Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

90 782 3
Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên  ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về : Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------------------- Tô Thị Nhung Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ THỦY HÀ NỘI - 2006 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là một lực lựợng xã hội đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, trong các giai đoạn cách mạng cũng như trong hiện tại và tương lai. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên. Khi đánh giá về thanh niên Hồ Chí Minh khẳng định: Thanh niên người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của thanh niên Đảng ta khẳng định: Sự nghiệp của đất nước ta thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định. Tương lai của dân tộc Việt Nam, sự phát triển của đất nước tuỳ thuộc vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên [62, tr.7]. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đem lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội đã và đang tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên được rèn luyện, phấn đấu và khẳng định mình. Song, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, sự tác động mạnh mẽ từ mặt trái của cơ chế thị trường cũng là mảnh đất mầu mỡ làm nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, làm rạn nứt những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức, huỷ hoại nét đẹp văn hoá truyền thống. Ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo ra trong hội một lớp người không nhỏ trong đó có thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý tưởng bất chấp những quy phạm đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Hàng loạt vấn đề đặt ra đối với thanh niên là, làm thế nào để thanh niên trong tương lai đủ sức đáp ứng yêu cầu của đất nước đặt ra? Làm thế nào để họ có thể tự định hướng đúng, hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay? Làm thể nào để những ảnh hưởng tiêu cực không làm suy giảm nguồn lực trẻ .? Do vậy, việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho thế hệ thanh niên, là một 2 vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người của Đảng được toàn xã hội quan tâm. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh đã khách quan hoá tầm quan trọng và tính bức thiết của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Thanh Hoá là một trong những địa phương có số lượng dân cư tương đối lớn, 3,67 triệu người, trong đó thanh niên chiếm hơn 1 triệu người. Đây là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Theo suốt chiều dài lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc, Thanh Hoá nổi tiếng là vùng "đất học", "địa linh, nhân kiệt", với những tên người, tên đất lẫy lừng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lớp lớp các thế hệ thanh niên Thanh Hoá đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc và xây dựng miền Bắc XHCN, xây dựng quê hương Thanh Hoá anh hùng. Thời kỳ đổi mới, thế hệ thanh niên Thanh Hoá đã có những cống hiến to lớn với những tấm gương anh hùng trong chiến đấu, học tập, lao động sản xuất. Điều đó đã có tác dụng lôi cuốn, giáo dục thanh niên nói chung và thanh niên trong tỉnh nói riêng. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự chuyển biến mạnh mẽ của những điều kiện kinh tế - xã hội đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến thanh niên, lớp người trẻ tuổi nói chung và thanh niên Thanh Hoá nói riêng. Một mặt, nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức, việc mở rộng giao lưu hội nhập với thế giới, đang tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho thanh niên Thanh Hoá phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo vươn lên để khẳng định mình. Mặt khác, trong thanh niên đã nảy sinh nhiều hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống, chỉ coi trọng đồng tiền, bất chấp đạo lý, chỉ đề cao giá trị vật chất mà xem thường giá trị tinh thần dẫn đến thanh niên rơi vào tội lỗi và các tệ nạn xã hội. Đó vừa là nguyên nhân vừa là biểu hiện làm suy giảm nguồn lực trẻ của tỉnh, là nỗi nhức nhối của từng gia đình, địa phương và xã hội. Giáo dục đạo đức và vai trò của đạo đức đối với sự phát triển thanh niê Thanh Hoá gắn với những nét đặc thù của địa phương là một vấn đề bức xúc, 3 nảy sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải được quan tâm, nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài "Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hố trong giai đoạn hiện nay" để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức thanh niên nói riêng trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Chẳng hạn: "Tìm hiểu định hướng giá của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" đề tài KX - 07, Hà nội, 1994 của Thái Duy Tun; "Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay", Hà Nội, 2001 của Phạm Đình Nghiệp; "Sự thay đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản nước ta hiện nay" Hà Nội, 1999 của Nguyễn Chí Mỳ; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán năm 1999; "Vai trò của đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay" Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Thuỷ năm 2001; "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay" Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hồi Thanh năm 2002; "Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay Việt Nam" Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đình Quế, năm 2000; "Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay" Luận văn thạc sĩ của Dỗn Thị Chín năm 2004 . Nghiên cứu các khía cạnh tác động của đạo đứcgiáo dục, rèn luyện đạo đức với sự phát triển con người, nhân cách nói chung và thanh niên nói riêng cũng có nhiều tác giả đã đề cập. Trong các tạp chí có những bài: "Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học số 6, 1996; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Hồng Trung, Tạp chí Triết học số 5, 1998; "Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay" của Lê Thị Thuỷ, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 6 tháng 12 năm 1999; "Giáo dục đạo đức với việc phát 4 huy nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH - HĐH" của Lê Thị Thuỷ, Tạp chí Giáo dục lý luận số 3, 2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học số 3- 2001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý", của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị số 4- 2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học số 2 - 2001; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học số 6 - 2002; "Để có nguồn lực đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ mới, phải giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển toàn diện" của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Tạp chí Thanh niên số 15, 2002; "Đổi mới hình thức tuyên truyền giáo dục thanh niên" của Lương Ngọc Vĩnh, Tạp chí Thanh niên số 9, 2004; "Kết hợp giáo dục luận với giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên hiện nay" của Nguyễn Ngọc Thu, Tạp chí Cộng sản số 92, 2005; "Xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên hiện nay" của Nguyễn Thị Mỹ Trang, Tạp chí Cộng Sản số 6, 2006 và rất nhiều bài viết về con người, thanh niên, về nhân cách, đạo đức, giáo dục đạo đức đối với thế hệ trẻ. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả này là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá, nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 5 - Làm rõ tầm quan trọng, nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng đạo đứcgiáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó. - Nêu lên những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tình hình đạo đức thanh niêngiáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Đạo đứcgiáo dục đạo đứcvấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi phải được nghiên cứu từ nhiều góc độ, nhiều nhân tố và nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn cao học chúng tôi chỉ đề cập đến một số nhân tố, điều kiện chủ yếu tác động đến giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. Các số liệu, tài liệu khảo sát chủ yếu đề cập từ năm 2000 trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, nguồn nhân lực, vấn đề đạo đứcgiáo dục đạo đức cho thanh niên, đồng thời kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: so 6 sánh, thống kê và điều tra xã hội học để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn Góp phần làm rõ thực trạng đạo đức thanh niên Thanh Hoá từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lựơng đạo đức thanh niên trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 2 chương, 5 tiết. 7 Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1.1. Đạo đức là một chuẩn mực, là cơ sở của sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một trong những giá trị tinh thần mà xã hội loài người đã sáng tạo ra. Đó là một hệ thống chuẩn mực, quan niệm, giá trị và nguyên tắc được hình thành trong đời sống xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người, qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa người này với người khác, giữa cá nhân với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống, tập quán và sức mạnh của dư luận xã hội. Bản chất của đạo đức là quan hệ lợi ích, biểu hiện sự quan tâm, tự nguyện, tự giác của mỗi người đối với lợi ích của người khác và lợi ích của xã hội, từ đó hình thành những phẩm chất, những đức tính của cá nhân thông qua việc thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị và yêu cầu của xã hội. Đạo đức hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, lao động sản xuất, từ những quan hệ con người với con người trong quá trình hoạt động. Sự hình thành những phẩm chất đạo đức của con người gắn với tình cảm gia đình, với ý thức cộng đồng, giai cấp, dân tộc và nhân loại. Trong tác phẩm Chống Đuy Rinh, Ph.Ăngghen đã viết: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ" [38, tr.137]. Những phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, trung thành, dũng cảm . được khẳng định như những giá trị, phẩm chất, nhân cách con người nói chung thanh niên nói riêng. Với tư cách là phương thức điều chỉnh hành vi con người và quan hệ giữa cá nhân với xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức, 8 chức năng giáo dục, và chức năng điều chỉnh hành vi. Mỗi chức năng có vai trò, vị trí nhất định đồng thời có mối liên quan mật thiết, tác động lẫn nhau. Trong đó, chức năng giáo dục và chức năng điều chỉnh hành vi có vai trò quan trọng. Nhờ các chức năng này mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình, bảo đảm hài hoà quan hệ lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng, tạo nên sự đồng thuận giữa phát triển cá nhân và phát triển xã hội. Trong cấu trúc nhân cách, đạo đức một bộ phận đặc biệt, là nét đặc trưng, là thuộc tính căn bản. Theo tác giả Bandzelaze: "Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách con người". Sự khác nhau giữa nhân cách này hay nhân cách khác là khác nhau về đạo đức. Trong điều kiện hiện nay để thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH đòi hỏi phải có con người với tư cách là nguồn nhân lực, động lực của sự nghiệp CNH - HĐH là con người phát triển toàn diện: Có tri thức khoa học, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sáng tạo trong tiếp thu và ứng dụng những thành tựu KHCN hiện đại cùng những phẩm chất đạo đức cần thiết. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh là động cơ, là xúc cảm đạo đức thôi thúc các thế hệ, các cá nhân nỗ lực hoạt động trên mọi lĩnh vực đề làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Lợi ích cá nhân chính đáng được thực hiện trong sự thống nhất biện chứng với lợi ích xã hội. Sự quan tâm đến lợi ích xã hội, tới sự giàu có cho quê hương, đất nước là tiêu chí đánh giá mọi hoạt động của cá nhân. Chính vì vậy, những giá trị đạo đức như yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng, tình yêu lao động, tính trung thực, tận tụy, ý chí tự lực, tự cường vẫn giữ vai trò chi phối mọi hoạt động của con người, đặc biệt là đối với thanh niên. Yêu cầu của một nhân cách phát triển toàn diện là những con người "có lý tưởng cao đẹp, ý thức, trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và có tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính" [7, tr.83]. Trong sự nghiệp đổi mới, sự phát triển nền kinh tế thị trường cùng với quá trình giao lưu hội nhập quốc tế là những tác nhân mạnh mẽ hình thành những giá trị mới, quan niệm và chuẩn mực mới trong sự phát triển của thanh 9 niên. Thay cho mẫu người hiền lành, nhẫn nại nhưng "lệ thuộc", "thụ động" đang hình thành những nhân cách mới năng động, chủ động, tích cực và sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp. Đó là những thanh niên mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro và dám chịu trách nhiệm. Họ đang nỗ lực trong mọi hoạt động lao động, học tập, nghiên cứu khoa học để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội. Sự cống hiến tài năng, trí tuệ và sức lực cho xã hội thông qua hoạt động trên lĩnh vực chuyên môn của mình để khẳng định sự trưởng thành về những phẩm chất xã hội, đặc biệt là phẩm chất đạo đức. Đồng thời, đó cũng là biểu hiện của sự phát triển tính cách, nhân cách của thanh niên. Thực tế cho thấy, sự năng động, linh hoạt và sáng tạo của mỗi cá nhân nếu không dựa trên nền tảng những giá trị phẩm chất đạo đức sẽ không đưa đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Thiếu sự rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức sẽ dẫn đến sự lệch lạc, biến dạng về nhân cách như là một sự "tha hoá" mà biểu hiện đó là chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống thực dụng, bất chấp luân thường đạo lý, sẵn sàng chà đạp lên tất cả chỉ vì đồng tiền, địa vị và quyền lực cho riêng mình. Nó là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội như tham nhũng, quan liêu, buôn lậu, trốn thuế, cờ bạc, trộm cắp, ma tuý, mại dâm . Vì vậy, đạo đức là một thành tố quan trọng, là nguồn lực nội sinh bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 Khoá VIII Đảng ta nhấn mạnh: Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần xã hội. Theo nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững [9, tr.55]. Nhân cách thanh niên được hình thành và phát triển trong lao động, học tập và rèn luyện. Thông qua các hình thức hoạt động mà thanh niên nhận thức được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Động cơ thúc đẩy cá nhân hoạt động là lợi ích của chính họ. Nhưng, những lợi ích cá nhân được thực hiện một cách chân chính mới là động lực phát triển nhân cách của họ. Ngược 10 [...]... thanh niên Thanh Hoá với tư cách là "nguồn lực trẻ" trong sự phát triển quê hương đòi hỏi phải có một chiến lược giáo dục đào tạo toàn diện trong đó, giáo dục đạo đức là yêu cầu bức xúc để nâng cao chất lượng nguồn lực này 26 1.2 YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.2.1 Yêu cầu giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay Sự... cách, lý tưởng và niềm tin, trong nhiều thanh niên còn thiếu tính tích cực xã hội Việc giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung và thanh niên Thanh Hoá nói riêng là việc làm cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đạo đức bao hàm nhiều nội dung, song với đặc thù thanh niên Thanh Hoá cũng như những mặt hạn chế của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá bước đầu có thể đề xuất một... vào giáo dục thanh niên "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [41, tr.489] Giáo dục đào tạo và bồi dưỡng về mọi mặt cho thanh niên trong đó giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng, là yêu cầu thường xuyên, liên tục trong chiến lược phát triển con người của Đảng ta Yêu cầu giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá nằm trong yêu cầu chung của việc giáo dục đạo. .. của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên Đồng thời, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá cần được quan tâm, chú trọng còn bởi đặc điểm và vai trò của thanh niên Thanh Hoá đối với sự phát triển kinh thế - xã hội 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của thanh niên Thanh Hoá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2.1 Đặc điểm của thanh niên Thanh Hoá Thanh niên là... tr.203] Theo đó, giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến đối tượng của giáo dục nhằm hình thành họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng, hành vi đạo đức, đó là những phẩm chất đạo đức cần thiết theo yêu cầu của xã hội, trong từng giai đoạn phát triển nhất định Giáo dục đạo đức là con đường, là cách thức cơ bản và chủ yếu để hình thành những phẩm chất đạo đức cho thanh niên Giáo dục đạo đức góp phần... tài năng và tài năng phải dựa trên cơ sở đạo đức Sự thống nhất giữa tài năng và đạo đức đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, bao hàm cả sự phát triển về tài năng, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực là yêu cầu và biểu hiện của nhân cách phát triển toàn diện của thanh niên hiện nay Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho thanh niên Thanh Hoá hiện nay được quy định bởi vai trò của đạo. .. đạt được trên các lĩnh vực mà thanh niên Thanh Hoá đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy góp phần đưa đất nước ngày một phát triển, thì vấn đề đạo đức của thanh niên nói chung và thanh niên Thanh Hoá nói riêng hiện nay đang đặt ra những vấn đề mang tính thời sự, mà các cấp, các ngành cần phải quan tâm hơn nữa Do vậy, việc giáo dục đạo đức thanh niên, đội quân hùng hậu của hiện tại và chủ nhân tương lai... quan trong từng đặc điểm, tính cách của thanh niên Thanh Hoá đặt ra yêu cầu phải quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục đạo đức nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế của thanh niên Thanh Hoá, góp phần xây dựng thế hệ trẻ vừa đức vừa tài đáp ứng yêu cầu đất nước trong giai đoạn hịên nay 1.1.2.2 Vai trò của thanh niên Thanh Hoá trong sự phát triển kinh tế - xã hội Tỷ lệ thanh niên. .. dung giáo dục đạo đức sau đây: Một là, giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên Thanh Hoá là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá giàu bản sắc, có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, là nơi có nhiều dấu ấn lịch sử Thế hệ thanh niên Thanh Hoá hiện nay vinh dự được kế thừa những giá trị văn hoá to lớn mà biết bao thế hệ cha anh họ đã tạo dựng nên Thanh niên Thanh Hóa hiện nay. .. điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm và lẽ sống tích cực cho thanh niên Đồng thời, thông qua giáo dục đạo đức giúp cho họ nhận diện phê phán và đấu tranh loại bỏ những biểu hiện vi phạm đạo đức, những quan niệm đạo đức sai lầm, lạc hậu, lệch chuẩn hay không còn phù hợp với điều kiện mới Giáo dục đạo đức là truyền lại cho thế hệ đang lớn lên những giá trị đạo đức truyền thống Trên cơ sở đó họ sẽ nhận . DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở THANH HOÁ TRONG GIAI. giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh

Ngày đăng: 10/04/2013, 11:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan