Đề kiểm tra HKII của An TNH

9 193 0
Đề kiểm tra HKII của An TNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA -Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm,tự luận. -Gi áo d ục cho HS một số kĩ năng sống -gi áo dục ý th c tự giác làm bài thi II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA -Hình thức : trắc nghiệm,tự luận. -Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học kì II - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên) - Xác định khung ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian : 90 phút Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN T L TN TL VĂN Thể loại C1 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,2 5 2,5 % Tác giả C2 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,2 5 2,5 % Phương thức biểu đạt C4 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,2 5 2,5 % Nội dung nghệ thuật C3,5,6 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2 0,5 5% 1 0,25 2,5 % 3 0,7 5 7,5 % TV Khởi ngữ C8 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,2 5 2,5 % thành phần biệt lậpC11 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,2 5 2,5 % Nghĩa tường minh và hàm ý C7 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5 % 1 0,2 5 2,5 % Các kiểu câu C9 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5 % 1 0,2 5 2,5 % Cụm từ C10 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5 % 1 0,2 5 2,5 % TLV Phép phân tích và tổng hợp C12 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 0,25 2,5 % 1 0,2 5 2,5 % -Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống C1 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: -Nghị luận về một bài thơ. C2 Số câu: 1 2 20 % 1 1 2 20 % 1 Số điểm: Tỉ lệ: 5 50 % 5 50 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 7 1,75 17,5% 5 1,25 12,5 % 1 2 20 % 1 5 50 % 12 3 30 % 2 7 70 % ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian làm bài: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng nhất. 1) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có thể loại giống với bài thơ nào trong các bài thơ sau ? A. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) B. Đồng chí (Chính Hữu) C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) D. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) 2) Tác giả của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là ai ? A. Huy Cận. B Vũ Khoan. C. Nguyễn Duy. D. Y Phương. 3) Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn phương ? A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa. B. Lòng thành kính biết ơn ,thương nhớ vô hạn của tác giả đối với Bác khi đến viếng lăng Bác. C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm lăng Bác. D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác. 4) Văn bản nào sau đây được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận ? A. Con cò (Chế Lan Viên) B. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh hải) C. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) C. Bố của Xi-mông (g,Mô-pa-xăng) 5) Trong đoạn thơ sau, câu thơ nào in chưa chính xác ? Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu lại về A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4 6) Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được trần thuật theo ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Cả A, B, C đều đúng. 7) Dòng nào nêu đúng khái niệm về hàm ý ? A. Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. B. Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu và có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. C. Hàm ý là phần thông báo được diễn đạt thông qua những từ ngữ trong câu. D. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 8) Câu nào sau đây không có thành phần khởi ngữ ? A. Quyển sách này thì tôi đã đọc rồi. B. Mèo, nhà tôi có hai con. C. Rón rén, chị bưng bát cháo đến chỗ chồng. D. Giàu, tôi cũng giàu rồi. 9) Câu văn: “Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.” thuộc kiểu câu gì ? A. Câu đơn. B. Câu ghép đẳng lập. C. Câu ghép chính phụ. D. Câu đặc biệt. 10) Các cụm từ: “phủi áo, nhìn qua khói, chạy theo chị Thao, đi về hang” thuộc loại cụm từ nào ? A. Cụm danh từ. B. Cụm động từ. C. Cụm tính từ. 11) Câu văn: “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.”(Nguyễn Minh Châu – Những ngôi sao xa xôi) có chứa thành phần biệt lập nào ? A. tình thái. B. cảm thán. C. phụ chú. D. gọi - đáp. 12) Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau ? “…… ….……………là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.” A. Giả tthiết. B. So sánh. C. Đối chiếu. D. Tổng hợp. II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (2 điểm) Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích ? (Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng) Câu 2: (5điểm ) Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng được 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B B C D A D C A B C D II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (2điểm ) Học sinh có thể nêu nhiều việc làm, nhiều hoạt động hè vui tươi, bổ ích. Tuy vậy cần chú ý các nội dung cơ bản đảm bảo cho yêu cầu bài nghị luận ngắn về một sự việc, hiện tượng đời sống : - Mùa hè là thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò vì được nghỉ ngơi, giải trí sau chín tháng học tập căng thẳng. - Để mùa hè thật sự thú vị, vui tươi và bổ ích, có thể tổ chức hoặc tham gia các hoạt động sau: + Tổ chức nhóm bạn đi picnic, dã ngoại ở những khu du lịch sinh thái, các thắng cảnh ở địa phương, hoặc cùng gia đình đi du lịch trong và ngoài nước. + Tham gia các hoạt động hè ở địa phương cúng các bạn trẻ, các bạn học sinh ở những trường khác trong phương (xã), trong quận (huyện) Giải trí bằng các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi lành mạnh khác + Sắp xếp thời gian cho việc ôn luyện kiến thức cũ, chuẩn bị cho năm học mới Câu 2: (5điểm ) • Yêu cầu: Bài viết dưới dạng một bài văn nghị luận về một bài thơ. * Mở bài: (0,75điểm) - Giới thiệu tác giả Y phương và bài thơ Nói với con. - Bài thơ là lời tâm tình của người cha nói với con, dặn dò con, ước mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hương. * Thân bài: (3,5điểm) 1. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. a) Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ. (Phân tích bốn câu thơ đầu) Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi, không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ đón nhận từng biểu hiện lớn lên của con trẻ. b) Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. - Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, gắn bó, quấn quýt bên nhau (Đan lờ cài nan hoa; Vách nhà ken câu hát) - Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình (Rừng cho hoa; Con đường cho những tấm lòng). 2. Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con. a) Tự hào về người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương. (Người đồng mình … không lo cực nhọc). - Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thán (yêu lắm; thương lắm con ơi! ) thể hiện tình quê thật thiết tha, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc, chân thành. - Người đồng mình sống vất vả nhưng chí lớn (Cao đo nỗi buồn ; Xa nuôi chí lớn…) - Qua đó, người cha mong con phải sống có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin để xây dựng quê hương (Sống trên đá không chê…không lo cực nhọc). b) Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin (thô sơ da thịt, chẳng mấy ai nhỏ bé…) đã làm nên quê hương với truyền thống tốt đẹp (tự đục đá kê cao quê hương… làm nên phong tục…). Qua đó, người cha muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, cần tự tin mà vững bước trên đường đời. c) Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trưởng thành. Bốn câu cuối hầu như chỉ nhắc lại hai ý trên, nhưng cách nói mạnh hơn. (…thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé /… tuy thô sơ da thịt – không bao giờ nhỏ bé…) - Kết hợp với tiếng gọi Con ơi, với những câu cầu khiến Lên đường; Nghe con , tạo nên giọng điệu dặn dò, khuyên bảo, thôi thúc,… * Kết bài: (0,75điểm) ( Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ – Suy nghĩ của bản thân ) - Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc mà ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình tha thiết, trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chất phác của người miền núi. - Bài thơ diễn tả sâu sắc tình yêu con và ước mong của cha mẹ là con đã được nuôi dưỡng trong tình gia đình, quê hương đằm thắm, thì lớn lên phải sống tình nghĩa, thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy được truyền thống của tổ tiên quê nhà. • Biểu điểm: + Điểm 4,5-5: Bố cục rõ ràng, hợp lí; biết cách nêu luận điểm và triển khai luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc để làm rõ vấn đề nghị luận; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng, sạch sẽ; sai không quá 1 lỗi về chính tả, câu, từ, … + Điểm 3- 4: Bố cục hợp lí; có nêu và triển khai luận điểm nhưng chưa thật mạch lạc, chặt chẽ lắm; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng; sai không quá 2 lỗi về chính tả, câu, từ,… + Điểm 1,5- 2: Bố cục tương đối hợp lí; có nêu và triển khai được một luận điểm nhưng chưa thật mạch lạc, rõ ràng lắm ; diễn đạt còn lủng củng, trình bày cẩu thả ; sai không quá 4 lỗi về chính tả, câu, từ,… + Điểm 0- 1: Bài làm kém về mọi mặt – Lạc đề. …………………………Hết……………………………… Người ra đề:Trương Mai An -GV THCS Trần Nguyên Hãn-TPBG . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA -Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến. hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên) - Xác định khung ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian : 90 phút Mức độ Lĩnh vực nội. lệ 7 1,75 17,5% 5 1,25 12,5 % 1 2 20 % 1 5 50 % 12 3 30 % 2 7 70 % ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian làm bài: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng nhất. 1) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Ngày đăng: 15/06/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan