàng : … HS ? SVTH : Dương Thò Châu Giang - 19 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3 HS thay dấu … bằng từ “số” để có : “1 hàng có số HS là :” 1.1.2.5) Bài toán “So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn” có. .. phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn học như thế ?” Bài giải : Thực hiện phép chia : 33 : 2 = 16 (dư 1) Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa Vậy số bàn cần có ít nhất là : SVTH : Dương Thò Châu Giang - 22 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3 16 + 1 = 17 (cái bàn) Đáp số : 17 cái bàn 2) Yêu cầu học sinh : 2.1) Đọc kó đề toán. .. - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3  Phương pháp giải toán dạng : Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vò VD 1 : Thùng thứ nhất có 36 lít dầu, thùng thứ hai ít hơn thùng thứ nhất 8 lít dầu Hỏi cả 2 thùng có bao nhiêu lít dầu ? * Hướng dẫn giải : + Bước 1 : Yêu cầu HS đọc kó đề toán (2 lần) - Bài toán cho biết gì ? + Bước 2 : Tóm tắt đề toán : - Bài toán. .. cách viết lời giải khá đặc biệt : “Chỉ có một phép tính mà có hai lời giải : một lời giải cho phép tính và một câu trả lời cho đáp số” Ngoài ra thì ở đáp số lại không có ghi đơn vò 1.1.2.6) Bài toán chia có dư cũng có hai lời giải đi với một phép tính Ví dụ bài 3 (tr 70, SGK) : Có 31 m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3 m Hỏi có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo và thừa mấy mét vải ?” Giải : Thực . 17 II. Dạy học về giải toán có lời văn lớp 3. 17 1) Phương pháp chung để giải toán có lời văn thông qua 4 bước. 17 1.1) Dạy học giải toán đơn ở lớp 3. 17 1.2) Một số vấn đề giải toán hợp ở lớp 3. . trừ, nhân, chia đều được vận dụng vào giải toán có lời văn. SVTH : Dương Thò Châu Giang - 2 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3. 1) Việc giải toán có lời văn đã vận dụng lí thuyết vào bài. : SVTH : Dương Thò Châu Giang - 5 - Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp 3.  Bước 1 : Đọc kỹ và tìm hiểu đề tài. Đây là đề tài : Dạy học về giải toán có lời văn ở lớp Ba”.  Bước 2 : Lập đề cương

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan