THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

22 4.7K 30
THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM HỆ SINH THÁI Chủ đề nhóm: Hệ sinh thái rừng (trên cạn)DANH SÁCH THÀNH VIÊN (Nhóm 07)Họ và tênMSSV1.Huỳnh Việt KhánhB12073652.Nguyễn Thanh TrúcB13093483.Nguyễn Thanh HiềnB13100844.Lê Hữu TriếtB12074295.Nguyễn Duy ThắngB12074126.Lê Trung QuânB1207401 THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ CỦAVƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Ở VIỆT NAMI.GIỚI THIỆUVườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương có diện tích 22.200 ha thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Trung tâm của Vườn nằm trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình), cách Hà Nội khoảng 120 km về phía Tây Nam và cách thành phố Ninh Bình 45 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái động thực vật rừng mưa nhiệt đới vô cùng phong phú của nước ta, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Là VQG đầu tiên của Việt Nam, Cúc Phương được nhiều người biết đến với cây chò ngàn năm, với động Người Xưa nơi sinh sống của người Việt cổ, với quần thể loại linh trưởng quý hiếm voọc mông trắng… Cúc Phương cũng là nơi còn giữ được những giá trị hiếm có của thiên nhiên hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, núi non hùng vỹ.II.MỤC TIÊUHiểu được vai trò, chức năng và lượng hóa một số giá trị kinh tế của Vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm tính toán được lợi ích và chi phí của các phương án sử dụng tài nguyên khác nhau, từ đó lựa chọn được phương án phân bổ tài nguyên thích hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và cộng đồng.Hiện trạng của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Từ đó, đề xuất các biện pháp thích hợp đối với hiện trạng của rừng.III.NỘI DUNG1.Đa dạng sinh họcLà một VQG giàu tính đa dạng sinh học (ĐDSH), Cúc Phương có 19 quần xã thực vật, trên 2000 loài thực vật bậc cao được phân bố trong 229 họ, 918 chi. Đã phát hiện được 118 loài quý hiếm, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin... Trong đó có nhiều loài mới cho khoa học.Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 571 loài bao gồm: 65 loài cá, 67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 307 loài chim và 89 loài thú. Trong số đó có 64 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra còn ghi nhận được 12 loài giáp xác, 1800 dạng côn trùng và nhiều loài nhuyễn thể. Một số loài là đặc hữu của Cúc Phương. Có loài lần đầu tiên được phát hiện tại đây.1.1.Về động vậtTrong số 571 loài động vật có xương sống, có những loài rất quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như: Voọc Mông Trắng, Báo Gấm, Sơn Dương… Riêng loài Voọc Mông Trắng đã từng bị coi là tuyệt chủng cách ngày nay trên 50 năm nhưng vào đầu thập kỷ 90 lại được tái phát hiện tại Cúc Phương. Chúng ta cũng đã khám phá thêm hai loài mới cho khoa học là cá Niếc Hang Cúc Phương (Silurus cucphuongensis) và loài Sóc Bụng Đỏ (Callosciurus erythraeus cucphuongensis). 1.2.Về thực vậtVườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng vì tính đa dạng các loài thực vật. Với trên 2000 loài thực vật bậc cao trong đó có những cây đại thụ như Chò xanh, Đăng, Sấu mà bạnh vè của chúng sừng sững như bức tường thành giữa rừng đại ngàn; lại có những cây chuyên sống nhờ trên cây chủ, đến khi lớn lên lại bóp chết cây chủ để vươn lên tầng cao của tán rừng. Có những dây leo thân gỗ uốn lượn như những con mãng xà chạy dài mấy trăm mét giữa các tầng rừng… tất cả tạo nên một cảnh hoang sơ đầy bí ẩn nhưng vô cùng hùng vĩ mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện thêm 12 loài thực vật mới cho khoa học trong đó có một chi và loài Lan rất hiếm (Vietorchis aurea Averyanov). Loài này chỉ phân bố tại một vùng rất hẹp tại Cúc Phương.Vườn thực vật Cúc Phương là công trình xây dựng nhằm sưu tập gây trồng các loài cây qúy hiếm của Cúc Phương, Việt Nam và Thế giới nhằm phục vụ cho mục đích bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật. Đây còn là nơi thực nghiệm gây trồng các loài cây bản địa, đồng thời là công trình phục vụ nghiên cứu khoa học, học tập và tham quan du lịch. Với diện tích 160 ha. Trong đó có 90 ha là diện tích trồng vườn thực vật, 51 ha là rừng tự nhiên trên núi đá, 10 ha diện tích rừng trồng thực nghiệm và một phần còn lại là khu vực hành chính của Vườn.Theo kết quả điều tra phân loại đất năm 1971, đất ở đây được hình thành và chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình Castơ trên địa hình núi đá vôi, có mực nước ngầm sâu, luôn thoát nước. Vườn thực vật Cúc Phương nằm trong khu vực có nhiệt độ trung bình năm là 22,350¬¬C, lượng mưa trung bình năm là 1.987mm và độ ẩm trung bình năm là 84,5%. Nếu đem so sánh tiêu chuẩn vùng khí hậu thì khu vực vườn thực vật Cúc Phương thuộc vùng khí hậu hơi ẩm. Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng.Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của loài, điều kiện lập địa của khu vực để bố trí các loài cây trồng và dựa vào hệ thống tiến hóa của Takhtajan để bố trí các loài cây trồng theo họ tiến hóa từ thấp đến cao và được ký hiệu thành các khu A, B, C, D, Đ, E, G, H, I, K. Trong đó khu A, B, C, E, H là khu giành trồng các loài cây gỗ có nguồn gốc ở Cúc Phương, khu D bố trí cây miền Bắc Việt Nam, khu Đ là cây nhập nội, khu G là loài tre trúc, khu I là các loài cây ăn quả, khu K là loài song mây. Diện tích thiết kế trồng cho mỗi loài ít nhất là 0,1 ha và nhiều nhất là 1 ha.Cho tới nay đã thu thập và trồng được 366 loài cây gỗ, trong đó có 210 loài cây gỗ của Cúc Phương, 16 loài ráy của Cúc Phương, 85 loài cây gỗ của Việt Nam, 5 loài cây gỗ nhập nội, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc và 15 loài cau dừa. Trong tổng số các loài cây gieo trồng có 30 loài là quý hiếm của Việt Nam. Theo kết quả đánh giá của Hội đồng Khoa học Vườn cho thấy tình hình sinh trưởng của các loài cây trong vườn thực vật là khá. Có trên 80% số loài có triển vọng phát triển thành rừng, trong đó có 15% số loài sinh trưởng rất nhanh đã có khả năng cung cấp hạt giống cho trồng rừng, 25% số loài đã kín tán thành rừng, 15% số loài sinh trưởng chậm còn lại là sinh trưởng phát triển bình thường. 2.Vai trò2.1. Đối với môi trườngA.Khí hậuRừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống Trái Đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và điều hòa lượng carbon trên trái đất do vậy rừng có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.Các loại thực vật sống có khả năng tích trữ lượng carbon trong khí quyển, vì vậy sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại hiện tượng nóng dần lên của Trái Đất.B.Đất đaiRừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất:Đất tốt cho rừng hưng thịnh. Ở những nơi có rừng, đất được bảo vệ khá tốt, hạn chế hiện tượng bào mòn, sạt lở, nhất là ở những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt không bị mỏng giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng, chất hữu cơ có trong đất. Cây cối lấy chất dinh dưỡng từ đất và trả lại cho đất một lượng sinh khối rất lớn, đây là nguồn làm cho đất rừng ngày càng trở nên màu mỡ.Rừng mất thì đất kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong. Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng, khiến cho các vùng đất này hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng cao, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các sinh vật. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi cũng diễn ra nhanh, đất không còn độ bám dễ bị sạt lở.Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói mòn, quá trình đất mất mùn và thoái hóa sẽ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùnha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường lên làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá.Bảo vệ nguồn nước, chống lũ lụt, giảm ô nhiễm môi trường:Một số nhà khoa học tin rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi có đất rừng so với những khu vực đất trống đồi trọc đặc biệt là đất nông nghiệp, thông tin này được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khác nhau có sử dụng hàng loạt kỹ thuật khác nhau. Nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng lưu lượng dòng chảy mặt tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với các khu vực canh tác nông nghiệp. Thêm vào đó rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn so với rừng trồng trong việc giảm dòng chảy mặt, nguyên nhân là do rừng trồng có lớp thảm mục ít và đã bị cơ giới hóa. Đây là yếu tố quan trọng của rừng trong việc ngăn chặn và làm giảm tác động của các cơn lũ.Cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực như: Thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học,... 2.2. Đối với kinh tếA.GỗRừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một thành phần kinh tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước (Nguồn: Tạp chí gỗ Việt số 23 tháng 122010). Nếu như trong thập niên 90, ở vị trí mờ nhạt ban đầu thì nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ trong ASEAN với kim ngạch xuất khẩu là 4.6 tỷ USD năm 2012 (Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam).Một số loài được dùng làm hàng thủ công mĩ nghệ xuất khẩu, quà lưu niệm trong các khu dịch vụ du lịch.B.Lâm sản ngoài gỗGiá trị mà lâm sản ngoài gỗ (LSNG) mang lại là không hề nhỏ, theo ghi nhận có 150 loài LSNG có giá trị được buôn bán trên thị trường quốc tế, vào những năm 1990 trung bình giá trị trao đổi hàng năm lên đến từ 5 đến 10 tỉ USD.Số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm 11 tháng năm 2012 tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2011, tương đương với 191,2 triệu USD. Trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam với kim ngạch đạt 37 triệu USD, tăng 32,64% so với 11 tháng năm 2011 và tăng 94,35% so với tháng 112011 với kim ngạch đạt 4,7 triệu USD.Rừng là còn là nơi cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên. Tổ chức y tế thế giới WHO đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng lâm sản ngoài gỗ để chữa bệnh, làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Một số loại dược liệu như: Tam thất, nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, sâm đá, sâm dây,... hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng và cách phát triển những loài dược liệu này.C.Du lịch sinh tháiDu lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phươngDu lịch sinh thái gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, những địa điểm có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái là một dịch vụ góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân địa phương. Thông qua du lịch sinh những người dân địa phương nhận thức được giá trị do rừng mang lại họ sẽ gắn bó với rừng hơn, tích cực hơn trong công tác xây dựng và phát triển rừng bền vững.Ông Đào Văn Khương (Giám đốc VQG Cúc Phương), cho biết khoảng 5 năm trở lại đây lượng khách đến Cúc Phương ngày một tăng, bình quân một năm đón khoảng 40.000 – 50.00 lượt khách, trong đó khoảng 5% là khách nước ngoài, 70% người Việt Nam là sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập. Riêng tháng 62009 lượt khách đến Cúc Phương là 32.000 lượt người. Doanh thu hàng năm từ du lịch lên tới 1.7 tỷ đồng. So với các Vườn quốc gia khác thì Cúc Phương lại tỏ ra khá thành công trong việc khai thác lợi thế của mình. Từng đoàn du lịch vẫn nối đuôi nhau đến thăm rừng, nhất là những dịp cuối tuần. Năm 2011, Vườn quốc gia đã đón hơn 52.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm gần 10%, và chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2012 đã có 51.000 lượt người đến đây tham quan.3.Giá trị và lượng hóa kinh tế của VQG Cúc Phương3.1.Giá trị sử dụngGiá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp. Giá trị sử dụng bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn.3.2.Giá trị phi sử dụngGiá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của VQG thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các hàng hóa dịch vụ do VQG cung cấp. Nó phản ánh giá trị từ nhận thức của con người về sự tồn tại của các giống loài hoặc của cả hệ sinh thái. Giá trị về dịch vụ ĐDSH và giá trị về ý nghĩa xã hội, văn hóa là các giá trị phi sử dụng. Giá trị phi sử dụng bao gồm: giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại.Các phương pháp lượng hóa kinh tế Vườn quốc gia:Phương pháp kế thừa: nghiên cứu kế thừa các tài liệu, mô hình, kỹ thuật, giải pháp liên quan đã và đang được áp dụng để lượng hóa, xác định giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới và ở Việt Nam. Phương pháp chuyên gia: xác định giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới và ở Việt Nam, xác định các nhóm giá trị sẽ lượng hóa, xây dựng các phiếu hỏi, các câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho việc lượng hóa tại VQG Cúc Phương.Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong đề tài để đánh giá các khối giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương bao gồm hàm chi phí du lịch, mô hình thỏa dụng ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các lỗi kỹ thuật phát sinh.Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc lượng hóa giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý VQG Cúc Phương.Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng chương trình SPSS 16.0, Excel và phần mềm NLOGIT 4; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý. Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện báo cáo đề tài. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và quy trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp. Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường: Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa và sử dụng một hệ thống các phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay để lượng hóa giá trị tài nguyên của VQG Cúc Phương. Về cơ bản gồm có 3 nhóm chính là: các phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay thế và các phương pháp dựa vào thị trường giả định.3.1.1 Giá trị sử dụng trực tiếpGiá trị du lịch Bước 1: Khảo sát và thu thập thông tin thứ cấp Bước 2: Thiết kế phiếu hỏi Bước 3: Điều tra lấy mẫu Bước 4: Xử lý số liệu3.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếpA. Giá trị hấp thụ CO2:Phương pháp giá thị trường trực tiếp Bước 1: Sử dụng kết quả xác định trữ lượng lâm phần theo trạng thái rừng. Bước 2: Xác định hệ số hấp thụ (Lượng hấp thụ lưu trữ CO2 của 1 ha rừng):Hệ số hấp thụ (EF) hay tổng lượng khí CO2 hấp thụ của một ha rừng (tấnha) được tính theo công thức sau: Trong đó:EF: là tổng lượng khí CO2 hấp thụ của một ha rừng (tấnha)AGB: sinh khối trên mặt đất của cây rừng (kg) được xác định theo công thức ()GS: là trữ lượng của 1 ha rừng (m3)BCEF: là hệ số chuyển đổi mở rộng (tấn) BGB: sinh khối dưới mặt đất của cây rừng (kg) được xác định theo công thức ()CF: là tỷ lệ các bon trong cây gỗ = 0,47 (được tra từ bảng 4.3. Tỷ lệ cacbon của sinh khối rừng trên mặt đất – Hướng dẫn của IPCC năm 2006) R: tỷ lệ sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất R = 0,37 (được tra từ bảng 4.4. Tỷ lệ sinh khối cacbon của cây rừng dưới mặt đất và trên mặt đất – Hướng dẫn của IPCC năm 2006) Hệ số: 4412 là hệ số chuyển đổi từ khối lượng Cabon sang CO2 Bước 3: Tính giá trị lưu trữ hấp thụ cacbon Trong đó: Vc: là giá trị lưu giữ các bon của rừng tính bằng USD hoặc đồng;Mc: là tổng trữ lượng các bon rừng tính bằng tấn CO2eha; i: Trạng thái rừng EFi: là tổng lượng khí CO2 hấp thụ của một ha rừng trạng theo từng trạng thái (tấnha).Si: Diện tích trạng thái rừng i.Pc : là giá bán tín chỉ các bon (CER) trên thị trường tính bằng USD hoặc đồngtấn CO2B.Giá trị bảo vệ lưu vực nước đầu nguồnBước 1: Xác định tổng diện tích đất nông nghiệp trong khu vựcBước 2: Xác định lượng nước cần cung cấp trong mùa hạn cho 1ha đất canh tác nông nghiệpBước 3: Xác định mức thủy lợi phí áp dụng trong khu vực cho 1ha đất sản xuất nông nghiệp.Bước 4: Xác định tỷ lệ phần trăm khối lượng nước đóng góp của diện tích rừng thuộc lưu vực trong tổng lượng nước trung bình cần cho sản nông nghiệp mùa hạn.Bước 5: Xác định tỷ lệ % diện tích rừng của VQG so với tổng diện tích rừng hiện có của khu vực.Bước 6: Xác định giá trị bảo vệ nguồn nước của rừng VQG Cúc Phương theo công thứcG= Nbq DnnNr RvqgP (4)(Nguồn dựa theo kết quả nghiên cứu của Vũ Tấn Phương năm 2007)Trong đó:G: tổng giá trị bảo vệ nguồn nước cung cấp cho tổng diện tích sản xuất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu.Nbq: Lượng nước trung bình cần cho 1 ha đất nông nghiệp trong vụ mùa (mùa hạn).Nr: tỷ lệ phần trăm khối lượng nước đóng góp của diện tích rừng trong tổng lượng nước trung bình cần cho sản xuất nông nghiêp trong vụ mùa (dựa theo kết quả nghiên cứu của Vũ Tấn Phương năm 2007)Dnn: Tổng diện tích đất nông nghiệpRvqg: Tỷ lệ % rừng của VQG so với tổng diện tích rừng.P: Thủy lợi phí tính cho 1 m3 nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp trong mùa hạn.3.1.3. Giá trị lựa chọn, giá trị phi sử dụng của VQG Cúc Phương Bước 1: xác định các vấn đề cần lượng hóa. Trong trường hợp này, vấn đề cần lượng hóa là giá trị bảo tồn ĐDSH của VQG Cúc Phương và xác định số tiền mà người dân WTP để có được giá trị này. Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng hưởng thụ liên quan là hiệu quả nhất vì thông qua phỏng vấn trực tiếp có thể dễ dàng giải thích cho người nghe hiểu về vấn đề đang đánh giá, giới thiệu về các kịch bản mô phỏng, đồng thời dễ thu thập được thông tin cần thiết. Bước 3: Thiết kế khảo sát thực tế bao gồm một số bước thành phần. Thứ nhất là sử dụng phương phương thảo luận nhóm (Focus group discussion) với một số người đại diện cho nhóm đối tượng sẽ được phỏng vấn. Trong cuộc thảo luận sẽ đặt các câu hỏi về sự hiểu biết của người dân trong những vấn đề cần xác định giá trị và các dịch vụ môi trường. Bước 4: Thực hiện khảo sát thực tế. Nhiệm vụ đầu tiên là chọn mẫu khảo sát, mẫu này phải được lựa chọn ngẫu nhiên. Các đối tượng được phỏng vấn được lựa chọn ngẫu nhiên trong số quần thể. Bước 5: Bước cuối cùng là tổng hợp dữ liệu, phân tích và xử lý số liệu điều tra. Các dữ liệu phải được nhập và phân tích thống kê bằng cách sử dụng các kỹ thuật thích hợp cho các loại hình câu hỏi.3.3. Kết quả lượng hóa một số giá trị kinh tế VQG Cúc Phương3.3.1. Lượng hóa giá trị trực tiếp Giá trị du lịchĐể xây dựng hàm cầu du lịch, cần phải tính toán 2 giá trị là tỷ lệ du lịch (VR) và chi phí du lịch (TC). Như trên đã phân tích, đề tài áp dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng ZTCM.  Ước tính tỷ lệ du lịch (VR)VR = Lượng khách trung bình vùngtổng dân số mỗi vùngBảng 1: Tỷ lệ lượng khách đến vƣờn quốc gia Cúc Phương của vùng1000 dânVùngLượng khách trung bình một năm của mỗi vùng (nghìn người)Tổng số dân vùng (nghìn người)Tỉ lệ du lịch VR (‰)137,2992.724,2300,014240,1696.448,8370,00634,7787.123,3400,0007 Ước tính chi phí du lịch Tổng chi phí du lịchTổng chi phí du lịch của du khách tới tham quan Cúc Phương bao gồm hai nhóm chi phí: chi phí thực du khách phải trả (tàu xe, phòng nghỉ, đồ ăn, mua sắm, ...) và chi phí cơ hội. Bảng 2: Tổng chi phí của các vùngVùngChi phí du lịch1 ngườiChi phí cơ hội1 ngườiTổng chi phí1 người1445.56423.000468,56426.173.00027.0006.200311.173.00027.00011.200 Hàm cầu:Tỷ lệ đến thăm của du khách trong một vùng VR và chi phí đi du lịch TC là một đường thẳng. Sử dụng VR như một biến độc lập và TC như một biến phụ thuộc. Phân tích cho rằng, hồi quy dạng tuyến tính có độ tin cậy cao hơn dạng hồi quy logarits thứ cấp. Ta chọn hàm cầu du lịch là:VRi = a + b.TciTrong đó: VRi: tỷ lệ số lần tham quan của vùng i trên 1000 dân1 nămTCi: tổng chi phí đi du lịch của 1 người trong vùng i Hình 1: Hàm cầu du lịchKết quả hồi quy:VR = 11474 –799612TC(R2= 0,994 chứng tỏ giữa 2 biến TC và VR có mối tương quan chặt chẽ).Trong phương pháp TCM, phần diện tích nằm dưới đường cầu chính là tổng giá trị giải trí của du khách đối với VQG Cúc Phương. Còn diện tích giữa đường cầu và giá trị chi phí trung bình sẽ cho biết giá trị thặng dư tiêu dùng của các du khách.Tổng lợi ích cá nhân = ½ x 0.014 x 11474 = 82.322 (đồng)Như vậy lợi ích một du khách nhận được khi đi du lịch ở Cúc Phương tính ra bằng tiền là 82.322 VNĐ .Tổng lợi ích mỗi vùng trong năm = số lượt khách trung bình thường xuyên tới Cúc Phương1 năm x Lợi ích của một cá nhân.Bảng 3: Tổng lợi ích từ hoạt động du lịch tại vƣờn quốc gia Cúc PhươngVùngLượt khách đến1 nămLợi ích mỗi vùng (đồng)137,2993.070.528.278240,1693.306.792.41834,778393.334Tổng6.377.714.030Như vậy, giá trị du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương là 6.377.714.030 đồng. 3.3.2. Lượng hóa giá trị gián tiếp Giá trị bảo vệ lưu vực nước đầu nguồnGiá trị điều tiết nước tại Cúc Phương tính theo công thức (4) là: G = 10.000 x 43.948 x 28% x 45% x 74 = 4.097.711. 520 đồngnăm. Giá trị hấp thụ CO2Bước 1: Trữ lượng theo các trạng thái rừng VQG Cúc PhươngBảng 4: Trữ lượng các trạng thái rừngSTTLoại rừngTrữ lượng bình quânTổng diện tíchTổng trữ lượng(m3ha)(ha)(m3)1Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo531.572,983.364,762Rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi31669,220.743,963Rừng tre nứa121,821,724Rừng gỗ lá rộng thường xanh trên núi đá44016.575,47.293.162,85Rừng trồng19268,55.100,93Tổng19.087,77.402.394,2Bước 2. Xác hệ số hấp thụ, lưu trữ CO2 (EF)Tổng lượng khí CO2 hấp thụ của một ha rừng (tấnha) được tính theo công thức (2). Trong đó sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất được tính thông qua trữ lượng gỗ thương phẩm nhân với các hệ số chuyển đổi (BCEF, R, CF) theo công thức () và ().Bảng 5: Trữ lượng hấp thụ CO2 bình quân các trạng thái rừngSTTLoại rừngTrữ lượng bình quânTrữ lượng gỗ thương phẩm bình quânBCEFRCFEF(m3ha)(m3ha)(tấn CO2ha)1Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo5337,12,050,370,47179,562Rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi3121,72,80,370,47143,453Rừng tre nứa128,440,370,4779,324Rừng gỗ lá rộng thường xanh trên núi đá4403080,950,370,47690,85Rừng trồng1913,340,370,47125,59Bước 3. Lượng hóa giá trị hấp thụ và lưu trữ các bonBảng 6: Giá trị lưu trữ hấp thụ các bon các trạng thái rừngSTTLoại rừngEFTổng diện tíchTổng CO2 lưu trữĐơn giá (Pc)Tổng giá trị quy tiền(tấn CO2ha)(ha)(tấn CO2)(VNĐ)(VNĐ)1Rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo179,561.572,9282.429100.00028.242.900.0002Rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi143,45669,295.996100.0009.599.600.0003Rừng tre nứa79,321,8142.776100.00014.277.600.0004Rừng gỗ lá rộng thường xanh trên núi đá690,816.575,411.450.286100.0001.145.028.600.0005Rừng trồng125,59268,533.720100.0003.372.000.000Tổng19087.7312.005.207100.0001.200.520.700.0003.3.3. Lượng hóa giá trị phi sử dụngKết quả phân tích phi tham số a.Lý do không WTPKhả năng nhận thức và thái độ của những người từ chối đóng góp vào quỹ nhằm thực hiện dự án bảo tồn VQG Cúc Phương có sự khác biệt nhau trong khảo sát này. Đối với người dân địa phương, có 27 người không đồng ý chi trả.Bảng 7: Mối tương quan tỷ lệ phần trăm và lý do không sẵn lòng đóng gópLý dothứ tựNgười dân địa phươngSố lượngTỷ lệ %Tôi không quan tâm đến vấn đề này; tôi không có tiền để đóng góp; không rõ, không trả lời2177,78Việc đóng góp cho quỹ này các đơn vị kinh doanh điện, nước phải chi trả; tôi không thích đóng tiền qua quỹ môi trường mà muốn qua hình thức khác; tôi sợ khoản tiền đóng góp của tôi không được sử dụng đúng mục đích; tôi cho rằng bảo vệ vườn quốc gia là trách nhiệm của chính quyền622,22Tổng27100b.Lý do đóng góp WTPKết quả phân tích số liệu cho thấy, mức WTP càng thấp thì tỷ lệ đồng ý càng cao ở đối tượng phỏng vấn được thể hiện ở bảng: Trong 75 phiếu phát ra có 48 người đồng ý chi trả và 27 người không đồng ý chi trả.Bảng 8: Mối quan hệ giữa lượng tiền và số người đồng ý chi trảWTPSố người đồng ý chi trả50000241000001320000085000008Tổng48Theo thang điểm về mức độ chắc chắn của sự sẵn lòng chi trả từ 1 là không chắc chắn, 5 là tương đối chắc chắn và 10 là tuyệt đối chắc chắn, có 40 người đồng ý chi trả với mức chắc chắn trên 5 điểm, chiếm 83,33%, và 8 người chi trả với mức chắc chắn dưới 5, chiếm 16,67%.Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ trả lời có sẵn lòng đóng góp của nhóm đối tượng được thể hiện tại hình sau. Nhìn vào hình vẽ, ta thấy các mốc tiền chi trả theo quy luật là số tiền càng cao phần trăm tỷ lệ ý càng thấp.  Hình 2: Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ trả lời có sẵn lòng đóng góp của người dân địa phương Cúc Phương Giá trị WTP trung bình mỗi vùng = (Σmi x sji) Σsji ()Trong đó: mi: mức tiền (i=1 4)sji: số người lựa chọn ở mức tiền tương ứng.Thay số liệu vào bảng 3.27, ta có:Giá trị WTP trung bình = (24 x 50.000) + (13 x 100.000) + (8 x 200.000) + (3 x 500.000)48 = 116.666 đồng.Kết quả phân tích tham sốKết quả ước tính mức sẵn lòng chi trảCác thông số có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy trên 95% được sử dụng để tính toán mức WTP trung bình. Các giá trị trung bình của các thông số nói trên của các mẫu được sử dụng để tính toán. Kết quả ước tính mức WTP như sau: WTP = (1,34 x 1,26) + (0,64 x 0,002)(0,69 x 105) = 243.663 VNĐƯớc tính tổng mức sẵn lòng chi trả nhằm bảo tồn VQG Cúc PhươngĐối tượng thụ hưởng các giá trị của VQG Cúc Phương được xác định là dân số của 3 tỉnh giáp VQG Cúc Phương. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2011, dân số của các tỉnh như sau: Ninh Bình là 906.900 người, Hòa Bình là 799.800 người, Thanh Hóa là 3.412.600 người. Tổng dân số 3 tỉnh là 5.119.300 người. Một hộ gia đình có trung bình 3,7 người. Như vậy, tổng số hộ của 3 tỉnh là 1.383.594 hộ. Do số phiếu phát ra được trả lời đầy đủ nên tỷ lệ đồng ý trả lời là 100%.Như vậy tổng mức sẵn lòng chi trả cho công tác bảo tồn tốt hơn tại VQG Cúc Phương là:WTP = Tổng số hộ x WTPhộ = 1.383.594 x 243.663 = 337,13 tỷ đồng3.4. Tổng hợp một số giá trị của VQG Cúc PhươngBảng sau sẽ tổng hợp kết quả lượng hóa một số giá trị kinh tế tại VQG Cúc Phương.Bảng 9: Tổng hợp một số giá trị kinh tế của VQG Cúc PhươngGiá trịThành tiền (tỷ VNĐ)Giá trị sử dụng trực tiếpDu lịch6,377Giá trị sử dụng gián tiếpBảo vệ lưu vực nước đầu nguồn4,097Hấp thụ CO21.200Giá trị phi sử dụng337,13Tổng giá trị lượng hóa của VQG Cúc Phương1.547,604(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích)4.Hiện trạng của Vườn quốc gia Cúc PhươngVừa qua một đợt khảo sát nhanh về cá được tiến hành ở một nhánh sông trong khu vực núi đá vôi (VQG Cúc Phương) đã phát hiện có 3 loài cá đặc hữu mới của Cúc Phương. So sánh thảm thực vật của những nơi khác, thì thực vật của vùng đá vôi là một trong những vùng giàu có về số lượng loài và đặc hữu. Khu vực này có thể được coi là trung tâm đa dạng thực vật của thế giới. Vì những dải rừng đá vôi còn lại chiếm một phần lớn diện tích rừng đất thấp, do đó nhiều động thực vật đất thấp như cầy vằn (Owston palm) cũng di cư đến đây. Những nguy cơ đe dọa tới đa dạng sinh học đá vôi hiện nay là: việc thu nhặt than, củi, chăn thả và cháy rừng, khai thác đá vôi, xâm lấn canh tác, săn bắn thú rừng. Một phần đáng kể rừng ở đây sẽ bị suy thoái, các quả đồi ngoại vi khu vực này đã biến thành những trảng cỏ. Để bảo tồn cảnh quan sinh thái vùng Cúc Phương Pù Luông, cần phải huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng dân địa phương vào hoạt động bảo vệ, bảo tồn và đó cũng chính là đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học sinh cảnh đá vôi Việt Nam.Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh là đường xuyên Việt thứ 2, sau quốc lộ 1A, trên cơ sở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh. Theo báo cáo của Bộ giao thông vận tải trình Quốc hội khóa X, kỳ hợp thứ 7 “Tuyến đường này sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình phân bổ lại cho lao động và bố trí lại cơ cấu kinh tế, khai thác và phát triển có hiệu quả trên một vùng đất rộng lớn ở phía Tây đất nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên”. Lợi ích về phát triển kinh tế của tuyến đường Hồ Chí Minh là rõ ràng, tuyến đường này sẽ là trục dọc Bắc Nam chính yếu trong tương lai, góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và là hành lang quan trọng ở phía Tây để góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng.Có thể nhận diện một số giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương như giá trị du lịch, giá trị hấp thụ cacbon, giá trị bảo vệ lưu vực nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, giá trị đa dạng sinh học. Ước tính tổng các giá trị được đề tài lượng hóa tại VQG Cúc Phương là 1.547,604 tỷ đồng tại thời điểm nghiên cứu. Đây mới chỉ là kết quả lượng hóa của 4 giá trị kinh tế, do vậy trên thực tế tổng giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương lớn hơn nhiều. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cúc Phương.Từ thông tin về giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương, đề tài đã đề xuất hoàn thiện và thực hiện các chính sách quản lý bảo tồn VQG Cúc Phương, bao gồm: (i) đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, (ii) nghiên cứu mức chi trả và cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, (iii) bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý VQG, (iv) lồng ghép thông tin giá trị kinh tế vào các chương trình giáo dục và truyền thông về bảo tồn và quản lý bền vững VQG.Ngoài ra, kết quả nghiên đưa ra cách nhìn nhận mới về các lợi ích môi trường mà VQG mang lại. Việc xác định các giá trị của tài nguyên và những thay đổi về chính sách, cơ chế tài chính đối với các loại hình dịch vụ sẽ là nền tảng quan trọng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn VQG ở nước ta.5.Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Cúc PhươngTừ kết quả lượng hóa trên đây, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Cúc Phương.5.1. Đối với phát triển du lịch sinh thái Cần xem xét phương án cho thuê môi trường rừng đối với các công ty du lịch thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển du lịch. vực như Malaysia, Thailand,... đã thực hiện rất thành công mô hình này. Cần tạo môi trường thuận lợi hơn để cộng đồng địa phương sống trong khu vực được tham gia tích cực vào hoạt động phát triển du lịch. Cần thiết phải tổ chức các lớp tập huấn nâng cao công tác quản lý, kỹ năng phục vụ du lịch sinh thái cho cán bộ. 5.2. Nghiên cứu mức chi trả và cơ chế chi trả dịch vụ môi trườngĐể xây dựng được cơ chế chi trả dịch vụ môi trường thì không thể bỏ qua được việc tính toán giá trị các dòng lợi ích của môi trường, từ đó đưa ra các mức chi tr ả và cơ chế phù hợp. Với cách làm này nếu chỉ xét đến dịch vụ môi trường có từ rừng thì phần lớn người dân và cộng đồng có cuộc sống gắn liền với rừng sẽ có thể được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ do họ mang lại cho xã hội thông qua việc gây trồng và bảo vệ rừng. 5.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ VQG Thông tin nghiên cứu của đề tài về giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương có thể được chọn lọc và tích hợp trong khung cơ sở dữ liệu của VQG Cúc Phương để phục vụ cho các hoạt động quản lý và nghiên cứu. Giúp hoạch định các kế hoạch, quy hoạch sử dụng VQG hiệu quả, bền vững. Hiện nay xu hướng chung trên thế giới cho thấy các thông tin về giá trị kinh tế VQG là dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho việc tính toán giá trị của các phương án quản lý và sử dụng tài nguyên tại các VQG từ đó lựa chọn được phương án mang lại giá trị lớn nhất cho cộng đồng và xã hội.5.4. Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của VQG trong các chương trình giáo dục và truyền thông TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 2012. Lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia Cúc Phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Khoa học Tự nhiên.2.Nguyễn Văn Hợp, 2014. Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương). Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.3.Nguyễn Thị Tư và cộng sự, 2013. Báo cáo môn Khoa học môi trường Đề tài Rừng – vai trò của rừng. Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.4.Vườn quốc gia Cúc Phương với dự án đường Hồ Chí Minh. < http:www.vnppa.org.vn?m=newsa=page_newsdetailnewsid=1509leveltwo=115lang=vi>. Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 20145.Vườn quốc gia Cúc Phương. . Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 20146.Vườn quốc gia Cúc Phương. . Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2014

BÀI TẬP NHÓM HỆ SINH THÁI Chủ đề nhóm: Hệ sinh thái rừng (trên cạn) DANH SÁCH THÀNH VIÊN (Nhóm 07) Họ và tên MSSV 1. Huỳnh Việt Khánh B1207365 2. Nguyễn Thanh Trúc B1309348 3. Nguyễn Thanh Hiền B1310084 4. Lê Hữu Triết B1207429 5. Nguyễn Duy Thắng B1207412 6. Lê Trung Quân B1207401 THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG Ở VIỆT NAM I. GIỚI THIỆU Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương có diện tích 22.200 ha thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Trung tâm của Vườn nằm trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình), cách Hà Nội khoảng 120 km về phía Tây Nam và cách thành phố Ninh Bình 45 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái động thực vật rừng mưa nhiệt đới vô cùng phong phú của nước ta, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Là VQG đầu tiên của Việt Nam, Cúc Phương được nhiều người biết đến với cây chò ngàn năm, với động Người Xưa - nơi sinh sống của người Việt cổ, với quần thể loại linh trưởng quý hiếm - voọc mông trắng… Cúc Phương cũng là nơi còn giữ được những giá trị hiếm có của thiên nhiên hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, núi non hùng vỹ. II. MỤC TIÊU - Hiểu được vai trò, chức năng và lượng hóa một số giá trị kinh tế của Vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm tính toán được lợi ích và chi phí của các phương án sử dụng tài nguyên khác nhau, từ đó lựa chọn được phương án phân bổ tài nguyên thích hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và cộng đồng. - Hiện trạng của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Từ đó, đề xuất các biện pháp thích hợp đối với hiện trạng của rừng. III. NỘI DUNG 1. Đa dạng sinh học Là một VQG giàu tính đa dạng sinh học (ĐDSH), Cúc Phương có 19 quần xã thực vật, trên 2000 loài thực vật bậc cao được phân bố trong 229 họ, 918 chi. Đã phát hiện được 118 loài quý hiếm, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin Trong đó có nhiều loài mới cho khoa học. Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 571 loài bao gồm: 65 loài cá, 67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 307 loài chim và 89 loài thú. Trong số đó có 64 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra còn ghi nhận được 12 loài giáp xác, 1800 dạng côn trùng và nhiều loài nhuyễn thể. Một số loài là đặc hữu của Cúc Phương. Có loài lần đầu tiên được phát hiện tại đây. 1.1. Về động vật Trong số 571 loài động vật có xương sống, có những loài rất quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như: Voọc Mông Trắng, Báo Gấm, Sơn Dương… Riêng loài Voọc Mông Trắng đã từng bị coi là tuyệt chủng cách ngày nay trên 50 năm nhưng vào đầu thập kỷ 90 lại được tái phát hiện tại Cúc Phương. Chúng ta cũng đã khám phá thêm hai loài mới cho khoa học là cá Niếc Hang Cúc Phương (Silurus cucphuongensis) và loài Sóc Bụng Đỏ (Callosciurus erythraeus cucphuongensis). 1.2. Về thực vật Vườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng vì tính đa dạng các loài thực vật. Với trên 2000 loài thực vật bậc cao trong đó có những cây đại thụ như Chò xanh, Đăng, Sấu mà bạnh vè của chúng sừng sững như bức tường thành giữa rừng đại ngàn; lại có những cây chuyên sống nhờ trên cây chủ, đến khi lớn lên lại bóp chết cây chủ để vươn lên tầng cao của tán rừng. Có những dây leo thân gỗ uốn lượn như những con mãng xà chạy dài mấy trăm mét giữa các tầng rừng… tất cả tạo nên một cảnh hoang sơ đầy bí ẩn nhưng vô cùng hùng vĩ mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện thêm 12 loài thực vật mới cho khoa học trong đó có một chi và loài Lan rất hiếm (Vietorchis aurea Averyanov). Loài này chỉ phân bố tại một vùng rất hẹp tại Cúc Phương. Vườn thực vật Cúc Phương là công trình xây dựng nhằm sưu tập gây trồng các loài cây qúy hiếm của Cúc Phương, Việt Nam và Thế giới nhằm phục vụ cho mục đích bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật. Đây còn là nơi thực nghiệm gây trồng các loài cây bản địa, đồng thời là công trình phục vụ nghiên cứu khoa học, học tập và tham quan du lịch. Với diện tích 160 ha. Trong đó có 90 ha là diện tích trồng vườn thực vật, 51 ha là rừng tự nhiên trên núi đá, 10 ha diện tích rừng trồng thực nghiệm và một phần còn lại là khu vực hành chính của Vườn. Theo kết quả điều tra phân loại đất năm 1971, đất ở đây được hình thành và chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình Castơ trên địa hình núi đá vôi, có mực nước ngầm sâu, luôn thoát nước. Vườn thực vật Cúc Phương nằm trong khu vực có nhiệt độ trung bình năm là 22,35 0 C, lượng mưa trung bình năm là 1.987mm và độ ẩm trung bình năm là 84,5%. Nếu đem so sánh tiêu chuẩn vùng khí hậu thì khu vực vườn thực vật Cúc Phương thuộc vùng khí hậu hơi ẩm. Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của loài, điều kiện lập địa của khu vực để bố trí các loài cây trồng và dựa vào hệ thống tiến hóa của Takhtajan để bố trí các loài cây trồng theo họ tiến hóa từ thấp đến cao và được ký hiệu thành các khu A, B, C, D, Đ, E, G, H, I, K. Trong đó khu A, B, C, E, H là khu giành trồng các loài cây gỗ có nguồn gốc ở Cúc Phương, khu D bố trí cây miền Bắc Việt Nam, khu Đ là cây nhập nội, khu G là loài tre trúc, khu I là các loài cây ăn quả, khu K là loài song mây. Diện tích thiết kế trồng cho mỗi loài ít nhất là 0,1 ha và nhiều nhất là 1 ha. Cho tới nay đã thu thập và trồng được 366 loài cây gỗ, trong đó có 210 loài cây gỗ của Cúc Phương, 16 loài ráy của Cúc Phương, 85 loài cây gỗ của Việt Nam, 5 loài cây gỗ nhập nội, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc và 15 loài cau dừa. Trong tổng số các loài cây gieo trồng có 30 loài là quý hiếm của Việt Nam. Theo kết quả đánh giá của Hội đồng Khoa học Vườn cho thấy tình hình sinh trưởng của các loài cây trong vườn thực vật là khá. Có trên 80% số loài có triển vọng phát triển thành rừng, trong đó có 15% số loài sinh trưởng rất nhanh đã có khả năng cung cấp hạt giống cho trồng rừng, 25% số loài đã kín tán thành rừng, 15% số loài sinh trưởng chậm còn lại là sinh trưởng phát triển bình thường. 2. Vai trò 2.1. Đối với môi trường A. Khí hậu Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống Trái Đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và điều hòa lượng carbon trên trái đất do vậy rừng có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các loại thực vật sống có khả năng tích trữ lượng carbon trong khí quyển, vì vậy sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại hiện tượng nóng dần lên của Trái Đất. B. Đất đai Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất: Đất tốt cho rừng hưng thịnh. Ở những nơi có rừng, đất được bảo vệ khá tốt, hạn chế hiện tượng bào mòn, sạt lở, nhất là ở những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt không bị mỏng giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng, chất hữu cơ có trong đất. Cây cối lấy chất dinh dưỡng từ đất và trả lại cho đất một lượng sinh khối rất lớn, đây là nguồn làm cho đất rừng ngày càng trở nên màu mỡ. Rừng mất thì đất kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong. Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng, khiến cho các vùng đất này hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng cao, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các sinh vật. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi cũng diễn ra nhanh, đất không còn độ bám dễ bị sạt lở. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói mòn, quá trình đất mất mùn và thoái hóa sẽ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường lên làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Bảo vệ nguồn nước, chống lũ lụt, giảm ô nhiễm môi trường: Một số nhà khoa học tin rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi có đất rừng so với những khu vực đất trống đồi trọc đặc biệt là đất nông nghiệp, thông tin này được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khác nhau có sử dụng hàng loạt kỹ thuật khác nhau. Nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng lưu lượng dòng chảy mặt tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với các khu vực canh tác nông nghiệp. Thêm vào đó rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn so với rừng trồng trong việc giảm dòng chảy mặt, nguyên nhân là do rừng trồng có lớp thảm mục ít và đã bị cơ giới hóa. Đây là yếu tố quan trọng của rừng trong việc ngăn chặn và làm giảm tác động của các cơn lũ. Cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực như: Thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học, 2.2. Đối với kinh tế A. Gỗ Rừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một thành phần kinh tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước (Nguồn: Tạp chí gỗ Việt số 23 tháng 12/2010). Nếu như trong thập niên 90, ở vị trí mờ nhạt ban đầu thì nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ trong ASEAN với kim ngạch xuất khẩu là 4.6 tỷ USD năm 2012 (Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam). Một số loài được dùng làm hàng thủ công mĩ nghệ xuất khẩu, quà lưu niệm trong các khu dịch vụ du lịch. B. Lâm sản ngoài gỗ Giá trị mà lâm sản ngoài gỗ (LSNG) mang lại là không hề nhỏ, theo ghi nhận có 150 loài LSNG có giá trị được buôn bán trên thị trường quốc tế, vào những năm 1990 trung bình giá trị trao đổi hàng năm lên đến từ 5 đến 10 tỉ USD. Số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm 11 tháng năm 2012 tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2011, tương đương với 191,2 triệu USD. Trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam với kim ngạch đạt 37 triệu USD, tăng 32,64% so với 11 tháng năm 2011 và tăng 94,35% so với tháng 11/2011 với kim ngạch đạt 4,7 triệu USD. Rừng là còn là nơi cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên. Tổ chức y tế thế giới WHO đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng lâm sản ngoài gỗ để chữa bệnh, làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Một số loại dược liệu như: Tam thất, nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, sâm đá, sâm dây, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng và cách phát triển những loài dược liệu này. C. Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, những địa điểm có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái là một dịch vụ góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân địa phương. Thông qua du lịch sinh những người dân địa phương nhận thức được giá trị do rừng mang lại họ sẽ gắn bó với rừng hơn, tích cực hơn trong công tác xây dựng và phát triển rừng bền vững. Ông Đào Văn Khương (Giám đốc VQG Cúc Phương), cho biết khoảng 5 năm trở lại đây lượng khách đến Cúc Phương ngày một tăng, bình quân một năm đón khoảng 40.000 – 50.00 lượt khách, trong đó khoảng 5% là khách nước ngoài, 70% người Việt Nam là sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập. Riêng tháng 6/2009 lượt khách đến Cúc Phương là 32.000 lượt người. Doanh thu hàng năm từ du lịch lên tới 1.7 tỷ đồng. So với các Vườn quốc gia khác thì Cúc Phương lại tỏ ra khá thành công trong việc khai thác lợi thế của mình. Từng đoàn du lịch vẫn nối đuôi nhau đến thăm rừng, nhất là những dịp cuối tuần. Năm 2011, Vườn quốc gia đã đón hơn 52.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm gần 10%, và chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2012 đã có 51.000 lượt người đến đây tham quan. 3. Giá trị và lượng hóa kinh tế của VQG Cúc Phương 3.1. Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp. Giá trị sử dụng bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn. 3.2. Giá trị phi sử dụng Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của VQG thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các hàng hóa dịch vụ do VQG cung cấp. Nó phản ánh giá trị từ nhận thức của con người về sự tồn tại của các giống loài hoặc của cả hệ sinh thái. Giá trị về dịch vụ ĐDSH và giá trị về ý nghĩa xã hội, văn hóa là các giá trị phi sử dụng. Giá trị phi sử dụng bao gồm: giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại. Các phương pháp lượng hóa kinh tế Vườn quốc gia: Phương pháp kế thừa: nghiên cứu kế thừa các tài liệu, mô hình, kỹ thuật, giải pháp liên quan đã và đang được áp dụng để lượng hóa, xác định giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới và ở Việt Nam. Phương pháp chuyên gia: xác định giá trị kinh tế của các VQG trên thế giới và ở Việt Nam, xác định các nhóm giá trị sẽ lượng hóa, xây dựng các phiếu hỏi, các câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho việc lượng hóa tại VQG Cúc Phương. Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong đề tài để đánh giá các khối giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương bao gồm hàm chi phí du lịch, mô hình thỏa dụng ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các lỗi kỹ thuật phát sinh. Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc lượng hóa giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý VQG Cúc Phương. Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng chương trình SPSS 16.0, Excel và phần mềm NLOGIT 4; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý. Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện báo cáo đề tài. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và quy trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp. Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường: Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa và sử dụng một hệ thống các phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay để lượng hóa giá trị tài nguyên của VQG Cúc Phương. Về cơ bản gồm có 3 nhóm chính là: các phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay thế và các phương pháp dựa vào thị trường giả định. 3.1.1 Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị du lịch - Bước 1: Khảo sát và thu thập thông tin thứ cấp - Bước 2: Thiết kế phiếu hỏi - Bước 3: Điều tra lấy mẫu - Bước 4: Xử lý số liệu 3.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp A. Giá trị hấp thụ CO 2 : Phương pháp giá thị trường trực tiếp - Bước 1: Sử dụng kết quả xác định trữ lượng lâm phần theo trạng thái rừng. - Bước 2: Xác định hệ số hấp thụ (Lượng hấp thụ lưu trữ CO 2 của 1 ha rừng): Hệ số hấp thụ (EF) hay tổng lượng khí CO 2 hấp thụ của một ha rừng (tấn/ha) được tính theo công thức sau: Trong đó: EF: là tổng lượng khí CO 2 hấp thụ của một ha rừng (tấn/ha) AGB: sinh khối trên mặt đất của cây rừng (kg) được xác định theo công thức (*) GS: là trữ lượng của 1 ha rừng (m 3 ) BCEF: là hệ số chuyển đổi mở rộng (tấn) BGB: sinh khối dưới mặt đất của cây rừng (kg) được xác định theo công thức (**) CF: là tỷ lệ các bon trong cây gỗ = 0,47 (được tra từ bảng 4.3. Tỷ lệ cacbon của sinh khối rừng trên mặt đất – Hướng dẫn của IPCC năm 2006) R: tỷ lệ sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất R = 0,37 (được tra từ bảng 4.4. Tỷ lệ sinh khối cacbon của cây rừng dưới mặt đất và trên mặt đất – Hướng dẫn của IPCC năm 2006) Hệ số: 44/12 là hệ số chuyển đổi từ khối lượng Cabon sang CO 2 [...]... một số giá trị của VQG Cúc Phương Bảng sau sẽ tổng hợp kết quả lượng hóa một số giá trị kinh tế tại VQG Cúc Phương Bảng 9: Tổng hợp một số giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương Giá trị Thành tiền (tỷ VNĐ) Giá trị sử dụng trực tiếp Du lịch 6,377 Giá trị sử dụng gián tiếp Bảo vệ lưu vực nước đầu 4,097 nguồn Hấp thụ CO2 1.200 Giá trị phi sử dụng 337,13 Tổng giá trị lượng hóa của 1.547,604 VQG Cúc Phương. .. Như vậy, giá trị du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương là 6.377.714.030 đồng 3.3.2 Lượng hóa giá trị gián tiếp * Giá trị bảo vệ lưu vực nước đầu nguồn Giá trị điều tiết nước tại Cúc Phương tính theo công thức (4) là: G = 10.000 x 43.948 x 28% x 45% x 74 = 4.097.711 520 đồng/năm * Giá trị hấp thụ CO2 ST T 1 2 3 4 5 Bước 1: Trữ lượng theo các trạng thái rừng VQG Cúc Phương Bảng 4: Trữ lượng các trạng thái... triển kinh tế - xã hội và là hành lang quan trọng ở phía Tây để góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng Có thể nhận diện một số giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương như giá trị du lịch, giá trị hấp thụ cacbon, giá trị bảo vệ lưu vực nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, giá trị đa dạng sinh học Ước tính tổng các giá trị được đề tài lượng hóa tại VQG Cúc Phương là 1.547,604 tỷ đồng... nghiên cứu Đây mới chỉ là kết quả lượng hóa của 4 giá trị kinh tế, do vậy trên thực tế tổng giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương lớn hơn nhiều Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cúc Phương Từ thông tin về giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương, đề tài đã đề xuất hoàn thiện và thực hiện các chính sách quản lý bảo tồn VQG Cúc Phương, bao gồm: (i) đẩy mạnh phát triển du... 4 Hiện trạng của Vườn quốc gia Cúc Phương Vừa qua một đợt khảo sát nhanh về cá được tiến hành ở một nhánh sông trong khu vực núi đá vôi (VQG Cúc Phương) đã phát hiện có 3 loài cá đặc hữu mới của Cúc Phương So sánh thảm thực vật của những nơi khác, thì thực vật của vùng đá vôi là một trong những vùng giàu có về số lượng loài và đặc hữu Khu vực này có thể được coi là trung tâm đa dạng thực vật của thế... tài về giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương có thể được chọn lọc và tích hợp trong khung cơ sở dữ liệu của VQG Cúc Phương để phục vụ cho các hoạt động quản lý và nghiên cứu - Giúp hoạch định các kế hoạch, quy hoạch sử dụng VQG hiệu quả, bền vững Hiện nay xu hướng chung trên thế giới cho thấy các thông tin về giá trị kinh tế VQG là dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho việc tính toán giá trị của các phương. .. toán giá trị của các phương án quản lý và sử dụng tài nguyên tại các VQG từ đó lựa chọn được phương án mang lại giá trị lớn nhất cho cộng đồng và xã hội 5.4 Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của VQG trong các chương trình giáo dục và truyền thông TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 2012 Lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn 2 3 4 5 6 quốc gia Cúc Phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học... WTP trung bình Các giá trị trung bình của các thông số nói trên của các mẫu được sử dụng để tính toán Kết quả ước tính mức WTP như sau: WTP = [(1,34 x 1,26) + (0,64 x 0,002)/(0,69 x 10-5) = 243.663 VNĐ Ước tính tổng mức sẵn lòng chi trả nhằm bảo tồn VQG Cúc Phương Đối tượng thụ hưởng các giá trị của VQG Cúc Phương được xác định là dân số của 3 tỉnh giáp VQG Cúc Phương Theo báo cáo của Tổng cục thống... nhiên Nguyễn Văn Hợp, 2014 Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) Luận án Tiến sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Thị Tư và cộng sự, 2013 Báo cáo môn Khoa học môi trường Đề tài Rừng – vai trò của rừng Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Vườn quốc gia Cúc Phương với dự án đường Hồ Chí Minh < http://www.vnppa.org.vn/?... Luông, cần phải huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng dân địa phương vào hoạt động bảo vệ, bảo tồn và đó cũng chính là đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học sinh cảnh đá vôi Việt Nam Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh là đường xuyên Việt thứ 2, sau quốc lộ 1A, trên cơ sở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh Theo báo cáo của Bộ giao thông vận tải trình Quốc hội khóa X, kỳ hợp thứ 7 “Tuyến . năm Lợi ích mỗi vùng (đồng) 1 37, 299 3. 070 .528. 278 2 40,169 3.306 .79 2.418 3 4 ,77 8 393.334 Tổng 6. 377 .71 4.030 Như vậy, giá trị du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương là 6. 377 .71 4.030 đồng. 3.3.2. Lượng. rộng thường xanh nghèo 53 37, 1 2,05 0,3 7 0,4 7 179 ,56 2 Rừng gỗ lá rộng thường xanh phục hồi 31 21 ,7 2,8 0,3 7 0,4 7 143,45 3 Rừng tre nứa 12 8,4 4 0,3 7 0,4 7 79,32 4 Rừng gỗ lá rộng thường. người) Tổng số dân vùng (nghìn người) Tỉ lệ du lịch VR (‰) 1 37, 299 2 .72 4,230 0,014 2 40,169 6.448,8 37 0,006 3 4 ,77 8 7. 123,340 0,00 07 - Ước tính chi phí du lịch Tổng chi phí du lịch Tổng chi phí

Ngày đăng: 12/06/2015, 18:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan