Nghị luận xã hội

25 1.5K 0
Nghị luận xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sharing the value NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nghị luận xã hội (NLXH) thường bị các em học sinh bỏ qua khi bước vào quá trình ôn tập thi môn văn đại học. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm khi mà câu NLXH chiếm 3/10 điểm của bài thi và các vấn đề đưa ra thường gần gũi với các em học sinh. Nếu nắm chắc các phương pháp làm bài, thao tác đầy đủ các bước và rèn luyện kĩ năng ngay từ bây giờ thì các em sẽ có thể yên tâm khi gặp bất kì dạng đề nào đưa ra. I. ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG RA ĐỀ ĐẠI HỌC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: Phần này được đánh giá qua việc theo dõi các đề thi đại học được ra ở hai khối C, D đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây: Xu hướng ra đề của Bộ Giáo dục ngày càng tiệm cận với tình hình xã hội đương thời, các vấn đề nêu ra thường nóng hổi, gây tranh luận hoặc mang tính định hướng tư tưởng cho chính giới trẻ ngày nay. Về tư tưởng đạo lí, các dạng đề mang tính lý thuyết suông như nghị luận về lòng dũng cảm, lòng nhân ái,… không còn được chú trọng mà chủ yếu là những đức tính đó thể hiện trong các vấn đề của cuộc sống (như trường hợp của Nguyễn Văn Nam trong đề thi đại học khối D – 2013) và thí sinh sẽ bày tỏ ý kiến của mình về nó. Ngoài ra, dạng đề có 2 vấn đề đi đôi / tương phản nhau cũng xuất hiện thường xuyên hơn, cần lưu ý kĩ về phương pháp làm dạng đề này. Vấn đề đưa ra thường trái ngược hoặc hai vế là hai mặt của vấn đề. Đặc biệt: Cần chú ý thêm về những tư tưởng, hiện tượng,… gây ra trào lưu hay làn sóng trong chính cộng đồng người trẻ mà đặc biệt là học sinh. Những tư tưởng này có thể không đúng hoàn toàn nên khi bàn luận sẽ theo hướng ngoài chứng minh còn phải mở rộng, đối chiếu nhiều mặt của vấn đề và rút ra bài học bản thân II. GIỚI THIỆU DẠNG ĐỀ 1. Dạng đề NLXH về tư tưởng đạo lý a. Dạng đề trực tiếp Ví dụ: Bàn về thành công,… Lưu ý: Có trường hợp đề tổng hợp được ra dưới dạng trực tiếp Ví dụ: Bàn về thành công và thất bại trong cuộc sống,… b. Dạng đề gián tiếp b.1. Có một câu nói/ tục ngữ/ danh ngôn/ ý kiến/… Ví dụ: Suy nghĩ về ý kiến của diễn giả Trần Đăng Khoa: “Không phải ai cũng sẽ trở thành một ngôi sao, nhưng bạn luôn có thể tỏa sáng theo cách của bạn” b.2. Có một văn bản ngắn/ câu chuyện ngắn/ bài viết ngắn (có thể trích từ báo) Sharing the value Ví dụ: Người châu Âu không dùng hai chữ “tự hào” cho những gì họ không bỏ công sức hay mang tính đóng góp cho cộng đồng. Ví dụ sẽ không ai tự hào vì mình xinh đẹp hay mình sinh ra trong một gia đình giàu có tiếng tăm. Ngược lại, nếu ai đó có xuất thân tốt đẹp hơn tầng lớp trung bình, họ có mặc cảm mình được hưởng đặc quyền đặc lợi, mình “chơi ăn gian” với những người có xuất phát điểm thấp hơn mình” (Trích từ bài viết Tinh thần công dân châu Âu:Chỉ tự hào khi có đóng góp đăng trên báo Tuổi Trẻ) Suy nghĩ của anh/chị về đoạn trích trong bài báo trên. 2. Dạng bài NLXH về hiện tượng đời sống Bàn về một hiện tượng Ví dụ: Suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ cố tình gây scandal để được nổi tiếng Bàn về hai hiện tượng (rất hiếm gặp) Lưu ý: Hiện tượng đời sống xã hội thường đề cập tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng,… Có thể nói, đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ Giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận. 3. Dạng đề tổng hợp (Đề có tính chất cặp đôi) Ví dụ; Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” (Đề thi đại học khối D – 2012) II. KĨ NĂNG CHÍNH KHI LÀM BÀI 1. Yêu cầu chung (theo đáp án của Bộ Giáo dục) Giải thích (0.5 điểm) Bàn luận (2 điểm) Bài học nhận thức, hành động (0.5 điểm) 2. Các bước làm bài: 2.1. Đọc đề: - Đọc kĩ đề 3 lần (đọc kĩ không bỏ sót chữ nào) - Gạch chân yêu cầu, phạm vi của đề và từ khóa về vấn đề được đưa ra - Dùng dấu / để chia các vế của đề (nhất là với dạng đề tổng hợp, cặp đôi) 2.2. Lập dàn ý - Xác định đề thi về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống - Viết tiêu đề các bước làm ra giấy nháp (vd Giải thích,…). Chú ý viết chừa khoảng trắng để sau đó điền ý chính từng nội dung - Huy động kiến thức, suy nghĩ những ý chính và dẫn chứng viết vào từng phần. Chú ý chỉ viết ý chính và tên dẫn chứng, không viết chi tiết ra. Sharing the value - Chú ý phần lập dàn ý chỉ làm cực kì ngắn gọn, không để mất thời gian. Đọc đề và lập dàn ý chỉ nên giới hạn 15 phút khi luyện tập và 10 phút khi thi thật. 2.3. Viết bài: - Dựa vào dàn ý đã sơ thảo viết thành bài văn. Với NLXH câu chữ không nên rườm rà mà gãy gọn, thuyết phục. - Khi đang viết bài mà có ý gì mới thì ghi ngay vài chữ vào dàn ý tại đúng vị trí để nhớ 2.4. Kiểm tra: - Đọc sơ lược lại một lần để kiểm tra lỗi chính tả, cách viết câu, dùng từ. - Khi đi thi chính thức, phần này có thể làm sau khi đã hoàn thành cả bài nếu thí sinh muốn đảm bảo thời gian làm câu thứ ba. 3. Dàn bài chung cho các dạng đề 3.1. NLXH về tư tưởng đạo lý: Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề (trực tiếp /gián tiếp) - Giới thiệu vấn đề nghị luận. (Trích ý kiến, với dạng đề gián tiếp) Thân bài: a. Giải thích khái niệm Lưu ý: Đối với dạng đề gián tiếp: - Trường hợp 1: Đề có một câu nói/ ý kiến… Giải thích từ ngữ / cả câu Rút ra ý nghĩa, nội dung câu nói (ngắn gọn) - Trường hợp 2: Đề có một văn bản ngắn ,… Giải thích sơ lược những chi tiết chính trong văn bản Rút ra ý nghĩa văn bản, vấn đề nghị luận b. Bàn luận Khẳng định vấn đề: Đúng / Sai? Vì sao Đúng (vì sao Sai)? Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh c. Mở rộng: - Mở rộng vấn đề ở các khía cạnh - Xem xét vấn đề theo hướng ngược lại để nhìn vấn đề toàn diện d. Phê phán Phê phán những gì đi ngược với tư tưởng đúng đắn (không thực hiện hoặc làm quá mức) e. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động Kết bài: - Tóm lại vấn đề (Kết lại ý nghĩa ý kiến, văn bản,…) Sharing the value - Liên hệ bản thân 3.2. NLXH về hiện tượng đời sống Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu vấn đề Thân bài: a. Giới thiệu về hiện tượng đời sống Biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế b. Nguyên nhân: Kết hợp lý lẽ, dẫn chứng c. Kết quả (Hậu quả) d. Hướng nuôi dưỡng (Giải pháp khắc phục) e. Phê phán f. Bài học nhận thức – phương hướng hành động. Kết bài: - Nhắc lại hiện tượng và tóm lại về ý nghĩa - Liên hệ bản thân 3.3. Dạng đề tổng hợp (Đề có tính chất cặp đôi) Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu cả hai vấn đề (Nếu có hai câu nói phải trích dẫn nguyên văn cả hai) Thân bài a. Giải thích hai vấn đề - Giải thích vấn đề 1 (qui về dạng đề trực tiếp hay gián tiếp để giải thích) - Giải thích vấn đề 2 (như trên) - Sơ bộ rút ra mối quan hệ hai vấn đề: Quan hệ đối lập Quan hệ bổ sung b. Bàn luận: Bàn luận về từng vấn đề c. Mở rộng chung - Soi chiếu vấn đề ở nhiều phương diện - Phân tích hạn chế trong từng cách hiểu (nếu có) d. Phê phán chung e. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động Kết bài - Khẳng định lại mối quan hệ của hai vấn đề Sharing the value - Liên hệ bản thân. III. NHỮNG LƯU Ý TRONG KHI LÀM BÀI 1. Cách rèn luyện kĩ năng làm bài NLXH: Dưới đây là một cách rèn luyện tư duy đối với mảng NLXH tương đối hiệu quả, các em học sinh có thể tham khảo và áp dụng: - Dành 10 - 15 phút điểm báo mỗi ngày (báo mạng hoặc báo điện tử). Khi điểm báo nên quan tâm những vấn đề “nóng”, gây nhiều tranh luận, những sự kiện lớn và những trào lưu, hiện tượng của giới trẻ. - Mỗi tuần sắp xếp thời gian làm dàn ý cho hai đề NLXH về tư tưởng đạo lí và hai đề về hiện tượng đời sống. Tốt hơn có thể làm 1 đề tổng hợp về hai vấn đề. Mỗi lần làm dàn ý chỉ cần viết ra các bước chính để nhớ nằm lòng các nước, ghi ý chính cần có trong mỗi bước (chỉ gạch đầu dòng ngắn gọn), huy động kiến thức và chọn dẫn chứng (chỉ nêu dẫn chứng để nhớ). Nếu có thời gian, các em có thể viết ra cụ thể một ý có kèm dẫn chứng và phân tích để quen tay. Việc luyện tập này phụ thuộc vào cách sắp xếp thời gian của các em. - Tập ghi chép và ghi nhớ dẫn chứng: Khi đọc được một mẩu tin về một người, một hiện tượng có thể làm dẫn chứng, các em nên ghi lại vào sổ tay những điểm chính và chú thích những đề mà dẫn chứng ấy có thể phục vụ (một dẫn chứng đôi khi có thể được khai thác với nhiều góc độ khác nhau) Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1) khi đang đi bên bờ sông Lam, nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Em đã dũng cảm nhảy xuống và cứu được 4 em học sinh. Không may, khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.  Lòng dũng cảm, đức hi sinh, giá trị sống nhân văn. 2. Về lập luận, lí lẽ - Ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục - Phần chứng minh khoảng 3 lí lẽ là ổn, cần kết hợp thêm dẫn chứng và phân tích để bảo vệ lí lẽ. - Tránh dùng quá nhiều lí lẽ gây rối bài hoặc lí lẽ sơ sài - Lí lẽ nên bao quát về đối tượng: từ cá nhân đến tập thể, xã hội. 3. Về dẫn chứng - Hạn chế dùng dẫn chứng văn học (tối đa là 1 dẫn chứng văn học) - Ưu tiên dẫn chứng thực tế (khoảng 2-3 dẫn chứng là đủ) - Nêu dẫn chứng cần chính xác, ngắn gọn; tránh dài dòng, kể chuyện - Cần kết hợp phân tích dẫn chứng để làm rõ lí lẽ cần chứng minh. 4. Những lỗi hay gặp khi làm bài - Xác định sai vấn đề nghị luận / dạng đề nghị luận - Thao tác làm bài thiếu hoặc không rõ các bước - Không cân đối độ dài các phần - Lí lẽ sơ sài, không có sức thuyết phục Sharing the value - Viết câu rườm rà, quá giàu cảm xúc làm mất sự rõ ràng, thuyết phục - Dẫn chứng quá ít, chung chung hoặc sa vào kể lể; thiếu dẫn chứng thực tế - Chỉ đưa ra dẫn chứng chứ không phân tích dẫn chứng - Liên hệ bản thân quá máy móc, khuôn mẫu, chưa đưa ra được hướng hành động cụ thể cho bản thân. IV. TỔNG HỢP VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Để giúp các em có cái nhìn tổng quan về hai phần quan trọng là giải thích – biểu hiện và dẫn chứng, tôi xin nêu dưới đây phần tổng hợp về một số chủ đề lớn thường gặp trong các đề thi NLXH. Các em có thể tham khảo và nhớ một số dẫn chứng cho mỗi chủ đề để có nguồn tư liệu khi viết bài. Ngoài ra, đây cũng là một cách tổng hợp mà các em có thể áp dụng khi tổng hợp một chủ đề mới hoặc các em thấy khó để có thể làm tốt khi gặp trong đề thi. Tên Khái niệm– Biểu hiện Dẫn chứng 1.Giữ chữ tín -Khái niệm: là coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình. -Biểu hiện: quan trọng nhất là phải biết giữ lời hứa, có ý thức trách nhiệm và quyết tâm thực hiện lời hứa của mình. -Hồi ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ có hứa mua cho một em bé một chiếc vòng bạc. Hơn hai năm sau, Bác trở về đã trao tận tay em chiếc vòng như đã hứa. Bác bảo đấy là chữ “tín”. -Nhạc Chính Tử - người nước Lỗ - xưa kia đã trái lạnh vua nhất quyết không chịu mang cái đỉnh giả sang cống nước Tề. Ông còn khẳng khái nói với vua nước Lỗ rằng: “Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào thì tôi quí cái đức “tin” của tôi như thế. -“Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê” 2.Hiếu thảo -Khái niệm: con cháu một lòng kính yêu (ông bà) cha mẹ  luôn làm cho (ông bà) cha mẹ vui lòng. -Biểu hiện: nghe theo những lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ; phụ giúp cha mẹ những nặng nhọc trong cuộc sống; chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu. - Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm động và ngợi ca. - Diệp Hữu Lộc (22 tuổi) đã dũng cảm hiến gan cứu để cứu người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối. Rạng rỡ sau ca phẫu thuật khi biết mẹ đã qua cơn nguy kịch, Lộc chia sẻ: “Thương mẹ là sẽ vượt qua hết”. Sharing the value 3.Lòng biết ơn -Khái niệm: Luôn ghi nhớ công ơn của người khác giành cho mình. -Biểu hiện: khắc ghi những tình cảm tốt đẹp và sự giúp đỡ của người khác dành cho mình; cố gắng bằng mọi cách đền đáp công ơn ấy. - Lê Lợi luôn biết ơn Lê Lai khi đã “liều mình cứu chúa” - Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 4.Tính trung thực Khái niệm: là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. Biểu hiện: sống ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận khuyết điểm, không tránh né cái xấu, cái ác, không nói dối Học sinh trung thực sẽ không quay cóp bài kiểm tra, nói dối thầy cô giáo, bao che cho lỗi lầm của bạn. - Chu Văn An là nhà Nho mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông, trước cảnh triều đình lũng đoạn, “nịnh thần làm mưa làm gió”, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần ( Thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ. - “Cây ngay không sợ chết đứng”, “ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”, “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” 5.Lòng khoan dung Khái niệm: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm. Biểu hiện: Khi người khác mắc lỗi lầm thì chỉ cho họ thấy và tha thứ cho họ; công bằng, vô tư, không định kiến, hẹp hòi với người khác; tôn trọng và thông cảm với mọi người, không so đo những điều nhỏ nhặt. -Trong cuộc chiến chống quân Minh, khi Vương Thông ra hàng, Lê Lợi đã cho thuyền, cấp ngựa cho tàn quân của giặc về nước. -Phi công Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc bị quân ta bắt làm tù binh nhưng được đối xử khoan hồng, sẵn sàng trao trả khi đất nước thắng lợi. -Nhà nước ta có chính sách khoan hồng với những tù nhân cải tạo tốt, tạo điều kiện cho họ hòa nhập với cộng đồng. -“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Sharing the value 6.Lý tưởng sống Lẽ sống đẹp Khái niệm: là mục đích, ước mơ, cái đích để vươn đến trong cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện: biết ước mơ, đặt mục tiêu cho bản thân, nỗ lực vượt qua gian khổ để thực hiện ước mơ đấy. Khái niệm: là lối sống có ích, đóng góp sức lực, tài năng, trí tuệ cho Tổ quốc. Biểu hiện: có lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, sống có lí tưởng: làm quê hương đất nước giàu đẹp, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổ quốc đã giao phó. -Vì lí tưởng giải phóng dân tộc, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đó là tấm gương sáng về lẽ sống đẹp: cả cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. -Anh Nguyễn Văn Thạc, chị Đặng Thùy Trâm tuy sớm dừng bước trước cuộc đời nhưng để lại tấm gương đẹp về lí tưởng cao cả và nghị lực phi thường  chính những giá trị tinh hoa đó sẽ sống tiếp cuộc đời của họ và ghi dấu một lẽ sống có ích cho nhân loại - Chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường vẫn mỉm cười trước mũi súng kẻ thù  biểu hiện cao độ của lý tưởng sống cao đẹp -Anh Nguyễn Sơn Hà bị chất độc màu da cam, mù từ khi mười mấy tuổi nhưng không chịu chấp nhận sống trong bóng tối mà đã học vi tính và sau này mở trung tâm tin học giúp nhiều người khuyết tật khác có nguồn thu nhập chính đáng và sống có ích. -Chị Lê Thanh Thúy bị bệnh hiểm nghèo nhưng không vì thế mà bỏ cuộc. Trong suốt những tháng ngày cuối của cuộc đời, chị đã đi làm từ thiện và lập nên quĩ “Ước mơ của Thúy” để nối dài ước mơ và cuộc sống cho các bệnh nhân bị ung thư. -Điđơrô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được một cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường” Ý Chí: thầy Nguyễn Ngọc Kí; anh Phạm Thanh Sơn … 7. Ý chí – nghị lực Khái niệm: - Ý chí: Là khả năng tự xác định mục -Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, khi đi học lại luôn bị bạn bè chê Sharing the value đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó - Nghị lực: Là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn. Biểu hiện: không khuất phục những khó khăn, luôn lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống, luôn phấn đấu để đứng lên sau mọi vấp ngã,… Với người học sinh, ý chí – nghị lực biểu hiện ở chỗ: không bỏ cuộc khi gặp bài tập khó, vượt qua khó khăn (về vấn đề bản thân, gia đình, )để học tốt cười vì ngoại hình xấu xí, Andecxen vẫn vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc và thắp lên trong chúng những ước mơ đẹp. Nick Vujicic – chàng trai không may mắn bị khuyết cả tứ chi nhưng luôn có ý chí phấn đấu vượt lên nghịch cảnh. Giờ đây, anh đã trở thành một diễn giả có mặt ở nhiều quốc gia để diễn thuyết về nghị lực sống, điều mà bản thân anh xem là chiếc chìa khóa để vượt qua những bất hạnh của bản thân mình 8.Nhường nhịn 9. Tranh giành Khái niệm: Không tranh chấp, chịu nhịn, tự mình nhận phần kém, phần ít để người khác nhận phần hơn, phần nhiều Biểu hiện: nhường chỗ cho người già, trẻ em khi đi xe buýt, nhường cho người vội vã hơn được phục vụ trước, nhường nhịn trong lời nói giao tiếp Khái niệm: Dùng lời nói, vũ lực, mưu mô ganh nhau để chiếm lấy phần lợi thế hơn người khác. -Dưới thời Trần, Trần Quốc Tuấn tuy có hiềm khích gia đình sâu sắc nhưng đã nhường nhịn Trần Quang Khải, làm lành với Trần Quang Khải trước (dội nước cho TQK tắm) để xóa bỏ hiềm khích  2 tướng tài sát cánh bên nhau chống giặc Nguyên Mông -Phật Thích Ca: “Hãy luôn nhẫn nhịn với tất cả. Có được thế mới thành công” -Sự tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc đã gây ra đại chiến thế giới I, II  tổn hại về người và của. -Nước Việt Nam thời phong kiến: Sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn Lê – Trịnh – Nguyễn đã làm đất nước bị chia cắt, dân chúng lầm than. - Mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai, Bùi Trần Định (thường trú ở Hà Nội) đã ra tay sát hại dã man chính em gái ruột của mình bằng 11 nhát dao. 10.Tình Quê hương: là nơi chôn rau cắt rốn -Trần Bình Trọng thời Trần đã từng bị bọn Sharing the value yêu quê hương Tổ quốc của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia đình sinh sống Tổ Quốc: là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dân tộc, gia đình sinh sống. giặc bắt và dụ dỗ về làm vua đất Bắc nhưng ông đã thẳng thắn từ chối: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vua nước Bắc” -Trong chiến tranh Pháp – Phổ, Pasteur đã gửi trả học vị tiến sĩ danh dự của trường đại học Bons (Đức) và khẳng định: “Khoa học tuy không có biên giới quốc gia, nhưng nhà khoa học lại có Tổ quốc của mình”. 11. Học tập Đổi mới phương pháp học tập: Cũ: cách học thụ động, máy móc xa rời thực tế, chủ yếu là đọc chép nên hs không hiểu và ko thể vận dụng Mới: cách học chủ động sáng tạo nhằm nắm bắt kiến thức, tự nghiên cứu tìm hiểu nên hs nắm kiến thức và biết vận dụng Học đi đôi với hành Học: hoạt động nắm bắt kiến thức lý thuyết qua sách vở, thầy cô Hành: thực hành trong lao động để ứng dụng lý thuyết vào thực tế  Học đi đôi với hành: vừa học tập để hiểu biết lý thuyết vừa áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống -A-dam Khoo, tác giả cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” nhờ đổi mới phương pháp học tập mà từ một học sinh kém đã thành học sinh giỏi, là một trong những sinh viên xuất sắc của Singapore, trở thành triệu phú khi chỉ mới 26 tuổi. - Bill Gates từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính, ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện  Tấm gương Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. -Bạn Phạm Văn Nghĩa ở trường THCS Bắc Sơn,Gò Vấp biết áp dụng kiến thức đã học vào giúp mẹ lao động sản xuất để mẹ đỡ vất vả, bạn lại nắm kiến thức. -Nhà nông học Lương Định Của: từ những hiểu biết về sinh học ông đã trực tiếp áp dụng ở ruộng đồng, lai tạo được nhiều giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam, góp phần đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển -Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa: nắm chắc kiến thức để áp dụng vào thực tế cuộc kchiến của dân tộc ta, chế ra nhiều loại vũ khí phù [...]... Đôi khi vì lợi ích chung của tập thể, xã hội ta phải tạm quên đi tình riêng để sống ngay thẳng và không có lỗi với lương tâm của mình, đồng thời cũng cần khuyên nhủ để người thân nhận ra lỗi lầm và sống lương thiện, chân chính - Gia đình là cái nôi của mỗi con người và là tế bào của xã hội Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước b.4 Phê phán: - Những... trở thành những con người nhân ái, văn minh, có ích cho xã hội Liên hệ bản thân Để làm quen với dạng đề văn có hai vế hoặc đề tổng hợp, các em hãy tham khảo bài làm sau: Đề 5: “Người bi quan luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn” Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bình luận về ý kiến trên BÀI LÀM Cuộc sống là một bộ môn nghệ... tìm thấy “cơ hội trong mọi “khó khăn”, thậm chí biến “khó khăn” thành “cơ hội Ngược lại, “người bi quan” do không có niềm tin vào bản thân, thiếu ý chí phấn đấu và luôn có xu hướng chán nản, buông xuôi thì không bao giớ nắm bắt được “cơ hội , luôn nhìn thấy trong đó những “khó khăn” và để “cơ hội trôi qua khỏi tầm tay Hẳn trong chúng ta ai cũng biết biết tấm gương về người đàn ông nghị lực Nick... bại, nghịch cảnh “ngọn nến”: là biểu tượng cho ánh sáng, hi vọng - Trong bóng tối con người ta rất cần ánh sáng và dù chỉ là một ngọn nến thôi cũng có thể soi đường cho ta thoát ra khỏi bóng tối - “Thắp nến”: lối sống tích cực, có niềm tin, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, không chấp nhận bóng tối, không đầu hàng cái xấu, cái ác - “Nguyền rủa bóng tối”: lối sống tiêu cực, vô nghĩa, nhàm chán, dễ bị nghịch... khăn trong mọi cơ hội Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn” Sharing the value “Người bi quan” là những người luôn nhìn sự việc theo hướng tiêu cực, hay có thái độ chán nản, buông xuôi trước công việc Còn “người lạc quan” là người luôn có suy nghĩ tích cực, tinh thần vươn lên và ý chí làm chủ cuộc đời, vươn lên khỏi nghịch cảnh Trong cuộc sống, “khó khăn” và “cơ hội được hiểu... những hình phạt hay cách hành xử thiếu nhân tính với trẻ Có thể thêm phương hướng cụ thể c Kết bài: Bạo hành trẻ em là một vấn đề ngày càng được xã hội quan tâm và lên án bởi những hậu quả nặng nề mà nó để lại với trẻ em cũng như làm băng hoại truyền thống xã hội Tất cả chúng ta phải cùng chung tay để đẩy lùi hiện tượng này, trả lại cho tất cả trẻ em ở Việt Nam cũng như toàn thế giới một môi trường sống... tật khác sống có ích Thái độ sống lạc quan đã giúp anh biến “khó khăn” thành “cơ hội , hiện thực hóa cơ hội và sống có ích cho cộng đồng, thắp lên “cơ hội cho nhiều con người bất hạnh khác Từ đó ta nhận ra lối sống tích cực không chỉ giúp ta hoàn thành những mục tiêu mà còn tự tìm đến những mục tiêu, lý tưởng, những cơ hội lớn, mở ra hoài bão lớn để con người phấn đấu chạm đến những đỉnh cao Sharing... người mới có thể “nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn” Và việc nắm bắt và hiện thực hóa những cơ hội ít ỏi chắt chiu ấy lại một lần nữa đòi hỏi ý chí phấn đấu, nghị lực và quyết tâm của mỗi con người Thế nên, thật đáng phê phán những kẻ luôn sống bi quan, nhìn đời bằng màu xám, không dám đối diện mà chọn cách buông xuôi trước mọi vấn đề khó khăn Họ đã biến cơ hội của mình thành khó khăn, họ không... ngoài xã hội với nhiều biểu hiện: đánh đập trẻ gây thương tích, quát mắng, chửi rủa nặng nề, bắt trẻ làm những việc nặng nhọc, không phù hợp lứa tuổi, thậm chí cho trẻ uống thuốc ngủ hay sử dụng chất kích thích vì những mục đích khác nhau,… + Dẫn chứng: Vụ việc trẻ em bị đánh đập, tát vào mặt, bóp miệng ép uống sữa, bế dọa thả vào thùng nước, ở trường mẫu giáo Phương Anh ở Thủ Đức đã gây phẫn nộ trong xã. .. Nick Vujicic Anh đã bị khuyết cả tứ chi từ khi vừa cháo đời Nhưng không chấp nhận làm gánh nặng cho xã hội, anh đã vượt qua mọi trở ngại để có thể sinh hoạt và chơi một số môn thể thao, không phải lệ thuộc vào người khác Không những vậy, anh đã “đặt chân” đến nhiều quốc gia để diễn thuyết về niềm tin, nghị lực và hành trình hòa nhập cộng đồng của mình Chẳng phải đối mặt với cái “khó khăn” lớn của con . Sharing the value NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nghị luận xã hội (NLXH) thường bị các em học sinh bỏ qua khi bước vào quá trình ôn tập thi môn. làm rõ lí lẽ cần chứng minh. 4. Những lỗi hay gặp khi làm bài - Xác định sai vấn đề nghị luận / dạng đề nghị luận - Thao tác làm bài thiếu hoặc không rõ các bước - Không cân đối độ dài các phần -. máy móc, khuôn mẫu, chưa đưa ra được hướng hành động cụ thể cho bản thân. IV. TỔNG HỢP VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Để giúp các em có cái nhìn tổng quan về hai phần quan trọng là giải thích – biểu hiện

Ngày đăng: 14/06/2015, 21:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan