Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng

19 3.6K 43
Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng MỤC LỤC 1 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng 1. Lý luận chung về phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP). 1.1. Định nghĩa. 1.1.1. Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ. Hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ (internal funds transfer pricing system- FTP) là một phần của hệ thống thông tin quản lý và kiểm soát tổng thể, đo lường giá trị của sản phẩm được cung cấp bởi một trung tâm lợi nhuận (profit center) cho các trung tâm trách nhiệm có liên quan khác trong công ty. Trao đổi nội bộ được đo bằng giá chuyển nhượng của doanh thu mà các bộ phận chịu trách nhiệm bán sản phẩm và chi phí các bộ phận đó mua sản phẩm. 1 Một cách dễ hiểu hơn, đối với ngân hàng, định giá điều chuyển vốn nội bộ là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hình 1 – Sơ đồ biểu diễn hệ thống định giá điểu chuyển vốn Lãi cho vay vốn Lãi huy động vốn Thu nhập lãi FTP Vốn vay Vốn vay Vốn gửi Vốn gửi Chi phí lãi FTP TRUNG TÂM QUẢN LÝ VỐN ĐƠN VỊ TẠO TÀI SẢN NỢ ĐƠN VỊ TẠO TÀI SẢN CÓ K/ HÀNG K/ HÀNG TT LIÊN NH/ TT VỐN 1 Anthony R. & Hawkins D. & Merchant K. 2004, Accounting Text & cases, McGraw-Hill, New York, p.494. 2 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng (Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh, 2009, tạp chí ngân hàng) Trong mô hình, trung tâm quản lý vốn tập trung sẽ “mua” vốn từ các bộ phận tạo Tài sản nợ - TSN (thường là tiền gửi khách hàng) của ngân hàng và “bán” vốn cho các bộ phận tạo tài sản có - TSC (có nhu cầu vốn chẳng hạn như tín dụng) của ngân hàng. Trung tâm quản lý vốn tập trung này tiến hành mua và bán vốn theo những mức lãi suất phù hợp với những đặc điểm về định giá lại của TSC đã đầu tư hoặc TSN đã mua, qua đó cân đối vốn cho mỗi giao dịch. Trong trường hợp thừa hoặc thiếu vốn, trung tâm quản lý vốn tập trung sẽ giải quyết trên thị trường tiền tệ. Theo cách này, mọi tác động của rủi ro chênh lệch lãi suất sẽ được tập trung vào bộ phận quản lý vốn và từng đơn vị kinh doanh sẽ tập trung vào xử lý rủi ro tín dụng của bộ phận mình. Chênh lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo TSC (cho vay) phản ánh mức chênh lệch giữa lãi suất họ thu của khách hàng trên tổng dư nợ (trừ đi dự phòng tổn thất tín dụng) với chi phí điều chuyển vốn họ phải trả cho bộ phận quản lý vốn. Ngược lại, chênh lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo TSN là mức chênh giữa lãi suất họ phải trả cho khách hàng tính trên tổng dư nợ huy động với thu nhập điều chuyển vốn họ nhận được từ trung tâm quản lý vốn. Thu nhập lãi suất thuần của trung tâm quản lý vốn là phần còn lại giữa phần thu về và phần trả ra cho các bộ phận khác trong ngân hàng. Nó cũng bao gồm các giao dịch mua vốn hoặc bán vốn trên thị trường tiền tệ. Những giao dịch này không nhất thiết phải bù đắp chính xác số lỗ hoặc lãi trong điều chuyển (kinh doanh) vốn với các bộ phận kinh doanh trong ngân hàng. Kết quả thuần của trung tâm quản lý vốn phản ánh tổng mức rủi ro lãi suất mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận, dựa theo kỳ vọng về biến động lãi suất trong tương lai mà trung tâm đưa ra. 2 Giá chuyển nhượng. Mỗi hệ thống định giá vốn điều chuyển dựa trên giá chuyển nhượng (TP – transfer prices). Giá chuyển nhượng chính là một tỷ suất nội bộ để tính thu nhập, chi phí chuyển nhượng dựa vào dòng vốn nội bộ của 2 Nguyễn Tuấn Anh, 2009, công cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý Tài sản có/tài sản nợ ngân hàng và phân tích hiểu hoạt động kinh doanh, tạp chí ngân hàng, số 24. 3 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng các bộ phận trong một tổ chức tài chính. Nó rất giống với tỷ lệ thực tế của lãi suất thanh toán hoặc nhận được vào một sản phẩm ngân hàng, vì nó liên quan đến sự cân bằng cùng một giao dịch mà tỷ lệ thực tế không quan tâm. Khi thu nhập kế toán thực tế nhận được một khoản vay được tính dựa trên lãi suất, chi phí chuyển giao nội bộ được tính toán bằng cách sử dụng giá chuyển nhượng. Đối với mỗi khoản vay, có một chi phí chuyển nhượng, trong khi đối với mỗi khoản tiền gửi, có một thu nhập chuyển nhượng. 1.1.2. Sự cần thiết của hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ Từ các định nghĩa nêu trên, có thể thấy FTP để hướng đến mục tiêu: • Phân bổ lợi nhuận giữa tài sản và nợ phải trả, để phản ánh đúng chi phí vốn. • Xác định lợi nhuận của các sản phẩm và khách hàng để thúc đẩy những thay đổi về cơ cấu tài sản và nợ để tăng tổng lợi nhuận. • Đánh giá các quyết định kinh doanh trong tổ chức dựa trên sự đóng góp của các chi nhánh, các lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận tổng thể. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, điều cần thiết là người ra quyết định phải chịu trách nhiệm cho những kết quả mà họ có thể kiểm soát. • Kiểm soát được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất bằng cách chuyển nó vào đơn vị chịu trách nhiệm quản lý riêng biệt. Một cách tổng quát, hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó cho thấy sự phân tích của thu nhập lãi (decomposition of interest income). Trong báo cáo thu nhập của bất cứ một ngân hàng, lãi suất là một bộ phận lớn lợi nhuận của ngân hàng. Thu nhập lãi thuần là thành phần lớn nhất của thu nhập một ngân hàng thương mại tiêu biểu (tiếp theo lệ phí và hoa hồng) và có thể tạo thành lên đến 80% doanh thu của ngân hàng. Trên báo cáo thu nhập, thành phần này được 4 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng chia ra thành thu nhập lãi và chi phí lãi vay cho toàn bộ ngân hàng và không có phân tích sâu hơn. 3 Sự phân tích chi tiết kết quả ròng kế toán cho thấy trong khi các khoản vay và tài sản có khác tạo ra thu nhập lãi, các khoản tiền gửi và khoản nợ khác phát sinh của khoản chi phí lãi. Mỗi khoản tiền gửi với ngân hàng đóng vai trò như là một nguồn gốc của hoạt động cho vay, và mỗi khoản vay này chịu chi phí sử dụng vốn từ nguồn đó. FTP đặt một mức giá nội bộ về tiền gửi, trừ đi chi phí vốn vay. FTP không những cho phép tính toán lợi nhuận của các khoản vay, tiền gửi và các sản phẩm khác, mà còn cho phép đo lường thu nhập lãi của các ngành, lĩnh vực kinh doanh và khách hàng. Đồng thời, FTP hỗ trợ việc đo lường lợi nhuận cấu thành từ các bộ phần có mức độ đóng góp khác nhau, từ đó cho thấy sự so sánh nội bộ trong công tác đánh giá hiệu quả và thẩm định. Giám sát sự tham gia của các nguồn khác nhau trong việc tạo ra lợi nhuận tổng thể là một trong những yếu tố cần thiết để quản lý một ngân hàng. Từ đó, nhà quản trị, có thể đưa ra quyết định hợp lý về phân bổ nguồn lực, kiểm soát chi phí và mức độ lợi nhuận. Thông tin về sản phẩm, về lợi ích của khách hàng, tạo cơ sở để ngân hàng định giá. Thông tin này cũng chỉ ra những sản phẩm và khách hàng nào tốt nhất cho ngân hàng. Ra các quyết định kinh doanh dựa trên lợi nhuận tính toán một cách chính xác trở nên quan trọng hơn với sự gia tăng cạnh tranh trong dịch vụ tài chính và trong môi trường lãi suất biến động bất thường. 4 Ý nghĩa của hệ thống FTP luôn được các nhà quản trị đặt lên hàng đầu. Nếu hệ thống bị lỗi có thể gây ra phá sản, như trường hợp của Ngân hàng Quốc gia Franklin và nhiều tổ chức tài chính khác tại Mỹ trong thập niên 70. 5 1.2. Các phương pháp định giá. 3 Coffey J. 2001, ‘What is fund transfer pricing’, ABA Bank Marketing, vol. 33 issue 9 4 Convery S. 2003, ‘Keeping banks competitive: a foundation for robust performance management’, Balance Sheet, vol. 11 issue 3 5 Anthony R. & Hawkins D. & Merchant K. 2004, Accounting Text & cases, McGraw-Hill, New York, p.494. 5 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Các phương pháp định giá vốn điều chuyển nội bộ có tính chính xác và mức độ phức tạp khác nhau. Sự khác biệt giữa các phương pháp xuất phát từ cách tiếp cận trong việc tính giá chuyển nhượng, hay mức độ phân tích tài sản và nghĩa vụ nợ mà Ngân hàng chấp nhận. Mỗi sản phẩm ngân hàng có đặc tính lãi suất và thời hạn khác nhau, đó là cơ sở của giao giá chuyển nhượng. Các sản phẩm tốt phổ biến nhất của một ngân hàng thương mại là: cho vay tiêu dùng, vay thương mại, thế chấp, thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng, tài khoản vãn lai, tài khoản tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn… Các sản phẩm khác nhau về kỳ hạn, kế hoạch trả nợ, lãi suất,… Bảng dưới đây trình bày những đặc điểm tiêu biểu nhất của các sản phẩm này Các khoản vay và tiền gửi có kỳ hạn khác nhau. Chẳng hạn như cho vay thế chấp có thể có thời gian đáo hạn là vài năm, nhưng cũng có thể là 1 ngày đối với khoản tiền gửi qua đêm. Ngoài ra, mỗi sản phẩm cũng có lịch thanh toán, lịch trả nợ khác nhau, lãi suất cũng được tính theo các cách khác nhau. Có rất nhiều quan điểm đưa ra các phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ. Chẳng hạn như nghiên cứu gần đây, Jean Dermine (5/2012) 6 cho rằng có 2 phương pháp, theo cách tiếp cận nền tảng (foudation approach) dựa vào đặc tính của sản phẩm bao gồm sản phẩm có kỳ hạn cố định (products with fixed maturities) và sản phẩm có kỳ hạn không xác định. Tuy nhiên, từ kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến tác giả quan tâm đến cách tiếp cận mới (Advance approach) bao gồm 5 phương pháp FTP: Sức ảnh hưởng trên thị trường liên ngân hàng (rationing on the interbank market); Sự thiết lập đệm thanh khoản dự phòng theo Basel III (the creation of a Basel III contingency liquidity buffer); Sự cần thiết phải điều chỉnh giá chuyển nhượng vốn đến rủi ro tín dụng của các tài sản cụ thể của ngân hàng (the necessity to adjust fund transfer price to the credit riskiness of specific assets of the bank); Sự cần thiết của phí bảo hiểm thanh khoản trong trường hợp nguồn vốn dài hạn (the need to include a liquidity premium in the case of long-term funding); Sự lựa chọn một phương pháp phù hợp với kết hợp biên tín dụng trong nợ riêng của ngân hàng 6 Jean Dermine, 2012, Fund Transfer Pricing for Deposits and Loans, Foundation and Advanced 6 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng dựa trên sự nhận thức nguy cơ vỡ nợ ngân hàng (the choice of a consistent methodology to incorporate the credit spread on the bank’s own debt due to the perceived risk of bank default). Các phương pháp đề cập ở trên vẫn còn nhiều tranh cãi. Cùng với việc tìm hiểu các nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy việc cân nhắc, lựa chọn các quan điểm cần phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đồng thời thích hợp với thực tiễn nói chung trên toàn cầu. Do đó, nhóm tác giả quyết định lựa chọn quan điểm trước đó của Kawano, Randall T. 7 , làm lý thuyết nền tảng trong việc tìm hiểu về các phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ. Cụ thể, bài viết đi sâu vào việc phân tích 3 nhóm phương pháp chính: - Phương pháp giá mua duy nhất (Single Pool Method - SPM) - Phương pháp đa giá mua (Multiple Pool Method - MPM) - Phương pháp khớp kỳ hạn (Matched Maturity Marginal Funds Transfer Pricing hoặc Matched Rate Method - MRM). Khi lựa chọn phương pháp FTP, ngân hàng căn cứ vào tình hình hoạt động, cũng như định hướng trong thời gian sắp tới của bản thân, có thể chỉ dựa theo 1 phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. 1.2.1. Phương pháp giá mua duy nhất hoặc một giá (SPM) Phương pháp này xử lý tất cả các giao dịch thống nhất, đặt chúng trong một nhóm các quỹ. Ngưởi gửi tiền được đưa vào 1 nhóm, và ngân hàng sử dụng tiền từ khoản đó. Theo phương pháp này, một và chỉ một mức giá chuyển nhượng được gán cho tất cả các khoản cho vay và tiền gửi. Không có sự khác biệt trong các sản phẩm dù nó có nhiểu điểm khác nhau. Cách xác định giá chuyển nhượng thường được tính toán nội bộ - là một mức lãi suất trung bình trên các sản phẩm của ngân hàng. Tại thời điểm tính toán, tất cả tiền lãi nhận được các khoản cho vay và tiền gửi thanh toán điều được gán với một trọng số. Và giá chuyển (TP) chính là tỷ suất lợi nhuận trung bình trọng của tất cả các tài sản cũng như nghĩa vụ nợ (A&L). 7 Kawano, Randall T., 2000, The Journal of Bank Cost & Management Accounting , Vol. 13, No. 3 7 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Phương pháp một giá là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện, mà không đầu tư hệ thống dữ liệu. Nó không đòi hỏi nhiều bí quyết hoặc mua các hệ thống IT tốn kém. Trong thực tế, FTP tính toán cho phương pháp này có thể được thực hiện bởi một người trong một bảng tính. Phương pháp này phù hợp với những ngân hàng nhỏ, nguổn vốn ổn định, hoạt động như một đơn vị duy nhất, không có nhiều chi nhánh và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế, không phù hợp với các ngân hàng thương mại lớn có các sản phẩm đa dạng. Những nhược điểm này bao gồm: • Không phản ảnh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và lãi suất của các khoản huy động và cho vay. • Giá chuyển nhượng là duy nhất làm cho nó không thể tạo ra động lực quản lý để thu hút tiền gửi mà không đồng thời cung cấp cơ chế khuyến khích bán cho vay. • Một giá trị tỷ lệ duy nhất không cho phép phân biệt kết quả chuyển giao theo cơ cấu danh mục đầu tư dài hạn. 1.2.2. Phương pháp đa giá mua (Multiple Pool Method - MPM) Theo phương pháp này, tát cả các sản phẩm được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có một tiêu chí riêng. Tiêu chí thường gặp nhất là tổng hợp các sản phẩm dựa trên kỳ hạn của nó. Một cách dễ hiểu hơn chia số dư theo một số kỳ hạn nhất định ví dụ 1 tháng, 2 tháng…, gom tất cả các khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm và áp giá theo kỳ hạn cho tổng số dư của kỳ hạn đó. Các ngân hàng thiết lập một tập hợp các tỷ lệ chuyển nhượng ứng với mỗi nhóm, phân các sản phẩm ở từng phân khúc hạn mức lãi suất khác nhau. Giá chuyển nhượng được tính cho mỗi nhóm là được dựa trên kỳ hạn của chính nhóm đó và trên giá thị trường hiện hành cho kỳ hạn của sản phẩm đó. Nếu giá thị trường thay đổi liên tục thì TP cũng thay đổi theo. 8 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Phương pháp này khá phù hợp với các ngân hàng có những sản phẩm áp theo lãi suất thả nổi kết hợp với cấu trúc về thời gian của từng sản phẩm. MPM có thể được xem là đề xuất hợp lý cho bất kỳ ngân hàng thương mại, với nhiều chi nhánh, các nguồn tài trợ và danh mục sản phẩm phức tạp. Tuy nhiên, MTM cũng có những hạn chế nhất định. • Lợi nhuận của các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lãi suất thị trường. • Lãi suất lịch sử (lãi suất trả cho khách hàng) tại thời điểm định giá không được coi. • Phương pháp này không thích hợp cho các giao dịch lãi suất cố định lâu dài. • Tăng chênh lệch giữa giá chuyển và kế toán trong FTP danh mục đầu tư. • Ngân hàng phải tăng thêm nguồn lực công nghệ thông tin cần thiết so với phương pháp một giá (SPM). 1.2.3. Phương pháp tỷ lệ phù hợp (Matched Maturity Marginal Funds Transfer Pricing hoặc Matched Rate Method - MRM). Khác với phương pháp đa giá (MPM), phương pháp tỷ lệ phù hợp sử dụng giá được phân bổ cho mỗi giao dịch riêng biệt, tức TP lấy chính xác từ lãi suất của khách hàng trong mỗi giao dịch. Hai phương pháp MPM và MRM có nhiểu điểm giống nhau, song, cũng có những điểm khác biệt cơ bản chính là giá chuyển nhượng mà phương pháp này lựa chọn, mỗi giao dịch với một mức lãi suất cố định. Chính vì xuất phát điều chuyển từ chính lãi xuất cũng như tính chất của giao dịch (loại sản phẩm, khách hàng…) đã tách rủi ro lãi xuất với rủi ro tín dụng. Đây chính là ưu điểm vượt trội của MRM. Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp, rất tốn kém, đòi hỏi chi tiết trong phân tích sản phẩm, do đó, phải có một hệ thống ứng dụng chuyên nghiệp. Chính vì thế, phương pháp này phù hợp với những ngân hàng cực kỳ lớn, có lợi 9 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng thế về hệ thống công nghệ thông tin. Với tốc độ phát triển của ngày nay, thì việc hướng đến MRM là một suy nghĩ thông minh đối với các nhà quản trị ngân hàng. 2. Vận dụng hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ trong thực tiễn của Việt Nam. 2.1. Thực tế vận dụng các phương pháp FTP tại các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung. 2.1.1. Tình hình áp dụng FTP tại một số ngân hàng. Một cách tổng quát, các ngân hàng đều nhận thức được ý nghĩa của hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ. Tính đến nay, đa số các ngân hàng đều áp dụng các phương pháp này. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có mức độ vận dụng khác nhau, tùy vào tình hình của chính bản thân ngân hàng. Một vài ngân hàng đã áp dụng khá tốt hệ thống này. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), là ngân hàng đầu tiên áp dụng công cụ này. Theo đó, FTP nội bộ của BIDV có những nguyên tắc như: thứ nhất, định giá chuyển vốn được áp dụng trên toán bộ giao dịch phát sinh liên quan đến sự dịch chuyển dòng vốn của ngân hàng với khách hàng; thứ hai, việc định giá chuyển vốn hoàn toàn mang tính chất danh nghĩa nhằm xác định mức đóng góp của các đơn vị kinh doanh trong kỳ mà không có sự dịch chuyển thật của dòng tiền cũng như không là phát sinh bút toán kế toán. Mức độ đóng góp của đơn vị kinh doanh qua hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn phản ánh lợi nhuận của đơn vị đó và là căn cứ để giao chỉ tiêu lợi nhuận, tính toán và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh trong kỳ; thứ ba, để bảo đảm an toàn trong hoạt động, các đơn vị kinh doanh vẫn phải tuân thủ các quy định về giới hạn, hạn mức trong hoạt động cũng như đảm bảo thực hiện hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Tại NHTMCP Hàng Hải (Maritime Bank), bắt đầu thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung từ ngày 01/01/2009, dựa trên có những nguyên tắc như sau: thứ nhất, nguyên tắc mua bán toàn bộ vốn và tài sản của các đơn vị kinh doanh trong hệ thống; thứ hai, nguyên tắc thống nhất (phương pháp một giá – SPM). 10 [...]...Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Ngoài ra, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ từ 01/04/2011 Trong quy định của ngân hàng này cũng nêu rõ các nguyên tắc FTP như: thứ nhất, giá điều chuyển vốn nội bộ được xác định căn cứ theo mặt bằng lãi suất thị trường, tình hình cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của NHTM CP Công... Hoàng Yến, 2012, Định giá điều chuyển vốn nội bộ, công cụ mới trong quản trị tài sản – nợ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Quản trị Ngân hàng và doanh nghiệp 9 Nguyễn Tuấn Anh, 2009, công cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý Tài sản có/tài sản nợ ngân hàng và phân tích hiểu hoạt động kinh doanh, tạp chí ngân hàng, số 24 11 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng kỳ hạn và... trình 13 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng điều chuyển vốn nội bộ Chương trình cho phép người sử dụng điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn theo đúng kỳ hạn thực tế của giao dịch 2.2.1 Nguyên tắc xác định lãi suất mua bán vốn nội bộ FTP tại ACB theo nguyên tắc a Nguyên tắc xác định lãi suất mua bán vốn VNĐ - Lãi suất Hội sở mua vốn: Lãi suất mua vốn = lãi suất huy... hoạt trong quá trình điều chuyển vốn nội bộ Chương trình cho phép người sử dụng điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn *Quy định giá mua bán vốn FTP tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Hiện nay ACB sử dụng phương pháp khớp kì hạn để tính giá vốn nội bộ Phương pháp này cho phép định giá vốn theo kỳ hạn và tính chất cả giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) , rất linh hoạt... ACB mua bán vốn được áp dụng hiện nay: a Biểu lãi suất Hội sở ACB mua bán vốn VNĐ: 15 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng b Biểu lãi suất Hội sở ACB mua bán vốn USD: 2.2.3 Chương trình truy xuất thông tin thu nhập FTP tại ACB: ACB cũng thiết kế chương trình để truy xuất thông tin thu nhập FTP: 16 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Chương... các ngân hàng thực hiện phân tích hiệu quả theo bộ phận kinh doanh, từ đó cũng không đạt được mục tiêu là phục vụ khách hàng theo phân đoạn 2.2 Vận dụng phương pháp FTP tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Hiện nay ACB sử dụng phương pháp khớp kì hạn để tính giá vốn nội bộ Phương pháp này cho phép định giá vốn theo kỳ hạn và tính chất cả giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) ,... mua vốn b Nguyên tắc xác định lãi suất mua bán vốn USD: 14 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Lưu ý: Lãi suất mua bán vốn nội bộ sẽ do Khối Ngân Quỹ cung cấp (chỉ bao gồm các kỳ hạn chuẩn) Đối với các kỳ hạn khong có trong bảng lãi suất mua bán vốn nội bộ thì sẽ được tính bằng phương pháp nội suy đường thẳng theo công thức: LSX ngày = LSloại kỳ hạn A + (LSloại kỳ hạn B... Đây là rủi ro mang tính gián tiếp nhưng lại là nguy cơ mất vốn lớn nhất, vì khi bản thân cán bộ làm công tác khách hàng tại chi nhánh vừa phải đi lo về nguồn vốn huy động, vừa 12 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng phải trực tiếp bán các sản phẩm tín dụng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khâu quản lý rủi ro, thẩm định hồ sơ và giám sát quá trình sử dụng vốn vay; trong khi đó,... vào mỗi ngân hàng sao cho phù hợp với chính tình hình hoạt động - của Ngân hàng Chuyên môn hóa các công tác của cán bộ ngân hàng Như đã phân tích ở trên, bản thân cán bộ làm công tác khách hàng tại chi nhánh vừa phải huy động vốn, vừa chay chỉ tiêu tín dụng, sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khâu quản lý rủi ro, thẩm định hồ sơ và giám sát quá trình sử dụng vốn vay Việc chuyên môn hòa, tức là các cán bộ này... đề ra chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng, nâng cao 17 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị, từ đó đảm bảo hiệu quả chung cho toàn hệ thống Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hệ thống FTP này, cũng đã xảy ra những sai sót về việc áp dụng lãi suất FTP do lỗi của hệ thống hoặc do lỗi điều chỉnh trễ đối những khoản vay ưu đãi . - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng MỤC LỤC 1 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng 1. Lý luận chung về phương pháp định giá điều chuyển vốn nội. (phương pháp một giá – SPM). 10 Đề tài 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Ngoài ra, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ. 13 - Phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ ngân hàng Các phương pháp định giá vốn điều chuyển nội bộ có tính chính xác và mức độ phức tạp khác nhau. Sự khác biệt giữa các phương pháp xuất

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý luận chung về phương pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP).

  • 2. Vận dụng hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ trong thực tiễn của Việt Nam.

  • 3. Một số đề xuất và kiến nghị.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan