tóm tắt luận án tiến sĩ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An

24 465 0
tóm tắt luận án tiến sĩ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Nó có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề TCLTCN đã và đang được quan tâm một cách rộng rãi. Nó được xem như một giải pháp phát triển công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế - xã hội nói chung. Các nhà khoa học đã đưa ra một số hình thức TCLTCN cơ bản và nhiều quốc gia đã áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu TCLTCN bước đầu đã đưa ra khái niệm và một số hình thức TCLTCN của đất nước, góp phần hoàn thiện bức tranh không gian tổ chức lãnh thổ của nền kinh tế - xã hội nước ta. Ở Nghệ An, khái niệm TCLTCN chưa được nghiên cứu sâu mà mới chỉ mang tính chất qui hoạch. Do đó, đề tài “TCLTCN Nghệ An” được phát triển theo hướng chuyên sâu, chuyển từ mức độ định tính đơn giản sang định lượng với mong muốn xây dựng một mô hình TCLTCN của tỉnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần vào định hướng phát triển tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Cùng với khái niệm “tổ chức lãnh thổ kinh tế”, thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp” được các nhà khoa học Xô Viết công nhận và sử dụng trong các tài liệu khoa học vào đầu những năm 60. Sau đó khái niệm “tổ chức lãnh thổ” hay còn gọi là “tổ chức không gian” được tiếp nhận và sử dụng ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt là ở Mĩ vào đầu những năm 70. Nhưng chỉ từ giữa và cuối thời gian này, khái niệm “tổ chức lãnh thổ” mới được các nhà khoa học thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi với tư cách là công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động của xã hội. Ở Việt Nam, tổ chức không gian được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn bước đầu vào những năm 80. Đến năm 1996, với đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước về “Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam”, GS. Lê Bá Thảo đã phân tích một cách có hệ thống và sâu sắc cơ sở lí luận và thực tiễn của TCLTCN Việt Nam trong chương III của đề tài. Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra 6 hình thức TCLTCN ở Việt Nam là: điểm công nghiệp, CCN, KCN, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, địa bàn (vùng) công nghiệp trọng điểm. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về TCLTCN Việt Nam như: “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam” (GS. TS Lê Thông - PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000), Tạp chí “KCN Việt Nam” (Thông tin Bộ Kế hoạch và đầu tư) Các công trình nghiên cứu trên hầu hết đều nghiên cứu công nghiệp và TCLTCN trên phạm vi lãnh thổ cả nước. 1 Các công trình nghiên cứu công nghiệp ở Nghệ An đã bước đầu đề cập đến các hình thức TCLTCN Nghệ An với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào dưới góc độ địa lý kinh tế - chính trị đi sâu nghiên cứu về TCLTCN Nghệ An một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng và hiệu quả phân bố công nghiệp Nghệ An. Vì vậy, nghiên cứu TCLTCN Nghệ An là việc làm cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, đề tài phân tích các nhân tố tác động đến TCLTCN, đánh giá hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh, trong đó tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động khu công nghiệp nhằm phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính qui luật đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh. Qua đó, đề xuất phương hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp và các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Đúc kết cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu định lượng để đánh giá một hình thức TCLTCN tiêu biểu của tỉnh Nghệ An. - Phân tích, đánh giá những nguồn lực ảnh hưởng đến TCLTCN tỉnh Nghệ An. - Phân tích, đánh giá hiện trạng các hình thức TCLTCN tỉnh Nghệ An. - Xác định các định hướng và giải pháp phù hợp cho việc TCLTCN tỉnh Nghệ An. 3.3. Giới hạn nghiên cứu đề tài - Về phương diện lãnh thổ, đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ xác định là tỉnh Nghệ An, có liên hệ với một số địa phương lân cận. - Về nội dung: đề tài tiến hành đánh giá những nhân tố chính tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An, đi sâu tìm hiểu, phân tích một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính trên địa bàn đặc biệt chú trọng vào phân tích hiệu quả hoạt động của hình thức khu công nghiệp tập trung. - Về thời gian: Đề tài sử dụng chuỗi số liệu từ 2001 - 2010. 4. Quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ 4.2. Quan điểm hệ thống 4.3. Quan điểm phát triển bền vững 4.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu 5.2. Phương pháp thống kê, so sánh 5.3. Phương pháp thực địa 2 5.4. Phương pháp chuyên gia 5.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý 5.6. Phương pháp dự báo 6. Đóng góp chủ yếu của luận án - Đúc kết, bổ sung và làm sáng tỏ được cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTCN và vận dụng chúng vào nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An. - Xác định được hệ thống chỉ tiêu mang tính định lượng để đánh giá một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiêu biểu cho địa bàn cấp tỉnh là KCN và áp dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN của tỉnh Nghệ An để làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được thực trạng TCLTCN của tỉnh Nghệ An với các hình thức: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, trong đó tập trung đánh giá các KCN bằng hệ thống chỉ tiêu đã được xác định. - Đề xuất được định hướng và các giải pháp để phát triển có hiệu quả hơn TCLTCN ở tỉnh Nghệ An. 7. Cấu trúc của luận án Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An Chương 3: Hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An Chương 4: Định hướng và giải pháp TCLTCN Nghệ An đến năm 2020. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (Chương 1 gồm 45 trang, 1 biểu đồ, 2 bảng số liệu) 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội 1.1.1.1. Phân công lao động xã hội: cơ sở nền tảng của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ thúc đẩy việc hình thành CMH sản xuất của từng vùng (địa phương) dựa vào những thế mạnh riêng của mình về sự khác biệt của điều kiện sản xuất cũng như tài năng của người lao động, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, giá thành hạ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Do đó, có thể thấy rằng tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, TCLTCN nói riêng có quan hệ hữu cơ với PCLĐXH theo lãnh thổ, hay nói cách khác, PCLĐXH theo lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội. 1.1.1.2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội” là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các 3 tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của lãnh thổ. 1.1.1.3. Các lý thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ + Lý thuyết tổ chức + Lý thuyết khu vị luận công nghiệp + Lý thuyết các điểm trung tâm của W. Cristaller - (Đức, 1933) + Lý thuyết phát triển các cực (của Francoi Perroux, Pháp, 1950) 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1.1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất là: TCLTCN là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của lãnh thổ đó. 1.1.2.2. Các đặc tính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp TCLTCN có 3 đặc tính cơ bản, đó là: + Tính kết cấu hệ thống + Tính lãnh thổ + Tính đa phương án 1.1.2.3. Nguyên tắc TCLTCN + TCLTCN phải thoả mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. + Hài hoà, tương tác, hỗ trợ cùng phát triển đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cho tổng thể. + Sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ. + Phải kiến thiết cho được những khu nhân (những trung tâm đô thị, thành phố, khu vực ngoại vi) để tạo động lực cho sự hình thành các hình thức TCLTCN mang lại hiệu quả cao nhất [51]. 1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm: vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, trình độ khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, môi trường chính sách, các nguồn lực tài chính, thị trường và các mối quan hệ liên lãnh thổ… 1.1.2.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Lịch sử nghiên cứu các hình thức TCLTCN đã có từ lâu, song cho tới nay quan niệm về các hình thức TCLTCN rất khác nhau giữa các nước. Các hình thức TCLTCN phổ biến trên thế giới hiện nay bao gồm: khu công nghiệp, quận công nghiệp… Năm 1994, Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm: 4 - Điểm công nghiệp - Cụm công nghiệp - Khu công nghiệp - Trung tâm công nghiệp - Dải công nghiệp - Vùng công nghiệp Còn Viện Chiến lược phát triển công nghiệp (Bộ Công Thương) thì đưa ra phương án 6 vùng công nghiệp. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát một số hình thức tổ chức lãnh thổ được hình thành ở Việt Nam Từ sau năm 1990, TCLTCN Việt Nam đã bắt đầu được quan tâm thực sự và có những chuyển biến tích cực nhằm tạo nên một cấu trúc lãnh thổ công nghiệp hướng tới sự hợp lí và hiệu quả. - Các điểm công nghiệp chủ yếu là qui mô nhỏ, được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thành phố, thị xã nhằm khai thác nguồn nguyên liệu và tận dụng lao động tại chỗ như: điểm công nghiệp chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), chế biến cà phê (Tây Nguyên), chế biến điều (Bình Phước)… - Các CCN được phân bố ở các đô thị nhỏ, dọc theo các trục giao thông. Xu hướng phát triển các CCN ngành nghề truyền thống đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành nhằm tập trung hơn nữa các ngành nghề truyền thống để có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng cao lợi nhuận và thu hút được sự chú ý của thị trường. - Các khu công nghiệp trong 18 năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt lãnh thổ công nghiệp Việt Nam cũng như xây dựng tiềm lực công nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước. Năm 2008, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN đạt 33,2 tỉ USD chiếm 38% GDP cả nước. Các KCN đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, hàng năm đạt tỉ trọng trung bình khoảng 20%. Tính bình quân một ha đất công nghiệp cho thuê đã tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 700.000 USD. Với vai trò quan trọng của mình, các doanh nghiệp KCN đã nộp ngân sách Nhà nước 2,6 tỉ USD. Giá trị sản xuất kinh doanh trên một ha đất công nghiệp đã cho thuê đạt 1,68 triệu USD/năm [13]. Đồng hành với sự phát triển KCN, cơ sở hạ tầng kinh tế như cảng biển, hệ thống đường, điện, nước, thông tin liên lạc… tại các khu vực này cũng phát triển theo, hạ tầng KCN cũng như những vùng xung quanh KCN có sự thay đổi nhanh chóng. Thêm vào đó, sự phát triển KCN đã hình thành một đội ngũ công nhân có tác phong công nghiệp và ý thức kỉ luật lao động cao. Tuy có nhiều đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, song quá trình phát triển KCN cũng đã làm phát sinh một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, cũng như trong thực tiễn xây dựng và đi vào hoạt động, các KCN đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường. - Các trung tâm công nghiệp cũng giữ một vai trò quan trọng trong bức tranh 5 phân bố công nghiệp. Căn cứ vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, có thể chia ra: các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh), các trung tâm có ý nghĩa vùng (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…) và các trung tâm có ý nghĩa địa phương (Việt Trì, Bắc Giang…) - Ở Việt Nam, dải công nghiệp có lẽ không nhiều và chưa thật tiêu biểu. Chúng thường tập trung xung quanh các thành phố - trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước như Tp. Hồ Chí Minh và phụ cận, Hà Nội và phụ cận… - Vùng công nghiệp là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới riêng theo quyết định của Chính phủ. Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất và đặc thù của Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 6 vùng công nghiệp, mỗi vùng có một thế mạnh và những hướng chuyên môn hóa khác nhau. 1.2.2. Khái quát một số hình thức TCLTCN ở khu vực Bắc Trung Bộ - Các điểm công nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ nằm tương đối rải rác và hầu hết là các điểm công nghiệp có qui mô nhỏ. Các điểm công nghiệp phần lớn được định vị dựa trên những điều kiện về nguồn nguyên liệu, trong đó nổi bật lên là các điểm công nghiệp sản xuất VLXD và các điểm công nghiệp thuộc ngành chế biến lương thực, thực phẩm. - Hiện nay, khu vực Bắc Trung Bộ có khoảng 96 cụm công nghiệp đã hoạt động hoặc đang triển khai xây dựng với tổng diện tích 1.651,3ha. Như vậy, trung bình một cụm công nghiệp có qui mô 17,3ha. Tuy nhiên, tỉ lệ lấp đầy của các CCN trong khu vực nhìn chung rất thấp. Đa số các CCN có tỉ lệ lấp đầy dưới 30%, không đạt yêu cầu về tỉ lệ lấp đầy CCN của Chính phủ. Nguyên nhân của tình trạng này diễn ra ở hầu hết các tỉnh trong khu vực chính là vấn đề vốn đầu tư và việc xây dựng hạ tầng cơ sở trong CCN. Nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, nhà đầu tư e ngại vì phải tham gia vào công tác đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kĩ thuật. Do đó, hiện tượng dự án cụm công nghiệp “treo” xảy ra khá phổ biến ở các tỉnh, đặc biệt là những tỉnh mà có tiềm năng kinh tế - xã hội hạn chế cũng như sức hấp dẫn đầu tư thấp như Quảng Bình, Quảng Trị. - Bắc Trung Bộ hiện nay có khoảng 16 KCN đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 3.663,24ha. Như vậy, một KCN có qui mô khoảng 228,9ha, đạt mức qui mô trung bình. Các KCN Bắc Trung Bộ năm 2008 đã thu hút được 273 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng kí trên 274 nghìn tỉ đồng (chưa tính các KCN Quảng Bình). Trong đó, các KCN thuộc KKT Nghi Sơn - Thanh Hóa có số vốn đầu tư đăng kí cao nhất 263 nghìn tỉ đồng chiếm 96,3% tổng số vốn đăng kí đầu tư vào các KCN của khu vực với chỉ 16 dự án đầu tư. Nhìn chung, các KCN của KV Bắc Trung Bộ đã tạo ra được những nét đột phá về thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp của khu vực, góp phần làm tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, năng lực sản xuất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các KCN còn hạn chế, khả năng đảm bảo cuộc sống cho 6 người lao động cũng như đóng góp vào kinh tế địa phương chưa nhiều. Các KCN trong khu vực với công nghệ thấp và đầu tư thiếu đồng bộ, chưa có hệ thống xử lí thải tập trung đã tác động tiêu cực tới môi trường, nhất là đối với KCN nằm trong thành phố hay nằm gần khu vực sản xuất nông nghiệp. - Trung tâm công nghiệp Ở Bắc Trung Bộ có rất ít các trung tâm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp này hầu hết đều là qui mô nhỏ như: Bỉm Sơn, Thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên - Huế). Đây hầu hết là các trung tâm công nghiệp đa ngành và hướng tới những sản phẩm chuyên môn hóa dựa trên thế mạnh của vùng như: sản xuất VLXD, chế biến lương thực, thực phẩm. Các trung tâm công nghiệp này đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển TCLTCN của vùng, đặc biệt là trung tâm công nghiệp Huế - nằm trong địa bàn trọng điểm miền Trung. Đây được xem là một cực phát triển, là hạt nhân để lan tỏa ra các tỉnh lân cận trong khu vực. 1.3. Vận dụng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn vào việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp cấp tỉnh 1.3.1. Các nguyên tắc TCLTCN - Trong không gian công nghiệp phải tạo ra được một trật tự hợp lý có tính tới khả năng tài nguyên và yêu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải đảm bảo có sự phát triển hài hoà và tương tác. - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải đảm bảo có sự phối hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải dựa trên việc kiến thiết những khu nhân (mạng lưới đô thị nội tỉnh) để tạo lực hút cho việc hình thành các hình thức TCLTCN (điểm công nghiệp, CCN, KCN, trung tâm công nghiệp). 1.3.2. Các nhiệm vụ của TCLTCN - Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất các nguồn lực của lãnh thổ Nghệ An (các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội ). - Giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan: vấn đề việc làm của người lao động, vấn đề hỗ trợ người nông dân tham gia vùng nguyên liệu, vấn đề đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực - Giảm sự chênh lệch về trình độ giữa các vùng, các địa phương trong tỉnh, giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh lân cận và với mức trung bình chung của cả nước. - Đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường bằng sự phát triển bền vững. 1.3.3. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hình thức khu công nghiệp Trong phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào việc xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá 7 hiệu quả khai thác sử dụng KCN - một trong những hình thức TCLTCN mang lại hiệu quả cao nhất đang phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. - Nhóm chỉ tiêu về qui mô diện tích và tỉ lệ lấp đầy KCN - Nhóm chỉ tiêu về số dự án đầu tư và vốn đầu tư - Nhóm chỉ tiêu về lao động - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh + Nhóm chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp + Nhóm chỉ tiêu về doanh thu + Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận + Nhóm chỉ tiêu về xuất khẩu + Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước Đây là những chỉ tiêu mang tính định lượng nhằm đánh giá được hiệu quả của bản thân KCN. Ngoài ra, để đánh giá tổng hợp về KCN cần phải đánh giá những tác động của KCN đối với cộng đồng xã hội và môi trường xung quanh nó. CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN (Chương 2 gồm 27 trang, 2 bản đồ, 1 bảng số liệu) 2.1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên 2.1.1. Vị trí địa lí Nghệ An là một trong 6 tỉnh thuộc vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam như một bức tranh sơn thủy đa màu. Lãnh thổ Nghệ An nằm trong tọa độ từ 18 o 35’00’’ đến 20 o 00’10” vĩ độ Bắc và từ 103 o 50’25” đến 105 o 40’30” kinh độ Đông. Về phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa; phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh; chung đường biên giới phía Tây với nước CHDCND Lào; phía Đông trông ra biển Đông với đường bờ biển dài khoảng 82km. Nhân tố vị trí địa lý tạo lợi thế nâng cao vai trò của công nghiệp Nghệ An trong khu vực Bắc Trung Bộ với thành phố Vinh vừa là trung tâm kinh tế - xã hội vừa là trung tâm công nghiệp vùng, là hạt nhân để hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển TCLTCN của tỉnh. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Khoáng sản Nghệ An có nguồn khoáng sản được đánh giá là đa đạng, phong phú. Khoáng sản tạo ra những điểm nhấn nổi bật trên bản đồ bố trí sản xuất với qui mô và chất lượng của một số loại khoáng đạt tiêu chuẩn để hình thành những ngành công nghiệp khai thác có qui mô lớn như khoáng sản vật liệu xây dựng, thiếc, than 2.1.2.2. Nguồn nước Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lưới sông từ 0,6 - 0,7 km/km2. 8 Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh, dài 361 km. Diện tích lưu vực 17.730 km2 chiếm 80% diện tích toàn tỉnh. Do địa hình dốc nên các sông suối có khả năng xây dựng các công trình thuỷ điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ cho nhân dân vùng cao. 2.1.2.3. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác Tài nguyên địa hình, đất, khí hậu góp phần làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến nông, lâm, hải sản với nhiều sản phẩm đặc trưng và bước đầu khẳng định được thương hiệu như chè, mía đường, hải sản đông lạnh Tài nguyên rừng, biển làm đa dạng hóa thêm sản phẩm công nghiệp và làm phong phú bức tranh phân bố công nghiệp. 2.2. Dân cư và nguồn lao động Với số dân hơn 3 triệu người, dân số từ 15 đến 59 tuổi chiếm trên 50% tạo cho tỉnh Nghệ An có nguồn lao động dồi dào, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kiến thiết không gian công nghiệp nói riêng. 2.3. Trình độ khoa học - công nghệ Trong những năm gần đây Nghệ An đã chủ động đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, đã quán triệt phương châm thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, rõ nét nhất là thiết bị đồng bộ của nhà máy đường liên doanh, nhà máy nước khoáng, nhà máy xi măng Hoàng Mai 2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 2.4.1. Hệ thống các trung tâm kinh tế, đô thị nội tỉnh Nghệ An hiện có thành phố Vinh là đô thị loại một, hai thị xã (Cửa Lò, Thái Hòa), mỗi huyện đều có ít nhất một thị trấn và nhiều xã đã hình thành các thị tứ. Mạng lưới đô thị của tỉnh là hệ thống hạt nhân hội tụ các thế mạnh về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, khoa học công nghệ, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ đông đảo, làm động lực cho sự ra đời các khu kinh tế, các KCN tập trung, các CCN và nhà máy xí nghiệp. 2.4.2. Cơ sở hạ tầng Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển ở Nghệ An tạo nên một hệ thống đồng bộ, khép kín sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An, nhất là khai thác thế mạnh từ rừng và biển Nghệ An. Đây sẽ là một bộ khung vững chắc hỗ trợ đắc lực cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An. Ngoài ra mạng lưới điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc là những nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc hoàn thiện bộ khung của TCLTCN của tỉnh 2.5. Môi trường chính sách Môi trường chính sách của tỉnh ngày càng thông thoáng và linh hoạt cùng cơ chế quản lí có nhiều tiến bộ sẽ tạo ra những thành công mới cho việc TCLTCN. 2.6. Các nguồn lực tài chính 2.6.1. Nguồn vốn trong nước 2.6.1.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 9 Giai đoạn 2011-2020, dự kiến huy động được 113.500 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 47.500 tỷ đồng), đáp ứng được 18% nhu cầu vốn đầu tư; trong đó vốn từ ngân sách tỉnh chiếm 65-70% tổng số. Nguồn vốn ngân sách dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. 2.6.1.2. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Dự kiến giai đoạn 2011-2020 huy động được khoảng 120.300 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 32.300 tỷ đồng), đáp ứng được khoảng 19,1% nhu cầu vốn đầu tư. 2.6.1.3. Nguồn vốn huy động trong dân Nguồn vốn này đáp ứng được 20% nhu cầu vốn đầu tư của giai đoạn 2011-2020; tương ứng số tiền huy động là 126.000 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 38.000 tỷ đồng). 2.6.2. Vốn đầu tư nước ngoài Nghệ An đang trở thành một mảnh đất lành cho các nhà đầu tư trong nước, sau nhiều năm liên tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Giờ đây, các nhà đầu tư không còn triển khai các dự án riêng lẻ nữa mà đã đầu tư theo từng chuỗi dự án, qua đó đưa lại lợi ích cụ thể và lâu dài cho tỉnh. Các dự án tiêu biểu trong năm 2010 góp phần đưa Nghệ An lên vị trí thứ 4 về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. 2.7. Thị trường và các mối quan hệ liên lãnh thổ Các yếu tố về thị trường và mối quan hệ liên lãnh thổ sẽ tạo ra những nhân tố mới cho bức tranh phân bố công nghiệp. Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, là vùng có nhiều tiềm năng về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm; khai khoáng; sản xuất VLXD Trong quá trình phát triển, ảnh hưởng của vùng này đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng của Nghệ An là rất lớn. 2.8. Đánh giá chung 2.8.1. Những thuận lợi 2.8.2. Những khó khăn - thách thức CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN (Chương 3 gồm 54 trang, 2 bản đồ, 2 biểu đồ, 29 bảng số liệu) 3.1. Đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp Nghệ An - Qui mô ngành công nghiệp của tỉnh còn nhỏ bé, năm 2008 mới chiếm 0,48% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (tính theo giá thực tế) trong khi dân số của tỉnh chiếm 3,63% dân số cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) của tỉnh theo giá so sánh 1994 đạt 7.219.576 triệu đồng năm 2009 (14.829.008 triệu đồng theo giá hiện hành). Trong những năm qua, ngành công nghiệp Nghệ An liên tục giữ được đà tăng trưởng hai con số, và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2008, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 24,7% 10 [...]... huyện xung quanh, tạo cơ sở để hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp 3.3 Đánh giá tổng hợp tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An 3.3.1 Các mặt đã đạt được: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An đang ở bước đầu của sự phát triển với một số kết quả đáng khích lệ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã chú trọng tới việc khai thác các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh Hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng... quyết thời gian tới như: xử lý môi trường, xây dựng văn phòng, nhà ở trong khuôn viên CCN CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 (Chương 4 gồm 30 trang, 1 bản đồ, 1 bảng số liệu) 4.1 Bối cảnh, quan điểm và phương hướng phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An 4.1.1 Bối cảnh phát triển công nghiệp Nghệ An theo lãnh thổ Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng... bảo ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng 4.2 Mục tiêu, định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An 4.2.1 Mục tiêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An + Xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất công nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước + Xây dựng và đầu tư chiều sâu vào một số khu công nghiệp: Nam Cấm, Hoàng Mai, Đông... nghiệp của Nghệ An còn tương đối nhỏ bé và chậm phát triển Trong thời gian tới ngành công nghiệp Nghệ An cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong khu vực Bắc Trung Bộ cũng như địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung 3.2 Đánh giá hiện trạng các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An 3.2.1 Điểm công nghiệp - Mật độ điểm công nghiệp trên lãnh thổ Nghệ An còn tương... phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An 4.3.1 Các giải pháp tổng thể 4.3.1.1 Về tổ chức quản lý Nhà nước - Cần thành lập bộ phận qui hoạch lãnh thổ trong Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu và phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh, tìm ra các phương án tổ chức lãnh thổ tối ưu để khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng vốn có của Nghệ An cũng như đảm bảo sự phát triển... Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã và đang được quan tâm một cách rộng rãi Các nhà khoa học đã đưa ra một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cơ bản Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao Ở Việt Nam, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp; còn Viện chiến lược phát triển (Bộ Công Thương) thì... với nhau bằng các tuyến lực làm cho bức tranh phân bố công nghiệp Nghệ An hài hòa, cân xứng 4.1.5.2 Định hướng các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An - Điểm công nghiệp: 18 Bên cạnh việc nâng cấp và mở rộng những cơ sở sản xuất đã có, Nghệ An đã đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của các điểm công nghiệp mới Các điểm công nghiệp ra đời ở các huyện, thị trấn, thị... và CCN để tạo nên các cực tăng trưởng nhanh trong phát triển công nghiệp Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải đảm bảo tính cân bằng cho môi trường sinh thái, không được làm ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hoá, du lịch của quốc gia và của tỉnh 17 4.1.3 Phương hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An - Thực hiện đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, vừa tập trung phát triển các ngành... nghiệp Nghệ An Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải tạo ra một trật tự hợp lí có tỉnh tới khả năng tài nguyên và yêu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới của nước ta Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An cần phải dựa vào những khu nhân... điểm công nghiệp/ 10km2 Con số này phản ánh mức độ phân tán của các điểm công nghiệp trên lãnh thổ là rất cao - Qui mô điểm công nghiệp của Nghệ An tương đối nhỏ, trung bình mỗi điểm công nghiệp chỉ đạt 1,745 tỉ đồng/điểm về giá trị sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng về qui mô trung bình của các điểm công nghiệp giữa các vùng và giữa các địa phương Nhìn chung, các điểm công nghiệp

Ngày đăng: 12/06/2015, 23:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lí do chọn đề tài:

  • 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:

  • 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu đề tài

  • 3.1. Mục đích

  • 4. Quan điểm nghiên cứu

  • 4.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ

  • 4.2. Quan điểm hệ thống

  • 4.3. Quan điểm phát triển bền vững

  • 4.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

    • 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

    • 5.1. Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu

    • 5.2. Phương pháp thống kê, so sánh

    • 5.3. Phương pháp thực địa

    • 5.4. Phương pháp chuyên gia

    • 5.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

    • 5.6. Phương pháp dự báo

    • 6. Đóng góp chủ yếu của luận án

    • 7. Cấu trúc của luận án

    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA

    • TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

      • 1.1. Cơ sở lí luận

      • 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan