Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và Chim Bói Cá của Bùi Ngọc Tấn

39 469 5
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và Chim Bói Cá của Bùi Ngọc Tấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời trì ân sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện, người đã tận tình hướng dần, động viên giủp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chần thành tới các thầy cô trong to Lý luận văn học, các cán bộ Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp đô tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Những lời cảm ơn sau cùng, tôi xin dành cho gia đình, bạn bè và đong nghiệp đã hết lòng quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất đế tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2013 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn xuôi Việt Nam hiện đại với rất nhiều cây bút đã thành danh và để lại cho đời những kiệt tác bất hủ với nhiều phong cách khác nhau. Có những nhà văn chọn cho mình một lối viết cá tính, sáng tạo, phóng khoáng, mạnh mẽ về hình thức và sâu sắc, chi tiết, cặn kẽ về nội dung. Nhưng cũng có những nhà văn lại chọn cho mình một lối sáng tác thâm trầm, suy tư, kín đáo, nhẹ nhàng như thủ thỉ, như giãi bày cùng độc giả. Những trang viết của họ vô cùng sâu sắc, tinh tế, Bùi Ngọc Tấn là một trong những nhà văn như vậy. 1.2. Bùi Ngọc Tấn sinh ngày 03 tháng 7 năm 1943. Quê thôn cầu Tử - Hợp Thành - Thủy Nguyên - Hải Phòng. Trong kháng chiến chống Pháp, Bùi Ngọc Tấn đi học tại Thái Nguyên. Năm 1954 ông đi thanh niên xung phong rồi làm phóng viên báo Tiền Phong và bắt đầu viết văn. Năm 1960, Bùi Ngọc Tấn làm phóng viên báo Hải Phòng. Cuộc đời cầm bút của ông từ lúc bắt đầu viết cho đến nay đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị mặc dù trong chiều dọc của nghề viết có thời gian ông đã gặp trắc trở. Bùi Ngọc Tấn được xem là một nhà văn kỳ cựu có nhiều thành tựu. Bên cạnh Chuyện kế năm 2000 (tiếu thuyết 2000) ra đời gây nhiều tranh luận thì Bùi Ngọc Tấn còn có rất nhiều các tác phẩm được khẳng định như: Một thời đê mất (hồi ký 1995); Những người rách việc (truyện ngắn 1996); Rủng xưa xanh lá (chân dung văn học 2002); Viết về bạn bè (tập Chân dung văn học 2003); Người gác đèn biển (truyện ký 1962) Đặc biệt là Biển và chim bói cá (tiểu thuyết 2008), tác phẩm đã đoạt giải thưởng lớn trong liên hoan quốc tế về Sách và biển tại Pháp vào tháng 4 năm 2012. Bùi Ngọc Tấn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc 1 tế; Hội viên danh dự Hội Văn bút Canađa. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học cao quý của: Tạp chí Vãn nghệ; Tạp chí Văn nghệ Quần đội; Bộ Văn hóa; Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng; giải thưởng Hội Nhà văn. Văn xuôi Bùi Ngọc Tấn có sức lôi cuốn người đọc một cách kỳ lạ. Mỗi tác phẩm của ông giống như một bộ phim quay chậm, quay tỉ mỉ hiện thực cuộc sống. Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn đã làm cho những trang văn của ông như cũng có tâm trạng cùng nhân loại với những số phận, cuộc đời, với những nhân tình thế thái. Người đọc khi tiếp cận tác phấm của ông luôn luôn phải trăn trở, suy ngẫm và như tìm thấy chính mình trong đó. Bùi Ngọc Tấn với cách viết dung dị, chi tiết, chân thật, khách quan đã đóng góp cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại thêm một tầm vóc mới, tự tin đứng ngang hàng với bạn bè quốc tế. 1.3. Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn lão thành, có nhiều thành tựu lớn trong đời viết của mình. Nghiệp văn chương như một định mệnh đã đeo đuổi suốt cuộc đời ông. Lặn lội trên đường đời khắc nghiệt với những cay đắng, ngọt bùi đã làm nên một Bùi Ngọc Tấn đầy bản lĩnh, đủ sức chống trọi với những cơn cuồng phong của cuộc sống đầy xô bồ, hỗn tạp. Niềm đam mê viết văn đã len vào từng huyết mạch của ông, đã có lúc ông tưởng như gục ngã, "bẻ bút", "đoạn tuyệt hẳn " với bút mực, với văn chương nhưng niềm đam mê viết đã thôi thúc ông trở lại mạnh mẽ, quả quyết, bản lĩnh và chín hơn. Ông đã từng thố lộ trong trang bìa của tiếu thuyết Biến và chim bói cá: "Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến biết bao biến động của lịch sử. Một thế hệ nhiều năm rồi nằm trong tầm bắn tỉa của Thần Chết, đang biến mất khỏi hành tinh này không để lại một vết xước nào. Tôi chỉ muốn thật trung thực trong khi viết để góp phần vào việc lưu giữ ký ức của Dân tộc"; và ông nhận là "người thư ký, là người chép sử của thời đại". Nhà văn Bùi Ngọc Tấn có thể xem như một hiện tượng văn học đáng chú ý trong nền văn học hiện đại Việt Nam những năm sau 1975. Niềm say mê viết của ông đã được nhiều đồng nghiệp nhìn nhận và đánh giá, khẳng định chỗ đứng của ông trong văn đàn Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Mặc dù, trong suốt chiều dọc của cuộc đời mình, đã có một khoảng thời gian ngắn Bùi Ngọc Tấn gặp trắc trở, lận đận trong nghề viết vì quan điểm tư tưởng của mỗi một giai đoạn lịch sử xã hội, nên cái nhìn về ông có sự hiểu lầm. Nhưng không vì thế mà hình ảnh Bùi Ngọc Tấn nhanh chóng bị chôn vùi cùng năm tháng, ngược lại ông vẫn còn có nhiều, rất nhiều bạn bè đồng nghiệp hiểu và đánh giá đúng bản chất con người ông, đặc biệt là con người văn chương trong trái tim nhà văn. Đã có rất nhiều các bài viết, phê bình, nghiên cứu về các sáng tác của Bùi Ngọc Tấn trong một 2 khoảng thời gian khá dài, từ những năm 2000 trở lại đây. Đó là những bài viết của các tác giả: Dương Tường, Vân Long, Phong Hằng, Trần Đức Hiến, Thanh Vân, Khánh Phương Điều này phần nào nói lên được cho dù có gặp không may mắn, có sự hiểu lầm nhưng tầm ảnh hưởng và vai trò của những tác phẩm văn chương mà nhà văn Bùi Ngọc Tấn mang đến cho cuộc đời này đã được đón nhận và ghi nhận, đã được lưu giữ cùng thời gian. Bài viêt của tác giả Dương Tường trong Chỉ tạì con chích chồe (tạp luận - 2009) với nhan đề "Bùi Ngọc Tấn và hóa học của nhân bản" đã khám phá về một Bùi Ngọc Tấn ngồn ngộn chất sống với những trải nghiệm, hội nhập, đồng hóa với tất cả các hạng người trong xã hội khi họ phải đối mặt với những trầm luân của nhân sinh. Tác giả Dương Tường nhận ra trong tầng sâu bản chất con người Bùi Ngọc Tấn một bản lĩnh, một sự nỗ lực vươn lên, đã nhìn thấy Bùi Ngọc Tấn vượt ra khỏi sự cầm tù của nỗi đau, để bắt đầu có những tín hiệu của một sự khởi đầu mới. Nhà văn cho rằng: "Những năm tháng hoạn nạn - theo quy luật bù trừ của tạo hóa? - đã tạo cho Bùi Ngọc Tấn hội nhập, thậm chí đồng hóa, vào môi trường dưới đáy, giàu thêm bao trải nghiệm trên mọi cung bậc trầm luân của nhân sinh Tác giả Vân Long với bài viết Hiện thực Bùi Ngọc Tấn trong Những người rót biến vào chai (chân dung văn học), Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. 2010 đánh giá và nhìn nhận Bùi Ngọc Tấn là một trong những nhà văn "bản lĩnh" hơn cả. Nhà văn Vân Long nhìn nhận sự trở lại văn đàn của Bùi Ngọc Tấn như sau: "Sau thời gian im lặng, ngòi bút hiện thực của anh được nâng cao hắn lên một mức của sự tỉnh xác, độ lượng và hóm hỉnh một cách "ma quái" sự trải nghiệm đời những năm im lặng làm anh sâu sắc hơn, chân thiện hơĩĩV'. Tác giả bài viết đánh giá, trong nghiệp viết của mình, chưa bao giờ Bùi Ngọc Tấn rời xa bút pháp hiện thực, thậm chí ông còn đằm mình sâu hơn vào lòng của hiện thực để trải nghiệm và viết. Báo Trong đời sống hôm nay, số 197, tháng 5 năm 2012, tác giả Trần Đức Hiển có bài viết: “Một ngày vui với nhà văn Bùi Ngọc Tấn” đã đánh giá Bùi Ngọc Tấn là một con người cởi mở, dễ gần, không có dấu ấn của một người đã phải chịu nhiều những thăng trầm, đã mất mát trong đời sống tinh thần. Sau hơn 20 năm "ngủ yên" (1968-1995), Bùi Ngọc Tấn đã "bừng tỉnh" và liên tục cho ra đời các tác phẩm gây được nhiều sự chú ý của người đọc như: Một thời đê mât, Những người rách vỉệc, Rừng xưa xanh lả Bùi Ngọc Tấn đã được trả về đúng với vị trí của ông trên văn đàn. Các giải thưởng của Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Bộ Văn hóa, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đặc biệt là tiểu thuyết Biển và chim bói cá xuất bản năm 2008, dịch ra tiếng Pháp và đoạt giải thưởng danh giá mang tên nhà văn Pháp nổi tiếng Henri-Queffélec trong liên hoan quốc tế 3 Sách và biển đã chứng minh điều đó. Hơn thế nữa, Bùi Ngọc Tấn còn là Hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế và Hội Văn bút Canađa. Các bài viết khác của các tác giả Vân Long; Phong Hằng; Thanh Vân; Dương Hướng về Bùi Ngọc Tấn trong khoảng thời gian mười năm gần đây đều đi chung vào một nhận định ông chính là người thư ký trung thành của thời đại. Với lối viết dung dị, tỉ mỉ, Bùi Ngọc Tấn cần mẫn, lặng lẽ như con ong chắt lọc những giọt mật cho đời, cho dù có những giọt mật đắng. Tuy nhiên, những bài viết, nghiên cứu, tìm hiểu về các sáng tác của Bùi Ngọc Tấn mới chỉ dừng lại ở cái nhìn, đánh giá tổng thế, khái quát chung về đời viết của ông. Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Bùi Ngọc Tấn và những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết còn là khoảng đất trống. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung phân tích nghệ thuật tự sự trong cuốn tiếu thuyết Biến và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn có thêm tiếng nói của những người yêu mến văn chương khẳng định những đóng góp của Bùi Ngọc Tấn cho sự phát triến của văn học dân tộc nói chung và tiếu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng. 2. Mục đích nghiên cún Từ những lí do đã nêu ở trên, mục đích của luận văn nhằm đi sâu vào tìm hiếu phương diện nghệ thuật tự sự, qua đó nhận diện được phong cách tự sự của Bùi Ngọc Tấn. Chỉ ra được những đặc điểm về nghệ thuật tự sự thể hiện trong các tiếu thuyết của Bùi Ngọc Tấn nói chung, Biến và chim bói cá nói riêng. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Biển và chim bói cá để thấy được những đóng góp tài năng của Bùi Ngọc Tấn đối với văn xuôi hiện đại Việt Nam, cụ thể hơn là ở thể loại tiểu thuyết. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, luận văn không có tham vọng tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong tập hợp nhiều tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn nên chỉ dừng lại ở việc tìm hiếu nghệ thuật tự sự trong một cuốn tiểu thuyết của ông đó là Biến và chim bói cá. 3. Nhiệm vụ nghiên cún Thông qua việc đọc và tìm hiếu chi tiết tiếu thuyết Biến và chim bói cá để làm rõ phong cách nghệ thuật tự sự độc đáo trong tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn nói chung cùng Biến và chim bói cá nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún 4.1. Đối tượng nghiên cún 4 Luận văn tập trung khảo sát chủ yếu tiểu thuyết Biến và chim bối cá (Tiểu thuyết 2008). 4.2. Phạm vỉ nghiên cún Nghiên cứu văn học là một quá trình, cho nên để có cái nhìn và sự đánh giá toàn diện, khách quan về văn phong độc đáo cũng như những sáng tạo trong quá trình sáng tác của nhà văn, người viết có tham khảo so sánh tiểu thuyết Biến và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn với: Biến xa (tập truyện ngắn) của Bùi Đức Ái, Đứng trước biến (tiểu thuyết) của Nguyễn Mạnh Tuấn. 5. Phương pháp nghiên cún Đe tiếp cận một tác phẩm văn chương có rất nhiều các con đường đến khác nhau, tuy nhiên luận văn đã lựa chọn một sô phương pháp phù hợp với việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá như: - Phương pháp so sánh đối chiếu: Với bản thân các sáng tác của nhà văn ở các thời điểm khác nhau. Với một số nhà văn khác cùng chung đề tài về biển như: Bùi Đức Ái, Nguyễn Mạnh Tuấn - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp tổng họp. 6. Những đóng góp của luận văn Đây là luận văn đầu tiên đặt ra vấn đề nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Biến và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, để tiếp tục khắng định phong cách rất riêng, độc đáo của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết. Qua việc nghiên cứu này, người viết muốn làm rõ hơn sự đóng góp rất lớn của Bùi Ngọc Tấn đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên, nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, người viết mong được sự bổ sung, góp ý của thầy cô và đồng nghiệp. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Ket luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Bức tranh đời sống xã hội trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá. Chương 2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá. Chương 3. Đặc sắc trong kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, cốt truyện. 5 Chương 1 BỨC TRANH ĐỜI SỔNG XÃ HỘI TRONG TIẺƯ THUYÉT BIẺN VÀ CHIM BÓI CÁ 1.1. Đề tài về biển và những người lao động trên biển trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX Văn chương luôn là một tấm gương phản chiếu chính xác hiện thực cuộc sống. Ở mỗi một giai đoạn lịch sử xã hội nhất định, bộ mặt của đời sống sẽ có những nét khác nhau. Đất nước trải qua một thời gian dài đắm chìm trong khói lửa của chiến tranh. Con người phải oằn mình, kiên cường đối mặt với mất mát, đau thương đế giành lại nụ cười rạng rỡ trong ngày độc lập. Ngoảnh nhìn lại gần một thế kỷ, Tổ quốc phải chịu nhiều những đau đớn, đổ nát bởi bom đạn, bởi thuốc súng. Giờ phút tự do như tia nắng mặt trời chiếu rọi xuống làm ấm, sáng từng số phận, từng cuộc đời của mỗi người dân Việt Nam. Cả nước vặn mình đứng lên, vượt qua những tổn thất, những đớn đau nở nụ cười rạng rỡ đón chào một kỷ nguyên mới, cho dù phía trước còn muôn vàn những thử thách, chông gai. Sau nhiều năm tìm đường xây lại ngôi nhà bị đổ nát, Đất Nước đã có những đối thay nhất định. Như những bước chân của Phù Đống năm xưa, cả nước đứng lên quyết đem lại cho cuộc sống một tư thế mới. Tất cả các lĩnh vực kinh tế được đánh thức, ầm ầm, sôi động, hăng hái vào cuộc, để vực lại một dáng đứng tự tin, khang trang, sang trọng. Văn học chính là con mắt dõi theo và truyền lại quá trình vặn mình đó của dân tộc. Như một người thư ký trung thành, mỗi tác phẩm văn học của nhà văn đều ghi chép lại rất chi tiết, chính xác từng bước đi của cuộc sống. Ở đó có niềm vui, có nỗi buồn, có nỗi thất vọng của sự thất bại, có nụ cười của sự thành công, có đau đớn, chua chát nhưng cũng có niềm hy vọng, lòng vững tin. Bên cạnh rất nhiều đề tài để văn học ghi chép, phản ánh thì đề tài về biển luôn là đối tượng được nhiều nhà văn quan tâm. Một trong những chủ trương để đất nước có một nền kinh tế vững chắc, đứng ngang hàng với bạn bè quốc tế trong khu vực chính là mô hình kinh tế biển. Tuy nhiên, trong lăng kính của văn học nghệ thuật cuộc sống lao động của những người công nhân gắn liền với biến cả lại rất sinh động với nhiều gam màu, cung bậc khác nhau. Biển trong cái nhìn của người nghệ sĩ có rất nhiều dáng hình, tính tình, vẻ đẹp. Trong thơ của Huy Cận, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh biển đẹp, lãng mạn, thơ mộng, hiền hòa như sự ngọt ngào, đắm say của tình yêu đôi lứa. Như một bài ca bất tận về vẻ đẹp chung thủy, ồn ào, nồng cháy bởi các cung bậc của tình yêu. Nhưng biển cũng lại có một hình hài khác, một tư thế khác khi gắn biển với nhịp thở của cuộc sống đời thường. Cho nên đề tài về biển và cuộc sống của những người lao động trên biển trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX xuất hiện khá sinh động. Điều này giúp cho chúng ta có được cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau về biến, về những người cả một đời song hành cùng với sóng nước mênh mông nơi đại dương bao la. 1.1.1. Tập truyện ngắn Biển xa (1961) của Bùi Đức Ái Hòa vào dòng chảy chung của văn học khi viết về xã hội Việt Nam những năm cuối của thể kỷ XIX. Bùi Đức Ái cũng có một góc nhìn khá sinh động về cuộc sống của những người lao động trên biến. Tập truyện ngắn Biến xa ra đời năm 1961 lại là một sự cảm nhận mới rất riêng của tác giả dành cho biển và những người lao động gắn với biển. Tập truyện bao gồm có mười truyện cùng chung chủ đề: Chuyến lưới máu, Người đào hát, về làng, Con đường phía trước, Bức tranh để lại, Người gác đèn biến, Con cá song, Một người chú ở Lộng Dương, Cứu thuyền, Chuyện riêng, ơ mỗi truyện là một mảng sống đầy nhọc nhằn, lam lũ của những người dân chài. Trong Chuyến lưới máu, Bùi Đức Ái viết về những số phận của người lao động trong bối cảnh xã hội cũ. Tác giả thuật lại trong một chuyến đi biến, vì ham một mẻ cá lớn, Tư Hưng là ông chủ của con thuyền đã không lỡ bỏ mẻ cá đế cho thuyền vào bờ kịp thời nhằm mục đích chữa trị cho một chú bé đánh cá thuê có tên là Vọi. Vọi đã vì cố sức kéo một mẻ cá lớn nên bị gãy chân. Cuối cùng, chú bé phải chấp nhận để mất đi vĩnh viễn một bên chân của mình trên biến bởi vết thương đã quá lâu mà không được chạy chữa. Vì mưu sinh, vì phải tiếp tục sống nên cho đến hết cả cuộc đời, Vọi sẽ phải làm thuê trên đôi chân đi nạng của mình. Cuộc sống của những người đi biển với muôn màu, ở mỗi gam màu lại hiện lên một mảng màu sắc khác nhau, tạo nên bức tranh đa dạng sắc màu trong đời sống dân chài. Ở truyện ngắn Cứu thuyền, nhà văn thuật lại quá trình chuẩn bị đi cứu một chiếc thuyền bị nạn ở ngoài khơi của bà con một làng đánh cá theo đạo. Trong câu chuyện này, tác giả vừa nêu lên tinh thần hết lòng quan tâm, giúp đỡ, bao bọc lẫn nhau của bà con xứ đạo, đồng thời là lời tố cáo vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của những tên trùm đạo rắp tâm phá hoại cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà cụ thể ở đây là phản đối chủ trương xây dựng họp tác xã. Đen truyện Người gác đèn biến, Bùi Đức Ái kể lại câu chuyện về một người nghèo khổ, trôi dạt trên bãi biển và trở thành người gác đèn sống xa đất liền mấy chục năm. Những năm tháng sống xa đất liền, sống xa ánh đèn và âm thanh của thành phố, người gác đèn biển đã cứu sống một em nhỏ bị bão làm đắm thuyền và nuôi nấng, cưu mang em nhỏ đó dần khôn lớn. Anh đã bỏ qua quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mình, bỏ qua nhu cầu tất yếu trong cuộc sống đời thường, không một mái ấm gia đình riêng chỉ vì ánh sáng của cây đèn biển. Đứa trẻ được anh cứu sống và nuôi nấng đã trưởng thành, người gác đèn lại một lần nữa gạt đi tình cảm gắn bó giữa hai ông cháu, đồng ý cho đứa bé lên bờ để có điều kiện học hành và có một tương lai tốt đẹp hơn. Người gác đèn biển lại tiếp tục trở về với cuộc sống lẻ bóng, cô đơn cùng với cây đèn biển ngoài khơi cho đến lúc rời xa vĩnh viễn cuộc đời vì bệnh tật. Hay trong Một người chú ở Lộng Dương, nhà văn Bùi Đức Ái khắc họa tính cách một người đánh cá tên là Năm Hoa. Bản chất Năm Hỏa là một người tốt, nhưng ông phải chịu đế cho một người bạn thân sỉ nhục là người xấu, chỉ vì ông không chịu cho người bạn vay tiền mua lưới làm ăn cá thế. Trong thâm tâm, ông muốn giúp bạn bằng cách đưa bạn vào tập đoàn đánh cá. Truyện Con cá song được xem là tiêu biểu nhất trong Biển xa. Câu chuyện kể lại cuộc đấu tranh giữa hai bố con của một người đánh cá. Trong một chuyến đánh cá, chỉ vì lợi ích tư hữu nên người cha đã bán con cá song to nhất trong mẻ lưới. Người cha cho rằng hành động đó của ông sẽ không có ai biết và nghĩ rằng đó cũng là lẽ đương nhiên đế bù lại cho những thiệt thòi của ông. Mặc dù, đây là mẻ lưới chung của cả tập đoàn đánh cá. Anh con trai không đồng ý, khuyên cha nếu đã bán thì hãy đem trả lại số tiền đó cho tập đoàn. Câu chuyện kết thúc bằng hành động người cha đã làm theo sự khuyên nhủ của anh con trai. Có thế thấy rất rõ trong những câu chuyện trên, nhà văn Bùi Đức Ái bằng việc khắc họa chân dung những con người lao động rất bình thường với muôn vàn những tình huông, ứng xử trong cuộc sông tưởng như cũng rât bình thường nhưng chứa đựng bao điều trăn trở về hiện thực cuộc sống. Tập truyện đã đề cập đến rất nhiều những vấn đề khác nhau trong nếp sinh hoạt đời thường: số phận của những người lao động trong xã hội cũ; lòng yêu nước nồng nàn; lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Điều nổi bật hơn cả trong tập truyện còn là vấn đề về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và tập thể. Đây chính là vấn đề có ý nghĩa rất lớn lao mà bất kỳ giai đoạn lịch sử xã hội nào cũng cần phải lưu tâm tới. 1.1.2. Tiểu thuyết Đứng trước biển (1983) của Nguyễn Mạnh Tuấn Cùng chung nguồn mạch về đề tài biến với những người lao động trên biển trong xã hội trước thời kỳ đối mới. Đứng trước biến của Nguyễn Mạnh Tuấn lại có quy mô lớn hơn Biển xa của Bùi Đức Ái. Trong Đứng trước biến, Nguyễn Mạnh Tuấn xông vào những hiện thực mới xuất hiện của xã hội đó là vấn đề giữa con người và sản xuất. Tác phẩm ra đời được xem như là một sự kiện văn chương của giai đoạn văn học đương thời. Nguyễn Mạnh Tuấn viết Đứng trước biến khi nền kinh tế trên khắp đất nước ta ở tất cả các ngành nghề đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về cách làm ăn theo những chỉ thị, nghị quyết mới của Trung ương. Ket cấu của Đửìĩg trước biến xoay quanh sự trả lại vị trí thích họp của một cán bộ quản lí gắn với số phận của một xí nghiệp đánh cá. Trong tiểu thuyết này, nhà văn nêu lên phương pháp, cách thức của một lối quản lí, hoạt động sản xuất, làm kinh tế theo lối mới. Ấn sau đó còn là vấn đề xã hội, vấn đề nhân sinh. Tiểu thuyết Đứng trước biển đã công phá cái tiêu cực với những biểu hiện và những tính chất khác nhau trong tư tưởng, tâm lí con người. Những nhân vật phản diện trong tác phẩm như: Chín Tâm, Năm Miên, Sáu Kình đã bộc lộ rõ bản tính cơ hội, ích kỷ, chuyên quyền. Nhưng dụng ý của tác giả là ở chỗ những nhân vật này với nét tính cách trái chiều đã làm nền để tô điểm cho những nhân vật mang tính tích cực như: Ba Đức, Năm Dũng, út cần, Sáu Hớn, Lê Tám Nguyễn Mạnh Tuấn đã phản ánh khá chi tiết hiện thực xã hội trước cải cách, đổi mới cả hai mặt sáng và tối. Đứng trước biến là bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam. Giống như biển có dòng trong dòng đục, hiện thực xã hội cũng có mảng sáng, mảng tối. Từ sự đúng đắn trong suy nghĩ của Ba Đức, lòng chân thật, cao thượng của Lê Tám, đạo đức cách mạng trong sáng của Sáu Hớn, cái nhìn sắc sảo và nghiêm khắc của út cần, đức tự tin và năng lực dồi dào của nhân vật Thành cho đến sức mạnh tập thể của tàu HI4 với người đứng đầu là thuyền trưởng đủ phẩm chất, bản lĩnh và uy tín như Năm Dũng. Chính những dòng nhân vật này trong tiểu thuyết Đứng trước biển đã nhấn mạnh vẻ đẹp của biển, nhấn mạnh vẻ đẹp rõ rệt dòng trong của lòng biển, mảng sáng của hiện thực. Bên cạnh đó dòng đục của biển, mảng tối của hiện thực được tác giả tập trung miêu tả qua sự trụy lạc, phản phúc của Sáu Kình, sự lỗi thời, cơ hội của Năm Miên, đặc biệt là sự vô dụng, bất tài, lộng hành, ích kỷ của Chín Tâm Các nhân vật trong tiếu thuyết đã chứng tỏ cái nhìn khách quan của Nguyễn Mạnh Tuấn khi nhìn hiện thực xã hội trong tác phẩm không đơn giản, một chiều. Ở đây, có dòng trong, dòng đục, có mảng sáng, mảng tối và thậm chí có cả dòng trong đục, mảng sáng tối lẫn lộn. Tập thể tàu HI5 là sự phức hợp đó. Các nhân vật như Hai Tiến, Ba Phi, Liên cũng chính là sự pha trộn giữa hai dòng. Hai Tiến giỏi về chuyên môn, nhung sớm co mình trong cái vỏ phận sự của công chức, Ba Phi là một thuyền trưởng xứng đáng nhưng lại quen lối sống tự do đến buông thả; Liên sống thiết tha, có sự gắn bó với công việc nhưng không phải đã tìm được ngay một thái độ cần có trong cuộc đấu tranh với cái tiêu cực ở cuộc đời. [...]... 7.2.2.2 Số phận của người lao động trong xã hội đương thời Tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn nhìn tổng thể từ hai góc độ có thể xem như một phóng sự dài Tiểu thuyết Biến và chìm bói cá ra đời đã chứng minh Bùi Ngọc Tấn không chỉ là một nhà tiểu thuyết đơn thuần mà ông còn dùng chất liệu báo chí để viết Cho nên, Biến và chim bói cá có thể xem là một tiểu thuyết tư liệu, bởi chứa trong suốt... chủ đạo của tác giả thiên về ngợi ca, tô hồng Đen Biến và chim bói cá, lăng kính của Bùi Ngọc Tấn khi soi vào cuộc sống, vào xã hội đã có sự chuyển biến rõ rệt Bên cạnh sự tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp của xã hội, của con người nhà văn đã không né tránh soi vào cả những mảng tối của hiện thực đời sống xã hội Trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá, người đọc sẽ bắt gặp cuộc sống đời thường hiện hữu trong đó,... cá rất tự nhiên Có bi kịch, có đau thương và suy ngẫm nhung át lên tất cả vẫn là tiếng cười Cái hài có mặt trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá phải chăng như một thanh nam châm nhằm thu hút sự chú ý của độc giả đến với cuốn tiểu thuyết này Hơn thế nữa, sự xuất hiện của cái hài qua từng trang tiểu thuyết đã khẳng định bản lĩnh của nhà văn, một người đã quá am hiểu đời sống tâm lí, và thực tế trong. .. muôn vàn những bất cập Trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá, ngoài sự gắn bó của các thủy thủ trên tàu có sự thấu hiểu, chia sẻ và cùng chung một khát vọng, hoài bão lớn đó là: một cuộc sống no ấm, hạnh phúc thì sợi dây vô hình liên kết họ sau mỗi chuyến biển chính là gia đình vợ con Bùi Ngọc Tấn đã tạc lên những nhân vật rất đời thường Ông đã đi sâu, rất sâu vào trong từng nghĩ suy, ước muốn của họ... một sự phong phú về chi tiết, đầy ắp chất liệu sống và đặc sệt phong cách Bùi Ngọc Tấn Với kinh nghiệm hơn hai mươi năm là thành viên của xí nghiệp đánh cá Hạ Long, Bùi Ngọc Tấn đã chứng kiến đủ những chìm nối, ngang trái của cuộc sống và con người trong một bầu không khí cũ Ở tiểu thuyết này, quan hệ của những người công nhân trong quốc danh đánh cá Biển Đông rất bình đẳng, rõ ràng, cảm thông và chia... chung và Biển và chim bói cá nói riêng, sự xuất hiện của các nhân vật rất phong phú, đa dạng nhiều tính cách khác nhau Ở mỗi nhân vật lại ấn chứa một nụ cười hoặc một giọt nước mắt của nhà văn với cuộc đời 2.2 2.2.1 Sự phong phú đa dạng trong hệ thống nhân vật Không có nhân vật chính, có các loại nhân vật Bước vào thế giới nhân vật trong tiếu thuyết Biến và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, người đọc sẽ thấy... thương xót Dù nhà văn có phê phán nhưng cũng là sự phê phán bao dung, rộng rãi của một con người luôn có lòng vị tha trung thực Cho nên, đầy ắp trong tiếu thuyết Biến và chim bói cá là tiếng cười 1.2.2 Đề tài và chủ đề tiểu thuyết Biển và chim bói cá Đề tài là phạm vi hiện thực đế nhà văn lựa chọn và miêu tả, thể hiện tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm, đồng thời là cơ sở để từ đó... nhọc nhằn, nóng bức, cực nhọc trong những ngày tháng lênh đênh trên đại dương bao la chỉ có nắng cháy, gió và sóng nước, trong tâm hồn của những thuyền viên Trong sự phong phú, đa dạng của hệ thống nhân vật ở tiểu thuyết Biển và chim bói cá, ngòi bút của nhà văn tỏ ra rất khách quan khi đánh giá từng khía cạnh của đời sống xã hội Tác giả muốn thu nhỏ vào trong trang viết của mình tất cả những gì cảm... vật trong Biển và chim bói cá thêm sinh động và từ đó độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về một giai đoạn xã hội Việt Nam là như vậy Hon năm trăm trang viết trong cuốn tiểu thuyết, khoảng hon hai mươi nhân vật, nhưng từ những dòng đầu tiên đến những dòng cuối cùng của Biển và chim bói cá nhân vật xuất hiện rất phong phú, đa dạng nhung không ai được nhà văn tô đậm hơn Mỗi nhân vật có mặt trong tiếu thuyết. .. Đứng trước biển, cái nhìn của Nguyễn Mạnh Tuấn đã dám thắng thắn nhìn thắng vào hiện thực.Tác giả đã nhìn thẳng vào những vấn đề còn bất cập trong xã hội để từ đó đưa ra mục tiêu cần có một con đường mới phù hợp để đưa nền kinh tế nước nhà phát triển 1.2 1.2.1 Sáng tác về biển của Bùi Ngọc Tấn Những sáng tác vik về biến trước tiểu thuyầ Biển và chim bói cá Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từng được đánh giá là . tiếu thuyết của Bùi Ngọc Tấn nói chung, Biến và chim bói cá nói riêng. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Biển và chim bói cá để thấy được những đóng góp tài năng của Bùi Ngọc Tấn đối. đích của luận văn nhằm đi sâu vào tìm hiếu phương diện nghệ thuật tự sự, qua đó nhận diện được phong cách tự sự của Bùi Ngọc Tấn. Chỉ ra được những đặc điểm về nghệ thuật tự sự thể hiện trong các. thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung phân tích nghệ thuật tự sự trong cuốn tiếu thuyết Biến và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn. Chọn đề tài này,

Ngày đăng: 18/06/2015, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cún

  • 3. Nhiệm vụ nghiên cún

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún

  • 4.2. Phạm vỉ nghiên cún

  • 5. Phương pháp nghiên cún

  • 6. Những đóng góp của luận văn

  • 7. Cấu trúc của luận văn

  • 1.2. Sáng tác về biển của Bùi Ngọc Tấn

  • 1.3. Đặc sắc của bức tranh đòi sống xã hội

  • 2.2. Sự phong phú đa dạng trong hệ thống nhân vật

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan