ĐỀ KIỂM TRA LẦN 3 HỌC KI I LỚP 12

4 228 0
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 3 HỌC KI I LỚP 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 MÔN : NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: ( 4 điểm ): Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu? Câu 2: (6 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Ccha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó” (Đất Nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm) HẾT Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 90 phút (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1: ( 4 điểm ): Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu? + Học sinh cơ bản đáp ứng các yêu cầu sau: + Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc: (4.0 điểm): - Việt Bắc vốn là quê hương cách mạng, từng là căn cứ địa vững chắc trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. (1.0 điểm) - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Hòa bình lập lại ở miền Bắc. (1.0 điểm) - Tháng 10 - 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội để tiếp tục lãnh đạo cách mạng. (1.0 điểm) - Nhân sự kiện thời sự trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ "Việt Bắc" để thể hiện tình nghĩa sâu nặng của những người cán bộ, chiến sĩ về xuôi với quê hương cách mạng. (1.0 điểm) Câu 2: (6 điểm): Phân tích đoạn thơ trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về một đoạn thơ trữ tình. - Kết cấu bài viết phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè 2. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”, học viên phân tích được những đặc sắc nghệ thuật để khai thác nội dung đoạn thơ. Học viên có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được những ý chính sau: * Nhận xét chung về đoạn thơ: - Lời thơ như lời ăn tiếng nói dân dã trong cuộc sống đời thường, câu thơ tự do, không vần - Chất liệu để diễn đạt: lấy từ cuộc sống quen thuộc, từ văn học dân gian nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu xa * Tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước: - Câu thơ mở đầu nói lên một cảm nhận mà ai cũng có thể nói lên, một chân lí đã thành lẽ bình thường  Niềm tự hào và biết ơn mênh mông - ''ngày xửa ngày xưa …" : những từ quen thuộc khi bắt đầu một câu chuyện cổ tích  Từ rất lâu rồi đã có đất nước - "miếng trầu bà ăn": Gợi nhắc đến sự tích Trầu cau và những câu tục ngữ, ca dao có hình ảnh miếng trầu  Đó cũng là một điều giản dị, một tập quán đã có từ nghìn năm của dân tộc Việt Nam - Cây tre: hình ảnh quen thuộc từ nghìn đời, trồng tre mà đánh giặc gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng; "biết trồng tre mà đánh giặc": nhân dân Việt Nam thực sự trưởng thành trong ý thức chủ quyền dân tộc - Bới tóc sau đầu: Một nét đẹp trong phong tục tập quán quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam; Gừng cay muối mặn: gợi nhớ ca dao  tình nghĩa thuỷ chung vững bền - "Cái kèo, cái cột": Đó là những bộ phận quen thuộc, quan trọng trong cấu trúc ngôi nhà truyền thống Việt Nam; Thói quen đặt tên gọi cho con cái người Việt Nam thời xưa, không có trong chữ Hán, chứng tỏ ngôn ngữ - đất nước Việt Nam đã có từ lâu đời - "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng"  gói gọn quy trình làm nên hạt gạo  từ nghìn xưa, con người Việt Nam đã tự mình làm ra nguồn nuôi sống mình Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè  Từ nghìn năm xưa, con người Việt Nam tạo dựng cho đất nước mình một nền văn minh lúa nước Việt Nam - Lời khẳng định ngắn gọn: "Đất Nước có từ ngày đó"  Đất nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hoá và lịch sử 3. Tiêu chuẩn cho điểm: * Điểm 7.0 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí. Phân tích tinh tế. - Diễn đạt tốt, có cảm xúc. - Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. * Điểm 6.0 : - Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí. Phân tích chính xác. - Diễn đạt tốt. - Có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. * Điểm 3.5 : - Chỉ đáp ứng khoảng nửa yêu cầu trên. - Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý. - Không mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 1 : - Còn lúng túng trong phương pháp. Không hiểu đúng bài thơ. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng. - Mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 00 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè . GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX C I BÈ ĐỀ KI M TRA B I VIẾT SỐ 3 MÔN : NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2010 - 2011 Th i gian làm b i: 90 phút Câu 1: ( 4 i m ): Nêu hoàn cảnh ra đ i b i thơ “Việt Bắc”. i m) HẾT Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX C i Bè SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX C I BÈ HƯỚNG DẪN CHẤM B I VIẾT SỐ 3 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2010 - 2011 Th i gian làm b i: . Chính phủ r i chiến khu Việt Bắc về l i thủ đô Hà N i để tiếp tục lãnh đạo cách mạng. (1.0 i m) - Nhân sự ki n th i sự trọng đ i này, Tố Hữu viết b i thơ "Việt Bắc" để thể hiện tình

Ngày đăng: 18/06/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan