ON TAP KT HOC KI II

20 190 0
ON TAP KT HOC KI II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 1 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10. NĂM HỌC: 2010-2011. MÔN: SINH HỌC. (Dành cho chương trình cơ bản và chương trình nâng cao)  Phần 3: Sinh học vi sinh vật Chương1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Bài 16: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT * Bảng phân biệt đồng hóa và dị hóa (Kết quả như các quá trình xảy ra ở VSV) Đồng hóa. Dị hóa. - Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất vô cơ đơn giản. - Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản hơn. - Là quá trình thu năng lượng. - Là quá trình giải phóng năng lượng. - Quá trình đồng hóa cung cấp vật chất cho quá trình dị hóa sử dụng. - Quá trình dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của TB và cơ thể. A. Nội dung kiến thức cần nắm vững: I. Khái niệm vi sinh vật: – Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2 µm (đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 100 µm (đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi, một số là tập hợp đơn bào. – Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm chung là hấp thụ, chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng. - Vi sinh vật thuộc giới nguyên sinh, khởi sinh và giới nấm. – Ví dụ về vi sinh vật: + Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể… + Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi… II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng: 1. Các loại môi trường cơ bản: * Môi trường tự nhiên: * Môi trường phòng thí nghiệm: - Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin, bột đậu tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon). Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 2 - Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ. - Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng… – Các môi trường nói trên đều ở dạng lỏng nên được gọi là môi trường lỏng (hoặc môi trường dịch thể). – Để nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường đặc, người ta thêm vào môi trường lỏng 1,5 ÷ 2% thạch (agar - một loại pôlisaccarit phức tạp chiết rút từ tảo đỏ ở biển). 2. Các kiểu dinh dưỡng: 4 kiểu - Quang tự dưỡng. - Hóa tự dưỡng. - Quang dị dưỡng. - Hóa dị dưỡng. * Tham khảo bảng sau: Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lựơng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Ánh sáng CO 2 Tảo, VK lam, VK lưu huỳnh màu tía, VK lưu huỳnh màu lục… Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ VK màu tía, VK màu lục không chứa lưu huỳnh. Hóa tự dưỡng Chất vô cơ (NH 4 + , H 2 , Fe 2+ ,… CO 2 VK nitrat hóa, VK oxi hóa lưu huỳnh, VK H 2 … Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ VK lên men, VK hoại sinh… III. Hô hấp và lên men: (chuyển hóa vật chất) 1. Hô hấp: Đặc điểm so sánh Hiếu khí Kị khí Khái niệm Qúa trình oxi hóa các CHC có O 2 tham gia. Qúa trình phân giải CHC thu năng lượng cho TB, không có O 2 tham gia. Chất nhận e cuối cùng. O 2 NO 3 - , SO 4 2- Sản phẩm tạo thành CO 2 , H 2 O, NL NL 2. Lên men: - Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất. - Chất cho và nhận e là các phân tử HC. - Sản phẩm tạo thành: NL, chất hữu cơ (rượu, dấm, …). B.Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Nêu những chỉ tiêu cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật? Câu 2: Hô hấp là gì? Câu 3: Lên men là gì? Cho một vài ví dụ? Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 3 Câu 4: Khái niệm về vi sinh vật? Bài 17: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT A. Nội dung kiến thức cần nắm vững: I. Quá trình tổng hợp: Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất: axit amin (aa), prôtêin, lipit, polisaccarit, axit nucleic (A.Nu). - Tổng hợp prôtêin: (aa) n → prôtêin. - Tổng hợp polisaccarit: (G) n + ADP – G → (G) n+1 + ADP. - Tổng hợp lipit: glixêrôl + A.béo → Lipit. - Tổng hợp A.Nu: Bazơnitơ + Đ(5C) + H 3 PO 4 → Nu. (Nu) n → A.Nu. * Ứng dụng: sản xuất mì chính, thức ăn giàu dinh dưỡng, sản xuất prôtêin… II. Quá trình phân giải: 1. Phân giải prôtêin và ứng dụng: * Phân giải ngoài: Prôtêin prôtêaza axit amin. Vi sinh vật * Phân giải trong: phân giải aa → năng lượng, tổng hợp chất khác. * Ứng dụng : nước mắm, nước tương. 2. Phân giải polisaccarit và ứng dụng: * Phân giải ngoài: Polisaccarit → đường đơn. * Phân giải trong: Đường đơn → hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men. * Ứng dụng: - Lên men êtilic: rượu. - Lên men lactic: dưa muối, sữa chua… - Phân giải xenlulôzơ: Xenlulôzơ xenlulaza mùn + Phân giải xác thực vật→ dinh dưỡng cho đất, tránh ô nhiễm môi trường. + Trồng nấm ăn, sản xuất sinh khối. III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải: Tổng hợp Phân giải Tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản. Tích lũy năng lượng Giải phóng năng lượng Tăng sinh khối, phân chia tế bào. Giảm chất dự trữ, giảm sinh khối, kích thước. B. Câu hỏi ôn tập: Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 4 Câu 1; Cho biết đặc điểm chung quá trình tổng hợp ở vi sinh vật? Câu 2: Các ứng dụng của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật? – Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật trong đời sống con người + Con người khai thác đặc điểm của VSV như tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối cao để sản xuất các sản phẩm sinh học. 500 kg nấm men có thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn prôtêin. + Sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý như axit glutamic, lizin và tạo prôtêin đơn bào + Sản xuất các chất xúc tác sinh học: các enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn: * Amilaza (thuỷ phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô… * Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt… * Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt… * Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa… Câu 3: Tại sao nói: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào? Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào bởi vì đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, còn dị hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hóa. Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Bài 18: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT A. Nội dung kiến thức cần nắm vững: I. Khái niệm sinh trưởng: - Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng các thành phần của tế bào. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. - Thời gian thế hệ: là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào đến khi tế bào phân chia hoặc là thời gian để số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi (g). Vd: Ở 40 o C thì thời gian phân bào của vi khuẩn E.coli là 20 phút/lần. CTTQ: N = N o .2 n II. Sự sinh trưởng của quẩn thể vi khuẩn: 1. Nuôi cấy không liên tục: - Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. * Các pha đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục: - Pha tiềm phát (lag) đoạn (I): vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, tổng hợp ADN và enzim chuẩn bị cho sự phân bào (số lượng tế bào chưa tăng). - Pha lũy thừa (log) đoạn (II): vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tăng theo lũy thừa, thời gian thế hệ không đổi. Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 5 - Pha cân bằng đoạn (III): số lượng vi khuẩn trong quẩn thể đạt đến mức cực đại và không đổi theo thời gian vì số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi. - Pha suy vong đoạn (IV): số tế bào trong quần thể giảm dần do số tế bào bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy nhiều. * Dưới đây là đồ thị biểu diễn cho quá trình nuôi cấy không liên tục ở quần thể VSV. Thời gian (I) (II) (III) (IV) (Đồ thì sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong điều kiện nuôi cấy không liên tục) 2. Nuôi cấy liên tục: - Môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và đồng thời lấy ra 1 lượng tương đương dịch nuôi cấy. - Thời gian thu sinh khối hiệu quả nhất là cuối pha lũy thừa – đầu pha suy vong. * Điều kiện môi trường duy trì ổn định. - Không có pha tiềm phát và pha suy vong. - Pha log kéo dài. * Ứng dụng: sản xuất sinh khối, axit amin, kháng sinh, VTM, enzim… * Bảng so sánh 2 môi trường: Nuôi cấy lien tục và nuôi cấy không liên tục. Nuôi cấy không liên tục. Nuôi cấy liên tục. - Không bổ sung chất dinh dưỡng mới. - Không rút bỏ các chất thải và sinh khối. - Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: pha lũy thừa, pha tiềm phát, pha cân bằng và pha suy vong. - Vi sinh vật tự phân hủy trong pha suy vong. - Thường xuyên bổ xung các chất dinh dưỡng mới. - Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối. - Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật ổn định, không có pha tiềm phát. - Vi sinh vật không bị phân hủy ở pha suy vong. B. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Hãy nêu 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? Câu 2: Khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật? Câu 3: Khái niệm về sự phát triển của vi sinh vật ? Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 6 Câu 4. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? Trả lời: – Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất. – Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát. Bài 19: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT A. Nội dung kiến thức cần nắm vững: I. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ: 1. Phân đôi: - Màng sinh chất gấp thành hạt mêzôxôm. - Vòng ADN đính vào hạt mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi thành 2 ADN con. - Màng sinh chất và thành tế bào dài ra và thắt lại đưa 2 ADN về 2 tế bào. - KQ: 1 TB mẹ → 2 TB con giống nhau và giống TB mẹ. 2. Nảy chồi và tạo thành bào tử: - Bào tử đốt: sợi d 2 phân đốt (xạ khuẩn). - Ngoại bào tử: bào tử hình thành bên ngoài TB sinh dưỡng (vi khuẩn dinh dưỡng mê tan). - Nảy chồi: vi khuẩn quang dưỡng màu tía. * Nội bào tử: cấu trúc tạm nghỉ, không phải là hình thức sinh sản giúp cho TB chống chịu với các điệu kiện bất lợi của môi trường (Tích lũy chất độc, dinh dưỡng cạn kiệt…). II. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực: 1. Sinh sản bằng bào tử: * Sinh sản vô tính: - Bào tử kín: bào tử nằm trong túi bào tử. - Bào tử trần: hình thành trên đỉnh các sợi nấm. * Sinh sản hữu tính: Xảy ra vào một số giai đoạn nhất định (log), là bào tử kín. 2. Nảy chồi và phân đôi: - Nảy chồi (nấm men rượu, nấm chổi): từ TB mẹ mọc ra các chồi nhỏ → có thể tách hoặc đính trên cơ thể mẹ. - Phân đôi (nấm men rượu rum, tảo lục, trùng đế giày): giống ở vi khuẩn. - Sinh sản hữu tính: hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: 1. Chất hóa học: a. Chất hóa họa là chất dinh dưỡng: - Chất dinh dưỡng là những chất giúp VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. - Nhân tố sinh trưởng: là các chất mà cơ thể VSV không thể tự tổng hợp được mà phải thu nhận trực tiếp từ môi trường để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 7 + VSVuyết dưỡng: Là những VSV không có khả năng tổng hợp một số chất và chỉ có thể sống trên môi trường tối thiểu đã được bổ sung một số chất quan trọng + VSV nguyên dưỡng: Là những VSV có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ và sống được trên môi trường tối thiểu chỉ toàn những chất vô cơ. (ví dụ: E.coli là vi sinh vật khuyết dưỡng triptôphan, chúng không có khả năng tự tổng hợp triptôphan). b. Chất hóa học là chất ức chế sinh trưởng: Hóa chất. Cơ chế tác động. Ứng dụng. Các hợp chất phenol. Biến tính protein, màng TB. Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện. Các loại cồn. Thay đổi tính thấm của màng đối với lipit. Thanh trùng phòng thí nghiêm. Iot, rượu iot. Oxi hóa các thành phần TB. Diệt khuẩn trên da, khử trùng bệnh viện. Clo, cloramin. Sinh oxi nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh. Thanh trùng nước máy… Các hợp chất kim loại nặng. Gắn vào nhóm SH của protein làm chúng bất hoạt. Diệt bào tử đang nảy mần, thể sinh dưỡng. Các andehit. Bất hoạt protein. Thanh trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện. Khí etilen oxit Oxi hóa các thành phần TB. Khử trùng dụng cụ kim loại, nhựa… Các chất kháng sinh. Diệt khuẩn chọn lọc. Dùng trong y tế, thú y. ( Bảng tóm tắt các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến vi sinh vật và ứng dụng của chúng) 2. Các yếu tố lí học: Các yếu tố vật lí. Ảnh hưởng. Ứng dụng. Nhiệt độ. - Ảnh hưởng lớn đến các phản ứng sinh hóa trong TB. - Nhiệt độ cao làm biến tính protein và axit nucleic. - Sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng. - Sử dụng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Độ ẩm. - Nước là dung môi hoà tan các chất, môi trường của các phản ứng sinh hóa và tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. - Tùy điều kiện, độ ẩm được dùng để khống chế sự phát triển của từng nhóm vi sinh vật. pH. - Ảnh hưởng đến tính thẩm thấu của màng TB, hoạt động chuyển hóa vật chất trong TB, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP - Phân loại vi sinh vật - Điều chỉnh môi trường nuôi cấy. Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 8 Ánh sáng. - Ảnh hưởng đến quang hợp, tác động tới bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng… - Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật - Gây đột biến. Áp suất thẩm thấu. - Môi trường ưu trương gây co nguyên sinh khiến cho TB vi sinh vật không phân chia được. - Bảo quản thực phẩm. ( Bảng tóm tắt các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vi sinh vật và ứng dụng của chúng ) B. Câu hỏi và bài tập. Câu 1: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Trả lời: Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong môi trường pH trung tính). Do đó trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói sữa chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng. Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiêm Bài 20: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT A. Nội dung kiến thức cần nắm vững: 1. Khái niệm virut: - Chưa có cấu tạo tế bào. - Kích thước siêu nhỏ. - Nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ. - Kí sinh nội bào bắt buộc. 2. Cấu tạo: gồm 2 thành phần. - Lõi A.Nu (bộ gen): + 1 phân tử ADN hoặc ARN. + Đơn hoặc kép. - Vỏ prôtêin (capsit). Một số virut còn có thêm vỏ ngoài (lớp lipit kép và prôtêin). Trên vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám trên TB 3. Hình thái: Gọi virut là hạt. Có 3 loại: xoắn, khối, hỗn hợp. - Xoắn: hình que, sợi, cầu. - Khối: đa diện (20 tam giác đều). - Hỗn hợp: đầu khối, đuôi xoắn. * Sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn. Tính chất. Virus. Vi khuẩn. Có cấu tạo tế bào. - + Chỉ chứa AND hoặc ARN. + - Chứa cả AND và ARN. - + Chứa riboxom. - + Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 9 Sinh sản độc lập - + Sống kí sinh bắt buộc. + - (Chú thích: dấu + là Có, dấu – là Không) 4. Đời sống: - Kí sinh bắt buột trong tế bào vật chủ. - Sự phát triển và sinh sản của virút làm phá hủy hàng loạt tế bào vật chủ. - Gây bệnh cho các sinh vật khác. B. Câu hỏi và bài tập: Câu 1. Trình bày cấu tạo của virut? Trả lời: – Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. – Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. – Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. – Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. Câu 2. Trình bày đặc điểm hình thái của virut? Trả lời: Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp): – Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (virut cúm, virut sởi). – Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt). – Cấu trúc hốn hợp: Cấu tạo giống con nòng nọc, đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn (ví dụ virut phagơ). Bài 21: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO VẬT CHỦ A. Nội dung kiến thức cần nắm vững: Vi rút không có cấu tạo tế bào nên người ta dung thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản. I. Chu trình nhân lên của vi rút: Gồm 5 giai đoạn 1. Hấp thụ Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ. 2. Xâm nhập Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ chui vào trong tế bào chủ. 3. Sinh tổng hợp Bộ gen của Phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng Trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp: 10TN5 10 hợp ADN và vỏ capsit cho mình. 4. Lắp ráp Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới. 5. Phóng thích Các Phagơ mới được tạo thành phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài. II. HIV / AIDS HIV là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Do vi rút HIV gây nên. Sau thời gian nhiễm HIV người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối cùng đó là AIDS (là chữ viết tắt của cụm từ Acquired Immune Deficiency Syndrome) 1. Ba con đường lây nhiễm HIV: Đối tượng bị nhiễm virut HIV phần lớn là thanh niên, các đối tượng nghiện hút, gái mại dâm… - Qua đường máu - Qua đường tình dục. - Từ me sang con. 2. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS Sau quá trình ủ bệnh thì xuất hiện các triệu chứng của AIDS. Quá trình phát triển của bệnh có thể chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là giai đoạn cửa số): Biểu hiện bệnh chưa rõ, có thể sốt nhẹ (kéo dài 2 tuần – 3 tháng) - Giai đoạn không triệu chứng: Một số trường hợp có thể sốt, ỉa chảy không rõ nguyên nhân… Số lượng tế bào limphô T giảm dần (kéo dài 1 – 10năm) - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Có triệu chứng điển hình của AIDS như viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi… viêm não, ung thư da và máu. Sau đó, virut tiếp tục tấn công các tế bào thần kinh, cơ và kết quả là cơ thể chết vì tê liệt và điên dại. 3. Biện pháp phòng ngừa Hiện nay chưa có thuốc chữa AIDS đặc hiệu, chỉ có thuốc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Một số loại thuốc có thể ngăn cản sự nhân lên của virut nhưng mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Mức độ phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào thể lực của người bệnh, vì vậy, chế độ luyện tập, ăn uống, sinh hoạt của người bệnh rất có ý nghĩa. Phòng tránh bệnh bằng cách sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế, không tiêm chích ma tuý CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Tóm tắt quá trình xâm nhập và phát triển của virut vào tế bào chủ 2. Trình bày các khái niệm: virut ôn hoà, virut độc và tế bào tiềm tan. Mối quan hệ giữa chúng 3. HIV có thể lây nhiễm theo con đường nào? Những biện pháp phòng tránh bệnh AIDS? Trả lời: – HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, chúng có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. – Có 3 con đường lây truyền HIV phổ biến: + Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng + Qua đường tình dục không an toàn. + Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ – Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS: [...]... Phân biệt ki u chuyển hóa đó với các ki u chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau: Ki u chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1 2 3 *Đ/á: a Hoàn thành phương trình : C6H12O6 Vi khuẩn etilic 2C2H5OH + 2CO2 + Q Vi khuẩn lactic C6H12O6 2CH3CHOHCOOH + Q b - Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo ki u lên men - Phân biệt các ki u chuyển hóa dinh dưỡng: Ki u chuyển... gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chúng thành vật vận chuyển gen lí tưởng Virut cũng có nhiều ứng dụng trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong kĩ thuật di truyền để sản xuất các loại dược phẩm CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1 Trình bày tác hại của virut gây ra đối với thực vật 2 Trình bày tác hại của virut gây ra đối với con người, động vật 3 Trình... sinh trên côn trùng 4 Virut kí sinh ở người và động vật Đến nay người ta đã biết tới hơn 500 bệnh do virut gây ra ở người và động vật trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm não Nhật Bản, bệnh dại… II ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN 1 Bảo vệ đời sống con người và môi trường Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu quả của... của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra) * Vai trò của miễn dịch: - Giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do virus , vi khuẩn… gây nên Trường THPT Phan Châu Trinh Lớp: 10TN5 16 Phần II: Một số câu hỏi tham khảo thêm 1 Vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2-3)? * Đ/á: Sống trong dạ dày, vi khuẩn gắn... + H2O + Khi trong dung dịch không có rượu thi VK oxy hóa acid axetic thành CO2 và H2O PTHH: CH3COOH + O2  CO2 + H2O d + Quá trình lên men là quá trình sinh nhiệt, nếu nhiệt độ càng cao thì hiệu suất sinh rượu càng giảm, mùi vị không ngon, vì vậy cần phải giữu nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình lên men + Độ pH thích hợp là từ 4 4,5 Nếu pH = 8 thì sản phẩm chủ yếu sinh ra là glyceron chứ không phải... phẩm bằng cách ướp muối và đường: Làm cho nước bên trong TB VSV bị rút ra ngoài dẫn đến co nguyên sinh nên sinh trưởng bị kìm hãm, do đó thực phẩm không bị hư h Phải liên tục tách acid axetic ra khỏi dung dịch bình đựng có cái giấm trong quá trình sản xuất giấm vì nồng độ acid axetic trong dung dịch đạt đến 1 giới hạn nhất định thì sẽ ức chế VK axetic trong phản ứng oxy hóa rượu nên axit axetic không được... Trong quá trình lên men rượu, rượu vang rất dễ nhiễm vi khuẩn lactic dị hình (Leuconostoc oenos) Nếu rượu vang không được thanh trùng đúng cách, VK này có trong rượu vang sẽ biến đổi 1 phần glucozo thành axit lactic, etanol, CO2, … nên rượu có vị chua và sủi bọt khí 8 Hoàn thành các phương trình sau C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q b Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện ki u... điểm: chỉ diệt một số loại sâu nhất định nên không độc hại cho con người và môi trường như thuốc trừ sâu hoá học, dễ bảo quản, dễ sản xuất, giá thành hạ… 3 Sản xuất dược phẩm Virut có vai trò quan trọng trong kĩ thuật di truyền và thiết lập bản đồ gen Đặc biệt, chúng có vai trò quyết định trong việc sản xuất một số loại dược phẩm: intefêron, insulin Một số phagơ chứa các đoạn gen không thực sự quan trọng... axetic ra khỏi bình ssang có cái giấm trong quá trình sản xuất giấm? i Vì sao ăn đồ hộp hoặc thức ăn đã bị nhiễm trùng, dù đã nấu sôi vẫn có thể bị nhiễm độc? Trường THPT Phan Châu Trinh Lớp: 10TN5 18 k Vì sao giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình rượu ra xem? l Vì sao lọ muối dưa để lâu ngày có váng trắng trên mặt nước thì dưa không ngon? m Tại sao trong quá trình sản xuất rượu vang, nếu không... mang kháng thể này chịu trách nhiệm tiêu diệt: các virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể 3 Phòng chống bệnh truyền nhiễm: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP . vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn: * Amilaza (thuỷ phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh. trình nuôi cấy không liên tục ở quần thể VSV. Thời gian (I) (II) (III) (IV) (Đồ thì sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong điều ki n nuôi cấy không liên tục) 2. Nuôi cấy liên tục: - Môi. thực hiện ki u chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt ki u chuyển hóa đó với các ki u chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau: Ki u chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối

Ngày đăng: 12/06/2015, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan