DE-DAP AN THI THU TOT NGHIEP 2011

4 353 0
DE-DAP AN THI THU TOT NGHIEP 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP – LỚP 12 NĂM HOC 2010-2011 Môn: Sinh học Thời gian : 60 phút . Mã đề: 01 I. Phần chung cho tất cả thí sinh ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng A. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, mã hoá, kết thúc . C. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá Câu 2: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, quá trình hình thành loài mới chịu chi phối của các nhân tố A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên và phân li tính trạng. B. Đột biến, giao phối và các cơ chế cách li. C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li. D. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li. Câu 3: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. môi trường. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 4: Cơ chế gây đột biến gen của bazo nito dạng G hiếm (G * ) là A. G * = X → G * = T → A=T B. G * = X → G * = A → A=T C. G * = X → G * = T → X=T D. G * = X → G * = T → G=X Câu 5: Kết luận chính xác nhất để khẳng định hai quần thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau là A. Hai quần thể đó sống trong hai sinh cảnh khác nhau. B. Hai quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau. C. Cá thể của hai quần thể đó thường xuyên giao phối với nhau D. Hai quần thể đó cách li sinh sản với nhau. Câu 6: Cho các quần thể có cấu trúc di truyền : 1. 0,64AA : 0,32Aa : 0.04aa; 2. 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa; 3. 0.49AA: 0,40Aa : 0,11aa; 4. 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa; 5. 0,36AA : 0,42Aa : 0,22aa Quần thể đạt trạng thái cân bằng về di truyền là A. 1,2,3,4 B. 1,3,5 C. 1,2,3,4,5 D. 1,2,4, Câu 7: Một nuclêôxôm gồm A. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN khoảng 146 cặp nuleotit B. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN khoảng 116cặp nuleotit C.10 phân tử histôn được quấn quanh bởi 12/4 vòng xoắn ADN khoảng 96 cặp nuleotit D.10 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN khoảng 146 cặp nuleotit Câu 8: Nếu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 14 thì số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở thể ba, thể một, thể không ,thể tứ bội của loài đó lần lượt là A. 15; 13; 12; 28 B. 15; 12; 13; 16 C. 13; 15; 12; 16 D. 13; 12; 15; 28 Câu 9: Cho các quá trình: 1. tiến hóa tiền sinh học 2. tiến hóa hóa học, 3. tiến hóa sinh học. Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất được chia thành các giai đoạn theo trình tự A. 1, 2,3 B. 2, 3, 1 C. 2, 1, 3 D. 3, 2, 1 Câu 10: Ở một loài thực vật, gen A: hạt màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a: hạt màu trắng. Cho hai cây tứ bội giao phấn với nhau thu được F 1 có tỉ lệ 5 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là A. AAaa x AAAa. B. AAAa x AAaa. C. AAaa x aaaa. D. Aaaa x Aaaa. Câu 11: Ở đậu Hà lan A: đỏ, a: trắng . Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1 đỏ: 1 trắng là A. Aa x Aa B. Aa x aa C. AA x Aa D. AA x aa Câu 12: Một phép lai giữa 2 dạng đậu hoa hồng thu được F1 toàn hoa hồng, cho F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ 9 đỏ: 6 hồng: 1 trắng. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là A. Quy luật tương tác cộng gộp . Quy luật tương tác bổ sung C. Quy luật phân li độc lập D. Quy luật tương tác át chế gen trội. Câu 13: Gen đa hiệu là A. Gen tạo ra nhiều loại mARN B. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng tới nhiều tính trạng khác nhau. C. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao. D. Gen điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác. Câu 14: Di truyền liên kết gen hoàn toàn xảy ra khi A. Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn gốc ở cặp NST tương đồng B. Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST khác nhau C. Các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng một NST D. Đời con đa dạng và phong phú về kiểu gen và kiểu hình Câu 15: Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là A. Chỉ biểu hiện ở giới cái B. Chỉ biểu hiện ở giới đực. C. Di truyền chéo D. Di truyền thẳng. Câu 16: Tính trạng có mức phản ứng hẹp nhất là: A. Lượng mỡ dưới da ở người B. Cân nặng ở người C. Màu mắt người D. Lượng hồng cầu trong máu Câu 17: Ở người gen M quy định máu đông bình thường, gen m quy định máu khó đông. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. X M X m x X m Y. B. X M X m x X M Y. C. X M X M x X M Y. D. X M X M x X m Y. Câu 18: Cho biết 1 gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn . Theo lý thuyết ,phép lai AaBb x Aabb cho đời con có A. 4 kiểu hình, 6 kiểu gen B.3 kiểu hình, 4 kiểu gen C. 4 kiểu hình, 4 kiểu gen D. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen Câu 19: Một quần thể thực vật giao phấn, nếu cho tự thụ phấn bắt buộc sẽ làm: A. Thay đổi tần số alen nhưng không thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể B. Thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể C. Tăng sự đa dạng của quần thể D. Tăng tần số kiểu gen dị hợp, giảm tần số kiểu gen đồng hợp Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền: A. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nuclêotit kế tiếp nhau quy định một axit amin B. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin. C. Mã di truyền mang tính riêng biệt, tức là mỗi loài vật đều có một mã di truyền riêng D. Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là nhiều bộ ba cùng mã hoá cho một loại axít amin Câu 21: Điều khẳng định nào sau đây đối với Plasmit là không đúng A. Có khả năng sao mã và điều khiển tổng hợp Prôtêin B. Chứa gen quy định tính trạng cơ thể C. Tự nhân đôi độc lập với ADN của NST D. Có thể tách chiết Plasmit từ bất kỳ loại tế bào nào Câu 22: Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau A. tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều tăng dần B. tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều giảm dần C. tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể di hợp giảm dần D. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần Câu 23: Cho biết bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường. Bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp thì xác xuất để con sinh ra mắc bệnh là: A. 50% B. 75% C. 0% D. 25% Câu 24: Cho một chuỗi thức ăn: Cỏ → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng Trong chuỗi thức ăn trên, rắn thuộc bậc dinh dưỡng: A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 25: Mạch khuôn của gen có trình tự 3 ’ TATGGGGXATGTA 5 ’ thì mARN được phiên mã từ đoạn gen trên có trình tự là A. 3 ’ AUAXXXXGUAXAU 5 ’ B. 5 ’ AUAXXXXGUAXAU 3 ’ C .3 ’ ATAXXXXGTAXAT 5 ’ D. 5 ’ ATAXXXXGTA XAT 3 ’ Câu 26: Tiến hóa nhỏ là quá trình A. Cải biến thành phần kiểu gen của loài ban đầu theo hướng thích nghi, tạo nên loài mới.VZ B. Đột biến, biến dị tổ hợp và chọn lọc tự nhiên làm biến đổi quần thể. C. Hình thành các nhóm phân loại trên loài như Chi, họ, bộ, lớp, nghành. D. Phân chia loài thành các nhóm nhỏ hơn loài Câu 27: Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở A. Động vật B. Động vật và thực vật. C. Thực vật và động vật ít di động xa. D. Vi sinh vật Câu 28: Thành phần cấu tạo ÔpêrônLac bao gồm A. Một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc B. Vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc C. Một vùng khởi động (P) và vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc D. Vùng khởi đọng (P) Vùng vận hành (O) một nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa(R) Câu 29: Dạng biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn lọc tự nhiên A. Đột biến cấu trúc NST B. Đột biến gen C. Đột biến NST D. Biến dị tổ hợp Câu 30: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là quần thể A. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. B. Các cây cọ sống trên một quả đồi. C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. Câu 31: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa trong quần xã là A. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài. B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài. C. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học. D. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học. Câu 32: Khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể phân bố theo kiểu A. theo nhóm. B.đồng đều. C.đồng đều và theo nhóm. D.ngẫu nhiên. II. Phần riêng ( 8 câu ) Thí sinh chon một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Quá trình tái bản của ADN gồm các bước sau 1: Tổng hợp các mạch ADN mới 2: Hai phân tử ADN con xoắn lại 3: Tháo xoắn phân tử ADN A. 1,2,3. B. 3,2,1. C. 1,3,2. D. 3,1,2. Câu 34: Đột biến cấu trúc NST thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản của sinh vật thuộc đột biến A. mất đoạn nhỏ. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn lớn. Câu 35: Cừu Đôly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau A. Cừu cho trứng và cừu mang thai B. Cừu cho nhân tế bào C. Cừu mang thai D. Cừu cho trứng Câu 36: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức nhanh nhất là: A. Hình thành loài theo con đường địa lý B. Hình thành loài theo con đường sinh thái C. Hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hoá D. Hình thành loài theo con đường sinh học Câu 37: Luận điểm nào sau đây không phải của Lamac? A. Những biến đổi trên cơ thể ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động đều được di truyền. B. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời. C. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. D. Những biến dị cá thể qua sinh sản là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá. Câu 38: Hiệu suất sinh thái là: A. Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng B. Tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. C. Hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng D. Tỉ lệ % số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng Câu 39: Diễn thế sinh thái là quá trình: A. Thay thế quần xã này bằng quần xã khác có thành phần loài đa dạng hơn. B. Biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với điều kiện môi trường. C. Biến đổi của quần xã làm cho thành phần loài bị thay đổi và cuối cùng làm suy thoái quần xã. D. Phát triển của quần xã, hình thành một quần xã đỉnh cực. Câu 40: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã là mối quan hệ: A. Nơi sống của các loài B. Sinh sản giữa các cá thể trong quần thể C. Sự hỗ trợ giữa các loài D. Dinh dưỡng giữa các loài B.Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là : A. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN C. Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza D. Việc lắp ghép các đơn phân thực hiện theo NTBS Câu 42: Đột biến gen là A. Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. B. Là những biến đổi trong cấu trúc của NST. C. Là những biến đổi trong cấu trúc của NST. D. Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit. Câu 43: Nhân tố chủ yếu chi phối nhịp độ tiến hoá: A. Tốc độ sinh sản B. Áp lực của chọn lọc tự nhiên C. Áp lực của quá trình đột biến D. Sự thay đổi điều kiện khí hậu, địa chất Câu 44: Hiệu suất sinh thái là: A. Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng B. Tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. C. Hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng D. Tỉ lệ % số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng Câu 45: Trong quần xã, nhóm loài có sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về: A. Động vật ăn cỏ B. động vật ăn thịt C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật ăn mùn bã hữu cơ Câu 46: Cá chép có thể sống được ở 2 o C đến 44 o C, điểm cực thuận là 28 o C. Cá rô phi có thể sống được ở 5,6 o C đến 42 o C, điểm cực thuận là 30 o C. Nhận định nào sau đây là đúng nhất A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn . D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn trên cao hơn Câu 47: Theo Đácuyn, thực chất của CLTN là: A. Sự sinh sản ưu thế của các cá thể có kiểu gen thích nghi hơn. B. Sự sống sót của các cá thể có kiểu gen thích nghi C. Sự hình thành các loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. Sự sống sót vá sinh sản ưu thế của những cá thể mang kiểu gen thích nghi Câu 48: Enzim được sử dụng để cắt, nối đoạn ADN trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp là: A. Restrictaza, Ligaza B. Ligaza , Polimeraza B. Restrictaza, Reparaza D. Restrictaza, Polimeraza …………………………HẾT………………………… CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1-10 B C B A D D A A C C 11-20 B B B C C C A A B C 21-30 D C D B B A C C B C 31-40 C D B D B C D B B D 41-48 D A B B C A B A . TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP – LỚP 12 NĂM HOC 2010 -2011 Môn: Sinh học Thời gian : 60 phút . Mã đề: 01 I. Phần chung cho tất cả thí sinh ( 32. histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN khoảng 146 cặp nuleotit B. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN khoảng 116cặp nuleotit C.10 phân tử histôn được quấn quanh bởi 12/4. từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. Sự sống sót vá sinh sản ưu thế của những cá thể mang kiểu gen thích nghi Câu 48: Enzim được sử dụng để cắt, nối đoạn ADN trong kỹ thu t tạo ADN tái tổ hợp

Ngày đăng: 13/06/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan