Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh lứa tuổi mầm non tại một số xã, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

63 470 0
Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh lứa tuổi mầm non tại một số xã, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TR- ỜNG ĐẠI HỌC S- PHẠM HÀ NỘI 2 — ca ĐÀO THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ số THỂ Lực VÀ TRÍ TUỆ CỦA TRẺ EM LỨA TUỎI MAM NON TẠI MỘT SỐ XÃ, HUYỆN KIẾN X- ƠNG, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VÃN THẠC Sĩ SINH HỌC HÀ NỘI - 2010 ĐÀ O TH Ị TH AN H VÂ N SIN H HỌ C TH ỰC NG HI ỆM 200 8- 201 0 1 LỜI CẢM ƠN Đê hoàn thành luận vãn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Loan, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Khoa Sinh - KTNN, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận vãn. Tôi xỉn chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cô giáo của các trường mầm non ở xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thải Bình cùng các cản bộ nhân viên của Trạm Y tế xã Bình Thanh, trạm Y tế xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 rr £_ ____ • 2 Tác gia Đào Thị Thanh Vân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, các so liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. rp r _ ___• 2. 2 Tác gia Đào Thi Thanh Vân 3 MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC NHỮNG CHỮ VIÉT TẮT TRONG LUẬN VĂN BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) CDC National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion (Trung tâm quốc gia phòng bệnh mạn tính và tăng cường sức khỏe) cs Cộng sự FAO Food and Agriculture Organization (Tố chức Nông lương thế giới) GTSH Giá trị sinh học người Việt Nam HSSH Hằng số sinh học của người Việt Nam IQ Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh) Nxb Nhà xuất bản UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (To chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên họp quốc) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH • MỞ ĐÀU 1. Lý do chon đề tài Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ hàng đầu 4 trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần nắm vũng các đặc điểm về thể lực, trí tuệ và tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy, nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ của trẻ em luôn có ý nghĩa quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các chỉ số thể lực, trí tuệ của con người có thể thay đổi và phụ thuộc vào các kỳ điều tra, điều kiện kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên [12], [23], [44], [58], [63], [67], [71], [74], [75]. Do đó, các chỉ số thể lực, trí tuệ của con người nói chung, của trẻ em nói riêng cần được tiến hành nghiên cún thường xuyên và có sự tống kết trong một khoảng thời gian nhất định. Đến nay, đã có một số tác giả nghiên cứu về thể lực, chức năng sinh lý, năng lực trí tuệ của người Việt Nam [6], [10], [20], [23], [24], [28], [34], [40], [43], Tuy nhiên, những nghiên cún trên đối tượng trẻ em lứa tuổi mầm non còn ít và chủ yêu là nghiên cún vê chức năng sinh lý, tình trạng dinh dưỡng. Việc nghiên cứu các chỉ số thể lực, sinh lý và trí tuệ ở trẻ em lứa tuổi mầm non là cần thiết. Nó cung cấp dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em ở bậc học mầm non, cũng như tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ tương lai của đất nước một cách tốt nhất. Kiến Xương là một huyện thuần nông của tỉnh Thái Bình. Trong những năm gần đây, mức sống của người dân đã được nâng cao, nhưng ở một số xã, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Đen nay, chưa có một đề tài nào nghiên cún về thể lực, trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non của huyện để có thế dựa vào đó đề ra biện pháp góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở địa bàn này. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu môt số chỉ số thể lưc và trí tuê của trẻ em lứa tuồi mầm non tai môt số xã, 5 • • • « • ’ huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 2. Mục đích nghiên cứu Xác định được một số chỉ số về thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non. 3. Nhiệm vụ nghiên cún - Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số pignet, chỉ số khối cơ thể (BMI)). - Nghiên cứu một số chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non (tần số tim, tần số thở). - Nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) và các mức trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non. - Nghiên cứu khả năng ghi nhớ của trẻ em lứa tuổi mầm non (trí nhớ thị giác ngắn hạn, trí nhớ thính giác ngắn hạn). - Nghiên cún môi liên quân giữâ một sô chỉ sô nghiên cứu củã trẻ em lứa tuổi mầm non. 4. Đối tưọ’ng và phạm vi nghiên cún - Đối tượng nghiên cứu là trẻ em lứa tuổi mầm non của xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đối tượng được nghiên cứu ở trạng thái khoẻ mạnh, tâm sinh lý bình thường, không có dị tật về hình thể hoặc các bệnh mạn tính. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực, về chức năng của một số hệ cơ quan, về năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ và mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cún của trẻ em lứa tuổi mầm non ở xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 6 5. Phương pháp nghiên cứu + Các chỉ số: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tần số tim, tần số thở được xác định theo các phương pháp hiện hành. + Các chỉ số pignet, BMI được tính theo công thức: Pignet = chiều cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực(cm)] BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao đứng (m)] 2 + Năng lực trí tuệ được xác định bàng test Ravent màu dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở xuống. + Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev. Ket quả nghiên cún được phân tích và xử lý trên máy vi tính bằng chương trình Microsoft Excel. 6. Những đóng góp mói của đề tài - Là đề tài đầu tiên xác định được một số chỉ số về thể lực và tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non tại xã Bình Thanh và xã Hồng Tiến của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. - Bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa một số chỉ số nghiên cứu ở trẻ em lứa tuôi mâm non. - Ket quả trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về thế lực, sinh lý, trí tuệ của trẻ em lứa tuối mầm non, cung cấp dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và là dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em mầm non được tốt hơn. NỘI DƯNG CHƯƠNG L TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát các gỉaỉ đoạn phát triển của trẻ em lứa tuốỉ mầm non 7 Mỗi giai đoạn phát triển cá thể của con người có những đặc điểm riêng về mặt cấu tạo và chức năng. Chính các đặc điểm này đã xác định sự khác nhau trong quá trình phát triến giữa các lứa tuối [36], [42]. Hiện nay có nhiều cách phân chia các thời kỳ phát triển cá thể của con người. Các tác giả như Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan [36], Đức Minh và một số tác giả khác (theo [42]) chấp nhận cách phân chia của Viện Hàn Lâm sư phạm Liên Xô, vì nhận thấy cách phân chia này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của người Việt Nam và có thể ứng dụng trong hệ thống giáo dục trẻ em Việt Nam. Theo các tác giả, thì lứa tuổi mầm non gồm hai giai đoạn: giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi (giai đoạn tuổi thơ sớm hay tuổi vườn trẻ) và giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi (giai đoạn tuổi thơ đầu hay tuổi mẫu giáo). Ở mỗi giai đoạn, sự phát triển của trẻ em có những đặc điểm riêng. Đặc điểm nổi bật của trẻ em từ lđến 3 tuổi là sự phát triển và hoàn chỉnh hoá các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Trẻ em trong giai đoạn này được làm quen với nhiều loại thức ăn và đồ vật khác nhau của môi trường. Ket quả của sự tiếp xúc đa dạng đó không chỉ dẫn tới nhũng thay đối về mặt hình thái thể lực mà cả sự phát triển trí tuệ cũng thay đổi [36]. Đặc điểm của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi là chiều cao và khối lượng cơ thể phát triển chậm hơn giai đoạn trước. Tốc độ tăng vòng đầu và vòng ngực cũng chậm hơn [36]. về hoạt động tư duy, theo Piaget, quá trình phát triển của trẻ em ở giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi có thể phân thành ba pha: tư duy lặp lại - hình thành các khái niệm tư duy - hình thành các khái niệm phân lập [54]. Tóm lại, chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ em lứa tuổi mầm non là sinh trưởng và phát triển [36]. 8 1.2. Đặc điểm về thể lực và chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non 1.2.1. Các chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non Thể lực là một chỉ tiêu dùng đế đánh giá sức khoẻ, tầm vóc, sự tăng trưởng, phát triển và khả năng học tập, lao động của con người [63]. Đe đánh giá sự phát triển thể lực, người ta thường dùng các chỉ số về hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu Trong đó, ba chỉ số cơ bản là chiều cao đúng, cân nặng và vòng ngực đóng vai trò quan trọng nhất. Từ các chỉ số cơ bản này, người ta có thể suy ra các chỉ số tổng hợp khác như chỉ số pignet, BMI [36], [42], [66]. Chiều cao của cơ thể là dấu hiệu được nhận xét sớm nhất trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học. Chiều cao của mỗi người được quyết định bởi đặc điếm di truyền, giới tính và chịu ảnh hưởng nhất định của điều kiện sống [2], [10], [12], [36], [42], [48], [63], [74]. Ở trẻ em lứa tuổi mầm non, chiều cao phát triển rất nhanh, nhất là trong những năm đầu. Chiều cao của các em tăng trung bình 7cm/năm ở giai đoạn từ 1 dên 3 tuôi, và tăng trurĩg bình 6 cm/ĩĩăm từ 3 đêiĩ 6 tuôi [4], [7], [36]. Đe theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao ở trẻ em, có thể áp dụng công thức tính gần đúng chiều cao trung bình cho trẻ em trên một tuối [36], [72]. X (cm) = 75 + 5.n Trong đó: X - chiều cao đứng (cm); n - số tuổi (năm); 75 - chiều cao trẻ 1 năm; 5 - chiều cao tăng trung bình/năm. Cùng với chiều cao, cân nặng cũng được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của cơ thể. Cân nặng biểu thị mức độ và tỷ lệ giữa hấp thụ với tiêu hao năng lượng của con người. So với chiều cao, cân nặng của cơ thế ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn mà có liên quan chủ yếu tới điều kiện dinh dưỡng [2], [12], [19], [27], [48] 9 Thông thường ở cùng một lứa tuổi, những trẻ em cao hon thường nặng cân hơn. Trong vòng ba năm đầu, khối lượng cơ thế của các em tăng rất nhanh. Từ 3 đến 6 tuổi, khối lượng cơ thể của các em tăng chậm hơn, tăng trung bình 1,5 kg/năm, nhưng tốc độ tăng tương đối đồng đều [4], [36]. Cân nặng của trẻ em trên một tuổi có thể tính gần đúng như sau: X (kg) = 9 + 1,5 (n - 1) hay X = 9,5 + 2(n -1) Trong đó: X - cân nặng của trẻ trên một tuổi (kg); 9 - cân nặng của trẻ lúc một tuổi (kg); n - số tuổi của trẻ (năm). Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em cũng là những chỉ số có ý nghĩa khi đánh giá sự phát triển cơ thể. Vòng ngực và vòng đầu của trẻ em đều tăng nhanh ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, và tăng chậm hơn ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi. Vòng ngực nhỏ hon vòng đầu lúc 1 tuổi, sau đó đuổi kịp và cao hơn [3]. Từ các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực có thể tính thêm được chỉ số pignet, BMI của cơ thể. BMI được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người [78], [80]. Từ chỉ số pignet, có thể đánh giá thể lực theo thang phân loại của Nguyễn Quang Quyền và cs [56], (theo [83]). Từ 1 den 6 tuôi, chiêu Cãỡ củâ trẻ êm tăng nhanh, còn cân nặiĩg và vồng ngực tăng chậm hơn, nên chỉ số pignet của trẻ em ở giai đoạn này tăng dần. Từ năm tháng tuổi đến 6 tuối, BMI của trẻ em giảm dần, do ở giai đoạn này tốc độ tăng chiều cao của trẻ em nhanh hơn so với tốc độ tăng khối lượng cơ thể [36]. 1.2.2. Các chỉ số về chức năng của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của trẻ em lứa tuổi mầm non 1.2.2.1. Tẩn số tim của trẻ em lứa tuốỉ mầm non Hệ tuần hoàn có chức năng cơ bản là cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho toàn bộ hoạt động của cơ thế. Tim có chức năng vừa hút máu vừa đấy máu, là động cơ chính của hệ tuần hoàn. Công suất của tim phụ thuộc vào tần số tim và 1 0 [...]... mẫu giáo ở Hà Nội cao hơn của trẻ ở Yên Bái Năm 2003, Mai Văn Hưng nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên một số trường đại học ở phía Bắc Việt Nam cho thấy, năng lực trí tuệ có mối tương quan không chặt chẽ với các chỉ số thể lực [23] Như vậy, trí tuệ và mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đạt được những kết quả... để nghiên cứu trong công trình này có số cá thể của mỗi nhóm là từ 30 trở lên (bảng 2.1) 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số 2.2.2.1 Các chỉ sô được nghiên cứu - Các chỉ số về thể lực: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số pignet, BMI - Các chi số về chức năng của một số hệ cơ quan: Tần số tim, tần số thở - Các chỉ số về trí tuệ: Chỉ số IQ và mức trí tuệ - Các chỉ số về trí nhớ: Điếm trí. .. nghiên cứu chõ thây, chiêu hướng, cường độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh qua các lứa tuổi khác nhau [59] Năm 1996, Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn Ket quả nghiên cứu cho thấy, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [35], [38] Năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trí tuệ của học sinh. .. này chưa nhiều Việc nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non là cần thiết Nó góp phần xây dựng các chỉ số sinh học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu vê thê lực, trí tuệ củâ trẻ em, đôiĩg thời là dân liệu chõ quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học sư phạm mầm non và là dẫn liệu cho công... và trí tuệ của người Việt Nam khá phong phú, nhưng chủ yếu là ở học sinh, sinh viên, thanh niên Ở trẻ em lứa tuổi mầm non, các nghiên cún mới chỉ được tiến hành về các chỉ số hình thái như chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực hay chức năng của một số hệ cơ quan Còn các công trình nghiên cứu về trí tuệ và mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học khác của trẻ em lứa tuổi này... hình thái thế lực phụ thuộc vào điều kiện sống, địa bàn nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và có sự biến đổi theo lứa tuổi, theo giới tính 1.4.2 Những nghiên cứu về các chỉ số chức nãng của một số hệ cơ quan 1.4.2.1 Những nghiên cứu về tần số tim Năm 1993, Đoàn Yên và cs [74] nghiên cứu tần số tim của người Việt Nam cho thấy, sau khi sinh, tần số tim biến đổi có tính chất chu kỳ Tần số tim giảm dần đến tuổi. .. “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ XX” (GTSH) [69] và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 3.1 Các chỉ số thể lực của trẻ em lứa tuỗỉ mầm non 3.1.1 Chiều cao của trẻ em 3.1.1 ỉ Chiêu cao của trẻ em nam Ket quả nghiên cún chiều cao của trẻ em nam lứa tuổi mầm non từ 1 6 tuổi được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1 Bảng 3.1 Chiều cao của trẻ em... về các chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hóa của người Việt Nam [68] Năm 1976 - 1980, Vũ Thị Chín nghiên cứu về các chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ em tù' 0 đến 3 tuổi và đã xây dựng được biểu đồ phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ [5] Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cộng sự (cs) [74] nghiên cứu một số 1 7 chỉ số sinh học của người Việt Nam từ 3 đến 110 tuổi Phân tích kết quả nghiên. .. [21] Sau hai lần chuẩn hóa vào những năm 1954 và 1956, test Raven đã được UNESCO công nhận và chính thức đưa vào sử dụng để chấn đoán trí tuệ con người từ những năm 1960 [76] Trí tuệ của mỗi người đều là sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động thân thế, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ giao tiếp Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non cũng không nằm ngoài... 25 và ổn định đến 69 tuổi Nghiêm Xuân Thăng [58] nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý của người Nghệ Tĩnh cho thấy, tần số tim chịu sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là tác động của khí hậu Tần số tim biến đổi theo ngày, mùa và phụ thuộc vào mức độ bức xạ Ngoài ra, chỉ số này còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như lao động, trạng thái tâm lý Nghiên cứu của Trần Thị Loan ở học sinh . Nghiên cứu môt số chỉ số thể lưc và trí tuê của trẻ em lứa tuồi mầm non tai môt số xã, 5 • • • « • ’ huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 2. Mục đích nghiên cứu Xác định được một số chỉ số về thể. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TR- ỜNG ĐẠI HỌC S- PHẠM HÀ NỘI 2 — ca ĐÀO THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ số THỂ Lực VÀ TRÍ TUỆ CỦA TRẺ EM LỨA TUỎI MAM NON TẠI MỘT SỐ XÃ, HUYỆN KIẾN X- ƠNG, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN. thể lực và trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non. 3. Nhiệm vụ nghiên cún - Nghiên cứu một số chỉ số về thể lực của trẻ em lứa tuổi mầm non (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, chỉ số

Ngày đăng: 18/06/2015, 15:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUẬN VÃN THẠC Sĩ SINH HỌC

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cún

    • 4. Đối tưọ’ng và phạm vi nghiên cún

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Những đóng góp mói của đề tài

    • 1.2. Đặc điểm về thể lực và chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non

    • 1.3. Đặc điểm về trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non

    • ỉq = MAx 100 CA

      • 1.4. Những nghiên cứu về các chỉ số thế lực và trí tuệ

      • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Đối tương nghiên cửu

      • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

        • 3.2. Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan của trẻ em lứa tuổi mầm non

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan