HĐNG và giáo dục kĩ năng sống cho HS

12 378 1
HĐNG và giáo dục kĩ năng sống cho HS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚ MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ HOT ĐỘNG GDNGLL Mỗi chế độ xã hội bao giờ cũng có tư tưởng giáo dục chính thống phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội bảo vệ quyền lợi cho một số ít hoặc số đông cho các thành viên trong xã hội. Bên cạnh đó còn có sự giáo dục không chính thống, giáo dục tự phát thông qua quan hệ giao tiếp cá nhân với gia đình, dòng họ, nhóm bạn, băng đảng, tập thể nơi sinh sống, làm ăn, học tập. Tùy theo định hướng hoạt động của cá nhân lựa chọn, tùy theo khả năng và tính tự giác tích cực hoạt động mà cá nhân ấy có thể hình thành phát triển trí tuệ, nhân cách nhanh hay chậm, theo chiều hướng tốt hay xấu. Giáo dục nhà trường, một thành tố quan trọng trong hệ thống giáo dục xã hội, nó có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giáo dục đạo đức chuẩn mực xã hội cho các em, mà giáo dục các em phòng chống các tệ nạn xã hội có vai trò đảm bảo cho các em không bị hệ thống giáo dục không chính thống làm hư hỏng, phạm tội. Ở độ tuổi THCS quan hệ giao tiếp đã bắt đầu mở rộng, đã được tiếp thu các chuẩn mực trong xã hội, tiếp thu các tri thức về khoa học tự nhiên, công nghệ, xã hội. Các em bắt đầu muốn làm người lớn nhưng chưa có kinh nghiệm, các em thường quá tự tin, muốn tự khẳng định mình. Nên ở lứa tuổi này thường hay xuất hiện các hành vi tâm lý: hay cãi lại, bắt đầu tự tìm hiểu, không nghe theo lời khuyên của bố mẹ, thầy cô, dẫn đến những phản ứng như: phá phách, bướng bỉnh, có khi rất mạnh mẽ và tiêu cực. Mong muốn được khẳng định, được tự do, tự lực hành động. Nếu không được theo dõi, uốn nắn, giáo dục kịp thời, các em dễ có hành vi sai lệch, trái với chuẩn mực xã hội Vì thế việc kích thích các em đến với nền giáo dục chính thống trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết. Nhìn thấy được điều này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào nhà trường một hoạt động giáo dục hết sức thiết thực, đó là hoạt động GDNGLL. Vì sao hoạt động GDNGLL lại có tầm quan trọng đáng kể như thế trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường? Để hiểu rõ điều này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động GDNGLL - Để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh thì hoạt động GDNGLL giữ vai trò chủ chốt trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Thật vậy, với đặc thù riêng của hoạt động GDNGLL, với nội dung và quỹ thời gian thực hiện được khẳng định trong chương trình hoạt động GDNGLL đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện tính tích cực hoạt động. Các nội dung hoạt động với tính đa dạng của nó đã thực sự đem lại cho học sinh niềm hứng thú tham gia hoạt động. Nhu cầu hoạt động của học sinh có điều kiện phát triển đã tạo nên động lực thôi thúc các em tích cực cùng nhau thực hiện các khâu của quá trình tổ chức các hoạt động GDNGLL. - Có nhiệm vụ liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động. Trong mối liên kết này, nhà trường giữ vai trò chủ đạo điều phối các quan hệ, trong đó có quan hệ giữa học sinh với giáo viên và với những lực lượng giáo dục khác. Chính những mối quan hệ này tạo ra tiền đề để học sinh phát huy 1 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa tính tích cực hoạt động, giúp các em có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động. Có thể coi đây là vai trò gián tiếp của hoạt động giáo dục ngoài giở lên lớp trong việc thúc đẩy tính tích cực hoạt động của học sinh. - Hoạt động GDNGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cực hoạt động, qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con người phát triển toàn diện. - Nhằm củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. - Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, phát triển tìêm năng của các em, phát huy tính tích cực hoạt động của hoc sinh là nhân tố cơ bản ở nhà trường. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG HOT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ I. KHẢ NĂNG GIÁO DỤC KNS TRONG HĐGD NGLL Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGD NGLL) là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là cầu nối gắn lí thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. HĐGD NGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể HĐGD, nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo trong hoạt động. HĐGD NGLL góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Với ý nghĩa và định hướng đó, mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THCS nhằm : 2 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa - Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. - Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Với mục tiêu như vậy, HĐGD NGLL là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học tập và rèn luyện. HĐGD NGLL vừa củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kĩ năng cơ bản của học sinh phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của giáo dục và đòi hỏi của xã hội. Với vị trí và vai trò tiếp cận xã hội và giáo dục đạo đức nhân cách rất đặc trưng của HĐGD NGLL. Như vậy, HĐGD NGLL thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục KNS cho học sinh. Khả năng giáo dục KNS cho học sinh thông qua việc chuyển tải các nội dung của HĐGD NGLL bằng các hình thức, phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng tiếp cận và giáo dục KNS sẽ rất có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNS TRONG HĐGD NGLL Ở THCS Thông qua các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGD NGLL ở THCS, giúp HS : 1. Về kiến thức : - Hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong HĐGD NGLL. - Hiểu nội dung của một số KNS cần thiết của người HS THCS. - Trình bày được lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống ở gia đình, cộng đồng xã hội. 2. Về kĩ năng : 3 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa - Biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của trường. - Biết thực hành và vận dụng các KNS trong giao tiếp/ứng xử tích cực với bản thân, với người khác; với các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 3. Về thái độ : - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động, tự giác. - Có ý thức rèn luyện các KNS trong các hoạt động cụ thể của HĐGD NGLL. ạt động ngoài giờ lên lớp Một vài nét hoạt động GDNGLL nhà trường Chương trình hoạt động GDNGLL được ban hành chính thức ở trườngTHCS bắt đầu từ năm học 2002-2003, đây là một hoạt động có nhiều nội dung phong phú, cập nhật với đời sống chính trị, xã hội. Hình thức giáo dục lại đa dạng, dễ hấp dẫn với lứa tuổi. Phạm vi tiến hành rộng rãi, không bị gò ép trong một khuôn khổ nhất định, dễ dàng tạo những khả năng liên kết, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy nhà trường tổ chức các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em góp phần hoàn thành một cách tốt nhất mục tiêu đào tạo. Hoạt động GDNGLL ở trường THCS Phạm Ngọc Thạch trong những năm gần đây đã đi vào nền nếp, nhà trường đã duy trì đều đặn các hoạt động theo chủ điểm tháng, đặc biệt các hoạt động cao điểm đã tổ chức khá sôi nổi với nhiều nội dung phong phú, thu hút được học sinh tham gia. Tổ chức được các hoạt động mang tính qui mô lớn như : Thành phố mái trường vào xuân vào dịp đón xuân mới, Thành phố tháng ba chào mừng ngày giải phóng quê hương và ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh… Nhà trường đã huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động một cách tích cực. Trong những năm qua Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức được sự cần thiết của chương trình hoạt động GDNGLL, từ đó để giáo dục nhận thức tư tưởng cho cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường hiểu để thực hiện nghiêm túc. Ban giám hiệu đã xây dựng được kế hoạch tổng thể HĐNGLL cho cả năm học, cụ thể cho từng tháng, xây dựng được kế hoạch chi tiết của từng hoạt động. Nhà trường đã duy trì đều đặn các hoạt động theo từng chủ đề, hướng dẫn cho các lớp tổ chức hoạt động điểm để các lớp học hỏi, vì vậy hoạt động GDNGLL đã đi vào nền nếp, phát huy được năng lực của giáo viên và học sinh, huy động được các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, hoạt động GDNGLL có ý nghĩa quan quan trọng hơn phát huy một cách toàn diện. Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình hoạt động, phát huy những năng lực, sáng tạo của Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm. Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, 4 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa khuyến khích học sinh cùng tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng lớp, phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện. Nhà trường chú trọng và thực hiện hiệu quả các hoạt động thể chất, y tế trường học, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật và trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh… Thực hiện tích cực các hoạt động “ Đền ơn đáp nghĩa” thông qua các hình thức như tuyên truyền, giáo dục trong học sinh , thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình có công với cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các học sinh là con thương binh, liệt sĩ…Liên đội nhận chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng… tại địa phương nhằm giáo dục và phát huy truyền thống cội nguồn dân tộc. Trường luôn thực hiện được và thực hiện tốt HĐGDNGLL là do sự góp sức của các thành viên trong nhà trường từ BGH, Đoàn - Đội, GVCN và các giáo viên bộ môn đến các lực lượng khác ngoài nhà trường. BGH nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để các tập thể lớp , các khối và toàn trường thực hiện tốt HĐGDNGLL. Giáo viên chủ nhiệm các lớp đã có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn cho học sinh tổ chức các hoạt động. Nhà trường luôn nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng GD-ĐT quận Sơn Trà và sở GD & ĐT thành phố Đà Nẵng về việc tư vấn ,chỉ dạo các hoạt động GDNGLL. Hoạt động GDNGLL theo chủ điểm từng tháng được xây dựng thành các chủ điểm giáo dục. Mỗi chủ điểm giáo dục gắn với một ngày kỉ niệm lịch sử trong tháng với nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học. Đó là những mốc thời gian có ý nghĩa lịch sử, mang tính giáo dục cao. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TRONG NHÀ TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH. Từ năm học 2002 – 2003 môn học GDHĐ NGLL đã được Bộ giáodục đào tạo đưa vào là môn học bắt buộc trong nhà trường mà thành phần phụ trách chính là đội ngũ GVCN lớp, đây là một hoạt động có nhiều nội dung phong phú, cập nhật với đời sống chính trị, xã hội. Hình thức giáo dục lại đa dạng, dễ hấp dẫn với lứa tuổi. Phạm vi tiến hành rộng rãi, không bị gò ép trong một khuôn khổ nhất định, dễ dàng tạo những khả năng liên kết, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Sau đây tôi đưa ra ý kiến của mình với vai trò phối hợp của tổ chức Đội và các lực lượng giáo dục trong nhà trường về tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh. Đội là một lực lượng giáo dục thiếu nhi của Đảng ta thể hiện vị trí, vai trò và sự lớn mạnh của tổ chức Đội trong qua trình hoạt động mà Đội tạo điều kiện cho các em 5 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa được giáo dục và tự giáo dục. Tuy nhiên phương thức và biện pháp giáo dục của Đội có một sắc thái riêng của một tổ chức giáo dục mang tính đặc thù, một tổ chức trẻ em kết hợp với sự hướng dẫn của người lớn. Thông qua hoạt động chính trị – xã hội, Đội đưa các em thâm nhập vào cuộc sống thực tiễn và rèn luyện năng lực hành động nhằm hình thành trong các em những hành vi đạo đức, nâng cao kiến thức và phát huy sáng kiến. Điều quan trọng là Đội giúp các em vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn cuộc sống và gắn những việc hàng ngày với cuộc đấu tranh cách mạng. Và vì vậy, Đội sẽ đáp ứng được những nhu cầu hợp lí và những sở thích chính đáng cho chính các em. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế: - Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể. - Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này. - Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại. Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. 6 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường . Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Các hoạt động đội trong nhà trường, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ chi bộ, BGH, cùng với đội ngũ GVCN là nòng cốt chính trong việc thực hiện bộ môn GDHĐ NGLL. Bản thân tôi ngày từ đầu năm học đã xây dựng kế hoạch hoạt động và xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ, BGH, có sự phối hợp với chuyên môn, trên cơ sở hướng dẫn của HĐĐ cấp trên theo các chủ điểm như: Tổ chức câu lạc bộ, thi tìm hiểu, các hoạt động giao lưu, trò chơi Truyền thống nhà trường Chăm ngoan học giỏi Tôn sư trọng đạo Uống nước nhớ nguồn Mừng Đảng,Mừng xuân Tiến bước lên Đoàn Hoà bình hữu nghị Bác Hồ kính yêu Hè vui khoẻ và bổ ích Hoạt động tập thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh hiện nay. Hoạt động tập thể được tiến hành, thực hiện bởi một chương trình, hệ thống các hoạt động theo nội dung phong phú với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và sinh động. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa đạt được kết quả mong muốn, đòi hỏi cần phải đổi mới hơn nữa phương pháp tiến hành, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế – xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Học sinh có những bước phát triển mới hơn về chất trong qua trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Vì vậy trong thời gian đến nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tập thể thoả mãn nhu cầu nguyện vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực của mình. Bản thân các em thiếu niên, nhi đồng ở lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tình cảm, lí trí nên các em rất cần được rèn luyện, uốn nắn để có những nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Bản thân hoạt động và công tác xã hội của các em mạng ý nghĩa tập dượt là chủ yếu, để giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Gi¸o viªn Vâ H¶i §êng 7 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Cần sinh động Tại các trường, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được đưa vào chính khóa từ nhiều năm nay theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông. Cùng với những tri thức từ các bộ môn khoa học khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ giúp học sinh có thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người. Phải là tiết học sinh động Cùng với tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được ban giám hiệu các trường xếp vào tiết thứ ba trong buổi và do giáo viên chủ nhiệm quản lý. Chủ đề của tiết học được đi theo từng tháng, từng kỳ có những mốc kỷ niệm trong toàn quốc như tháng 11 có chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, tháng 12 có chủ đề “Chú bộ đội của em”… Khác với những bài học nặng tính lý thuyết, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được các trường tổ chức với nhiều hình thức sinh động như tọa đàm, thảo luận, đố vui… Thông qua các trò chơi sôi động, các hoạt động tập thể mang tính thi đua, các em sẽ có thêm những hiểu biết về lịch sử, về những giá trị truyền thống của dân tộc, về phẩm chất tốt đẹp của con người. Hàng tuần cứ đến tiết học cuối sáng thứ sáu sân trường THCS Ngô Chí Quốc - quận Thủ Đức lại sôi động hẳn lên. Như đã thành lệ, các em học sinh từ các lớp học ra sân xếp hàng để học tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tháng 1, 2-2008 với chủ đề “Mừng Đảng mừng xuân”, thầy trò cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử của Đảng trong gần 80 năm qua, khắc ghi công ơn của Bác Hồ - người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Thầy Phạm Quốc Tuấn - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Những tiết học ngoài sân được các thầy cô là đoàn viên của Chi đoàn giáo viên tổ chức với nhiều hình thức sinh động nên luôn cuốn hút học sinh”. Theo ý kiến của một số hiệu trưởng, việc tổ chức học ngoài sân trường đòi hỏi các thầy cô phải tốn nhiều công sức hơn, nhất là khâu tổ chức và quản lý. Ngoài ra giáo viên phụ trách phải thiết kế nhiều hình thức sinh động tránh làm cho các em nhàm chán. Đây là công việc thường được ban giám hiệu giao cho chi đoàn giáo viên. Họ là những thầy cô mới ra trường, còn trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động biết tổ chức quản trò nên luôn có sức hút đối với học sinh. Phạm Đăng Khoa một học sinh lớp 8 cho biết: “Rất thích học tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thầy chủ nhiệm thường đưa ra các câu hỏi để các tổ xung phong trả lời, tổ nào trả lời đúng đều được tặng gói quà khi thì tờ báo, khi là gói kẹo, bịch bánh”. Không thể thiếu vai trò giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem lại hứng khởi cho học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm do đã lớn tuổi nên rất ngại tổ chức các trò chơi tập thể phù hợp với lứa tuổi của các em. Các giờ học đó nếu không cho học sinh chép bài 8 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa thì giáo viên cũng “tận dụng” để sinh hoạt chủ nhiệm vì thế thời lượng 45 phút thường bị cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em. Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi giờ học đến. Ngoài các trò chơi vận động, giáo viên nên tổ chức các hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng khiếu của từng học sinh. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu giáo viên không biết bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh nổi bật, ít quan tâm tới những em khác thì tác dụng giáo dục cũng như giáo dưỡng sẽ phiến diện nhất là các trường tổ chức học giữa sân trường. Để phát huy tính tích cực của học sinh, nhiều trường đã cho học sinh đứng ra điều hành các tiết học này. Các em sẽ tự thiết kế chương trình, tự đứng ra tổ chức tiết học như vai trò của một giáo viên. Cách làm này sẽ giúp các em tự tin hơn, dạn dĩ trước đám đông và rèn luyện tốt kỹ năng ứng xử trong cuộc sống. Những trò chơi lấy từ trên mạng hoặc qua các game show truyền hình được các em vận dụng rất linh hoạt gây nhiều hứng thú cho học sinh. Thế nhưng kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, vì hơn ai hết họ là thủ lĩnh của một tập thể gần 50 con người. Gần đây một số phòng GD quận huyện đã tổ chức tiết ngoài giờ lên lớp mẫu tại một số trường để giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu các trường đến học tập và trao đổi kinh nghiệm. Những tiết học này cũng là một cách tập huấn kỹ năng tổ chức, quản lý cho đội ngũ giáo viên THCS để hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự có hiệu quả. Phan Ngọc Quang Cần sinh động Tại các trường, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được đưa vào chính khóa từ nhiều năm nay theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông. Cùng với những tri thức từ các bộ môn khoa học khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ giúp học sinh có thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người. Phải là tiết học sinh động Cùng với tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được ban giám hiệu các trường xếp vào tiết thứ ba trong buổi và do giáo viên chủ nhiệm quản lý. Chủ đề của tiết học được đi theo từng tháng, từng kỳ có những mốc kỷ niệm trong toàn quốc như tháng 11 có chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, tháng 12 có chủ đề “Chú bộ đội của em”… Khác với những bài học nặng tính lý thuyết, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được các trường tổ chức với nhiều hình thức sinh động như tọa đàm, thảo luận, đố vui… Thông qua các trò chơi sôi động, các hoạt động tập thể mang tính thi đua, các em sẽ có thêm những hiểu biết về lịch sử, về những giá trị truyền thống của dân tộc, về phẩm chất tốt đẹp của con người. Hàng tuần cứ đến tiết học cuối sáng thứ sáu sân trường THCS 9 GV Võ Hải Đường – Trường THCS Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa Ngô Chí Quốc - quận Thủ Đức lại sôi động hẳn lên. Như đã thành lệ, các em học sinh từ các lớp học ra sân xếp hàng để học tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tháng 1, 2-2008 với chủ đề “Mừng Đảng mừng xuân”, thầy trò cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử của Đảng trong gần 80 năm qua, khắc ghi công ơn của Bác Hồ - người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Thầy Phạm Quốc Tuấn - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Những tiết học ngoài sân được các thầy cô là đoàn viên của Chi đoàn giáo viên tổ chức với nhiều hình thức sinh động nên luôn cuốn hút học sinh”. Theo ý kiến của một số hiệu trưởng, việc tổ chức học ngoài sân trường đòi hỏi các thầy cô phải tốn nhiều công sức hơn, nhất là khâu tổ chức và quản lý. Ngoài ra giáo viên phụ trách phải thiết kế nhiều hình thức sinh động tránh làm cho các em nhàm chán. Đây là công việc thường được ban giám hiệu giao cho chi đoàn giáo viên. Họ là những thầy cô mới ra trường, còn trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động biết tổ chức quản trò nên luôn có sức hút đối với học sinh. Phạm Đăng Khoa một học sinh lớp 8 cho biết: “Rất thích học tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thầy chủ nhiệm thường đưa ra các câu hỏi để các tổ xung phong trả lời, tổ nào trả lời đúng đều được tặng gói quà khi thì tờ báo, khi là gói kẹo, bịch bánh”. Không thể thiếu vai trò giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem lại hứng khởi cho học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm do đã lớn tuổi nên rất ngại tổ chức các trò chơi tập thể phù hợp với lứa tuổi của các em. Các giờ học đó nếu không cho học sinh chép bài thì giáo viên cũng “tận dụng” để sinh hoạt chủ nhiệm vì thế thời lượng 45 phút thường bị cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em. Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi giờ học đến. Ngoài các trò chơi vận động, giáo viên nên tổ chức các hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng khiếu của từng học sinh. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu giáo viên không biết bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh nổi bật, ít quan tâm tới những em khác thì tác dụng giáo dục cũng như giáo dưỡng sẽ phiến diện nhất là các trường tổ chức học giữa sân trường. Để phát huy tính tích cực của học sinh, nhiều trường đã cho học sinh đứng ra điều hành các tiết học này. Các em sẽ tự thiết kế chương trình, tự đứng ra tổ chức tiết học như vai trò của một giáo viên. Cách làm này sẽ giúp các em tự tin hơn, dạn dĩ trước đám đông và rèn luyện tốt kỹ năng ứng xử trong cuộc sống. Những trò chơi lấy từ trên mạng hoặc qua các game show truyền hình được các em vận dụng rất linh hoạt gây nhiều hứng thú cho học sinh. Thế nhưng kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, vì hơn ai hết họ là thủ lĩnh của một tập thể gần 50 con người. Gần đây một số phòng GD quận huyện đã tổ chức tiết ngoài giờ lên lớp mẫu tại một số trường để giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu các trường đến học tập và trao đổi kinh 10 [...]... đứng ra tổ chức tiết học như vai trò của một giáo viên Cách làm này sẽ giúp các em tự tin hơn, dạn dĩ trước đám đông và rèn luyện tốt kỹ năng ứng xử trong cuộc sống Những trò chơi lấy từ trên mạng hoặc qua các game show truyền hình được các em vận dụng rất linh hoạt gây nhiều hứng thú cho học sinh Thế nhưng kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, vì hơn ai hết họ là thủ... của từng học sinh Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu giáo viên không biết bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh nổi bật, ít quan tâm tới những em khác thì tác dụng giáo dục cũng như giáo dưỡng sẽ phiến diện nhất là các trường tổ chức học giữa sân trường Để phát huy tính tích cực của học sinh, nhiều trường đã cho học sinh đứng ra điều hành các tiết học này Các em sẽ tự thiết... tập thể gần 50 con người Gần đây một số phòng GD quận huyện đã tổ chức tiết ngoài giờ lên lớp mẫu tại một số trường để giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu các trường đến học tập và trao đổi kinh nghiệm Những tiết học này cũng là một cách tập huấn kỹ năng tổ chức, quản lý cho đội ngũ giáo viên THCS để hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự có hiệu quả Phan Ngọc Quang 12 ... cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi giờ học đến Ngoài các trò chơi vận động, giáo viên nên tổ chức các hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng khiếu của từng học sinh Trong... môn khoa học khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ giúp học sinh có thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người Phải là tiết học sinh động Cùng với tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được ban giám hiệu các trường xếp vào tiết thứ ba trong buổi và do giáo viên chủ nhiệm quản lý Chủ đề của tiết học được đi theo từng tháng, từng kỳ... nhà trường cho biết: “Những tiết học ngoài sân được các thầy cô là đoàn viên của Chi đoàn giáo viên tổ chức với nhiều hình thức sinh động nên luôn cuốn hút học sinh” Theo ý kiến của một số hiệu trưởng, việc tổ chức học ngoài sân trường đòi hỏi các thầy cô phải tốn nhiều công sức hơn, nhất là khâu tổ chức và quản lý Ngoài ra giáo viên phụ trách phải thiết kế nhiều hình thức sinh động tránh làm cho các... Quảng Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa Không thể thiếu vai trò giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem lại hứng khởi cho học sinh Nhiều giáo viên chủ nhiệm do đã lớn tuổi nên rất ngại tổ chức các trò chơi tập thể phù hợp với lứa tuổi của các em Các giờ học đó nếu không cho học sinh chép bài thì giáo viên cũng “tận dụng” để sinh hoạt chủ nhiệm vì thế thời... kế nhiều hình thức sinh động tránh làm cho các em nhàm chán Đây là công việc thường được ban giám hiệu giao cho chi đoàn giáo viên Họ là những thầy cô mới ra trường, còn trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động biết tổ chức quản trò nên luôn có sức hút đối với học sinh Phạm Đăng Khoa một học sinh lớp 8 cho biết: “Rất thích học tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp Thầy chủ nhiệm thường đưa ra các câu hỏi để các... Quảng Xương – Thanh Hóa nghiệm Những tiết học này cũng là một cách tập huấn kỹ năng tổ chức, quản lý cho đội ngũ giáo viên THCS để hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự có hiệu quả Phan Ngọc Quang oạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động ngoài Cần giờ lên lớp: sinh động Tại các trường, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được đưa vào chính khóa từ nhiều năm nay theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông . trí và vai trò tiếp cận xã hội và giáo dục đạo đức nhân cách rất đặc trưng của HĐGD NGLL. Như vậy, HĐGD NGLL thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục KNS cho học sinh. Khả năng giáo dục. Phú – Quảng Xương – Thanh Hóa được giáo dục và tự giáo dục. Tuy nhiên phương thức và biện pháp giáo dục của Đội có một sắc thái riêng của một tổ chức giáo dục mang tính đặc thù, một tổ chức trẻ. với nền giáo dục chính thống trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết. Nhìn thấy được điều này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào nhà trường một hoạt động giáo dục hết

Ngày đăng: 12/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan