NHÂN học lễ VU LAN báo HIẾU tại chùa xá lợi

25 440 6
NHÂN học lễ VU LAN báo HIẾU tại chùa xá lợi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 NHÂN HỌC LỄ VU LAN BÁO HIẾU TẠI CHÙA XÁ LỢI - QUẬN 3 TP. HỒ CHÍ MINH Mai Văn Phụng - Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Tp.HCM Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 2 Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 3 Hình ảnh chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM MỤC LỤC 1. Mục lục 3 2. Giới thiệu vấn đề 4 3. Tình hình chung và cấp độ 4 3.1. Tổng quan chung 4 3.2. Các khái niệm liên quan 6 4. Mục tiêu nghiên cứu 8 4.1. Mục tiêu tổng quát 8 4.2. Mục tiêu cụ thể 8 5. Câu hỏi nghiên cứu 8 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Khung lí thuyết 9 8. Phỏng vấn sâu 10 9. Vận dụng 12 10. Tài liệu tham khảo 21 Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 4 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, không ai không có những đấng sinh thành, cha mẹ luôn lo toan từng miếng ăn giấc ngủ khi ta còn bé hay những nụ cười vội vàng với từng bước đi đầu đời chập chững của con mình. Và hơn thế nữa họ luôn là người dìu dắt, là con thuyền không bờ bến để chắp cánh ước mơ, hoài bão của chúng ta. Kiếm đâu ra trên thế gian này một điểm tựa vững chắc như Cha. Tìm đâu ra giữa biển người bao la một vòng tay ấm áp yêu thương như vòng tay Mẹ. Dù cho đi hết cuộc đời thì lòng cha mẹ vẫn không phút giây nào thôi trông mong, lo lắng cho những đứa con mà họ đã dứt ruột sinh thành. Công lao trời bể của Mẹ cha cho tới hết đời, không một người con nào có thể trả cạn. Chỉ có thể đền đáp ơn sâu ấy bằng việc sống sao cho nên người, cho lành thiện. Nhất là với người trẻ chúng ta khi nhớ về Mẹ-Cha, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống hiện đại, ai đó đã có phút sao nhãng, lãng quên. Và cũng từ đó, mà trong Phật giáo xuất hiện một nghi lễ thấm đẫm tình người – Lễ Vu Lan báo hiếu vào rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm. Mùa báo hiếu tháng Bảy Âm lịch chính là dịp để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới những số phận xung quanh mình. Ai đã mất đi Cha mẹ thì trọn đời không được quên lãng công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Ai còn cha mẹ thì càng phải sống sao cho có đạo hiếu, chớ thờ ơ, tàn nhẫn mà bất kính, bất hiếu với Mẹ cha để phải ôm trong lòng nỗi xót xa, ân hận. 2. TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CẤP ĐỘ 2.1. Tổng quan chung Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 5 Vu Lan, tên gọi tắt của Vu Lan bồn, được phiên âm từ tiếng Phạn là “Ulambana”, nghĩa là “Cứu đảo huyền”. Vì thế, Ullambana có nghĩa cứu vớt những vong hồn đang phải chịu những hình phạt đau đớn vì nghiệp chướng do mình gây nên khi còn ở trần gian. Vì thế, lễ Vu Lan còn gọi là lễ Xá Tội Vong Nhân. Lễ Vu Lan có duyên khởi từ Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi sự nguy hiểm cho nên, hàng năm, ngày lễ Vu Lan nhắc nhớ con người ta tưởng nhớ công ơn cha mẹ, ở kiếp này và các kiếp trước. Theo truyền thuyết thì lễ này trùng với ngày Rằm tháng Bảy “Xá tội vong nhân”. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng” Ngày rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Cho nên, hàng năm, ngày lễ Vu Lan nhắc nhớ con người ta tưởng nhớ công ơn cha mẹ, ở kiếp này và các kiếp trước. Từ đó lễ Vu Lan ra đời để cho con cháu báo hiếu cha mẹ đã khuất thì cũng theo cách này. Trên thế giới rất nhiều quốc gia cũng có hình thức nghi lễ báo hiếu này. Tiêu biểu, ở Ấn Độ từ xưa đã thực hiện lời dạy này mà thực hành pháp Vu Lan bồn. Ở Trung Quốc, từ năm 538, sau khi nhà vua Lương Võ Đế lần đầu tiên thiết cúng Vu Lan, ngày lễ này đã trở thành một phong tục để các bậc đế vương cũng như thần dân nhiều đời tổ chức báo đáp ân đức cha mẹ, tổ tiên. Ở Nhật Bản, tương truyền lễ cúng tế đầu tiên bắt đầu vào năm 657 thời Thiên hoàng Tề Minh và còn mãi đến ngày nay. Ở Việt Nam, không rõ tài liệu nào ghi chép việc cúng Vu Lan bồn xuất phát từ năm nào, chỉ biết rằng trong một số văn bản của Lê Quý Đôn đã xuất hiện ngày lễ này. Và thế là hằng năm, những người phụ nữ trong gia đình lại bận rộn với việc cúng rằm, nhớ ơn tổ tiên, lên chùa lễ Phật phù hộ cho gia đình được phước lộc, bình an. Rằm tháng bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, bởi vậy nhiều gia đình đốt vàng mã cúng gia tiên theo tập tục. Lễ Vu Lan chính thức được tổ chức vào ngày 14, 15 Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 6 âm lịch. Các Phật tử dâng phẩm vật, cúng dường tăng, nhờ thần lực bất khả tư nghị của Phật, của Pháp, của Tăng, hồi hướng công đức để cha mẹ được sống trong cực lạc. Vu Lan diễn ra vào dịp tự tứ, bởi vì sau ba tháng an cư, chư tăng thông qua tu tập giới luật, thọ trì, sám hối truớc đại chúng, có đầy đủ giới pháp thanh tịnh, tạo thành uy lực cứu độ cha mẹ chúng ta. Khi nhắc đến 2 từ Vu Lan, bất kì người con hiếu thảo nào cũng chợt se lòng bởi lẽ Phật tính trong những tấm lòng hiếu hạnh một lần nữa đc hâm nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc của ngày lễ trọng đại này. Rằm tháng Bảy, được giới tăng ni phật tử gọi là lễ Vu Lan, là dịp đặc biệt để con cái báo hiếu bậc sinh thành và tổ tiên đã khuất ( đối với người miền Nam). Theo tín ngưỡng, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, nhà nhà bày mâm cao cỗ đầy để cúng chúng sanh ( đối với người miền Bắc). Hiện nay, trên cả nước có 14.775 ngôi chùa (số liệu từ Bộ Thông tin Ban Hướng Dẫn Phật Tử Trung Ương) chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam. Trong đó, tại Tp.HCM chiếm gần ½ trong tổng số này. Với quy mô và tính chất cụ thể thì nhiều chùa ở Tp.HCM và đặc biệt ở đây chúng tôi chỉ tâp trung nói về chùa Xá Lợi – một trong 6 ngôi chùa có tên trong danh sách “Những ngôi chùa đẹp nhất Miền Nam – Sài Gòn” – tiêu biểu cho mùa lễ Vu Lan báo hiếu. Lễ Vu Lan tại chùa Xá Lợi và hầu hết các chùa khác dường như đã trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật. Mùa báo hiếu Vu Lan trở thành bất tử và trở thành ngày hội của tình thương, của biết ân, của báo ân,đầy đủ hạnh lành của chư phật và đạo đức sống muôn đời của loài người. Cứ vào Rằm tháng Bảy hằng năm, tại chùa Xá Lợi ta sẽ bắt gặp những màu áo lam cũng với cánh hoa cài áo xen lẫn cả màu trắng và hồng. Bởi trong kinh Phật giáo có quy ước rằng: “Nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài 1 bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài áo trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như 1 sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người đc hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ”. Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 7 Ở đây, chúng tôi xin điểm lại nghi thức cúng của Lễ Vu Lan. Ở Việt Nam nói chung và đặc biệt Chùa Xá Lợi nói riêng thì hầu như người cúng Vu Lan bắt buộc phải cúng ở chùa trước rồi mới cúng tại nhà. Và đặc biệt phải làm vào ban ngày tránh làm vào ban đêm khi mặt trời lặn. Mâm cúng Vu Lan cũng chia làm 2 mâm : Mâm cúng Gia tiên tại bàn thờ tổ tiên và mâm cúng chúng sinh đặt ở sân trước mặt tiền nhà. Mâm cúng gia tiên thường được đặt 1 mâm cỗ mặn kèm theo giấy tiền vàng bạc quần áo vật dụng bằng giấy dành cho người âm. Mâm cúng chúng sinh thì có: quần áo giấy nhiều màu sắc dành cho chúng sinh, các loại bánh, kẹo, bỏng ngô, cháo, rượu, gạo, muối… dành cho những cô hồn, ma đói, oan hồn không nơi nương tựa. Tuy nhiên, việc báo hiếu không nằm ở mâm cao cỗ đầy, ở những bộ quần áo giấy lộng lẫy sắc màu, đồ hitech sành điệu. Những việc này thiết nghĩ chỉ để thỏa mãn nhu cầu của người sống hơn là người đã khuất. Cũng như việc mua chim hoăc thú để phóng sinh, nếu đơn thuần chỉ là giải thoát những sinh vật theo đúng ý nghĩa của nó thì đây là một nét đẹp văn hóa của Phật giáo. Tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng việc phóng sinh để chuộc lơi cá nhân. Từ đó làm cho phóng sinh biến tướng và nói đúng hơn là trở thành tội ác. Những con chim được bán đi bắt lại chết vì kiệt sức, vì bị đánh thuốc nên không thể bay xa… Chúng ta vì những lầm tưởng sai lầm về phóng sinh mà đã vô tình gây nên tội lỗi. Hãy hiểu rằng ông bà tổ tiên nhiều đời nay đều có mối dây liên hệ nghiệp với mình, do vậy hãy báo hiếu người đã khuất một cách thông minh. 2.2. Các khái niệm liên quan • Tôn giáo: Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người. Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 8 Tôn giáo là 1 hệ phức hợp có liên quan đến nhiều vấn đề cần được tìm hiểu 1 cách có hệ thống. Nó được xem là sản phẩm của con người, gắn kết với những điều kiện tự nhiên và lịch sử xác định. • Nghi lễ: Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu nhiên. Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm nhiều nghi thức (rituals) hành lễ hợp lại. • Nghi lễ phật giáo Nghi lễ Phật giáo Việt Nam tùy theo từng vùng miền mà nghi thức hành lễ có phần giống nhau và khác nhau, nhưng điểm chung nhất là vừa trình bày lời dạy của Đức Phật, của Liệt vị Tổ sư, vừa tạo niềm tin và đem lại niềm an lạc cho người sống lẫn người đã khuất. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng Nghi lễ là một trong những pháp môn hành đạo, phương tiện truyền giáo để cảm hóa lòng người, đưa họ quay về Chánh đạo. Từ ý nghĩa đó, thông qua Nghi lễ đã góp phần quan trọng trong việc củng cố và tăng trưởng niềm tin Chánh pháp, tạo sự an lạc cho tự thân và tha nhân. • Lễ Vu Lan báo hiếu Vu-lan còn được hiểu là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng. • Chùa Xá Lợi Chùa Xá Lợi (tên tiếng Hán: 舍利寺) là một ngôi chùa lớn và là một di tích cấp Thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, Quận 3, trong một khuôn viên rộng 2.500 m². Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 9 Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956 theo bản vẽ của các kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, công trường xây dựng do các kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận điều khiển. Chùa được hoàn thành vào ngày 2 tháng 5 năm 1958. Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, người dân quen gọi tắt là chùa Xá Lợi nên khi khánh thành hòa thượng Khánh Anh đã đặt tên chùa là Xá Lợi cho hợp lòng người. Chùa là trụ sở chính của Hội Phật học Nam Việt từ năm 1951 cho đến năm 1981. Trong hai năm 1964-1966 chùa còn là cơ sở giảng dạy của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1981 đến tháng 5 năm 1993 chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu nét tôn giáo về nghi lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi – Quận 3, Tp.HCM 3.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng về Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi – Quận 3, Tp.HCM - Tìm hiểu nét nổi bật về văn hóa tâm linh của con người cũng như tìm ra những hạn chế của loại hình nghi lễ này - Xây dựng và đề xuất các giải pháp cần thiết cho loại hình nghi lễ này 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tại sao các chùa bên Phật giáo lại tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu vào Rằm tháng Bảy hằng năm? - Những người không theo Đạo Phật thì thái độ, nhận thức của họ như thế nào về nghi lễ này? - Liệu có thể kết luận chung rằng loại hình nghi lễ tâm linh này là nét văn hóa đặc sắc trong lĩnh vực Phật giáo? 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 10 5.1. Phương pháp thu thập thông tin: - Thu thập dữ liệu thứ cấp thừ các bài viết, đề tài, tạp chí khoa học - Sử dụng bảng hỏi: 200 mẫu (dự kiến) - Phỏng vấn sâu: 8 cuộc (dự kiến) gồm: 4 Sư thầy trong chùa và 4 người trong gia đình Phật tử. 5.2. Phương pháp xử lí thông tin: Sử dụng phần mềm SPSS, Microsoft Excell, sổ tay… để tìm ra các kết quả, từ đó dựa vào kết quả làm được mà rút ra bản chất của vấn đề nghiên cứu. 6. KHUNG LÍ THUYẾT Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM Lễ Vu Lan Báo Hiếu Nghi lễ Chùa Xá Lợi Nghi lễ tôn giáo Tôn giáo Thực trạng Lễ VLBH tại Chùa Xá Lợi – Quận 3, Tp.HCM Tình hình thực tế Lễ VLBH trên địa bàn Tp.HCM Các khái niệm liên quanTình hình chung và cấp độ LỄ VU LAN BÁO HIẾU TẠI CHÙA XÁ LỢI (Quận 3 – Tp.HCM) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU [...]... Hỏi: Vậy thưa thầy, Chùa Xá Lợi tổ chức Lễ hội Vu Lan vào cụ thể thời gian nào của tháng Bảy? • Đáp: Có một Lễ Vu Lan thôi nhưng tùy theo điều kiện của mỗi Chùa mà thời gian tổ chức hay cách tổ chức cũng khác nhau Nhưng nhìn chung, cứ vào Rằm tháng Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 13 Bảy là chùa nào cũng tổ chức Chùa Xá Lợi cũng vậy, vì đây là chùa lớn nên Lễ Vu Lan được chuẩn bị rất... cha mẹ tạo nhân lành để hưởng được quả báo an vui Vì thế, người con không những báo hiếu cha mẹ hiện tại, mà còn báo hiếu cha mẹ trong nhiều đời quá khứ, không những trả ơn cha mẹ trong một kiếp mà còn trả ơn cha mẹ trong vĩnh kiếp Thiết tưởng đó là cách báo hiếu đúng với chánh pháp và rốt ráo hơn cả Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách Nhân học đại cương”... mẹ, và việc báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ mình là điều mà nét văn hóa truyền thống xưa giờ người Việt Nam vẫn làm Vì thế, theo ý kiến chủ quan của Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 14 thầy thì thầy nghĩ đối với những người này họ sẽ rất đồng tình với ngày Lễ Vu Lan trong Phật giáo • Hỏi: Vậy thưa thầy, liệu có thể kết luận chung rằng loại hình nghi lễ tâm linh Vu Lan báo hiếu này là... đến chùa Xá lợi thì phải tự hào nói về đặc điểm di sản văn hóa quý báu, đó là: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo Bên cạnh đó, hằng năm chùa còn là nơi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam chọn là địa điểm đăng cai tổ chức các chương trình lễ hội lớn như: Lễ Vu Lan báo hiếu, Ngày Xá tội Vong ân, Ngày của Phật hay còn gọi là VESAK, Lễ thả Hoa đăng, Lễ rước Xá Lợi Phật, Lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm, Lễ Thắng Pháp, Lễ. .. tháng 03 năm 1983 Lúc mẹ thầy vừa qua đời là thầy vào chùa hạnh tu cho đến nay • Hỏi: Dạ, em được biết là Chùa Xá Lợi này được coi là một trong những ngôi chùa lớn cấp quốc gia ở Thành phố Hồ Chí Minh Với 30 năm sống và hạnh tu nơi đây thì thầy có thể cho em biết tại sao Chùa này có được những danh tiếng như vậy không? Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM Phát triển loại hình tâm linh Phật... các Lễ hội thầy vừa kể thì em được biết Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mà con cái dành trọn hiếu thuận, hướng một lòng về tổ tiên, cha mẹ Vậy thầy có thể cho em biết thêm về nội dung, ý nghĩa của ngày lễ này không? • Đáp: Lễ Vu Lan là một trong những Lễ hội mà các thầy, các sư trong chùa cũng như các Gia đình Phật tử quan tâm nhiều nhất Tuy nó không phải là Lễ hội lớn nhất trong Phật giáo nhưng qua Lễ hội... được quả báo lớn, đó là phụng sự cha và phụng sự mẹ (Tăng Nhất A Hàm, D II, 601) Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 16 Công ơn cha mẹ trọng đại như vậy, cho nên không có tội ác nào bằng tội bất hiếu, như trên trong kinh Nhẫn Nhục mô tả: "Cùng tột điều thiện, không gì hơn hiếu, Cùng tột điều ác, không gì hơn bất hiếu" Qua ca dao tục ngữ Có lẽ ca dao tục ngữ là loại hình văn học có sức... văn hóa Phật giáo tại chùa Xá Lợi nói riêng thì có thể kết luận rằng Lễ hội Vu Lan báo hiếu này là nét văn hóa đặc sắc trong lĩnh vực Phật giáo Nó là kết tinh của lòng yêu thương con người, lòng hiếu hạnh của những người làm con dâng hiến cho đấng sinh thành của mình Và đó cũng là nét nhân văn sâu sắc thể hiện rõ nét truyền thống hiếu thảo của người dân Việt Nam Và cũng chính những Lễ hội này đã ngày... niềm vui trong cuộc sống 8 VẬN DỤNG Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ quan trọng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Nó thể hiện rõ nét truyền thống hiếu hạnh của con người, là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Ở chùa Xá Lợi nói riêng và nền văn hóa Phật giáo nói chung đã rất thành công trong việc tổ chức ngày lễ này vào tháng Bảy âm lịch hằng năm và đó cũng là cơ sở để các cá nhân, ... được chuẩn bị rất công phu từ 1-2 tháng trước đó, và Lễ chính thức bắt • đầu từ ngày 14-16 của tháng Bảy Hỏi: Dạ, vậy thầy cho em hỏi Lễ Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân là tên gọi khác nhau của cùng một Lễ Hội Vu Lan hay khác nhau? • Đáp: Trong Phật giáo thì cơ bản là hai Lễ hội này hoàn toàn khác nhau Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "Xá tội vong nhân" , tức là thời gian các vong hồn được thả tự do . 1 NHÂN HỌC LỄ VU LAN BÁO HIẾU TẠI CHÙA XÁ LỢI - QUẬN 3 TP. HỒ CHÍ MINH Mai Văn Phụng - Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Tp.HCM Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM 2 Lễ Vu Lan báo hiếu. KHUNG LÍ THUYẾT Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Xá Lợi, Quận 3 – Tp.HCM Lễ Vu Lan Báo Hiếu Nghi lễ Chùa Xá Lợi Nghi lễ tôn giáo Tôn giáo Thực trạng Lễ VLBH tại Chùa Xá Lợi – Quận 3, Tp.HCM Tình. tiêu biểu cho mùa lễ Vu Lan báo hiếu. Lễ Vu Lan tại chùa Xá Lợi và hầu hết các chùa khác dường như đã trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật. Mùa báo hiếu Vu Lan trở thành bất tử

Ngày đăng: 13/06/2015, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan