Bài tập cấu tạo nguyên tử

5 608 3
Bài tập cấu tạo nguyên tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 BÀI TẬP CHƯƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Câu 1: Nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron gấp 3 lần số electron ở lớp vỏ. Nguyên tố X có đặc điểm: A. Hạt nhân chứa Z và N theo tỉ lệ 1 : 1. B. Số khối là số lẻ. C. Thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. D. Hạt nhân có số proton khác số nơtron. Câu 2: Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm VA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: A. ns 2 np 5 B. 3p 5 . C. ns 2 np 3 D. 3s 2 3p 5 . Câu 3: Nguyên tố A có công thức oxit là AO 2 , trong đó % khối lượng của A và Oxi bằng nhau. Nguyên tố A là: A. Si. B. N. C. S. D. C. Câu 4: Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp ngoài cùng là 4s. Tổng số electron ở phân lớp ngoài cùng của A và B là 7. A và B là: A. A là kim loại, B là phi kim. B. A, B đều là phi kim. C. A, B đều là kim loại. D. B là kim loại, A là phi kim. Câu 5: Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử [Ar]3d 6 4s 2 là A. nguyên tố nhóm IIA. B. nguyên tố khí hiếm. C. nguyên tố phi kim. D. nguyên tố kim loại chuyển tiếp. Câu 6: Hai nguyên tử A và B có hiệu điện tích hạt nhân là 16. Phân tử (X) gồm 5 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B có 72 proton. Công thức phân tử của X là A. Cr 2 O 3 . B. Cr 3 O 2 . C. Al 2 O 3 . D. Fe 2 O 3 . Câu 7: Hai nguyên tử A và B ở cùng một chu kì thuộc 2 nhóm kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng điện tích hạt nhân là 25. Hai nguyên tố A và B là: A. N và Ca. B. Al và Mg. C. P và Ne D. Cl và O. Câu 8: Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một phân nhóm A và nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau có tổng số electron là 32. Tên của A và B lần lượt là: A. Photpho và Nitơ. B. Canxi và Magiê. C. Oxi và Lưu huỳnh. D. Liti và Natri. Câu 9: Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, Y, M, N, lần lượt là: 6, 7, 15, 19. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y, M cùng một nhóm A. B. Cả 4 nguyên tố cùng một chu kì. C. X thuộc nhóm II A . D. M, N thuộc chu kì 3. Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 , số electron ở phân lớp ngoài cùng của X là: A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 11: Nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: A. 1s 2 2s 2 2p 6 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 Câu 12: Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại M thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Chọn đáp án đúng: A. M là Ca. B. M là kim loại hoá trị I. C. M là Mg. D. M là kim loại hoá trị IV. Câu 13: Khi cho 2,12(g) cacbonat một kim loại kiềm tác dung với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448(ml) khí (ở đktc). Đó là cacbonat của kim loại: A. K (39). B. Rb (86). C. Li (7). D. Na (23). Câu 14: Các nguyên tố thuộc nhóm A có tính chất chất tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có: A. số electron như nhau. B. số lớp electron như nhau. C. số electron ở lớp ngoài cùng như nhau. D. cùng số electron s hay p. Câu 15: Nguyên tử nguyên tố Z có tổng số electron ở các phân lớp p là 7, nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của Z là 8. X là hợp chất của Z và T, khi lấy 5,364 gam X.nH 2 O hoà tan vào nước thu được dung dịch D. Cho dung dịch D phản ứng với AgNO 3 dư thu được 10,332 gam kết tủa. Xác định Z, T và công thức phân tử X.nH 2 O. 2 A. Nguyên tố Z là Al, nguyên tố T là Cl, hợp chất X.nH 2 O là AlCl 3 .10H 2 O. B. Nguyên tố Z là Al, nguyên tố T là Cl, hợp chất X.nH 2 O là AlCl 3 .5H 2 O. C. Nguyên tố Z là Ca, nguyên tố T là S, hợp chất X.nH 2 O là CaS.5H 2 O. D. Nguyên tố Z là Na, nguyên tố T là O, hợp chất X.nH 2 O là Na 2 O.H 2 O. Câu 16: Số khối là A. tổng số hạt proton và số hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. khối lượng của nguyên tử. C. khối lượng của hạt nhân nguyên tử. D. tổng khối lượng các hạt proton và các hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử. Câu 17: Hãy cho biết trong các đồng vị sau đây của R thì đồng vị nào có tỉ lệ A. 60 R . B. 61 R C. 58 R . D. 62 R . Câu 18: Nguyên tử R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 4p 5 . Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử R là A. 20. B. 35. C. 26. D. 30. Câu 19: Điện tích hạt nhân của nguyên tử Y là +16.10 –19 C. Cấu hình electron nguyên tử Y là: A. 1s 2 2s 2 2p 4 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . Câu 20: Sự chuyển động của electron trong nguyên tử có tính chất A. theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì. B. không theo quỹ đạo xác định. C. theo những quỹ đạo tròn. D. theo những quỹ đạo hình bầu dục. Câu 21: Biết rằng oxi và hiđro có các đồng vị sau: 1 1 H , 2 1 H , 3 1 H , 16 8 O , 17 8 O , 18 8 O . Tổng số loại phân tử nước khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố trên là A. 15. B. 21. C. 9. D. 18. Câu 22: Oxi trong tự nhiên có 3 đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử như sau: 16 8 O (99,757%); 17 8 O (0,039%); 18 8 O(0,204%) . Nếu trong hỗn hợp đồng vị trên của oxi chỉ có 9 nguyên tử 17 8 O thì số nguyên tử 18 8 O là A. 23021. B. 2. C. 47. D. 94. Câu 23: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 3 electron. X là A. Nitơ (N). B. Bo (B). C. Nhôm (Al). D. Photpho (P). Câu 24: Trong tự nhiên, Brom có hai đồng vị là 79 81 35 35 Br; Br . Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91 thì tỉ lệ % số nguyên tử của hai đồng vị này là A. 51% và 49%. B. 35% và 65%. C. 30,2% và 69,8%. D. 54,5% và 45,5%. Câu 25: Nguyên tử Q có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 13. Số khối của hạt nhân nguyên tử Q là A. 9. B. 7. C. 10. D. 8. Câu 26: Cho 4 nguyên tố K (Z=19); Mn (Z=25); Cu (Z=29); Cr (Z=24). Nguyên tử của nguyên tố nào có cấu hình electron lớp ngoài là 4s 1 ? A. K; Mn và Cr. B. K; Mn và Cu. C. Mn;Cu và Cr. D. K; Cu và Cr. 3 Câu 27: Nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 82. Số khối là 56. Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là A. 29+. B. 26+. C. 87+. D. 11+. Câu 28: Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,81u. Bo có hai đồng vị là 10 5 B và 11 5 B . Phần trăm về khối lượng của 11 5 B chứa trong H 3 BO 3 là A. 3,32%. B. 14,42%. C. 14,17%. D. 3,07%. Câu 29: Khối lượng của 0,903.10 23 nguyên tử magie là (Cho Mg = 24) A. 3,6 gam. B. 3,2 gam. C. 3 gam. D. 4 gam. Câu 30: Chọn câu đúng trong các phát biểu sau: Các obitan trong một phân lớp thì A. có mức năng lượng khác nhau và khác nhau về sự định hướng trong không gian. B. có mức năng lượng khác nhau và cùng sự định hướng trong không gian. C. có cùng mức năng lượng và cùng sự định hướng trong không gian. D. có cùng mức năng lượng và khác nhau về sự định hướng trong không gian. Câu 31: Trong hợp chất MX có: - Tổng số hạt proton, nơtron và electron là 60. - Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. - Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 8. Nguyên tố M, X lần lượt là A. Be và O. B. K và Cl. C. Mg và O. D. Na và Cl. Câu 32: Nguyên tử R có tổng số các loại hạt là 52, trong đó số hạt mang điện gấp 1,888 lần hạt không mang điện. Cấu hình electron nguyên tử R là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 3p 5 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Câu 33: Nguyên tử nguyên tố R có Z = 17. Chọn phát biểu đúng. A. R là phi kim, thuộc loại nguyên tố s. B. R là phi kim vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng. C. R có phân lớp electron ngoài cùng bão hòa. D. Số electron làm đầy các phân lớp s và p của R lần lượt là 6 và 11. Câu 34: Biết tổng số hạt proton, nơtron và electron trong một nguyên tử X là 276. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang địên là 40 hạt. Số khối của nguyên tử X là A. 190. B. 197. C. 158. D. 236. Câu 35: Nguyên tử R có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 3 . Phát biểu nào sai khi nói về nguyên tử R? A. Lớp ngoài cùng của R có 3 electron. B. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử R có 3 electron độc thân. C. Hạt nhân nguyên tử R có 15 proton. D. Nguyên tố R là phi kim. Câu 36: Ion Z 3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d 2 . Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Z là A. [Ar]3d 4 4s 1 . B. [Ar]4s 2 3d 3 . C. [Ar]3d 5 . D. [Ar]3d 3 4s 2 . Câu 37: Cho các nguyên tố sau: Fe (Z=26); Mg (Z=12); Ni (Z=28); P(Z=15) Trong các ion tạo nên từ các nguyên tử trên thì ion nào có cấu hình electron giống khí hiếm? A. Fe 3+; Mg 2+ . B. Fe 2+ ; P 3– . C. Mg 2+ ; P 3– . D. Ni 2+; P 3– . 4 Câu 38: Lớp M bão hoà khi lớp đó chứa A. 32 electron. B. 50 electron. C. 8 electron. D. 18 electron. Câu 39: Cho các nguyên tử: 14 6 C , 15 7 N , 17 8 N , 17 9 F , 18 10 Ne . Tổng số nguyên tử có cùng số nơtron là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 40: Cho các nguyên tử có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 5, 11, 17. Các nguyên tử này lần lượt ứng với các nguyên tố thuộc: A. Nguyên tố s, s, p. B. Nguyên tố s, p, p. C. Nguyên tố p, s, p. D. Nguyên tố p, p, s. Câu 41: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nhôm là 13. Trong nguyên tử nhôm, số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là: A. 1 B. 3 C. 6 D. 2 Câu 42: Các electron của nguyên tử nguyên tố Y được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố Y là: A. 21. B. 17. C. 9. D. 15. Câu 43: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bảo hòa: A. s 2 , p 6 , d 10 , f 12 B. s 2 , p 4 , d 8 , f 14 C. s 2 , p 4 , d 10 , f 12 D. s 2 , p 6 , d 10 , f 14 Câu 44: Mệnh đề nào sau đây là không đúng? A. Không có nguyên tử nguyên tố nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 electron. B. Lớp ngoài cùng là bền vững khi chứa đủ số electron tối đa. C. Lớp ngoài cùng là bền vững khi chứa tối đa 8 electron. D. Có nguyên tử nguyên tố có lớp ngoài cùng bền vững với 2 electron. Câu 45: Cấu hình electron của nguyên tử nào không đúng sau đây: (1) 1s 2 2s 2 2p 7 3s 1 (2) 1s 2 2s 2 2p 5 (3) 1s 2 2p 6 (4) 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 A. 1, 3 B. 3, 4 C. 2, 4 D. 1, 2 Câu 46: Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có 8 proton. B. Chỉ có lớp vỏ nguyên tử Oxi mới có 8 electron. C. Nguyên tử có điện tích hạt nhân 8+ là nguyên tử Oxi. D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có 8 nơtron. Câu 47: Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p 3 , biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1 hạt. Tổng số các loại hạt trong nguyên tử X là: A. 46 B. 45 C. 48 D. 50 Câu 48: Cấu hình electron của ion Fe 2+ (Z = 26) là: A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 4 4s 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 . Câu 49: Tổng số electron trong phân tử NO 2 là: A. 25. B. 32. C. 23. D. 28. Câu 50: Một kim loại X có số electron hóa trị là 1 có tổng số các hạt proton, nơtron và electron là 34. X là kim loại nào sau đây: A. K B. Rb C. Na D. Li Câu 51: Dung dịch NaX có chứa 11,7(g) chất tan tác dụng với dung dịch AgNO 3 (dư) tạo được 28,7(g) kết tủa. Nguyên tử khối trung bình của X là: (Cho: Na = 23 ; Ag = 108) A. 80 B. 35,5 C. 37 D. 19 Câu 52: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử R là 10. R là: A. Nguyên tố kim loại. B. Nguyên tố khí hiếm. C. Nguyên tố kim loại hoặc phi kim. D. Nguyên tố phi kim. Câu 53: Số điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 26. Trong nguyên tử X, số electron ở lớp ngoài cùng là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 2. 5 . Câu 5: Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử [Ar]3d 6 4s 2 là A. nguyên tố nhóm IIA. B. nguyên tố khí hiếm. C. nguyên tố phi kim. D. nguyên tố kim loại chuyển tiếp. Câu 6: Hai nguyên tử A. 11, 17. Các nguyên tử này lần lượt ứng với các nguyên tố thuộc: A. Nguyên tố s, s, p. B. Nguyên tố s, p, p. C. Nguyên tố p, s, p. D. Nguyên tố p, p, s. Câu 41: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố. có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có 8 proton. B. Chỉ có lớp vỏ nguyên tử Oxi mới có 8 electron. C. Nguyên tử có điện tích hạt nhân 8+ là nguyên tử Oxi. D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi mới có

Ngày đăng: 18/06/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan