THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG

49 486 1
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG 1.1.Giới thiệu chung - Tên công ty: Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long. - Tên giao dịch quốc tế: Hai Long Building And Repairing One Member Limited Liability Company. - Tên công ty viết tắt: Công ty đóng và sửa chữa tàu Hải Long. - Địa chỉ: Số 108 Phan Đình Phùng, Phường Hạ Lý, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. - Số điện thoại: 031.3842132 - Fax: 031.3841667 - Email: Info@hailongshipyard.com.vn - Website :hailongshipyard.com.vn - Mã số thuế: 0200109519 - Vốn điều lệ: 200.000.000.000 VNĐ Bằng chữ : Hai trăm tỷ đồng - Thông tin về chủ sở hữu : Bộ quốc phòng Trụ sở chính :Đường Nguyễn Tri Phương ,Quận Ba Đình, TP Hà Nội - Người đại diện theo pháp luật của công ty : Họ và tên : Đoàn Văn Thoại Chức danh :Chủ tịch công ty Số CMND :81357066 Ngày cấp : 15/10/2009 Nơi cấp : Quân chủng Hải quân Địa chỉ : 108 Phan Đình Phùng – Hạ Lý – Hồng Bàng - HP - Tài khoản ngân hàng: • Ngân hàng Công Thương, Chi nhánh Hải Phòng o Số tài khoản VND: 102010000194600 o Số tài khoản USD: 102020000021389 • Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Hải Phòng 2 o Số tài khoản VND: 3011100006009 o Số tài khoản USD: 3011100146005 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long - tiền thân là công ty Hải Long thuộc Bộ Quốc Phòng được thành lập năm 1993 nằm bên bờ sông Cấm - nơi có vị trí địa lý thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. Thành phố Hải Phòng hiện là trung tâm của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, do đó, đây là môi trường rất thuận lợi cho công ty phát triển. Sau thời gian dài chuyên sửa chữa tàu, từ năm 2002, công ty đã đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thêm lĩnh vực đóng mới tàu biển. Được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía khách hàng cùng với nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng, Hải Long đã xây dựng được thương hiệu lớn mạnh trên thị trường đóng mới thông qua việc cung cấp tới khách hàng các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiến độ và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất. Từ năm 2000, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 được chứng nhận bởi đăng kiểm Det Norske Veritgas (DNV) - Na Uy. Trải qua 20 năm hoạt động, từ khi thành lập đến nay, công ty đã được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị máy móc kỹ thuật, công nghệ hiện đại, chuyên phục vụ công tác đóng mới và sửa chữa các loại tàu thuỷ, gia công các kết cấu phức tạp… Cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các kỹ sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, đội ngũ công nhân lành nghề, chuyên môn hoá cao, công ty đã đóng thành công rất nhiều loại tàu, xuồng, ca nô… đảm bảo yêu cầu kỹ, mỹ thuật của thiết kế như: tàu tuần tra cao tốc 200 tấn, tàu vận tải đến 1.600 tấn, các loại tàu kỹ thuật, tàu công trình, xuồng cao tốc… Tất cả các sản phẩm của công ty luôn được sự tin tưởng và tín nhiệm từ phía khách hàng. Ngày nay, các bạn hàng biết tới Hải Long không chỉ là uy tín trong lĩnh vực sửa chữa mà cả lĩnh vực đóng mới tàu biển. Công ty TNHH Hải Long đã sản xuất thành công hàng loạt các tàu đóng mới hiện đại cho các chủ tàu trong nước và nước ngoài như: seri tàu chở hàng rời 6500 DWT, 12.500 DWT, 20.000 3 DWT cho Vinaline, Vinashinline; seri tàu chở dầu/hóa chất 6.500 DWT cho chủ tàu Hàn Quốc; seri tàu chở dầu/hóa chất 13.000 DWT cho chủ tàu Hy Lạp; seri tàu chở hàng 34.000 DWT cho chủ tàu Anh, Ý; seri tàu đánh cá, tàu lai dắt, tàu kéo đẩy, tàu tuần tra hải quân… Trên nền tảng của những thành công đã đạt được trong những năm qua và năng lực hiện tại, công ty TNHH Hải Long khẳng định được vị thế của mình trong ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ Việt Nam. Các sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh trên thị trường từ Bắc vào Nam với thị phần ngày càng mở rộng, và công ty TNHH Hải Long đã trở thành một trong những công ty đóng tàu lớn nhất Miền Bắc Việt Nam, là đối tác tin cậy của tất cả các bạn hàng. Với chiến lược “Đẩy mạnh phát triển công nghệ đóng mới các loại tàu thuỷ, nghiên cứu và tiếp cận thị trường quốc tế”, Công ty TNHH Hải Long đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện công nghệ và mở rộng tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước. “Đem lại cho khách hàng một phương án tài chính tối ưu với chất lượng sản phẩm cao nhất” đã và đang là phương châm hành động tạo nên sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động ngoại thương hay hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận không thể thiếu của công ty, nó không những thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt mà còn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Việc mở rộng sản xuất để tăng thu ngoại tệ cho đất nước và nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng của chính sách thương mại tại công ty TNHH đóng và sửa chữa tàu Hải Long. Từ năm 2005-2010, công ty chuyển đổi cơ cấu theo hường tăng trưởng và mở rộng thêm nhiều ngành nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới, công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế biển Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. 1.3.Cơ cấu tổ chức công ty 4 Sơ đồ : Bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Đóng và sửa chữa tàu Hải Long PGĐ Quân sự PGĐ Chính trị PGĐ Kỹ thuật PGĐ Sản xuất PGĐ Kinh doanh Giám Đốc Đội Xe PX Vỏ PX Động lực PX Đà đốc PX Điện, kĩ thuật PX Cơ khí, cơ Phòng KCS Phòng TCLĐTL Phòng KHSXK D Ban QLDA Phòng Điều độ Phòng Kỹ thuật Phòng HC - HC Phòng Chính trị Phòng Tài chính, kế toán Phòng Vật tư 5 1.4.Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận như sau Giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm chung và chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thông qua các đồng chí phó giám đốc và các phòng, ban, quân đội, quân chủng Hải quân và tập thể những người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn nhà máy, điều hành nhà máy theo kế hoạch đã được phê duyệt. Chấp nhận nghị quyết của Đảng uỷ, nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước nhà nước và cán bộ công nhân viên về quản lý tài sản, lao động, vật tư, tiền vốn, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lao động của toàn công ty, đề nghị tăng giảm đội ngũ công nhân cho phù hợp với công việc của công ty, không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Giám đốc trực tiếp phụ trách các phó giám đốc, phòng tài chính và phòng vật tư. Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc theo dõi những công việc chuyên trách được phân công làm tròn nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoạt động sản xuất kinh doanh và những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình chỉ đạo các phòng, ban, phân xưởng thực hiện đúng kế hoạch sản xuất và công tác. Thay quyền giám đốc khi giám đốc đi vắng và được uỷ quyền ký thay. Trong đó: - Phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc sản xuất: phụ trách công tác kỹ thuật, sản xuất của nhà máy, tổ chức chỉ đạo điều hành sản xuất, trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, phòng KCS và phòng điều động, đội xe. - Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách công tác kinh doanh của nhà máy, chỉ đạo việc lập dự toán, quyết toán các sản phẩm, xây dựng và quản lý tiền lương và lập kế hoạch cho toàn công ty. - Phó giám đốc chính trị: Phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị, công tác an ninh nội bộ của nhà máy, trực tiếp phụ trách phòng chính trị, phòng tài chính, phòng hậu cần. - Phó giám đốc quân sự: Phụ trách công tác nghĩa vụ quân sự của các đồng chí cán bộ, công nhân trong công ty. 6 Khối phòng ban: Các phòng ban nghiệp vụ theo chức trách, nhiệm vụ của mình giúp giám đốc trong việc nắm chắc tình hình, cung cấp thông tin để giám đốc ra quyết định chính xác về đường lối sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - Phòng KTCN: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật của các sản phẩm sửa chữa và đóng mới tại công ty và công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật. - Phòng KH-LĐ: chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch công tác giá thành, công tác thị trường, công tác quản lý tiền lương, tiền thưởng, công tác quản lý lao động, chế độ chính sách và công tác đào tạo huấn luyện của công ty. - Phòng điều độ sản xuất: chịu trách nhiệm về công tác điều độ sản xuất, công tác an toàn bảo hộ lao động, công tác quản lý máy móc thiết bị của công ty. - Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất và chế tạo tại công ty. - Đội xe: là đơn vị quản lý và sử dụng các phương tiện vận tải phục vụ quá trình sản xuất và công tác của công ty. - Phòng vật tư: chịu trách nhiệm mua cung ứng vật tư theo dự trù và định mức của các phòng ban nghiệp vụ liên quan để đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn. - Phòng tài chính kế toán: là cơ quan tham mưu và đồng thời chịu trách nhiệm quản lý tài chính của công ty. - Phòng HCHC: là cơ quan tham mưu đồng thời là cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện công tác hành chính hậu cần của công ty. - Phòng chính trị: là cơ quan chủ trì thực hiện công tác đoàn, công tác chính trị của công ty. Các phân xưởng: Là đơn vị trực tiếp sản xuất chuyên môn hoá theo chuyên ngành được phân công. - Phân xưởng động lực: sửa chữa và đóng mới phần máy thiết bị động lực, thi công lắp đặt phần van ống và hệ trục chân vịt, hệ lái. 7 - Phân xưởng vỏ tàu: sửa chữa và đóng mới phần vỏ tàu và các kết cấu liên quan đến vỏ tàu. - Phân xưởng đà đốc: sửa chữa và đóng mới phần mộc, sơn trang trí và chịu trách nhiệm đưa các tàu lên, xuống triền hoặc ra đà đốc. - Phân xưởng cơ khí - cơ điện: gia công các chi tiết cụm chi tiết phục vụ công tác sửa chữa và đóng mới tàu và chịu trách nhiệm sửa chữa máy móc thiết bị và điện của công ty. - Phân xưởng điện - khí tài: sửa chữa và đóng mới phần điện thiết bị thông tin hàng hải. 1.5Ngành nghề kinh doanh - Đóng mới và sửa chữa tàu vỏ thép, tàu vỏ hợp kim, nhôm, composite. - Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng phục vụ đóng và sửa chữa tàu. - Sản xuất các sản phẩm kim loại, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật. T T Tên ngành Mã ngành 1 Đóng và cấu kiện nổi 3011 2 Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí 3012 3 Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn 3311 4 Sửa chữa máy móc thiết bị 3312 5 Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học 3313 6 Sửa chữa thiết bị điện 3314 7 Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) 3315 8 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp 3320 9 Sản xuất các cấu kiện kim loại 2511 1 0 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại 2592 1 Bán buôn kim loại và quặng kim loại 4662 8 1 1.6 Tình hình lao động của công ty Bảng : Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2012-2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng số CBCNV (người) 532 574 627 Nam(người) 413 453 497 Nữ(người) 119 121 130 LĐ KD trực tiếp (người ) 472 506 557 LĐ KD gián tiếp (người ) 60 68 70 LĐ KD trực tiếp /tổng số CBCNV 88,72% 88,15% 88,84% LĐ KD gián tiếp/ tổng số CBCNV 11,28% 11,85% 11,16% ( Nguồn : phòng TCHC của công ty Hải Long ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 như sau: - Tổng số CBCNV của công ty tăng - Tỷ lệ lao động nam và nữ của công ty có sự chênh lệch lớn do đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là đóng và sửa chữa tàu. - Lao động kinh doanh trực tiếp trực tiếp ở công ty là chủ yếu - Về chất lượng lao động :nhân viên của công ty chủ yếu là các thạc sỹ,kỹ sư,công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.Cán bộ công nhân viên trong công ty luôn lỗ lực lao động và không ngừng sáng tạo cải tiến kỹ thuật,đưa ra những sáng kiến mới góp phần xây dựng công ty. 1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011-2013 9 Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi phí 110.171.099.00 0 121.288.743.00 0 134.663.722.500 Tổng doanh thu 115.294.603.70 0 126.822.845.51 5 140.846.697.405 Lợi nhuận trước thuế 5.123.504.681 5.534.371.160 6.182.974.869 Nộp ngân sách NN 1.154.581.311 1.383.592.790 1.545.743.717 Lợi nhuận sau thuế 3.968.923.370 4.150.778.370 (Đơn vị: VNĐ) Từ bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét sau: - Chi phí để tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua các năm, kéo theo phần doanh thu thu được của công ty cũng tăng lên đáng kể. Năm 2012, doanh thu thu được là 115.294.603.700 VNĐ, đến năm 2014 đạt mức 140.846.697.405 VNĐ, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. - Sở dĩ tổng chi phí sản xuất cũng tăng qua các năm là do những nguyên nhân của sự biến đổi hàng hóa, sự biến đổi về cơ cấu các loại hàng kinh doanh, sự quản lý của công ty. Với hình thức đa phương hóa, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty ngày càng mở rộng thêm các ngành nghề, đồng thời nhận được nhiều đơn đặt hàng với số lượng và chất lượng ngày càng cao, từ đó phần chi phí để thực hiện dự án hay tiến hành hoạt động sản xuất tăng lên qua các năm. Dẫn tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng cao hơn năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn đảm bảo và có chiều hướng tăng qua từng giai đoạn. Năm 2011 lợi nhuận đạt 3.968.923.370 VNĐ, đến năm 2014 tăng 668.307.782 VNĐ đạt mức 4.637.231.152 VNĐ (tăng 11, 68%). 10 [...]... giới 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG 2.1 Cơ sở lý luận về nhập khẩu 2.1.1 Khái quát chung về nhập khẩu: cứu và phân tích kỹ lưỡng để nắm bắt được những lợi thế và đạt được kết quả mà mình mong muốn * Khái niệm: Nhập khẩu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác, trong giao dịch dùng ngoại tệ của một nước hay... thụ hàng hóa nhập khẩu Ngay sau khi tiếp nhận hàng nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành vặn chuyển hàng hóa về nơi tiêu thụ Việc giải phóng hàng hóa nhanh sẽ góp phần làm giảm chi phí bảo quản, lưu kho Từ đó công ty lên kế hoạch đưa vào sản xuất chế tạo và sửa chữa tàu 2.3.Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty năm 2013 • Về mặt hàng Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long chuyên nhập vật tư, phụ... kết và thực hiện hợp động nhập khẩu, đơn vị ngoại thương cần tiến hành nghiên cứu về môi trường kinh doanh từ đó để có những quy t định đúng đắn và giảm chi phí không cần thiết để đem lại hiệu quả cao cho hoạt động nhập khẩu a) Nghiên cứu thị trường trong nước *Nghiên cứu hàng hóa nhâp khẩu Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long chuyên nhập vật tư, phụ tùng, máy móc thiết bị để đóng và sửa chữa. .. 2.2 Quy trình nhập khẩu của công ty 2.3 Sơ đồ : Các bước trong hoạt động nhập khẩu của công ty Hải Long 21 Nghiên cứu thị trường kinh Giao dịch, đàm kinh doanh Lập phương án phán, ký kết doanh nhập khẩu hợp đồng Tổ chức tiêu Tổ chức thực thụ hàng hóa hiện nhập khẩu đồng NK hợp 2.3.1 Nghiên cứu về thị trường kinh doanh Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình. .. lực của L/C + Tên và địa chỉ người thụ hưởng + Tên và địa chỉ người xin mở L/C + Bộ chứng từ phải xuất trình để thành toán + Mô tả hàng hoá: Tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, bao bì nhãn mác… Công ty căn cứ vào quy cách phẩm chất của từng loại hàng có nhu cầu nhập khẩu để mô tả Bước này đòi hỏi công ty phải mô tả chính xác, đầy đủ tránh tình trạng hiểu lầm của bên đối tác do mô tả sai Công ty. .. đồ 1.1: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị: VNĐ) - Trong thời kỳ 2012-2014, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành ngày càng quy t liệt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển kinh doanh của công ty Tuy nhiên, dưới sự hồi phục của nền kinh tế nước ta, công ty TNHH Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long vẫn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nội... hàng có nhu cầu nhập khẩu để mô tả Bước này đòi hỏi công ty phải mô tả chính xác, đầy đủ tránh tình trạng hiểu lầm của bên đối tác do mô tả sai Công ty chủ yếu nhập khẩu với các bạn hàng đã có sự cộng tác lâu năm, đồng thời công ty đã có kinh nghiệm rút ra từ các công ty đi trước vì thế trong khâu này xảy ra sai sót là rất ít 2 Đôn đốc bên bán giao hàng: Sau khi mở L/C, công ty Hải Long liên lạc với... 2013 • Về mặt hàng Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long chuyên nhập vật tư, phụ tùng, máy móc thiết bị để đóng và sửa chữa tàu *Một số đặc điểm về mặt hàng nhập khẩu của công ty Những mặt hàng mà công ty nhập khẩu chủ yếu là các vật tư,phụ tùng,máy móc thiết bị để đóng và sửa chữa tàu như các loại thép tấm,thép hình,thép ống 34 ,van,máy chính,hệ trục,chân vịt,máy phát điện,các loại máy lọc nước,máy... mặt hàng nhập khẩu, công ty chủ yếu nhập khẩu nhiều thép tấm, thép hình, thép ống, van chiếm 40% tỷ trọng hàng nhập khẩu. Đây chính là nguyên vật liệu chính phục vụ cho việc đóng mới tàu của công ty. Các loại thếp tấm,thép hình,thếp ống này yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng cao mà hiện tại thị trường cung cấp nguyên vật liệu ở Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nên công ty phải nhập khẩu gần... mặt hàng nhập khẩu của công ty Điều này cho thấy mục tiêu chủ yếu của công ty là tập trung đóng mới và sửa chữa tàu • Về thị trường *Thị trường nhập khẩu Hiện nay, công ty Hải Long có quan hệ hợp tác với rất nhiều thị trường trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga… Bảng Một số thị trường nhập khẩu của công ty Hải Long 36 . 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG 1.1.Giới thiệu chung - Tên công ty: Công ty TNHH MTV Đóng và Sửa chữa tàu Hải Long. - Tên giao dịch quốc tế: Hai Long Building And. giới. 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU HẢI LONG 2.1.Cơ sở lý luận về nhập khẩu 2.1.1 Khái quát chung về nhập khẩu: cứu và phân tích kỹ lưỡng. biển Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. 1.3.Cơ cấu tổ chức công ty 4 Sơ đồ : Bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Đóng và sửa chữa tàu Hải Long PGĐ Quân sự PGĐ Chính

Ngày đăng: 11/06/2015, 13:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan