KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

15 864 6
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIỞ Việt Nam do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng sông suối rất lớn, khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển. Chính vì hệ thống sông ngòi khá dày đặc đã tạo cho nước ta hệ sinh thái thủy vực vô cùng phong phú và đa dạng. Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam, và đứng thứ ba toàn quốc. Chiếm gần đại bộ phận miền Đông Nam Bộ, sông Đồng Nai đóng vai trò khá quan trọng về mặt tài nguyên nước, nguồn điện năng và về mặt giao thông thủy. Sông Đồng Nai bao gồm nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có giá trị lớn về kinh tế và khoa học, nhất là về mặt sinh thái, môi trường. Thành phố Biên Hòa là một thành phố công nghiệp nằm trên bờ sông Đồng Nai. Tuy nhiên, tại đây nước thải phát sinh từ các hoạt động công, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt hầu hết đều được thải trực tiếp hay gián tiếp vào sông Đồng Nai. Các hoạt động này đã ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên, gây nên hiện tượng suy thoái đa dạng sinh học trong toàn lưu vực.Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì thành phố Biên Hòa là một trong những khu vực có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng nước sông Đồng Nai, đặc biệt là đoạn sông Đồng Nai chảy qua thành phố này.Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Khai thác tài nguyên trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa” nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ và quản lý hệ sinh thái thủy vực ở đây một cách hợp lý. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chungPhân tích hiện trạng hệ sinh thái thủy vực trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa.1.2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu sơ lược về sông Đồng Nai. Tìm hiểu đặc điểm hệ sinh thái trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa. Hiện trạng và giải pháp khắc phục.1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Không gianĐề tài phân tích hiện trạng tài nguyên trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa.1.3.2 Thời gianĐề tài được thực hiện từ ngày 2982014 đến ngày 8102014.1.3.3 Đối tượng nghiên cứuTài nguyên trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa.1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.4.1 Phương pháp thu thập số liệuĐề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ internet, sách, báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông khác.1.4.2 Phương pháp phân tích số liệuSố liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp kết hợp phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và đưa ra nhận xét, đánh giá.Hình 1. Bản đồ sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên HòaCHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN2.1.1 Vị trí địa lýSông Đồng Nai có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên tỉnh Lâm Đồng. Sông uốn chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa nằm ở tọa độ 10°82′0″B 106°78′0″Đ chảy qua các phường Tam hiệp, Quyết Thắng, Hiệp Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Quang Vinh, Tân Phong, Long Bình Tân của thành phố Biên Hòa. Khi chảy qua thành phố Biên Hòa đến một khúc quanh thì tự chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất sa bồi. Dải đất đó chính là Cù lao Phố, nằm ở phía ĐôngNam của thành phố Biên Hòa, tên hành chính hiện nay là xã Hiệp Hòa với tổng diện tích đất đai là 694,6495 ha.Với vị trí quan trọng đó sông Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng với người dân thành phố Biên Hòa.2.1.2 Đặc điểm địa hìnhĐoạn sông Đồng Nai chảy qua Thành phố Biên Hòa thuộc hạ lưu của sông có chiều dài khoảng 19.6km, với dòng chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Địa hình khá bằng phẳng, lòng sông khá rộng từ 1km đến 4.5km, độ sâu có nơi lên đến 18m.2.2 THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ SINH THÁI2.2.1 Các yếu tố môi trường2.2.1.1 Nhiệt độMặc dù nằm gần xích đạo, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ nhiệt vùng nhiệt đới, song với nền địa hình phức tạp, lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai cũng hình thành sự phân hóa nhiệt độ giữa các vùng một cách sâu sắc. Trong một năm mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần cách nhau 4 tháng, với độ cao mặt trời ít thay đổi. Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC 27,2ºC. Tháng giêng là tháng có nhiệt độ thấp nhất với nhiệt độ trung bình 25260C. Tháng tư là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình 30330C. 2.2.1.2 pH của môi trườngpH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng.pH thích hợp cho thủy sinh vật là từ 6.59Theo kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường nước trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai năm 2009 thì độ pH dao động từ 7.0 – 7.5, phù hợp với đời sống của đa số các thủy sinh ở đây. Tuy nhiên vào thời gian gần đây, chỉ số này khá thấp, thường ở mức thấp hơn 7 và không đạt chuẩn.2.2.1.3 Oxy hòa tan (DO)DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật thủy sinh, thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy dao động mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo..v.v..Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật thủy sinh giảm hoạt động hoặc chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của sông.Ở thủy vực có sự phân tầng rõ rệt:Tầng mặt có oxy hòa tan caoTầng giữa oxy trung bìnhTầng đáy oxy thấpBảng 1: Nồng độ oxy hòa tan nguy kịch và oxy hòa tan gây chết ở một số loài (mgL) Chủng loài động vật Nồng độ nguy kịch Nồng độ gây chết Cá nước lạnh 5.06.0 2.53.5 Cá nước ấm 4.05.0 1.02.0 Tôm 3.04.0 0.51.0 Do đặc điểm khí hậu tự nhiên ở nước ta, nhiệt độ quanh năm cao nên hầu hết các loài sống ở sông Đồng Nai chủ yếu là cá nước ấm, hàm lượng DO chủ yếu dao động từ từ 56mgl nên ở mứa oxy hòa tan như thế, đã đạt mức quy định môi trường sống của sinh vật thủy sinh.Bảng 2: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường nước trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai năm 2009STTThông sốThángTháng 2 Tháng 3Tháng 5Tháng 8Tháng 101Nhiệt độ (0C)29,0 30,030,029,628,22pH7,3 7,27,47,57,23Độ đục (NTU)271033504Độ dẫn (μScm)45,9 48,150,241,736,95DO( mgl)5,0 5,55,45,95,46TSS (mgl)491919387COD (mgl)7988108BOD5 (mgl)235339NNH4+(mgl)0,24 0,130,130,040,0710Độ mặn(NaCl 000)

Ngày đăng: 12/06/2015, 18:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT

    • 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan