Nghiên cứu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến cây đậu tương

54 1.7K 6
Nghiên cứu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến cây đậu tương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cây Đậu tương có tên khoa học là Glycine max (L.) Merr., thuộc họ Đậu (Fabaceae), một loại cây trồng rất đa dạng, có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc) [1], [6], [19]. Trong hạt đậu tương hàm lượng protein chiếm 40%, là nguồn protein thực vật vô cùng quan trọng; hàm lượng lipit 12 - 25%, hàm lượng gluxit 10 - 15%; các muối khoáng Ca, Mg, Fe, p, K, Na, S; các loại vitamin A, B, D, E, F; các enzim, sáp, nhựa. Trong đậu tương có đủ các loại axit amin cơ bản: xistin, metionin, lizin, tryptophan, valin [1], [14]. Trong những năm gần đây nhờ chính sách mở cửa của nền kinh tế, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, lai tạo giống mới nhằm làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng. Ở Việt Nam năng suất cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là 2,07 tấn/ha, ở đồng bằng sông Hồng là 1,5 tấn/ha [22]. Sự gia tăng vồ năng suất là do việc cải tạo đồng ruộng áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào thâm canh, tăng vụ và đặc biệt quan trọng là việc nghiên cứu, chọn và tạo giống mới đáp ứng phù hợp với yêu cầu canh tác. Thực vật nói chung và đậu tương nói riêng sống trong điều kiện thiếu nước đều thể hiện khả năng chống lại hoặc hạn chế sự mất nước bằng những biến đổi hình thái hoặc những phản ứng hóa sinh phù hợp. Nghiên cứu tính chống chịu của cây trồng ở Việt Nam được trồng trên diện rộng ở các đối tượng lúa, đậu tương, lạc, thuốc lá .trong đó đậu tương là cây trồng được chú trọng khá lớn về đặc điểm di truyền và tính chống chịu của cây trồng [12], [14], [17], Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong sản xuất, chọn tạo được nhiều giống đậu tương mới có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện khí hậu và canh tác của Việt Nam. Hiện nay diện tích đất mặn ở Việt Nam khoảng 971.356 ha (Đất Việt Nam, 1 2000) [3], [8], [25], [26], [21], chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên của cả nước, tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Ở nhiều tỉnh thuộc ĐBSCL, từ 1999 đến nay bị xâm nhập mặn nặng. Ở Đà Nang đầu năm 2001, do sông đổi dòng chảy làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, gây mặn hóa nguồn nước sinh hoạt (độ mặn tăng 7 lần so với trước đây) [3], [25], [26], [21]. Diện tích đất nhiễm mặn ở Việt Nam không quá lớn, song cứ tăng dần trong nhiều năm. Những nghiên cứu về tính chịu mặn của thực vật nói chung và đậu tương nói riêng thì vẫn còn hạn chế. Vì những lí do trên tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến cây đậu tương”. 2. Mục đích nghiên cún Nghiên cứu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến một số quá trình sinh lí, sinh trưởng và phát triến của cây đậu tương. 3. Nhiệm vụ nghiên cún * Giai đoạn nảy mầm Xác định tỉ lệ nảy mầm. Xác định sự sinh trưởng mầm: chiều dài mầm, khối lượng tươi của mầm. Xác định hoạt độ enzim proteaza, lipaza của lá mầm. * Giai đoạn sinh trưởng của cây Xác định sự sinh trưởng của cây: chiều cao cây, số lá trên cây, tốc độ ra lá. Xác định chỉ tiêu quang hợp: hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp. Xác định hàm lượng prolin của lá. Xác định số hoa, số qủa trên cây, tỉ lệ đậu quả, khối lượng của hạt/cây. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún 4.1. Đối tượng nghiên cún Đối tượng nghiên cứu là cây đậu tương giống DT 2008 do Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cung cấp. 4.2. Phạm vi nghiên cún Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triến theo các chỉ tiêu trên của đậu tương trong điều kiện gây mặn cho đất trồng. 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn Bổ sung tài liệu về ảnh hưởng mặn tới cây trồng. Thấy rõ ảnh hưởng của nhiễm mặn tới đậu tương đế có định hướng gieo trồng, bảo vệ môi trường, đưa năng suất cây trồng trong vùng đất mặn lên cao hơn nữa để đáp úng được những yêu cầu mong mỏi của nền sản xuất mới. CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điếm sinh trưỏng của cây đậu tương Đậu tương là loại cây công nghiệp ngắn ngày điến hình, chúng rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ thích họp cho sự sinh trưởng và phát triển là 20 - 30°c, độ ẩm không khí 81 - 85%. Đậu tương có bộ rễ đặc biệt có khả năng hình thành các nốt sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitơ từ không khí [12]. Trong quá trình nảy mầm ở hạt diễn ra nhiều biến đổi sinh lí, sinh hóa với tốc độ cao để chuẩn bị cho sự hình thành một cây non mới. Đậu tương thuộc cây hai lá mầm nên sự nảy mầm của chúng cũng gồm các pha như sự nảy mầm của cây hai lá mầm. Pha trương hạt: khi bắt đầu nảy mầm hạt hút nước rất mạnh làm trương hạt. Pha hình thành và hoạt hóa enzim; Pha tích lũy chất dinh dưỡng: ngay trong những phút ngâm trong nước đầu tiên độ hấp thụ oxi của hạt tăng lên, đặc biệt chu trình 3 hexozomonophotphat tăng lên nhiều lần do vậy lượng ATP tích lũy nhiều. Pha động viên các chất dự trữ và xây dựng các chât hữu cơ đặc biệt cho cơ thê ở giai đoạn nảy mâm: các chât dinh dưỡng trong hạt thuộc 3 nhóm chất hữu cơ là: gluxit, protein, lipit. Trong quá trình này enzim a - amilaza tác động vào liên kết 1,4 - glucozit phân giải tinh bột trong các dextrin tham gia vào quá trình hô hấp ở các dạng sacacrozo tích lũy ở các tế bào trụ phôi. Protein được phân giải bởi enzim proteaza thành các amit. Phần lớn các axit amin tạo thành dùng để tổng họp các phân tử protein đặc trưng cho cơ thể [12]. Thân cây đậu tương tương đối phang gồm nhiều lóng, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyến sang màu nâu nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này [ 1 ], [6], [18], [19]. Lá: gồm lá đơn và lá kép. Lả đơn xuất hiện sau khi cây mọc từ 2 - 3 ngày và mọc phía trên lá mầm. Lá mọc đối xứng nhau. Lá đơn to màu xanh là biểu hiện cây sinh trưởng tốt. Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện của cây sinh trưởng không bình thường. Lá kép: mỗi lá kép có 3 lá chét, có khi 4 - 5 lá chét [1], [6], [18], [19]. Hoa: các chồi ở nách từ lá thứ năm trở lên phát triến thành chùm hoa. Hoa nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của hoa thay đổi tùy theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phấn xảy ra vào sáng ngày hôm sau lúc 8 - 9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở hoàn toàn. Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian hoa nở rất ngắn, sáng nở chiều tàn. [1], [6], [18], [19]. Quả và hạt: số quả biến động từ 2 đến 20 quả ở mỗi chùm hoa và có thể đạt tới 400 quả trên một cây. Một quả chứa từ 1 - 5 hạt, nhung hầu hết các giống quả 4 thường từ 2 đến 3 hạt. Quả đậu tương thắng hoặc hơi cong, có chiều dài từ 2 - 7cm hoặc hơn. Rê cây đậu tương gôm có rê cái và nhiêu rê con. Cây đậu tương có khả năng phục hồi và duy trì độ phì nhiêu cho đất nhờ sự hoạt động của các vi khuẩn nốt sần đồng hóa nitơ từ không khí [1], [6], [18], [19]. Để giám định giống đậu tương các nhà chọn tạo giống căn cứ vào đặc tính sinh vật học và nhiều đặc điểm về hình thái để phân loại các giống đậu tương khác nhau. Dựa vào đặc điểm thực vật học, các nhà khoa học có thể xác định được khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho năng suất của các giống đậu tương. * Qủa trình sinh trưởng và phát triến của đậu tương gồm 5 thời kì chính sau: Thời kì nảy mầm - cây con: Được tính từ khi gieo hạt giống xuống đất, hạt hút ẩm, hạt trương lên, rễ mọc ra, cho đến khi thân vươn lên khỏi mặt đất, hai lá mầm xòe ra [1], [6], [18], [19]. Thời kì cây con: Được tính từ khi cây con ra được 1 - 2 lá kép bắt đầu của giai đoạn này và khi cây nở hoa đầu tiên thì mới kết thúc. Giai đoạn này dài hay ngắn cũng tùy thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, nhưng nói chung vào khoảng 20-40 ngày [1], [6], [18], [19]. Thời kì nở hoa: Được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho đến khi ra hoa cuối cùng. Khác với một số cây khác, cây đậu tương khi đã ra hoa thì các bộ phận khác như rễ, thân, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển [1], [6], [18], [19]. Thời kì hành thành quả và hạt: Được tính từ giai đoạn ra hoa. Quả đầu tiên được hình thành trong vòng 7-8 ngày kế từ lúc hoa nở. Trong điều kiện bình thường sau khoảng 3 tuần lễ là quả phát triển đầy đủ. Lúc các chùm quả non đã xuất hiện thì 5 các chất dinh dưỡng trong lá được vận chuyển về nuôi hạt làm cho hạt nảy mầm. Vào thời kì này các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm có tác động rất lớn đến tốc độ phát triển của quả và hạt [ 1 ], [6], [18], [19]. Thời kì chín: Khi hạt đã phát triển đạt đến kích thước tối đa, các khoang hạt đã kín, quả đã đủ mẩy thì cây ngừng sinh trưởng. Thời kì này xảy ra ngắn hơn so với các thời kì trên và chịu tác động nhiều của các yếu tố môi trường. Thời kì quả chắc thường sau khi quả hình thành 2 1 - 2 5 ngày [1], [6], [18], [19]. 1.2. Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến sự sinh trưửng, phát triển của thực yật 1.2.1. Tình hình nhiễm mặn đất trồng ở Việt Nam và thế giới Theo một số nghiên cún đất nhiễm mặn chiếm khoảng 7% (952,1 triệu ha) diện tích đất trên toàn thế giới và phân bố trên các châu lục, các vùng khí hậu và các quốc gia [3], [17], [33]. Đất mặn và mặn phèn ở Nam Á và Đông Nam Á có 64,2 triệu ha (IRRI, 1979). Việt Nam nằm trong vùng có mật độ dân số cao, nơi yêu cầu về đất trồng trọt và lương thực ngày càng cao [3], [27], [29]. Hơn nữa có trên 2 triệu ha đất nhiễm mặn, ở ĐBSCL có tới 1,4 triệu ha nghĩa là hơn 1/3 đất ĐBSCL nhiễm mặn, loại đất này khá phì nhiêu, có đủ điều kiện canh tác trồng hoa màu, khi độ mặn, phèn giảm [25], [26]. Căn cứ vào hàm lượng tổng số muối tan ở Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra thang đánh giá như sau: [25], [26]. Bảng 1.1. Phân loại cấp độ mặn [25], [26] Câp độ mặn Tổng số muối tan(%) Hàm lượng cr (%) 6 Đât mặn nhiêu Đất mặn trung bình Đất mặn ít Đất mặn ít và không mặn >1 0,5 - 1,0 0,25 - 0,50 <0,25 >0,25 0,15-0,25 0,05-0,15 <0,005 Đất mặn thường có tổng số muối tan > 0.5%, trong đó lượng cr > 0, 25%. Đất mặn nhiều thường chứa các chất dinh dưỡng từ mức trung bình đến khá. Đất mặn ở miền Bắc thường có thành phần cơ giới trung bình, ở độ sâu 50 - 80cm thường gặp lớp cát xám xanh và có xác vỏ sò, ốc biến [25], [26]. Đặc điểm đất mặn vùng Đồng bằng sông Hồng Nhóm đất mặn có tổng diện tích 132.253. Hải Dương là tỉnh có diện tích đất mặn ít nhất, với 2.464,40 ha; chỉ chiếm 1,86% tổng diện tích đất mặn. Đất mặn nhiều có diện tích 30.140,75 ha; chiếm 22,79% tổng diện tích đất mặn; phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh và Nam Định, ngoài ra còn có ở Thái Bình, Ninh Bình và Hải Phòng [11]. Đất mặn nhiều từng bước được khai thác sử dụng nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cói. Sau khi quai đê, cải tạo có thể trồng lúa nước 2 vụ hoặc 1 vụ lúa mùa. Chọn các giống cây chịu mặn, chế độ phân bón hợp lý gắn với thau chua rửa mặn là các biện pháp được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo cho sử dụng đất có hiệu quả. Đất mặn trung bình và ít có diện tích lớn nhất trong nhóm đất mặn, với 65.504,99 ha; chiếm 49,53% tống diện tích đất mặn, nhung tập trung nhiều ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Ninh Bình. Hiện nay phần lớn đất mặn trung bình và ít đều được sử dụng để trồng lúa; ở địa hình cao có thể trồng 2 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc chuyên màu. Tuy nhiên muốn sử dụng hiệu quả loại đất này cần phải đắp đê, làm bờ vùng ngăn mặn tràn, kết hợp với bón vôi và biện pháp thủy lợi để rửa mặn [8]. Đặc điểm đất mặn và đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long 7 Nhóm đất mặn có diện tích 884.199,65 ha. Phân bố tập trung ở các tỉnh Cà Mau (262.299,13 ha), Bạc Liêu (136.771,67 ha), Sóc Trăng (181.213,48 ha), Bến Tre (70.0743,02 ha), Trà Vinh (98.670,01 ha), Kiên Giang (42.256,66 ha); Long An (59.319,48 ha), Tiền Giang (28.925,01 ha), Vĩnh Long (4.180,63 ha). Đất mặn nhiều có diện tích 283.574,79 ha; chiếm 32,07% tổng diện tích đất mặn; phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau: 101.860,27 ha; Bạc Liêu: 44.973,88 ha; Sóc Trăng: 33.950,67 ha; Ben Tre: 42.207,46 ha; Trà Vinh: 29.852,46 ha; Kiên Giang. Đất mặn trung bình và ít có diện tích lớn nhất trong nhóm đất mặn, với 480.714,31 ha; chiếm 54,37% tổng diện tích đất mặn. Phân bố tập trung nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng: 142.271,92 ha; Cà Mau: 70.682,14 ha; Bạc Liêu: 87.657,61 ha; Trà Vinh: 65.735,17 ha; Long An: 56.197,86 ha; Kiên Giang: 22.414,88 ha. Đất mặn trung bình và ít có hàm lượng dinh dưỡng trong đất khá, chỉ bị nhiễm mặn vào mùa khô trong thời gian ngắn, nên thích hợp cho canh tác nông nghiệp: lúa và rau màu các loại. Đất có nền cứng, ốn định, tầng đất mặt ảnh hưởng mặn đã được giảm đáng kế do hệ thống đê bao ngăn mặn và được rửa mặn vào mùa mưa. Trong canh tác nông nghiệp ở đất mặn trung bình và ít, cần chú ý các biện pháp tăng cường ngăn mặn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai bão lụt làm nước mặn có thể tràn vào đồng ruộng, kết hợp với bón vôi và biện pháp thủy lợi để rửa mặn [13], [8]. Hiện tượng nhiễm mặn trong nước ngầm ở vùng ven biển thường có nguyên nhân là sự xâm nhập mặn từ biển, khi cột thuỷ áp của nước ngầm hạ thấp xuống dưới mực nước biển. Hiện tượng này xảy ra khi sự thay đổi về điều kiện cân bằng nước ngầm tự nhiên hay do quá trình khai thác sử dụng nước ngầm quá mức khiến cho mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến sự dịch chuyển của biển mặn về phía đất liền. Nghiên cứu nhiễm mặn nguồn nước không thể tách rời quá trình hình thành mặn. Đánh giá quá trình hình thành sự nhiễm mặn của một vùng đất sẽ giúp xác định nguyên nhân của sự nhiễm mặn nguồn nước trong vùng [8]. 8 Nhiễm mặn nguồn nước ngầm: Nguyên nhân của sự nhiễm mặn tầng nước ngầm không phải từ các lớp đất nằm trên tầng nước ngầm mà được hình thành từ quá trình xâm nhập mặn từ biển. Nhiêm mặn nước sông, hồ, đầm ven biến: Các sông, hồ, đầm ở nước ta chủ yếu chứa nước ngọt, song những đoạn sông gần cửa biển chủ yếu do ảnh hưởng của thuỷ triều và trải qua nhũng đợt biến tiến trong quá khứ xa xưa, nhất là trong kỷ đệ tứ, đã có những biểu hiện nhiễm mặn rất rõ rệt [50]. 1.2.2. Ánh hưởng nhiễm mặn đến sinh trưởng và phát triển của thực vật Sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng nông nhiệp quan trọng trên đất nhiêm mặn gặp trở ngại do: Hàm lượng muối tan cao, dẫn đến áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng cao. Natri trao đổi ở mức độ cao, dẫn đến tính chất vật lý của đất rất xấu, hàm lượng dễ tiêu của một số chất dinh dưỡng cần thiết rất thấp, đất được phân ra làm 2 nhóm chính: đất mặn và đất kiềm [27], [28], [29]. Hai nhóm này khác nhau không chỉ về đặc tính hóa học của chúng, khác nhau về phân bố địa lý mà còn khác nhau về tính chất lý học và sinh học; cơ chế ức chế sinh trưởng cây trồng hai loại đất này cũng khác nhau. Chính vì vậy, đòi hỏi chương trình cải tiến cây trồng phải xác định mục tiêu rõ ràng, chú ý đặc biệt đến các tình trạng nông học giúp cây trồng thích nghi tốt với từng điều kiện cụ thể thông qua lai tạo [27], [28], [29]. Một trong những yếu tố ngoại cảnh gây ra sự thiếu hụt nước trong cây là do sinh trưởng trong môi trường có nồng độ muối cao. Việc tích lũy và duy trì hàm lượng cao các chất hòa tan trong tế bào nhằm đảm bảo sức cạnh tranh nước với môi trường nhiễm muối, chống lại hiện tượng hạn sinh lí là một dạng phản ứng thích nghi 9 của thực vật [10]. Qua các tài liệu cho thấy vùng đất ven biển miền Bắc nước ta cây đậu tương không phát triển được chủ yếu là do độ mặn của muối NaCl kìm hãm. Những nhân tố kìm hãm đó được biểu thị bằng nồng độ %cr tan ở nước đất [13]. Vê khả năng chịu mặn củã thực vật, trước hêt phải nói đên cơ chê tích lũy và duy trì nồng độ cao các chất hòa tan trong tế bào nhằm đảm bảo sự cạnh tranh nước với môi trường nhiễm muối và chống lại hiện tượng hạn sinh lý. Hàm lượng NaCl cao trong đất nhiễm mặn làm các loài thực vật sống thường xuyên trên đất này phải có khả năng thu nhận và tích trữ Na + , cr cao hơn nhiều thực vật vốn có khả năng chịu mặn, đồng thời phải có những thay đổi về hoạt động sinh lí như: hô hấp, quang họp, thoát hơi nước của lá cho phù hợp với điều kiện thiếu nước của cây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng prolin đóng vai trò là nhân tố chính bảo vệ màng tế bào, chống lại các tác động có hại của nồng độ muối cao, làm tăng thế năng của tế bào. Sự tập trung prolin để phản ứng lại stress muối diễn ra chủ yếu trong dịch bào. Do đó, sự tích lũy prolin được coi là một phản ứng thích nghi thông thường của thực vật bậc cao trong điều kiện khô hạn [14], [20]. Prolin được xem như một chất chỉ thị về khả năng chịu hạn của thực vật và còn là chỉ số tốt của thực vật có khả năng chịu mặn. Áp lực môi trường là một trong những yếu tố hạn chế nhất để trồng phát triến, tăng trưởng và năng suất. Đất mặn là một trong những stress phi sinh học quan trọng nhất mà hiện nay một mối đe dọa ngày càng tăng đối với cây nông nghiệp. Độ mặn cao gây sức ảnh hưởng bất lợi của nó đối với các nhà máy vì độc tính ion cũng như thẩm thấu căng thẳng (Liu Zhu và 1997). Trong hầu hết các loại đất mặn, Na + là một trong những cation độc hại lớn của nó. Khả năng chịu mặn của các nhà máy là một hiện tượng phức tạp có liên quan đến quá trình sinh hóa và sinh lý cũng như thay đổi hình thái học và phát triển (Zhu 2002). Nhiều nỗ lực đã được dành để hiểu được cơ 1 0 [...]... nghi của cây chịu mặn (Bohnert và Jensen 1996) [35] 1.3 Tình hình nghiên cún về ảnh hưởng của nhiễm mặn và khả năng chịu mặn của đậu tương 1.3.1 Trên thế giới Trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chịu mặn của thực vật như: độ mặn ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây lúa với những mức độ khác nhau ở tất cả các giai đoạn của đời sống cây. .. MẫuTN M 2 M2.5 □ n g à y Hình 3.1 Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài thân mầm 4 □ n Trong môi trường có nồng độ muối cao sự sinh trưởng của mầm gặp nhiều khó khăn nên g sự gia tăng chiều dài của thân mầm bị kìm hãm và sự kìm hãm này tỉ lệ thuậnà với sự gia tăng của nồng độ muối NaCl 3.1.2.2 Anh hưởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài rễ mầm y 6 Ánh hưởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài rễ mầm được thể... nước đậu tương cần nhiều nguyên liệu cho hô hấp và kiến tạo tế bào tổn thương Hoạt độ lipaza tăng dần từ lô đối chứng tới mẫu M2.0, nồng độ muối bằng 2,5% đã bắt đầu ức chế hoạt độ enzim lipaza, lúc này hoạt độ của lipaza giảm do lượng lipit dự trữ đã cạn 3.2 Ánh hưởng của sự nhiễm mặn đến sinh trưởng cây đậu tương 3.2.1 Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến chiều cao cây Bảng 3.7 Ẫnh hưởng của sự nhiễm mặn đến. .. đối chứng; mi sai số mẫu đối chứng, m2 sai số mẫu thí nghiệm) CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨtJ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến khả năng nảy mầm và sinh trưửng mầm đậu tương Anh hưởng của sự nhiễm mặn đến tỉ lệ nảy mầm của hạt 3.1.1 Bảng 3.1 Ảnh hưỏtig của sự nhiễm mặn đến tỉ lệ nảy mầm của hạt Đơn vị: % Mầu TN Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Đ/C 32,22 77,78 100,00 100,00 100,00 MO.5 24,44... bằng 3% thì đậu tương không nảy mầm Nồng độ muối càng tăng thì tỉ lệ mầm càng giảm Ở nồng độ muối bằng 3% gây ức chế sự nảy mầm của hạt, làm tăng áp suất thẩm thấu môi trường gây ảnh hưởng đến sự trương nước của hạt, do đó không kích thích phôi sinh trưởng làm hạt không nảy mầm Tỉ lệ nảy mầm của đậu tương giảm cùng với sự gia tăng của nồng độ muối trong đất 3.1.2 Anh hưởng của sự nhiễm mặn đến chiều... cao cây còn tùy thuộc nồng độ muối của môi trường, Nồng độ muối càng cao thì mức độ tăng trưởng chiều cao cây càng giảm Do ở nồng độ muối càng cao càng ức chế quá trình hút nước của cây, dẫn đến quá trình sinh trưởng của cây cũng bị hạn chế 32 3.2.2 Ánh hưởng của sự nhiễm mặn đến tốc độ ra lá o • • • Bảng 3.8 Ảnh hưỏng của sự nhiễm mặn đến tốc độ ra lá ĐV: So lá /cây Mầu TN 10 ngày (X ±m) 20 ngày (X... khi nồng độ muối NaCl của môi trường tăng Như vậy, môi trường nhiễm mặn làm hạn chế sự sinh trưởng của mầm đậu tương 3.1.4 Anh hưởng của sự nhiễm mặn đến một số enzim ở lú mầm 3.1.4.1 Anh hưởng của sự nhiêm mặn đến enzim proteaza ở lá mầm Bảng 3.5 Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến hoạt độ enzim proteaza ở lá mầm ĐV: mg/g Mấu TN Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 (X ±m) (X ±m) (X ±m) Đ/C 2,533 +0,021 2,027 ± 0,036 1,527... quan tới các giai đoạn mà cây chịu ảnh hưởng của mặn như: nồng độ muối, tính chất của muối và thời gian bị mặn Vì vậy để biết phản ứng của cây lúa với độ mặn một cách trọn vẹn thì bắt buộc phải thử nghiệm quan sát ảnh hưởng của đất mặn ở các giai đoạn của đời sống cây lứa Nồng độ muối cao 2 4% ức chế mạnh, làm giảm tỉ lệ nảy mầm cuối cùng một cách rõ rệt Độ mặn làm trì hoãn sự nảy mầm nhưng không làm... cao, sự sinh trưởng của mầm gặp nhiều khó khăn, trong đó sự gia tăng chiều dài của rễ mầm bị kìm hãm và sự kìm hãm này tương quan thuận với sự gia tăng của nồng độ muối NaCl Ở nồng độ muối NaCl thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng rễ mầm ít hơn so với nồng độ cao 3.1.3 Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến khối lượng tươi của mầm Trong quá trình nảy mầm của hạt, nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là tác nhân... hiệu quả của PSII phản ánh rằng nồng độ muối cao hay thấp đều ảnh hưởng tiêu cực tới sự sinh trưởng và phát triển của bèo tấm [37], [44] 1.3.2 Ở Việt Nam Nghiên cứu tính chống chịu của cây trồng ở Việt Nam được trồng trên diện rộng ở các đối tượng lúa, đậu tương, lạc, thuốc lá [ 12], [20] trong đó đậu tương là 1 4 cây trồng được chú trọng khá lớn về khả năng chịu hạn Ở giai đoạn mầm đậu tương, sự biến . Những nghiên cứu về tính chịu mặn của thực vật nói chung và đậu tương nói riêng thì vẫn còn hạn chế. Vì những lí do trên tôi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến cây đậu tương . 2 cây đậu tương . 2. Mục đích nghiên cún Nghiên cứu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến một số quá trình sinh lí, sinh trưởng và phát triến của cây đậu tương. 3. Nhiệm vụ nghiên cún * Giai đoạn nảy mầm. tiêu trên của đậu tương trong điều kiện gây mặn cho đất trồng. 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn Bổ sung tài liệu về ảnh hưởng mặn tới cây trồng. Thấy rõ ảnh hưởng của nhiễm mặn tới đậu tương đế

Ngày đăng: 18/06/2015, 11:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cún

  • 3. Nhiệm vụ nghiên cún

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún

  • 4.1. Đối tượng nghiên cún

  • 4.2. Phạm vi nghiên cún

  • 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

  • 1.1. Đặc điếm sinh trưỏng của cây đậu tương

  • 1.2. Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến sự sinh trưửng, phát triển của thực yật

  • 1.3. Tình hình nghiên cún về ảnh hưởng của nhiễm mặn và khả năng chịu mặn của đậu tương.

  • 1.3.2. Ở Việt Nam

    • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 2.2. Phương pháp nghiên cún

    • a: Số hạt nảy mầm trong lô TN; b: Số hạt nảy mầm trong lô ĐC.

    • Vyg

    • V,: Số ml NaOH 0,2 N chuẩn độ ở bình ĐC; v2: Số ml NaOH 0,2 N chuẩn độ ở bình TN; v3: Số ml dung dịch lọc đem chuẩn độ;

    • w

    • [1] , [2].

      • ở lá mầm

      • Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến diện tích ỉá

        • 3.3. Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến khả năng quang họp

        • KÉT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan