Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy

101 1.1K 6
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦN NHO ĐẠT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG VÀ XUÂN THỦY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦN NHO ĐẠT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG VÀ XUÂN THỦY Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn An Thịnh Hà Nội - Năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học quốc gia HàNội, dưới sự dạy dỗ và giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, tôi đã được tiếp thu những kiến thức về một ngành khoa học mà tôi đã lựa chọn và theo đuổi. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự giúp đỡ quý báu và tận tình đó. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôinhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Tiến sỹ Nguyễn An Thịnh. Phong cách nghiên cứu khoa học cẩn trọng, tỉ mỉ cùng với những lời động viên khích lệ của thầy đã giúp tôi học hỏi được rất nhiều kiến thức về ngành khoa học mình yêu thích. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý các Vườn quốc gia Xuân Thủy và Cúc Phương; các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trung tâm, cũng như gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trần Nho Đạt Sinh ngày: 15/5/1986 Học viên cao họcKhóa 9 của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyên ngành đào tạo: Môi trường trong phát triển bền vững Tôi xin cam đoan số liệu và những kết quả nghiên cứu, tính toán trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm./. H Ni, ngy 12 thng 03 năm 2015 Tác giả Trần Nho Đạt iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC HÌNH v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA 4 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 4 1.1.1. Các khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái 4 1.1.2. Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác 7 1.1.3. Những đặc trưng của du lịch sinh thái 8 1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái 9 1.1.5. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 10 1.1.6. Quan hệ du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương 10 1.1.7. Tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái 11 1.1.8. Các kiểu du lịch sinh thái 13 1.2. Thực trạng nghiên cứu, tổ chức phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam 14 1.2.1. Trên thế giới 14 1.2.2. Tại Việt Nam 17 1.3. Quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng 18 1.3.1. Khái quát về tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng 18 1.3.2. Hiện trạng về cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển du lịch sinh thái tại rừng đặc dụng tại Việt Nam 21 CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1.Địa điểm nghiên cứu 31 iv 2.2.Thời gian nghiên cứu 31 2.3.Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu 31 2.3.1. Phương pháp luận 31 2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu 31 CHƯƠNG 3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Phân tích cơ cấu tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia 37 3.1.1. Vườn quốc gia Xuân Thủy 37 3.1.2. Vườn quốc gia Cúc Phương 41 3.2. Phân tích thực trạng hoạt động tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia 43 3.2.1.Vườn quốc gia Xuân Thủy 43 3.2.2.Vườn quốc gia Cúc Phương 50 3.3. Phân tích SWOT - AHP xác định các giải pháp ưu tiên tổ chức, quản lý du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia 55 3.3.1. Phân tích SWOT 55 3.3.2. Xác định các giải pháp ưu tiên quản lý, tổ chức du lịch sinh thái 65 3.4. Đề xuất các giải pháp ưu tiên nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia 68 3.4.1. Các giải pháp ưu tiên đối với Vườn quốc gia Cúc Phương 68 3.4.2. Các giải pháp ưu tiên đối với Vườn quốc gia Xuân Thủy 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 91 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình cấu trúc du lịch sinh thái “Nguồn: Lê Văn Lanh, 1999” 7 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, và các loại hinh du lịch khác Lê Huy Bá, 2006” 8 Hình 1.3. Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung của du lịch học và sinh thái học “Nguồn: Lê Huy Bá, 2006” 8 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các kiểu du lịch sinh thái 14 Bảng 3.1: Thống kê số lượng khách quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn từ năm 2003 – 6 tháng cuối năm 2010 44 Bảng 3.2: Thống kê số lượng khách quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn từ năm 2003 – 6 tháng đầu năm 2008 theo quốc tịch 45 Bảng 3.3: Thống kê số lượng khách du lịch nội địa đến Vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn từ năm 2003 – 6 tháng đầu năm 2010 45 Bảng 3.4: Thống kê số lượng khách nước ngoài đến Vườn quốc gia Xuân Thủytrong giai đoạn từ năm 2003- 6 tháng đầu năm 2008 (tính theo quý) 46 Bảng 3.5: Bảng giá dịch vụ du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 49 Bảng 3.6: Thống kê số lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương trong hai năm 2011-2012 54 Bảng 3.7: Phân tích SWOT về quản lý, tổ chức du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương và Vườn quốc gia Xuân Thủy 63 Bảng 3.8: Các nhân tố ma trận ý kiến của chuyên gia 35 Bảng 3.9: Ma trận so sánh của các nhân tố 35 Bảng 3.10: Ma trận trị số nhất quán W1 36 Bảng 3.11: Ma trận trọng số các trị số nhất quán W2 36 Bảng 3.12: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) 36 Bảng 3.13: Thống kê đặc điểm chung trong tổ chức và quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương 65 Bảng 3.14: Giá trị trọng số các phương án ưu tiên tổ chức và quản lý du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương 66 Bảng 3.15: Thống kê đặc điểm chung trong tổ chức và quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 67 Bảng 3.16: Giá trị trọng số các phương án ưu tiên tổ chức và quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 68 Bảng 3.17: So sánh các giải pháp lựa chọn phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia 80 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DLST VQG BTTN Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bảo tồn thiên nhiên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã coi trọng công tác bảo tồn thiên nhiên rất sớm. Ngay từ năm 1962, khi đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh và còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã thành lập khu rừng cấm Cúc Phương nay là Vườn quốc gia Cúc Phương - Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Từ khi đất nước thống nhất cho đến nay, Chính phủ có quyết định thành lập thêm nhiều Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên. Tính đến thời điểm rà soát, quy hoạch lại ba loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống rừng đặc dụng bao gồm 164 khu với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753,88ha,trong đó có 30 Vườn quốc gia, diện tích 1.077.236,13 ha; 69 khu Khu Bảo tồn Thiên nhiên,diện tích 1.099.736,11 ha; 45 khu bảo vệ cảnh quan, diện tích 78.129,39 ha và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, diện tích 10.652,25 ha. Việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng là một thành tích quan trọng của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đóng góp tích cực đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu. Với sự đa dạng về các hệ sinh thái, cảnh quan đẹp, rừng đặc dụng có một tiềm năng rất lớn về du lịch mà hiện nay chúng ta đã và đang khai thác theo hướng phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng bằng việc tổ chức phát triển du lịch sinh thái. Vườn quốc gia Cúc Phương và Vườn quốc gia Xuân Thủy là hai Vườn quốc gia có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch sinh thái, đang là hướng phát triển ưu tiên, cốt lõi của sự phát triển hướng tới cơ chế tài chính bền vững của các Vườn này. Một vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia này là: với nguồn kinh phí đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý, cần xác định lĩnh vực ưu tiên để phát triển nhằm nâng cao hiệu quả về giá trị nguồn vốn tài chính. Để trả lời được câu hỏi này, cần thực hiện những nghiên cứu cụ thể trên cơ sở kết quả thực hiện và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia này. Nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc giaCúc Phương và Vườn quốc [...]... sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy, đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia này * Mục tiêu cụ thể: +Tổng luận các vấn đề lý luận liên quan tới phát triển, tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại rừng đặc dụng + Có được những nhận định, đánh giá tổng quan về thực trạng quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia. .. tích, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia + Xác định được mức độ ưu tiên cho mỗi lĩnh vực quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại mỗi Vườn quốc gia + Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững các Vườn quốc gia Cúc. .. bày tại 3 chương sau: - Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2 Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Chương 3 Kết quả nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 1.1.1 Các khái niệm về du lịch và du lịch sinh. .. ưu điểm và tồn tại trong việc phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia được lựa chọn nghiên cứu, đặc biệt là quản lý, tổ chức -Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức du lịch sinh thái, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy 5 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến... khách du lịch - Thời gian nghiên cứu: đánh giá hoạt động quản lý, tổ chức du lịch sinh thái của hai Vườn quốc gia được nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2012 2 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -Ý nghĩa khoa học: Luận văn bước đầu đưa ra được thực trạng về phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy, phát triển du lịch sinh thái là vấn đề mới và đang được các cấp,.. .gia Xuân Thủy, đề tàiluận văn thạc sỹ“Đánh gia thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn * Mục tiêu chung: Đề tài đặt ra mục tiêu là tìm hiểu những khó khăn về nguồn lực, sự chia sẻ lợi ích trong việc phát triển du lịch sinh. .. quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy 3 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động, cơ chế quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại haiVườn quốc gia: Cúc Phương và Xuân Thủy Cả haiVườn quốc gia này đều có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những thế mạnh riêng về địa điểm, tính đa dạng sinh học cao và nhiều... đại của du lịch sinh thái được thể hiện trong tác phẩm du lịch sinh thái (John Wiley & Sons Australia, 2008)[40]dựa trên nền tảng của ấn 16 phẩm đầu tiên, đề cập chủ yếu đến nguồn gốc du lịch sinh thái, kinh doanh du lịch sinh thái và quản lý du lịch sinh thái Nhìn chung, khái niệm, bản chất của du lịch sinh thái, các lợi ích và những vấn đề nẩy sinh trong phát triển du lịch do không được quản lý... điển du lịch sinh thái; của Ralf Buckley (2009) về các nguyên lý và thực tiễn của du lịch sinh thái; hay của David Newsome và nnk (2013) về du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn Tất cả các công trình này đều nhấn mạnh du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch tại một khu vực tương đối hoang sơ, dựa trên các hệ sinh thái tự nhiên và thúc đẩy phát triển cộng đồng Ở Việt Nam du lịch sinh thái. .. lưới Vườn quốc gia Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người ở nông thôn, những người dân này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch . nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc giaCúc Phương và Vườn quốc 2 gia Xuân Thủy, đề tàiluận văn thạc sỹ“Đnh gi thực trạng và đề xuất giải php nâng cao hiệu. NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦN NHO ĐẠT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG VÀ XUÂN. 3.4. Đề xuất các giải pháp ưu tiên nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia 68 3.4.1. Các giải pháp ưu tiên đối với Vườn quốc gia Cúc Phương 68 3.4.2. Các giải

Ngày đăng: 12/06/2015, 18:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan