KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỌC NHÓM Ở TIỂU HỌC

12 281 0
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỌC NHÓM Ở TIỂU HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỌC NHÓM Ở TIỂU HỌC I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ quan điểm đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh (lấy học sinh làm trung tâm), thường xuyên đưa cái mới vào giảng dạy giáo dục để tạo ra sự phát triển mới, nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện về mọi mặt để đáp ứng được sự nghiệp “công nghiệp hoá – hiện đại hoá” và thời kỳ hội nhập của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa ngày nay sự hợp tác trong học tập là một trong những hình thức phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nó đem lại hiệu quả giáo dục cao. Trong hình thức học tập hợp tác thì việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đóng vai trò quan trọng, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Mặc dù chúng ta thấy được tính ưu việt của hình thức này là như thế, nhưng thực tế qua những năm đứng lớp tôi thấy rằng: đa số các giáo viên ở tiểu học khi tổ chức hình thức học này cũng còn gặp rất nhiều vấn đề bất cập, còn mang tính áp đặt, hình thức…, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, thoải mái…đối với học sinh. Vậy làm gì để tổ chức hình thức học nhóm trong trường tiểu học đạt hiệu quả và đúng nghĩa với tầm quan trọng nêu trên ? Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở và đặt ra trong thời gian đứng lớp và cũng là đề tài tôi chọn để thực hiện trong năm học này “Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học” II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tổ chức học nhóm, thảo luận nhóm cho học sinh chính là đổi mới phuơng pháp dạy học của thầy và trò. Đây là hình thức học tập khá sinh động, là hình thức học tập khai thác được tiềm năng tri thức của người học một cách triệt để và nhất là huy động được trí tuệ của nhiều người khi giải quyết vấn đề mới lạ, khó khăn đối với cá nhân. Đặc biệt với môi trường giáo dục tiểu học, với lứa tuổi nhỏ của các em thì hình thức này đóng vai trò rất quan trọng. Nó tập cho Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 1 các em bước đầu biết tư duy, tự tổ chức, lãnh đạo, bày tỏ ý kiến với các bạn và lắng nghe ý kiến các bạn, cùng nhau thực hành, tương tác, trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm trong học tập. Làm việc theo nhóm giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và kĩ năng xã hội. Đặc biệt nó giúp cho những học sinh rụt rè, nhút nhát dần dần cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Với hình thức học nhóm bước đầu giúp học sinh hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự thể hiện phương pháp tư duy khoa học và độc lập trong suy nghĩ. Hình thức học này giúp các em thể hiện được trách nhiệm của mình trong học tập, phải hoàn thành tốt nội dung thảo luận mà giáo viên giao. Mặt khác các em cũng cố gắng để tranh đua với các nhóm khác, ngoài ra còn thể hiện được sự giúp đỡ bạn bè trong học tập “Học thầy không tày học bạn” III/ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO NHÓM: 1/ Đối với học sinh: - Lứa tuổi các em còn nhỏ, các em còn rụt rè, thụ động, chưa mạnh dạn, chưa tự tin. - Nhóm trưởng chưa linh hoạt, chưa tự chủ được trong khi điều hành nhóm làm việc. - Năng lực các em chưa đồng đều. - Khả năng giao tiếp, vốn sống của các em còn hạn chế nên việc dùng ngôn ngữ để trao đổi, trình bày chưa được tốt. 2/ Đối với giáo viên: - Một số giáo viên còn mang tính áp đặt, đơn điệu, hình thức và chưa mạnh dạn tự tin khi tổ chức dạy theo nhóm. - Còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên, chưa linh hoạt sáng tạo trong việc thay đổi hình thức dạy học nhóm (chẳng hạn trong 1 tiết dạy chỉ áp dụng hình thức 1 loại nhóm, hay không biết tạo ra những tình huống sư phạm để gây hứng thú và kích thích hơn tính tò mò ở lứa tuổi các em). Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 2 - Khâu tổ chức và thời gian phân bổ chưa hợp lí. Giáo viên dẫn dắt vấn đề và phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng (nêu thời gian và cách làm việc chưa cụ thể đối với các nhóm, các thành viên trong nhóm). Ví dụ: Khi phát phiếu thảo luận xong giáo viên chỉ nói là “Mời các nhóm làm việc” mà không nói cụ thể thời gian thảo luận là bao nhiêu và cách thực hiện như thế nào ? - Chưa luân phiên thay đổi nhóm trưởng và hình thức tổ chức nhóm (nhóm cùng đối tượng, nhóm hỗn hợp) vì sợ những học sinh khác tổ chức, quản lí nhóm không tốt sẽ mất thời gian, ảnh hưởng tời giờ dạy. Từ chỗ đó mà vô tình chúng ta đẩy học sinh yếu càng thụ động hơn và học sinh cảm thấy nhàm chán với hình thức học này. - Còn ngại khó khi chuẩn bị đồ dùng học tập, nội dung phiếu giao việc. IV/ NHỮNG ĐIỀU GIÁO VIÊN CẦN BIẾT KHI DẠY HỌC THEO NHÓM: - Mục đích và đặc điểm của hình thức dạy học theo nhóm. - Các biện pháp tổ chức và quản lí hoạt động nhóm. - Biết năng lực học sinh, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện trong lớp mình dạy. Từ đó giáo viên có cách phân nhóm cho thích hợp. - Biết sử dụng nhiều hình thức chia nhóm, nhiều phương pháp giảng dạy, tổ chức. - Cần biết mục tiêu cần đạt của bài dạy và mục tiêu của từng hoạt động để đưa ra nội dung thảo luận cho đúng trọng tâm (tránh nội dung phiếu thảo luận mang tính chất chung chung hoặc dài dòng khó hiểu vì các em là học sinh tiểu học) - Lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động (thời gian, đồ dùng, nội dung câu hỏi, hình thức nhóm…) - Phải biết sử dụng đồ dùng, dụng cụ, phương tiện an toàn, đúng lúc và hiệu quả. - Chuẩn bị phương tiện nội dung là điều không thể thiếu. Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 3 - Biết lắng nghe ý kiến của học sinh. Ý kiến học sinh có thể đúng (sai). Giáo viên phải linh hoạt để xử lí những tình huống đưa ra của học sinh. - Học sinh còn nhỏ nên giáo viên cần tạo không khí thoải mái, nhiều lúc sử dụng hình thức “học mà chơi, chơi mà học” hay hình thức nhóm dưới dạng trò chơi thi đua để gây sự hứng thú và cuốn hút vào bài học hơn đối với các em. - Cần biết khen ngợi kịp thời đối với những tiến bộ hay sáng tạo đáng kể đối với các em nhất là đối tượng học sinh yếu. - Điều quan trọng nhất giáo viên cần biết là: Giáo viên là người tổ chức, quản lí và hỗ trợ cho hoạt động nhóm. V/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: Để thực hiện một tiết dạy có hoạt động nhóm, chúng ta tiến hành các bước như sau: 1/ Khâu chuẩn bị Hiệu quả tiết dạy có tổ chức hoạt động nhóm phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị. a/ Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị giáo án theo phương pháp dạy học mới: + Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ) + Nội dung của phiếu giao việc (câu hỏi, bài tập, thí nhiệm…đưa ra phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng phần, từng hoạt động và đặc biệt là phải phù hợp, vừa sức với từng đối tượng học sinh của từng nhóm) -Tài liệu: + SGK, SGV, VBT và các tài liệu có liên quan… + Phiếu bài tập, câu hỏi giao cho từng nhóm trước khi thảo luận. Nội dung phiếu phụ thuộc vào chia nhóm hỗn hợp hay nhóm cùng năng lực. Thông thường nhóm cùng năng lực thì chúng ta dành những bài tập, câu hỏi dễ hơn cho đối tượng trung bình và yếu hay khó hơn cho đối tượng khá giỏi. Ví dụ 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau: + Ngoài đồng, đàn bò đang gặm cỏ. (nhóm đối tượng trung bình, yếu) Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 4 + Trong rừng già nọ, bên kia ao sấu, thỉnh thoảng loài ong ngũ sắc ấy trở về. (nhóm đối tượng khá giỏi) Đối với nhóm hỗn hợp, ta thường áp dụng để thảo luận những câu hỏi, bài tập… có tính chất chung. Ví dụ 2: Nội dung phiếu thảo luận cho nhóm hỗn hợp: Em hãy cho biết việc đắp đê dưới thời Trần thu được kết quả gì ? (Hoạt động 3, bài Nhà Trần và việc đắp đê, môn Lịch sử lớp 4) - Phương tiện học tập: Giấy khổ lớn, bảng phụ, bút dạ lông, nam châm, đồ thí nghiệm… - Xây dựng kế hoạch giờ học: * Chia nhóm nhỏ: Khi chia nhóm chúng ta lưu ý không nên chia một nhóm có quá nhiều học sinh và không nên chỉ có một loại nhóm xuất hiện trong một tiết dạy như thế sẽ gây nhàm chán cho học sinh cũng như mất đi sự phong phú trong tiết dạy. Có nhiều cách chia nhóm (chia nhóm đôi, nhóm 4, nhóm 6, bàn, đếm số, bốc thăm, sở thích, chia nhóm dựa vào năng lực của học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu) + Cử nhóm trưởng và thư kí của mỗi nhóm (luân phiên thay đổi nhóm trưởng) + Xác định nhiệm vụ của nhóm trưởng hay thư kí của nhóm nhỏ. * Phân lượng thời gian: Tuỳ theo nội dung của từng hoạt động để phân bổ thời gian cho hợp lí (5, 10 phút…) Ví dụ: Hoạt động 10 phút thì ta phân ra cho học sinh thảo luận 6 phút, trình bày và tranh luận 3 phút, nhận xét đánh giá của giáo viên 1 phút. b/ Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị kĩ bài cũ ở nhà: Học thuộc lý thuyết và làm hết phần bài tập được giao. - Các dụng cụ, đồ dùng, sách vở… phục vụ học tập. - Xem trước bài học. 2/ Kế hoạch cụ thể: a/ Làm việc chung cả lớp: Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 5 - Nêu vấn đề, xác định trọng tâm giờ học. - Thông báo số nhóm, số người của mỗi nhóm. - Giao phiếu thảo luận cho các nhóm. - Giáo viên hướng dẫn cách làm việc của các nhóm. b/ Làm việc theo nhóm: - Các nhóm tiến hành thảo luận theo kế hoạch phân công, theo nội dung phiếu giao việc. Cần hướng cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sao cho tất cả các bạn trong nhóm đều trình bày hết được những ý kiến của mình. Sau đó dựa trên các ý kiến đưa ra, cả nhóm thống nhất đi đến ý kiến đầy đủ nhất và đúng nhất. - Việc thảo luận nhóm cần đạt được mục đích là: các thành viên của nhóm cơ bản phải hiểu và biết cách làm bài tập, trả lời các câu hỏi được giao để khi giáo viên kiểm tra hay nhóm khác kiểm tra có thể trả lời được một cách tự tin. - Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần theo dõi, động viên, hỗ trợ cho các em (nhất là những học sinh yếu, nhút nhát, rụt rè). Giáo viên phải tôn trọng ý kiến các em cho dù đó là ý kiến chưa chính xác, phải biết tạo không khí lớp học sao cho thoải mái không gây áp lực căng thẳng với các em để các em mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình, phát huy tính sôi nổi, tích cực trong học tập để khai thác triệt để những khía cạnh khác nhau của ý kiến học sinh. c/ Thảo luận toàn lớp: Sau thời gian thảo luận nhóm kết thúc, giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trước cả lớp và giáo viên. Qua ý kiến của mỗi nhóm, các nhóm bạn hoặc đồng tình hoặc đưa ra những ý kiến khác. Giáo viên có thể nêu thêm các tình huống sư phạm để lôi cuốn học sinh vào cuộc tranh luận sôi nổi, hào hứng. d/ Xử lý thông tin, chính xác hoá những tri thức thu nhận: - Ở bước này, giáo viên cùng học sinh đi đến thống nhất kết quả của phiếu giao việc đưa ra. Phần thảo luận của học sinh có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Giáo viên nghiêm túc lắng nghe cho dù là ý kiến sai cũng không được cắt Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 6 ngang hoặc cho các em ngồi xuống. Sau đó giáo viên định hướng cho các em loại bỏ ý kiến sai, chính xác hoá cách giải và trả lời đúng. Giáo viên chốt lại rõ ràng, có thể cho vài học sinh nhắc lại. - Trong quá trình trình bày thảo luận có thể xuất hiện những vấn đề không phù hợp với nội dung bài tập, câu hỏi thì giáo viên có thể giải quyết ngay hoặc nếu không đủ thời gian thì giáo viên có thể hẹn học sinh giải quyết vào dịp khác. Đôi khi xuất hiện những ý kiến khác với ý kiến của giáo viên, giáo viên cần ghi lại các ý kiến đó để tham khảo và suy nghĩ tiếp. - Cuối cùng giáo viên cần đưa ra những nhận xét, đánh giá về thái độ học tập và kết quả đạt được trong tiết học. Đặc biệt học sinh tiểu học là lứa tuổi nhỏ nên điều giáo viên cần quan tâm nữa là phải chú ý những tiến bộ, sáng tạo đáng kể của các em để khen ngợi, tuyên dương kịp thời. Phải nói đây là việc làm có hiệu quả rất rõ để các em mạnh dạn tự tin và tích cực hơn trong học tập. 3/ Minh hoạ giáo án: Lớp 4 – Tuần 5 Môn: Luyện từ và câu. Tiết 9 Bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng SGK/48 TGDK: 35 phút A.Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực -Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ "tự trọng" (BT3). - Rèn kĩ năng dùng từ để đặt câu và làm bài tập. - Tham gia học tập tích cực chủ động. Có ý thức dùng đúng từ loại và đặt câu khi làm bài và giao tiếp. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn giáo án theo phương pháp dạy học mới. - Soạn phiếu thảo luận nhóm. Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 7 - Các dụng cụ phục vụ tiết dạy: Giấy cỡ lớn, bút dạ lông, nam châm, kéo, bảng phụ… - Tài liệu có liên quan đến tiết học (từ điển, SGK…) 2. Học sinh: - Học lý thuyết và làm hết phần bài tập về nhà. - Xem trước bài mới. - Các phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập: SGK, VBT, từ điển Tiếng việt… C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: (5 phút) “Luyện tập về từ ghép và từ láy” - Gọi 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 SGK/44 - Sửa bài, nhận xét ghi điểm từng HS. - Nhận xét chung phần bài cũ. 2. Bài mới: (25 phút) a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. b. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: (7 phút) Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực. - GV chia lớp thành các nhóm 4, đặt tên nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí - GV nêu nhiệm vụ, cách thực hiện, thời gian thảo luận và hình thức thi đua (trong cùng một thời gian, nếu nhóm nào tìm được nhiều từ nhất và đúng là nhóm đó chiến thắng). - Giao phiếu bài tập và bút dạ cho từng nhóm. Nội dung phiếu: Tìm từ: - Các nhóm làm việc và ghi vào phiếu. GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. - GV tuyên bố hết thời gian, HS dừng bút, các nhóm dùng nam châm gắn kết quả lên bảng. Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 8 Cùng nghĩa với trung thực Trái nghĩa với trung thực - GV cùng HS nhận xét đi đến kết quả đúng. Mời đại diện một số nhóm giải thích một số từ tìm được. GV chốt ý giải thích. - Một em trong nhóm chiến thắng đọc lại kết quả bài làm của nhóm mình. Cho cả lớp vỗ tay khen ngợi. Bài 2: (5 phút) Đặt câu: - Với một từ trái nghĩa ở bài tập 1 - Với một từ cùng nghĩa ở bài tập 1 - HS nên yêu cầu, cho 1 học sinh giỏi làm mẫu - Cả lớp làm vở bài tập, 2 học sinh làm bảng phụ, GV giúp đỡ HS yếu - Sửa bài ở bảng phụ, chú ý cách viết câu. - Gọi vài học sinh đọc câu mình đã đặt, lớp nhận xét. Bài 3: (6 phút) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “tự trọng” a. Tin vào bản thân mình. b. Quyết định lấy công việc của mình. c. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác. - Cho cả lớp đếm số thứ tự tứ 1 đến 5 để hình thành nhóm ngẫu nhiên (những em cùng một số thì về chung một nhóm). GV nêu vị trí nhóm trước khi chia - GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài ở VBT - Quy định thời gian, các nhóm thảo luận và làm vào vở bài tập (có thể dùng từ điển để tham khảo thêm trong quá trình làm bài) - GV quan sát, hỗ trợ và hướng dẫn cách dùng từ điển. - Hết thời gian, GV gắn bảng phụ và mời đại diện 1 nhóm lên làm. GV có thể hỏi nhóm lên thực hành là: Tại sao em không chọn ý a ? Vì sao em chọn ý c ? - Mời một số nhóm khác nêu đáp án nhóm mình. Sau đó giáo viên chốt lại, giải thích các từ: tự tin, tự quyết, tự cao rồi đi đến đáp án c “tự trọng” và hỏi học sinh ngược lại: Tự trọng là gì ? Bài 4: (7 phút) Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng hoặc về tính trung thực Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 9 - GV chia nhóm đôi, nêu yêu cầu nhiệm vụ thực hiện, thời gian thực hiện. - HS thảo luận nhóm đôi rồi ghi vào vở bài tập. - Hết thời gian, đại diện nhóm nêu miệng. HS cùng GV nhận xét. GV chốt ý đúng. - GV cung cấp thêm một số thành ngữ, tục ngữ khác. 3. Củng cố, dặn dò, nhận xét: (5 phút) - GV chốt lại trọng tâm bài. Liên hệ giáo dục. - Dặn học sinh về nhà học thuộc các từ, thành ngữ, tục ngữ và làm lại bài tập 2 vào vở trắng. Nhận xét tiết học. VI/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Từ khi vận dụng hình thức này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh rất thích thú trong học tập, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu thì các em đã bớt rụt rè và đã mạnh dạn tham gia thảo luận cùng các bạn, tinh thần học tập của các em tích cực hơn bởi ai cũng muốn đóng góp một phần công sức của mình cho nhóm, ai cũng muốn nhóm mình sẽ chiến thắng nhóm bạn. Chính vì vậy mà chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, số học sinh giỏi tăng đồng thời số học sinh yếu kém lại giảm. Hình thức học nhóm đã tạo được sự giao lưu gần gũi, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, giáo viên dễ dàng nhận được những thông tin phản hồi từ phía học sinh để từ đó kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất. VII/ KẾT LUẬN CHUNG: Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc kết được trong quá trình dạy học. Tôi cảm thấy hình thức dạy học nhóm nhỏ trong trường tiểu học khá phong phú và phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, vì thế tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân mong sao góp phần ít nhiều nâng cao chất lượng dạy học trong trường tiểu học. Chắc chắn rằng bài viết sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học các cấp. Xin chân thành cảm ơn. Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 10 [...]...Đồng Kho, ngày 10 tháng 4 năm 2011 Người viết Thái Thị Thảo Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 11 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… Xếp loại:………… TM tổ: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG ……………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… Xếp loại:………… Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 12 . năm học này Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tổ chức học nhóm, thảo luận nhóm cho học sinh chính là đổi mới phuơng pháp dạy học của thầy và trò. Đây là hình thức học. nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 10 Đồng Kho, ngày 10 tháng 4 năm 2011 Người viết Thái Thị Thảo. Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 11 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… . sách vở… phục vụ học tập. - Xem trước bài học. 2/ Kế hoạch cụ thể: a/ Làm việc chung cả lớp: Kinh nghiệm tổ chức học nhóm ở Tiểu học 5 - Nêu vấn đề, xác định trọng tâm giờ học. - Thông báo số nhóm,

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan