SKKN nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh

11 301 0
SKKN nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò Phòng GD & ĐT Lấp Vò CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS TT Lấp Vò Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tên đề tài : Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh, ảnh - môn Sinh học 6 Người thực hiện : Đoàn Bá Nghê Chức vụ : giáo viên dạy môn sinh lớp 6 / 7 – Quản lý phòng học bộ môn A / - ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong giảng dạy các môn văn hoá nói chung, và đối với môn sinh học nói riêng việc sử dụng tranh, ảnh minh hoạ cho nội dung bài học đã góp phần không nhỏ trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh. Tranh, ảnh là những phương tiện trực quan thay thế, được sử dụng minh hoạ cho những đối tượng của hoạt động nhận thức mà học sinh khó hoặc không thể tiếp xúc trực tiếp đựợc. Với “ Bộ tranh sinh học 6 “ sẽ cung cấp cho học sinh những nội dung về hình thái, giải phẫu của một số đại diện thực vật và đặc điểm phân bố thực vật trong tự nhiên. Qua đó giúp học sinh có những cái nhìn cụ thể nhất cũng như bao quát nhất về thế giới thực vật đầy màu sắc trong thiên nhiên. Tuy nhiên việc sử dụng tranh ảnh phải chính xác và hợp lý, đòi hỏi người giáo viên khi biểu diễn tranh phải hết sức khéo léo và tỉ mỉ mới mang lại hiệu quả giáo dục cao, trong quá trình giảng dạy môn sinh, cũng như kiêm nhiệm thêm công tác quản lý phòng bộ môn bản thân tôi đã có một số kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh minh hoạ cho bài giảng rất thành công và muốn được chia sẽ cùng mọi người, và đây cũng là lý do thúc đẩy tôi chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh, ảnh – môn sinh học lớp 6 ” B / - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Trong năm học 2010 – 2011 Trường THCS TT Lấp Vò đã trang bị rất nhiều tranh nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, tuy nhiên một số giáo viên còn rất lúng túng khi sử dụng tranh , ảnh thậm chí một số tranh chưa được giáo viên khai thác đúng mức. Về phía các em học sinh thì không biết sưu tầm tranh, ảnh ở đâu, nhìn vào tranh không biết làm gì? Làm như thế nào? Nhiều câu hỏi cứ đặt ra với các em Chính vì thế qua nhiều năm giảng dạy môn sinh cùng với công tác quản lý phòng học bộ môn bản tân tôi đã có một số kinh nghiệm nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tranh, sẵn có của nhà trường 1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò 1) Số lượng tranh môn Sinh học 6 hiện có: Tranh, ảnh là một loại thiết bị được sử dụng khá phổ biến trong dạy học từ lâu cho đến nay, phần lớn giáo viên vẫn khá tin tưởng về hiệu quả của loại phương tiện dạy học này, đối với môn Sinh học lớp 6 trường được trang bị bộ tranh thực vật học gồm 17 tranh được thiết kế nhằm sử dụng trong các bài cụ thể của chương trình sách giáo khoa hiện hành : Số TT Kí hiệu Tên tranh Mô tả chi tiết Dùng cho bài 1 Si.2 Một số lọai rễ biến dạng. Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 12 2 Si.13 Các loại thân biến dạng. Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 cán lángOPP mờ. 18 3 Si.18 Cách xếp lá trên thân và cành Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 19 4 Si.17 Biến dạng của lá Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 25 5 Si .4 Sự thụ phấn của hoa Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 30 6 Si .14 Thụ tinh, kết hạt, tạo quả Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 31 7 Si .11 Các bộ phận của hạt Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 33 8 Si 8 Sơ đồ cây có hoa Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 36 Si .9 Tảo và một số tảo Kích thước (790x540)mm dung sai 37 2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò Số TT Kí hiệu Tên tranh Mô tả chi tiết Dùng cho bài 9 thường gặp 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 10 Si .6 Cây rêu Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 38 11 Si .3 Quyết – Cây dương xỉ Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 39 12 Si .15 Hạt trần– cây thông Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 40 13 Si.10 Sơ đồ cây hai lá mầm và cây một lá mầm Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 42 14 Si .19 Cây hai lá mầm và cây Một lá mầm Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 42 15 Si . 5 Sự phát triển của giới thực vật Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 44 16 Si. 7 Sự trao đổi khí Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 46 17 Si .12 Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m 2 , cán láng OPP mờ. 47 2 ) Sự cần thiết của việc sử dụng tranh , ảnh minh hoạ khi dạy học: - Nói chung khi biểu diễn tranh ảnh cho tiết dạy sẽ minh hoạ được lời giảng của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được tranh, ảnh thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy 3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò và làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học, bên cạnh đó giáo viên có điều kiện nâng cao tính tích cực , độc lập của học sinh và dần dần hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho các em. - Trong quá trình dạy học, chức năng của các tranh ảnh thể hiện sự tác động đạt được mục đích dạy - học, cụ thể là :  Truyền thụ tri thức  Hình thành kỹ năng  Phát triển hứng thú học tập  Tổ chức điều khiển quá trình dạy học - Do đó khi dạy môn sinh học cần chú ý đến hai vấn đề cơ bản sau đây :  Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu trong tiết học  Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, sơ đồ phản ánh một bộ phận nào đó của đối tượng - Chính vì vậy ta thấy rằng việc biểu diễn tranh, có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học:  Giúp học sinh dễ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn, bởi tranh, ảnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng tù đó làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học kĩ thuật  Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thiận lợi và có hiệu suất cao 3) Những lưu ý khi biểu diễn tranh, ảnh trên lớp: Những tranh, ảnh đang sử dụng cần phải đảm bảo đủ các yêu cầu chính sau đây: - Tính khoa học sư phạm : là một chỉ tiêu chính về chất lượng, nó đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của tranh, ảnh. Chỉ tiêu này còn thể hiện ở chỗ đảm bảo cho học sinh tiếp thu dược kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của 4 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò chương trình học, giúp giáoviên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, bên cạnh đó nội dung và cấu tạo của tranh cần phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh, thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến - Tính thẩm mỹ : Tranh, ảnh cần đảm bảo tỉ lệ cân xứng, hài hoà về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật, làm cho thầy và trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ, phù hợp với nội dung giảng dạy 4) Tiến trình biểu diễn tranh của giáo viên trên lớp : Khi biểu diễn tranh, ảnh minh hoạ cho nội dung bài học người giáo viên cần chú ý các yêu cầu chính như sau:  Nội dung tranh, ảnh  Mục đích sử dung tranh, ảnh  Phương pháp quan sát tranh, ảnh Ví dụ: Khi dạy bài 31: “ Thụ tinh, kết hạt và tạo quả ” tìm hiểu sự nảy mầm của hạt phấn. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh “ Thụ tinh, kết hạt và tạo quả ” Nội dung tranh: Tranh gồm ba hình chính, mô tả - Cấu tạo bao phấn với các hạt phấn - Cấu tạo nhụy với ống phấn 5 Hạt phấn Hạt phấn nảy mầm THỤ TINH – KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ Bao phấn Đầu nhụy Ống phấn Vòi nhụy Bầu nhụy Noãn Noãn TBSD cái TBSD đực 5 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò - Noãn mang tế bào cái ( TBSD cái ) với ống phấn mang theo tế bào sinh dục đực ( TBSD đực ) Mục đích sử dụng tranh: Mô tả những bộ phận và các giai đoạn quan trọng trong quá trình thụ phấn và thụ tinh - Bao phấn và quá trình phát tán hạt phấn đến nhụy - Quá trình hạt phấn nảy mầm trên đầu nhụy và phát triển ống phấn - Quá trình thụ tinh tại noãn Phương pháp sử dụng tranh: - Ở hoạt động 1 giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh kết hợp với nội dung phần 1 trang 103 sách giáo khoa - Sau đó yêu cầu 1 – 2 học sinh mô tả ngắn gọn hiện tượng nảy mầm của hạt phấn - giáo viên có thể nhấn mạnh những đặc điểm chính của quá trình này - Tranh được khai thác sâu, kết hợp giữa quan sát, nhận xét của học sinh với việc giải thích và đặt câu hỏi của giáo viên Đến hoạt động 2 “ Tìm hiểu quá trình thụ tinh ” - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ lại tranh và đặt câu hỏi Câu 1: Tranh mô tả những bộ phận nào của hoa ? Câu 2: Các bộ phận này đang diễn ra những hoạt động gì ? Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh - Yêu cầu học sinh dọc thông tin mục 2 tranh 103 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Câu 3: Sau khi thụ phấn đến lúc thụ tinh có những hiện tượng nào xảy ra? ( giáo viên có thể hỏi học sinh bằng câu hỏi: Dựa vào tranh em hãy mô tả những hiện tượng xảy ra từ khi thụ phấn đến lúc thụ tinh ? ) Câu 4: Thụ tinh là gì ? - Đây là phần khá phức tạp, mô tả diễn biến của một quá trình. Đòi hỏi học sinh phải có sự quan sát tỉ mỉ, óc liên tưởng lôgic. Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. giáo viêndùng tranh giải thích quá trình thụ tinh, khái niệm về thụ tinh kép, học sinh quan sát và ghi vắn tắt các khái niệm. 5) Một số điều cần lưu ý khi sử dụng tranh, ảnh trong dạy học: 6 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò - Xác định rõ mục đích của việc sử dụng tranh, ảnh. Có nhiều mục đích sử dụng tranh, ảnh khác nhau như: dùng để củng cố, minh hoạ hay dùng để giúp học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác nội dung kiến thức bài học,…Trên cơ sở đó, giáo viên định hướng học sinh vào việc quan sát tranh, ảnh và đưa ra các câu hỏi, đúng lúc, phù hợp. - Vị trí treo tranh, ảnh cần đúng tầm mắt đối với các em học sinh, có đủ ánh sáng và đảm bảo tất cả các em học sinh trong lớp đều nhìn thấy rõ tranh, ảnh. Sử dụng tranh, ảnh đúng lúc: Chỉ treo tranh, ảnh khi cần thiết và sau khi dùng xong cần cất ngay để tránh sự phân tán chú ý của học sinh - Quỹ thời gian dành cho việc sử dụng tranh, ảnh trong bài học phải hợp lý C / - Kỹ năng và các bước tiến hành khi biểu diễn tranh, ảnh : 1) Những kỹ năng cần lưu ý khi khai thác tranh . Khi hướng dẫn học sinh hiểu nội dung của tranh ảnh , giáo viên cần chú ý rèn luyện cho HS những kỹ năng và kỹ thuật làm việc với tranh ảnh. - Kỹ năng quan sát, nhận xét. - Kỹ năng mô tả, tường thuật . - Kỹ năng phân tích , nhận định , đánh giá. 2) Các bước làm việc với tranh . Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu cho học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sư hướng dẫn tổ chức của giáo viên ,tôi xin nêu một số gợi ý về việc khai thác tranh ảnh lịch sử trong SGK cấp THCS. -Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh cần khai thác. -Bước 2:Giáo viên nêu câu hỏi , nêu vấn đề , tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh . -Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát ,kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học. -Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của học sinh , hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh Như vậy , từ đây học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học. 7 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò Ví dụ : Khi giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh “ Biến dạng của rễ ” Giáo viên có thể cung cấp trước một số thông tin về các loại rễ biến dạng nhằm để thích nghi với môi trường sống và chức năng nhất định của từng loại rễ - Cách khai thác tranh Giáo viên treo tranh ( đã dán kín phần ghi chú ) và đặt câu hỏi: Câu 1: Em hãy kể tên những cây trong tranh vẽ. Câu 2 : Em hãy gọi tên các loại rễ biến dạng có trong tranh ? - Học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên nêu nhận xét, công bố đáp án đúng và kết luận. 8 BIẾN DẠNG CỦA RỄ Cây sắn Cây tầm gửi Cây trầu không không Cây bụt mọc Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng trang 40 sách giáo khoa, nêu tên một số loại rễ biến dạng. - Học sinh cần nêu được: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút - Giáo viên nhận xét và bổ sung bằng một số thông tin mở rộng TT Tên rễ biến dạng Tên cây Đặc điểm của rễ biến dạng Chức năng đối với cây 1 Rễ củ Cây cải củ, cây cà rốt… Rễ phình to Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa, tạo quả 2 Rễ móc Trầu không, cây hồ tiêu, vạn niên thanh Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất Bám vào trụ giúp cây leo lên 3 Rễ thở Cây bụt mọc, cây bần, cây mắm Sống trong điều kiện thiếu không khí.Rễ mọc ngược lên trên mặt đất Giúp cây hô hấp trong không khí 4 Giác mút Cây tầm gửi, dây tơ hồng Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác Lấy thức ăn từ cây chủ 6) Kết quả qua quá trình thực hiện : Qua thời gian thực hiện nôi dung này bản thân nhận thấy rằng lớp học mình phụ trách đạt hiệu quả. Các em có thể nhìn vào tranh ảnh để tự nhận xét hiểu bài nhanh và lớp học sôi nổi hơn. Tôi cũng tự tin mỗi khi lên lớp, học sinh cũng phấn chấn tích cực học tập hăng hái lên bảng trình bày các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Sự kết hợp giữa thầy và trò nhịp nhàng, nhiều em yêu thích học tập bộ môn, kĩ năng trình bày và nhận xét qua tranh ảnh của HS thành thạo hơn. Nắm được nội dung học tập cần khai thác nên khi giảng dạy tiết học trở nên nhẹ nhàng, chủ động, linh hoạt không bị động lúng túng như trước nữa. Nhờ đó chất lượng dạy học cũng được nâng cao cụ thể được thống kê như sau: Lớp 6 / 7 TS 31 hs KT 1 tiết tháng 11/2010 KT 1 tiết tháng 03/2011 Giỏi 7 16 Khá 5 5 9 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò Trung bình 9 8 Yếu 9 2 Kém 1 0 C / - Bài học kinh nghiệm: Qua kết quả trên cho thấy chất lượng học sinh có chuyển biến rõ rệt, nhờ có đồ dùng dạy học đầy đủ và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp cùng với việc áp dụng kinh nghiệm mới trong giảng dạy sau khi thông qua các lớp tập huấn nên chất lượng học tập môn sinh học của học sinhđược nâng lên đáng kể, có tính ổn định. * Ưu điểm vệc biểu diễn tranh, ảnh: - Giáo viên chủ động trong việc thực hiện tiết dạy. - Tiết học hấp dẫn, không bị khô cứng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. - Có phương tiện để rèn luyện kĩ năng trình bày cho học sinh. Kiến thức, kĩ năng cần đạt được đa số học sinh nắm vững ngay tại lớp. - Chỉ đầu tư một lần có thể sử dụng được nhiều năm. D / Kết luận và kiến nghị : 1 ) Kết luận : Bằng phương pháp tổ chức cho HS tự tìm hiểu, khám phá nội dung của tranh, ảnh Sinh hoc, học sinh hứng thú tham gia vào quá trình học tập, tích cực sưu tầm tài liệu. Từ đây, học sinh cũng đã nhận thức được tranh, ảnh là nguồn kiến thức để học tập chứ không phải để xem cho vui. Trên đây là một số kĩ năng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tranh, ảnh trong dạy học môn Sinh học lớp 6. Nội dung đề tài có thể còn có những chổ thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân tình của quí đồng nghiệp để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. 2) Kiến nghị : - Đối với GV bộ môn: Cần chủ bị đầy đủ các thông tin cần thiết về các kênh hình trong và ngoài SGK để áp dụng kịp thời trong tiết dạy. - Tự làm thêm nhiều tranh, ảnh liên quan bài học mà nhà trường chưa có - Đối với GV chủ nhiệm: Có trách nhiệm nhắc nhỡ, khuyến khích học sinh tích cực tham gia cùng với giáo viên bộ môn. - Đối với lãnh đạo trường 10 [...].. .Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò + Cần hổ trợ kinh phí cho giáo viên để làm đồ dùng dạy học + Nhân rộng biện pháp này ở các bộ môn khác Nhận xét của HĐTĐ ……………………………………………… . dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh Như vậy , từ đây học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học. 7 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh. học: 6 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh học 6 – TrườngTHCS TT Lấp Vò - Xác định rõ mục đích của việc sử dụng tranh, ảnh. Có nhiều mục đích sử dụng tranh, ảnh khác nhau như: dùng. với công tác quản lý phòng học bộ môn bản tân tôi đã có một số kinh nghiệm nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tranh, sẵn có của nhà trường 1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh , ảnh – môn Sinh

Ngày đăng: 11/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan