Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay

15 639 1
Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta đã có những bước tiến quan trọng. Được biết, Công ước CEDAW là Công ước về “Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18 – 12 – 1979. Ngày 03 – 09 – 1981, sau khi nước thứ 20 thông qua, công ước này bắt đầu có hiệu lực với tư cách một văn kiện quốc tế tổng hợp nhất về quyền con người của phụ nữ. Theo Uỷ ban CEDAW, đã có 186 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia công ước vào 29 – 07 – 1980 phê chuẩn vào 27 – 11 – 1981. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao vị thế cho người phụ nữ, chống lại các hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Hơn nữa, với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đời sống nhân dân được nâng cao thì vị thế người phụ nữ cũng được cải thiện một cách đáng kể, có điều kiện tham gia công tác xã hội, có vai trò trong sản xuất kinh tế cũng như nuôi dạy con cái trong gia đình của họ. Việt Nam tham gia hưởng ứng ngày Thế giới về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25 – 11), về nguyên tắc, Đảng và Nhà nước chủ trương xóa bỏ mọi hành vi bạo lực trên cơ sở giới nói chung cũng như bất kỳ hành vi bạo lực gia đình nào đối với phụ nữ nói riêng. Nhưng trên thực tế, bạo lực đối với phụ nữ vẫn còn diễn ra một cách khá phổ biến. Theo ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó tránh án Tòa án nhân dân Hà nội: số vụ li hôn bắt nguồn từ bạo lực đối với phụ nữ phải xét tới cấp phúc thẩm chiếm 99/222 vụ năm 2000; 57/175 vụ năm 2001; 35/119 vụ trong tháng 9/2002. Nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy, hơn 40% phụ nữ trong mẫu khảo sát đã từng bị chồng đánh đập hoặc chửi mắng. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao 18 tỉnh thành từ 1992 – 2000 đã xảy ra 11.630 vụ bạo lực gia đình buộc cơ quan luật pháp và chính quyền can thiệp. Trong đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Thái Bình 1.123 vụ, Hà Tây (nay là Hà nội) 1.484 vụ và một số tỉnh khác như Khánh Hòa 819 vụ, Ninh Thuận 967 vụ, Kiên Giang 2.001 vụ, Bà Rịa Vũng Tàu 515 vụ. Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3%. Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1 – 2000 đến tháng 9 – 2002, Trung tâm Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân bị bạo lực gia đình. Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484 vụ, Kiên Giang 2.005 vụ Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải nhiều vụ bạo lực rất Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 1 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay dã man trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ!?” trên Báo Thanh niên - số 186 ra ngày 05 – 07 – 2003; Bài “Kẻ giết vợ dã man”, “Hình phạt chung thân vì hành xử vợ bằng búa” trên Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 08 – 09 – 2003; Bài “Đổ xăng đốt vợ” trên Báo Công an nhân dân ra ngày 07 – 12 – 2002 Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô nhân tính của người chồng đối với vợ mình. Phụ nữ nông thôn phải làm rất nhiều công việc khác nhau như nội trợ, nuôi con, tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà chăm lo phát triển kinh tế gia đình trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường. Công cuộc đổi mới kinh tế ở nông thôn Việt Nam đã tạo ra mức tăng trưởng rất đáng khích lệ về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong sự thay đổi đó, phụ nữ nông thôn đã có những đóng góp hết sức quan trọng bởi vì họ là lực lượng lao động cơ bản trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế thị trường, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình chưa tương xứng với mức độ đóng góp của họ. Phụ nữ đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới: thường phải làm việc nhiều hơn, không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và học tập chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy mà sự phụ thuộc của họ vào gia đình và xã hội vì vậy cũng tăng lên. Gia đình là cái nôi yêu thương, là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã của con người. Nhưng trong nhiều gia đình xuất hiện bạo lực thì đó lại được coi là “địa ngục trần gian” ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người phụ nữ, đặc biệt là việc hình thành và phát triển của con trẻ. Hậu quả để lại không chỉ về thể chất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế xã hội. Trước thực trạng bạo hành đang diễn ra hàng ngày với nhiều xu hướng biểu hiện khác nhau dưới nhiều hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp em đã chọn đề tài “Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay” cho môn xã hội học giới của mình. Với hi vọng phác họa bức tranh về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay. Từ đó chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của bạo lực và đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu  Phác họa bức tranh về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay. Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 2 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay  Tìm hiểu các quan niệm về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn.  Hiểu sâu hơn các nguyên nhân và hậu quả của hành vi bạo lực của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay.  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình ở nông thôn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Thao tác hóa khái niệm bạo lực gia đình.  Xem xét thực trạng bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay đang diễn ra như thế nào? Những bạo lực nào được nhận biết và loại bạo lực nào trên thực tế có thể đã bị bỏ qua, chủ thể nhận thức về bạo lực như thế nào?  Chỉ ra các loại bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay.  Tìm hiểu các quan niệm về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn.  Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay.  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình ở nông thôn. 3. Đối tượng nghiên cứu Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Khái niệm bạo lực gia đình Trong giao tiếp của ngôn ngữ hàng ngày, người dân thường hiểu bạo lực phải liên quan đến những hành vi cụ thể như đánh đập, chửi mắng, cưỡng ép…hoặc sự ngược đãi vượt quá mức độ gây thương tích không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, theo khái niệm của Liên hợp quốc trong “Tuyên ngôn về chống bạo lực đối với phụ nữ” năm 1993 thì bạo lực chống lại phụ nữ là “bất kỳ hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thương về thân thể, tâm lý hay tình dục hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do, dù ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” (United nations, 1995). Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 3 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay 2. Phân loại bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình. Một hành vi cụ thể của chồng đối với vợ có thể coi là bạo lực nếu nó gây ra những tổn thương. Quan niệm thế nào là bạo lực sẽ chi phối sự phản ứng, cách thức xử lý cũng như khả năng và mức độ chấp nhận của chủ thể bị bạo lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra các cách phân loại như sau: Bốn loại bạo lực gia đình: i) Ngược đãi thân thể: đánh đập, cưỡng ép…; ii) Ngược đãi về lời nói: chửi mắng…; iii) Ngược đãi về tình cảm: chiến tranh lạnh, phớt lờ…iv) Ngược đãi liên quan đến tình dục: cưỡng ép tình dục…(Vũ Mạnh Lợi và các cộng sự, 1999). Hai loại bạo lực gia đình: i) Bạo lực nhìn thấy được, thường là những hành vi bạo lực về thể chất như đánh đập, sử dụng vũ lực để đe dọa, đá, đấm, hay các hành vi đe dọa sử dụng các biện pháp tránh thai của vợ… ii) Bạo lực không nhìn thấy được, bao gồm việc sỉ nhục, chửi bới, thờ ơ lãnh đạm hoặc chiến tranh lạnh (Lê Thị Quý, 2000; Lê Ngọc Văn, 2004, tr 32). Ba loại bạo lực gia đình: i) Bạo hành thể xác, ii) Bạo hành tinh thần: mọi hành động tổn thương đến đời sống tinh thần của người phụ nữ như lăng mạ, chửi rủa, mắng mỏ, đe dọa hoặc những hành vi khác xúc phạm làm nhục vợ trước mặt người khác làm cho họ đau đớn lo sợ, ngoại tình…iii) Bạ hành tình dục: cưỡng ép vợ trong quan hệ tình dục trái với ý muốn của người vợ, thậm chí lúc mệt mỏi ốm đau…(Lê Phương Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001). Năm loại bạo lực gia đình: i) Cưỡng bức thân thể, bao gồm các hành vi như đấm, đá, bạt tai…gây tổn thương về thể xác; ii) Cưỡng bức tình dục, bao gồm việc ép phải quan hệ tình dục hoặc bắt xem những hình ảnh khiêu dâm mà không được phép của phụ nữ; iii) Cưỡng bức về tâm lý và tình cảm, bao gồm việc sống trong bầu không khí bị đe dọa và so sánh họ với người khác với lời nói mạt sát; iv) Cưỡng ép về mặt xã hội, bao gồm việc cắt đứt các mối quanh hệ của người phụ nữ với người thân trong gia đình và bạn bè; v) Cưỡng bức về tài chính, trong đó người chồng hoàn toàn kiểm soát về mặt tài chính đối với người vợ (Bùi Thu Hằng, 2001). Mặc dù có nhiều cách hiểu và phân loại khác nhau về bạo lực gia đình như trên. Tuy nhiên trong đề tài của mình em sẽ nghiên cứu dựa trên quan điểm phân chia thành 4 loại bạo lực, đó là i) Bạo lực thân thể, ii) Bạo lực tinh thần, iii) Bạo lực kinh tế và iv) Bạo lực tình dục. Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 4 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay 3. Quan niệm về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ và mức độ phổ biến. 3.1. Các quan niệm về bạo lực thân thể của chồng đối với vợ và mức độ phổ biến Quan niệm về bạo lực thân thể thường được người trả lời nói ra một cách dễ dàng và không gặp khó khăn trong quá trình diễn đạt ngôn từ. Các hành vi bạo lực thân thể thường được đề cập là “đánh” sau đó mới là “chửi”, “mắng”, “cãi nhau”… “Kiểu đánh rất dã man…chắc là nó học được võ…toàn đánh vào mặt rất đau… đánh nhiều máu mồm, máu mũi chảy ra…Trên đường về thế là đánh vợ suốt từ Viện về đến nhà, mấy cây số. Mà đường làng, đá sỏi vàng trồi lên mặt đường. Cứ dứt tóc vợ rồi ghì mặt vợ xuống mặt đường . Sứt sát hết, chảy bao nhiêu máu…”(Nữ 30 tuổi, Tày, xã Đông Quan, Lạng Sơn). Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng không phải cứ đánh là bạo lực mà phải đánh đến một mức độ nào đó gây ra tổn thương nhất định mới được coi là bạo lực. “Bạo lực là phải đánh đập nhiều ý. Lấy cây đập hay là lấy nắm đấm đấm mới gọi là bạo lực. Còn tát vài cái chưa được gọi là bạo lực” (PVS nữ, 42 tuổi, xã Đông Quan, Lạng Sơn). Những quan niệm trên cho thấy dù hành vi bạo lực thân thể là cụ thể và dễ nhận biết do vậy mọi người sẽ tìm thấy sự thống nhất nhưng trên thực tế lại tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. Thậm chí có những phụ nữ lại quan niệm bạo lực phải là hành vi “đánh đập nhiều” còn “tát vài cái” chưa được coi là bạo lực. Điều này có thể lý giải do nhận thức của phụ nữ nông thôn còn thấp, do những trải nghiệm cá nhân hay thói quen ứng xử trong gia đình hoặc cộng đồng… Mặc dù có những quan niệm khác nhau như trên nhưng trong một số nghiên cứu đã đưa ra những con số khá thú vị. Cuộc khảo sát của Vũ Mạnh Lợi và cộng sự (1999) cho biết, khoảng 80% phụ nữ đã từng bị ngược đãi bởi người chồng, từ 10% đến 25% đã từng bị đánh; 7.5% đã từng đe dọa đánh vợ hoặc ném một cái gì đó đối với vợ và 8.5% đã từng đánh, tát hoặc xô ngã vợ. (Vũ Tuấn Huy, 2003, tr 165 – 166). Theo khảo sát của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam năm 2001 thì tỷ lệ người vợ bị chồng đánh là 7% trong khi đó tỷ lệ này năm 2000 là 3.2%. Trong các hành vi bạo lực thân thể thì hành vi bị chồng đấm, đá, tát hoặc dùng gậy đánh chiếm tới 70%: “ Có rượu vào ông ấy đánh, không rượu thì ông chửi, chửi cả dòng họ. Tôi sinh năm đứa con nhưng do ông ấy đánh tôi, đánh cả lúc mang thai nên tôi tức lên tôi đi kế hoạch triệt sản để hổng đẻ nữa. Đánh tôi bằng cây, bằng dao. Tôi nằm ông ấy cứa ngang cổ nữa, chém ngay đây” (Nữ, 39 tuổi, xã Kh.B). Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 5 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay Nghiên cứu của Hội đồng dân số tại Bình Dương năm 2002, cho biết, có 22% trong tổng số 205 phụ nữ được hỏi đã từng là nạn nhân bạo lực của người chồng và có 13% đã từng chịu ngược đãi trong vòng một năm qua trong đó bạo hành về thể chất được đề cập nhiều nhất với hình thức là đấm, đá và đánh bằng cây, gậy chiếm 14%. Theo số liệu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2005 về “Thực trạng bình đẳng giới năm 2004 – 2005 thì đã có tới 5.7% phụ nữ bị chồng đánh. Như vậy có thể thấy, có nhiều hình thức bạo lực thân thể nhưng phổ biến nhất vẫn là đánh, đá và tát. Các quan niệm về vấn đề bạo lực cũng rất đa dạng, có nhiều người còn cho rằng chỉ có đánh đập vợ, thậm chí phải đánh đạp thường xuyên gây ra tổn thương lớn thì mới gọi là bạo lực. 3.2. Các quan niệm về bạo lực tinh thần của chồng đối với vợ và mức độ phổ biến Những hành vi bạo lực tinh thần thường được mô tả một cách khó khăn hơn và dè dặt hơn so với bạo lực thân thể. Tuy vậy không làm mất đi tính đa dạng của các quan niệm. “Còn một dạng bạo lực nữa là, vợ chồng không hiểu nhau, ghen tuông mà chiến tranh lạnh trong gia đình. Tôi thấy đó cũng là bạo lực trong gia đình, vì có trường hợp vợ chồng không nói chuyện với nhau nhưng trước mặt con cái vẫn đàng hoàng, tử tế. Nhưng không quan hệ vợ chồng, không nói chuyện,,,Nhưng chồng ghen vợ mà cứ kéo dài như vậy, có người hàng năm trời.” (Nữ, chủ tịch Hội Phụ Nữ, Đắc Lắc). Trong trường hợp này, bạo lực tinh thần được quan niệm là “chiến tranh lạnh” với các biểu hiện như “không hiểu nhau”, “không nói chuyện với nhau”, “kéo dài hàng năm trời”…do lí do ghen tuông. Bên cạnh đó có phụ nữ lại quan niệm bạo lực tinh thần là “đánh trong tâm hồn” là lạnh nhạt, hờ hững (PVS nữ , Tày, Lạng Sơn). Không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng đưa ra quan niệm của mình về vấn đề bạo lực gia đình của chồng đối với vợ, trong đó còn đưa ra sự so sánh “…câu nói cũng thuộc hành vi bạo lực…Vâng, đấy là bạo lực thậm chí còn đau hơn cả đánh nữa” (Ý kiến nam, TLN cán bộ, xã Đông Quan, Lạng Sơn). Trên thực tế còn tồn tại một thực trạng về quan niệm bạo lực tinh thần, cùng là một hành vi nhưng có người xem nó là bạo lực, thậm chí còn nặng hơn bạo lực thân thể nhưng có người lại cho là đó là hành vi bình thường trong các gia đình: Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 6 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay “Chửi nhau chắc là chưa là bạo lực, vì chưa đánh mà…Cãi nhau, chửi nhau thì là chuyện bình thường trong gia đình, có gì đâu” (PVS, nữ 42 tuổi, Tày, xã Đông Quan, Lạng Sơn). “Người ta nói đánh một phát đau rồi khỏi chứ câu nói mới là sâu sắc, nói nặng nề là rất bạo lực” (TLN nam, xã Đông Quan, Lạng Sơn). Bạo lực tinh thần cũng diễn ra khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Trong một nghiên cứu “Biến đổi gia đình” năm 2001 của Việc Xã hội học cho hay 44.6% nam giới thừa nhận đã từng có hành vi “im lặng, từ chối nói chuyện với vợ”, có 28.6% người chồng đã từng lăng mạ hoặc chửi bới vợ, 4% đã từng nhạo báng hoặc làm bẽ mặt vợ; 1.6% chồng có hành vi bỏ lửng vợ (khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2001); 17% người chồng chửi mắng vợ (Hội đồng Dân số, 2002); 21.2% từng bị chồng chửi trong 12 tháng qua(Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2005). Nhìn chung, hình thức bạo lực tinh thần không dễ nhận biết như bạo lực thể chất nhưng mức độ phổ biến của nó cũng được biểu hiện bằng những con số đáng ngạc nhiên. 3.3. Các quan niệm về bạo lực kinh tế của chồng đối với vợ và mức độ phổ biến Bạo lực về kinh tế thường được hiểu là sự kiểm soát về tài chính và ngân quỹ trong gia đình của chồng đối với vợ. Có những gia đình mà mỗi khi vợ muốn chi tiêu cái gì đó thì đều phải được sự đồng ý của chồng, thậm chí có gia đình người chồng còn bắt người vợ ghi chi tiêu các khoản hàng tháng để người chồng kiểm tra. Đáng chú ý là bạo lực kinh tế thường không diễn ra một cách độc lập mà còn cộng thêm các bạo lực khác: “Bây giờ có đồng tiền nào ông ấy cuỗm hết rồi. Ông ấy viết cái giấy là “tao sẽ giết sạch từ mẹ đến con, sẽ đốt sạch, phá sạch, tao cũng chết thiêu luôn”” (PVS nữ, 59 tuổi, xã Đông quan, Lạng Sơn). Trong ý kiến này người vợ ngoài bị bạo lực về kinh tế còn bị bạo lực về thân thể. Sau khi bị chồng đánh phải nhập Viện rồi đến khi ra Viện còn bị chồng lấy đi tất cả tiền của. Một số phụ nữ là nạn nhân của bạo lực kinh tế cũng đã kể về việc “…bị chồng cướp nữ trang, đạp phá đồ đạc cùng với việc đe dọa sẽ giết” (PVS, nữ 38 tuổi, Tày, xã Đông quan, Lạng Sơn). Cuộc khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2001 đã chỉ ra rằng có 44.6% phụ nữ bị chồng cấm vận về kinh tế vì cho rằng vợ ăn tiêu hoang phí. Như vậy có thể thấy vấn đề bạo lực về kinh tế trong gia đình cũng đang diễn ra khá phổ biến và được biểu hiện dưới nhiều cung bậc khác nhau thông qua các quan niệm. Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 7 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay 3.4. Các quan niệm về bạo lực tình dục của chồng đối với vợ và mức độ phổ biến. Tình dục là vấn đề riêng tư, tế nhị nên khi được hỏi người trả lời rất e ngại nhắc đến vấn đề này. Có thể lí giải rằng chính người trả lời không muốn “vạch áo cho người xem lưng” tế nhị trong chuyện thầm kín. Hơn nữa đây là vấn đề không nhìn thấy được của hàng xóm nhà mình như bạo lực thân thể. Người vợ là nạn nhân thường e ngại thậm chí giấu diếm. Bên cạnh đó, có người phụ nữ còn quan niệm rằng việc đáp ứng các nhu cầu tình dục của chồng là trách nhiệm của người vợ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Điều này khi được hỏi trực tiếp có người vợ đã chia sẻ: “Em chỉ nghĩ là ông ấy đua đòi theo cái phim sex thế thôi. Nhưng mà như vậy thì em cảm thấy xúc phạm, không có người phụ nữ nào muốn [chồng] trèo lên mình hùng hục như một con trâu, không ai muốn như vậy hết. Lúc mới cưới về thì nhẹ nhàng, bây giờ thì cứ hùng hục, cư lên giường là chỉ biết nghĩ tới cái đó, chứ ngoài ra không có cách nào để làm cho vợ có ý chung với mình, hai người cùng như vậy thì mới hạnh phúc được. Còn đằng này không cần biết phía bên vợ thích hay là không thích” (Nữ, nạn nhân, Tây Ninh). Việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột, không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề quan hệ tình dục là không dễ nếu thiếu sự trao đổi, bày tỏ ý kiến giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên vấn đề này không phải là không dung hòa được. Có người phụ nữ đã bày tỏ: “Vì thể lực và sinh lý của con trai nó khác của con gái. Con gái khi đã mãn kinh thì nhu cầu về cái ấy ít lắm. Chỉ một phần nào thôi. Như cô chú thì bảo ban nhau được. khi mình đã mãn kinh, không đáp ứng được nhu cầu của chồng thì mình cũng giải thích, cũng hòa thuận”(PVS nữ, 59 tuổi, Lạng Sơn). Trong cuộc khảo sát của Vũ Mạnh Lợi và cộng sự năm 1999 thì có tới 16% đến 25% người vợ đã từng bị chồng cưỡng ép làm tình. 4. Nguyên nhân của bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn. Tại sao lại xuất hiện bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình, đối với một số trường hợp tìm được câu trả lời khá dễ dàng nhưng đối với một số trường hợp khác thì đó lại là vấn đề không đơn giản. Đơn giản khi trả lời câu hỏi thường là đối với những người vợ bị bạo lực lần đầu, có một lí do cụ thể và trong bối cảnh xác định. Vì vậy mà có những nạn nhân là những người vợ có thể tường thuật lại sự việc như mới xảy ra ngày hôm qua. Còn không đơn giản khi người trả lời bị bạo lực không phải lần đầu mà lí do bị bạo lực là tổng hợp của nhiều yếu tố mà Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 8 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay không thể xác định được nguyên nhân, không đặt trong bối cảnh cụ thể nào nên khó mà nhớ để mô tả được. 4.1. Mâu thuẫn trực tiếp Sự bực bội và cãi vã thường được coi là quẹt diêm châm bùng lên ngọn lửa bạo lực của chồng đối với vợ. Nó thường được bắt đầu bằng không khí căng thẳng không tìm được tiếng nói chung dẫn đến có những lời nói nặng lời giữa hai bên chồng vợ. “ …Chỉ có bực quá thì cãi vã nhau, đến lúc bực quá thì cho hai phát tát, một phát đá chẳng hạn” (Nam, 49 tuổi, Nùng, Lạng Sơn). Trong quá trình mâu thuẫn diễn ra hành vi của vợ và chồng thường khác nhau. Người vợ thường dùng lời nói với cấp độ tăng dần lên nặng lời, người chồng thường dùng chân tay (tát, vả, đập, đánh, đá,…) hay những đồ vật(quăng, ném, đánh, đập,…). Tuy nhiên, cũng có những người vợ đập phá đồ đạc (do ghen tuông) còn người chồng thì bỏ đi vì nếu như ở đó thì có thể người chồng sẽ đánh vợ ngay lúc đó. Cũng có những trường hợp ngoại lệ là người vợ nín nhịn vì nếu có hành động thì càng bị đánh nhiều hơn. Mức độ của hành vi bạo lực còn tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể. Nếu mâu thuẫn xảy ra trong gia đình, không có sự có mặt của người ngoài, không cần giữ thể diện thì sự nóng giận được đẩy lên nhanh hơn và sự kiềm chế bị chùn xuống, kết quả là hành vi bạo lực của chồng đối với vợ có thể được đẩy lên đỉnh điểm. 4.2. Mâu thuẫn liên quan đến kinh tế. Các vấn đề liên quan đến kinh tế có thể kể tên đó là: có việc làm, sự phụ thuộc kinh tế của người phụ nữ, đóng góp về thu nhập… đều có thể dẫn đến những mâu thuẫn vợ chồng và các hành vi bạo lực có mầm mống xuất hiện. 4.2.1. Thất bại trong quá trình chuyển đổi lao động nghề nghiệp và việc làm không ổn định ở nông thôn. Nghề nghiệp được coi là vấn đề sống còn với gia đình ở nông thôn. Nhiều người vợ hoặc người chồng có khi là cả hai có xu hướng thay đổi nghề nghiệp để thay đổi thu nhập cho kinh tế gia đình. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi đó không phải ai cũng thành công. Khi sự thất bại xuất hiện thường dẫn đến những căng thẳng, lo lắng có thể tiến tới những mâu thuẫn, xung đột và bạo lực. “…Lúc bấy giờ tôi đang làm cơ quan, Sau đó vì kinh tế khó khăn quá…tôi xin phép nghỉ để củng cố kinh tế gia đình…Hai vợ chồng về tập trung làm kinh tế….nhưng không được mà chỉ Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 9 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay có khó khăn thêm…nuôi con lại vất vả hơn…kinh tế khó khăn thì tình cảm sứt mẻ, hai bên đều giữ một khoảng cách” (Nam, 49 tuổi, Nùng, Lạng Sơn). Không có việc làn ổn định trong khi phải duy trì cuộc sống gia đình, gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đè nặng lên hai vai gây áp lực lớn. Chỉ cần thiếu sự động viên chia sẻ là có thể dẫn đến những xung đột. 4.2.2. Đóng góp chênh lệch của vợ và chồng trong kinh tế hộ gia đình Đóng góp của vợ và chồng vào kinh tế gia đình phụ thuộc vào thu nhập. Khoản đóng góp đó thường để duy trì các hoạt động của gia đình: ăn uống, nuôi dạy con, cỗ bàn…Nếu khoản đóng góp đó là tương đối giữa hai vợ chồng thì không có vấn đề gì nhưng sẽ là có vấn đề nếu sự đóng góp đó là quá chênh lệch. Người đóng góp ít hơn thường sẽ bị phụ thuộc, nhất là ở nông thôn mặc dù người vợ có vai trò quan trọng trong sản xuất nhưng thành quả của họ chưa được công nhận một cách tương xứng với những gì họ bỏ ra. Vì vậy mà có những gia đình ông chồng hoàn toàn chuyên quyền độc đoán đối với vợ. Tuy nhiên cũng có những gia đình thì người vợ đóng góp lớn hơn chồng nhưng vẫn có thể bị bạo lực: “vợ làm ra tiền, còn chồng “nhàn quá” nên rượu chè rồi gây sự” (mô tả của cán bộ cán bộ Tư Pháp xã Đông Quan, Lạng Sơn). Bên cạnh đó, có một yếu tố liên quan đến mâu thuẫn này nữa là trình độ học vấn. Trình độ học vấn luôn là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người chồng. Trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: Kết quả nghiên cứu tại Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới chấp nhận hành vi mắng chửi vợ đã giảm từ 61.3% ở nhóm có trình độ học vấn tiểu học xuống còn 33.6% nhóm trình độ học vấn phổ thông trung học. Nhìn chung sự đóng góp vào kinh tế gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và gây ra bạo lực gia đình, trong đó yếu tố trình độ học vấn có tầm ảnh hưởng lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của những ông chồng. 4.2.3. Thiếu niềm tin, không thống nhất trong làm ăn Niềm tin là trạng thái tình cảm cụ thể của con người, đặt hoàn toàn hi vọng vào người nào hay cái gì đó cho đúng sự thực, là có thật, nghĩa là rất có thể sẽ như vậy, tới mức có thể dựa vào, trông cậy vào (Viện Ngôn ngữ học, 1988; Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà nội). Trong gia đình niềm tin thường được biểu hiện là sự tin tưởng lẫn nhau, thống nhất với nhau trong cuộc sống cũng như trong tình cảm. Tuy nhiên, nếu thiếu niềm tin sẽ gây ra mâu Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT 10 [...]... Kết luận Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ diễn ra ở mọi vùng ở Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn vì những đặc thù của nó Các cuộc nghiên cứu đều cho thấy bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn là hiện tượng đang tồn tại tương đối phổ biến Các hành vi bạo lực của người chồng cũng được biểu hiện rất đa dạng và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho người vợ Những hành vi bạo lực thân... tiêu cực đến lực lượng lao động của xã hội 2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình của chồng đối với vợ ở nông thôn Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề được nhiều nghiên cứu đề cập Tùy từng cách tiếp cận mà có những giải pháp khác nhau, trong cách tiếp cận về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn, em xin... “Thực trạng nhận thức về bạo lực và bạo lực gia đình trong gia đình tại Đông Nam Bộ” năm 2004 cũng đưa ra kết luận: việc để con cái chứng kiến những hành vi bạo lực là đồng nghĩa với việc dạy dỗ tập cho chúng quen dần với việc dung bạo lực đối với người khác 13 Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay PHẦN III: KẾT LUẬN... cho người chồng về bạo lực gia  Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật đặc biệt là Luật hôn nhân gia đình và đình Luật phòng chống bạo lực gia đình 14 Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay 2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện  Củng cố và đổi mới các hoạt động quản lý cộng đồng của chính quyền và các tổ chức.. .Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay thuẫn trong gia đình mà nguyên nhân của nó thường xuất phát từ những mối nghi ngờ, chồng không tin vợ hoặc vợ không tin chồng “Nhà em không tin em ở chỗ cứ nói em sống vì tiền, kinh tế này kia, lúc nào cũng nghĩ đến tiền Nhà em nghĩ, em lúc nào cũng nói xấu anh ấy cho bên gia đình nghe Hai cái mấu chốt đó không hòa hợp với. .. k26, HVBC&TT Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay Ban đầu đó chỉ là sự nghi ngờ nhưng khi ngoại tình là hiển nhiên, người vợ thì bất bình còn người chồng thường tìm ra bất kỳ nguyên nhân nào để hành hạ vợ 4.3.2 Sinh con một bề Ở nông thôn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” vẫn còn đất ăn sâu bám dễ vào tư tưởng người chồng Sự kỳ... tâm trí lo cho gia đình nữa 12 Nguyễn Thị Huệ, lớp xã hội học k26, HVBC&TT Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay “Cuộc sống gia đình không được đầm ấm, lúc nào cũng nặng nề Kinh tế xa sút đi là điều tất nhiên Nghĩ nhiều, không còn tư tưởng đâu mà làm ăn nữa” (Nữ, 26 tuổi) Có những người vợ không chịu nổi sự vũ phu của chồng mình đã đề đơn ly hôn với mong muốn... muốn được giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại 5.2 Bạo lực gia đình là mối nguy hại đến sự hình thành nhân cách và sự phát triển của con cái Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bạo lực thường có những hành vi khác những đứa trẻ lớn lên trong gia đình không có bạo lực Nhiều học giả đã chỉ ra mối quan hệ sâu sắc giữa bạo lực gia đình và sự thờ ơ, bỏ bê của gia đình với việc chăm sóc trẻ nhỏ và nuôi dạy... người vợ 5 Hậu quả của bạo lực gia đình 5.1 Bạo lực gia đình đe dọa đến sự an toàn của các thành viên và làm suy giảm tính bền vững của gia đình Hậu quả dễ nhận thấy nhất của bạo lực gia đình đó là bạo lực thân thể Đó là sự tổn thương về mặt thể xác: thâm tím, bầm dập, xưng nhức, tụ máu…và dẫn đến sự sợ hãi về tinh thần “ Anh ấy có kiểu đánh rất dã man, toàn đánh vào mắt Có lần đánh em khâu tám mũi ở mắt”... găm, cướp của, đâm thuê, chém mướn… Trong nghiên cứu Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó tới việc hình thành nhân cách trẻ em” của tác giả Lê Thị Quý năm 1999 đã chỉ ra rằng, nhiều phạm nhân nhỏ tuổi lớn lên từ những gia đình không hòa thuận và quen phải nhìn thấy những cảnh bạo lực không chỉ trong phim ảnh mà ngay chính trong gia đình của chúng Trong một nghiên cứu khác của Ủy ban Dân số, gia đình và . HVBC&TT 3 Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay 2. Phân loại bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình. Một hành vi cụ thể của chồng đối với vợ có thể coi là bạo. đình của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay.  Tìm hiểu các quan niệm về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn.  Nguyên nhân và hậu quả của bạo. bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn.  Hiểu sâu hơn các nguyên nhân và hậu quả của hành vi bạo lực của chồng đối với vợ trong các gia đình ở nông thôn hiện nay. 

Ngày đăng: 15/06/2015, 20:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan