tiểu luận quản trị kinh doanh Công nghệ xanh với vấn đề thay đổi khí hậu tại Việt Nam.

15 298 0
tiểu luận quản trị kinh doanh  Công nghệ xanh với vấn đề thay đổi khí hậu tại Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  Bộ môn : Quản Trị Công Nghệ Tên đề tài : Công nghệ xanh với vấn đề thay đổi khí hậu tại Việt Nam. SV thực hiện : NGUYỄN LÂM KIM PHỤNG Lớp : CL1 _ Khoá : 32 2 Trang Lời nói đầu 4 Chương I : Công nghệ xanh là gì ? 5 1. Định nghĩa. 2. Vai trò của công nghệ xanh trong vấn đề bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Chương II : Diễn biến của tình hình biến đổi khí hậu hiện nay 7 1. Thay đổi khí hậu: Xu thế và viễn cảnh. 2. Kịch bản về biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Chương III : Hiện trạng áp dụng Công nghệ xanh tại Việt Nam 10 Chương IV : Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển công nghệ xanh vào thực tiễn hoạt động của đất nước 13 3 Trong vòng vài thập niên trở lại đây, ở các quốc gia hậu kỹ nghệ, phong trào Công nghệ Xanh (Green Technology) đã được các nhà khoa học đưa lên hàng đầu trong việc giải quyết ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Mục tiêu này do Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Môi sinh và Phát triển đề ra qua Nghị trình 21 là: Tạo dựng tăng trưởng kỹ nghệ, Cân bằng môi sinh, và Tiến bộ xã hội. Đây là ba căn cứ cơ bản để có thể xây dựng được một sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Một trong những biện pháp để tiến tới mục tiêu trên là làm thế nào để phòng ngừa ô nhiễm và kiểm soát việc sử dụng năng lượng. Từ suy nghĩ này, phong trào công nghệ xanh ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giải quyết các vấn nạn môi trường hiện nay. 4 Chương I : Công nghệ xanh là gì ? 1.Định nghĩa : Trước tiên, để hiểu về thuật ngữ Công nghệ xanh, chúng ta cần tìm hiểu sơ qua khái niệm cơ bản về Công nghệ. Theo như Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam thì : “ Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện, dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm ”. Về việc phân loại thì hiện nay số lượng loại công nghệ nhiều đến mức không thể xác định được chính xác, do đó việc phân loại chính xác và chi tiết các loại công nghệ là điều khó thực hiện. Tùy theo mục đích, có thể phân loại các loại công nghệ như sau:  Theo tính chất: Bao gồm công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục - đào tạo.  Theo ngành nghề: Có các loại công nghệ công nghệp, nông nghiệp, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu.  Theo sản phẩm: Tùy thuộc vào loại sản phẩm có các loại công nghệ tương ứng như công nghệ thép, công nghệ xi măng, công nghệ ôtô  Theo trình độ công nghệ (căn cứ mức độ phức tạp, hiện đại của các thành phần công nghệ) có: công nghệ truyền thống, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung gian.  Theo góc độ môi trường có: công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch. Theo đó, "Công nghệ xanh" là công nghệ sản xuất có áp dụng các biện pháp công nghệ xz l{ chất thải, đảm bảo không thải ra môi trường các chất ô nhiễm với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép”. Tuỳ theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề khác nhau mà công nghệ xanh có thể chia ra thành nhiều phân nhánh như: Điện tz xanh (Green computing), Hoá học xanh (Green chemical) v.v… 5 2.Vai trò của công nghệ xanh trong vấn đề bảo vệ môi trường tại Việt Nam : o Công nghệ xanh là đòn bẩy để bảo vệ môi trường. Là một trong năm quốc gia dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, bởi vậy, nếu không có các giải pháp kịp thời và hiệu quả, Việt Nam chúng ta sẽ phải chịu nhiều hệ lụy từ môi trường trong tương lai. Song song với việc phát triển kinh tế, Việt Nam đang rất cần những công nghệ xanh, đó chính là sự lựa chọn hợp l{ nhằm đối mặt với những thách thức đặt ra từ môi trường. o Thành quả mà công nghệ xanh mang đến cho Việt Nam đó chính là một môi trường đô thị, tự nhiên và kinh tế hoàn toàn mới: Kinh tế xanh, Thành phố xanh. Sự chuyển hướng theo kinh tế thị trường trong những năm gần đây ở nước ta đã tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đem đến nhiều cơ hội và thực sự hấp dẫn cho các dự án đầu tư từ nước ngoài.Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, sự cạnh tranh quốc tế sẽ cho ra đời những mô hình kinh tế mới, đặc biệt là khi mà kinh tế xanh trên thế giới đang ở vào thời điểm phôi thai, mới hình thành. Thông qua mô hình này, kinh tế xanh sẽ đem đến cho Việt Nam vào thời điểm hiện tại một cơ hội định vị lại mình trong một thị trường thế giới đầy tiềm năng về cơ hội phát triển và bền vững. Cơ hội này cho phép các đô thị tại Việt Nam sẽ thay đổi, không chỉ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, mà cũng sẽ ảnh hưởng đến các đô thị vừa và các vùng nông thôn của đất nước… o Phát triển công nghệ xanh để đảm bảo phát triển bền vững: Trong khoảng thời gian vừa qua, cùng với việc phát triển đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam chúng ta đã phải đối mặt với rất nhiều thách thứclớn về môi trường mà nếu không bắt tay giải quyết nhanh chóng có thể sẽ để lại những tác hại khó lường hết sức to lớn.Bởi lẽ đó, phát triển công nghệ xanh không chỉ nhằm giúp cho việc bảo vệ môi trường, mà còn góp phần đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, thông qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. 6 Chương II : Diễn biến của tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. 1. Thay đổi khí hậu: Xu thế và viễn cảnh. Thay đổi khí hậu do con người gây ra là một thực tế đã được khẳng định và các tác động của nó đối với môi trường ngày nay càng trở nên rõ rệt. Hiệu ứng nhà kính là cơ chế căn bản của điều hoà nhiệt độ. Nếu không có hiệu ứng nhà kính nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất không phải 15 0 C mà là -6 0 C. Bằng cách phản chiếu ánh nắng và toả nhiệt, trái đất hoàn trả vào không trung năng lượng của mặt trời mà trái đất nhận được. Một phần nhiệt được hấp thụ bởi cái gọi là khí nhà kính. Những khí nhà kính chính của quá trình này là cácbon dioxit (CO2), metan (CH4), oxit nitơ (N2O) và clorofluorocacbon. Từ lúc bắt đầu thời kỳ công nghiệp, những phát thải của loài người đã làm tăng nồng độ các khí nói trên trong khí quyển đưa đến kết quả là trái đất ấm dần. Kể từ những năm 1800, bình quân nhiệt độ bề mặt trái đất đã tăng 0,6 0 C. Những ước lượng gần đây cho biết, đến năm 2100 bình quân nhiệt độ sẽ tăng từ 1,4 – 5,8 0 C (UNFCCC, 2005). Trái đất ấm dần lên sẽ làm thay đổi khí hậu, thời tiết như: gia tăng mức độ tích tụ trên toàn cầu, thay đổi tần suất và sự khắc nghiệt của các biến cố như bão, lụt, hạn hán. Khí hậu thay đổi chắc chắn sẽ tác động mạnh đến môi trường. Thông thường thay đổi càng nhanh, nguy cơ thiệt hại càng lớn, vượt qua khả năng khắc phục hậu quả của chúng ta. Dự báo, mức nước biển trung bình đến năm 2100 sẽ tăng từ 9 – 88cm, gây ngập úng những vùng thấp và các thiệt hại khác. Các đới khí hậu thay đổi sẽ làm rối loạn các hệ sinh thái vùng rừng núi, sa mạc, đồng cỏ. Kết quả là nhiều hệ sinh thái sẽ bị thoái hoá nhanh hoặc tan vỡ và nhiều loài riêng biệt có thể bị tuyệt chủng (IPCC, 2001 a). Mức độ và tác động của những thay đổi đó diễn biến tuỳ theo từng vùng. Xã hội sẽ phải đối mặt với những rủi ro và áp lực mới. An ninh thực phẩm trên phạm vi toàn cầu không chắc sẽ bị đe doạ, nhưng một số vùng 7 năng suất những cây lương thực chính sẽ giảm, do vậy sẽ bị thiếu lương thực hoặc xảy ra nạn đói. Các nguồn nước trên khắp thế giới cũng bị ảnh hưởng do hiện tượng ngưng tụ và bốc hơi. Cơ sở hạ tầng sẽ bị thiệt hại do nước biển dâng cao hoặc do biến cố thời tiết khắc nghiệt. Các hoạt động kinh tế, nơi định cư và sức khoẻ của con người cũng bị tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nước nghèo và không thuận lợi, nhất là những nước chậm tiến bị tổn thương lớn nhất do các hậu quả tiêu cực của khí hậu thay đổi và họ thiếu khả năng triển khai các cơ chế đối phó. Trong những thập niên sắp tới nền nông nghiệp thế giới sẽ đối mặt với nhiều thách thức và khí hậu biến đổi sẽ làm cho các thách thức đó phức tạp hơn. Nếu mức độ trái đất ấm lên trên 2,5 0 C, việc cung cấp lương thực trên thế giới sẽ giảm và giá cả sẽ tăng. Ngành chăn nuôi cũng sẽ bị tác động. Giá sản phẩm chăn nuôi sẽ cao hơn nếu sản xuất lương thực rối loạn, dẫn đến ngũ cốc cũng sẽ tăng giá… 2. Kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Nhằm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Cụ thể, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2-3 độ C so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 - 2,8 độ C ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ các vùng khí hậu phía Bắc và bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng thì nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Tổng lượng mưa mỗi năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980 - 1999. Trong khi đó, vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30 cm và đến cuối thế kỷ này là 75 cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Tính toán ban đầu cho thấy, đối với khu vực TP.HCM, nếu mực nước biển dâng thêm 65 cm sẽ có khoảng 128 km 2 đất bị ngập (chiếm 6,3% tổng diện tích), nước biển dâng thêm 75 cm sẽ có khoảng 204 km 2 bị ngập 8 (chiếm 10% tổng diện tích) và khi nước biển dâng thêm 100 cm sẽ có khoảng 473 km 2 bị ngập (chiếm tới 23% tổng diện tích). Tại khu vực ĐBSCL, khi nước biển dâng thêm 65 cm sẽ có khoảng 5.133 km 2 đất bị ngập (chiếm 13% tổng diện tích), nước biển dâng 75 cm sẽ có 7.580 km 2 đất bị ngập (chiếm 20% tổng diện tích) và nếu nước biển dâng thêm 100 cm thì 15.116 km 2 đất bị ngập (chiếm 38% tổng diện tích). Theo như trên đã nói, Việt Nam chúng ta được cảnh báo sẽ là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hâm nóng khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng cao. Bởi lẽ đó mà vấn đề áp dụng các thành tựu khoa học đạt được từ công nghệ xanh, các ứng dụng công nghệ xanh vào trong đời sống kinh tế xã hội sẽ là một trong những việc làm cấp thiết và hữu ích nhất ngay trong lúc này. 9 Chương III : Hiện trạng áp dụng Công nghệ xanh tại Việt Nam  Hiện nay, ở Việt Nam, các giải pháp về môi trường chủ yếu tập trung thực hiện để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đó là: _ Chủ trương sz dụng năng lượng tái tạo như: điện gió, hoà lưới cho phong điện, tuốc bin hơi cho nhiệt điện sz dụng năng lượng mặt trời. (Dự án nhà máy phong điện1 thuộc địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách bờ biển khoảng 300m, với lượng gió khá dồi dào đang là dự án phong điện có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương, mở ra triển vọng lớn về nguồn năng lượng sạch cho Việt Nam.) _ Giải pháp công nghệ về môi trường như: công nghệ nước sạch, kiểm soát ô nhiễm môi trường. _ Giải pháp tiết kiệm năng lượng như: nhà máy nhiệt điện chu trình kết hợp, truyền tải điện với dòng điện một chiều, chiếu sáng hiệu quả.  Sự kiện GREEN-BIZ 2009 khai mạc vào ngày 17/9/2009. Đây là sự kiện quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức trong hai ngày nhằm giới thiệu về công nghệ xanh của hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu châu Âu. Theo đó, GREEN-BIZ 2009 là cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp… cùng nhau thảo luận, học hỏi, tìm kiếm một phương hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cũng đã nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam chủ trương nhất quán quan điểm phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường, khuyến khích việc giao lưu phát triển, ứng dụng công nghệ xanh tại Việt Nam với các đối tác nước ngoài, nhất là với các đối tác châu Âu”.  Ngày 20/09/2009, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), “Giải thưởng Công nghệ xanh vì Sự nghiệp Bảo vệ môi trường năm 10 [...]... ni-lông khó phân huỷ, thay đổi thói quen mua sắm gây hại đối với môi trường và cũng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng 12 Chương IV : Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển công nghệ xanh vào thực tiễn hoạt động của đất nước  Áp dụng, triển khai mô hình công nghệ xanh của khu Khoa học và Công nghệ thân thiện môi trường tại các khu Công nghệ cao như Hoà Lạc và... các thiết bị môi trường hiệu quả cao và các ngành công nghiệp công nghệ sạch có tính chiến lược vào trong các khu công nghiệp tương ứng Tất cả các công ty xin gia nhập khu công nghiệp sẽ phải tuân thủ quy trình sàng lọc nghiêm ngặt trước khi đủ tiêu chuẩn nhận được sự hỗ trợ từ ESTP Các biện pháp khuyến khích tài chính trong khu công nghiệp công nghệ xanh sẽ được bảo đảm cụ thể bằng việc cắt giảm và... vị thế áp đảo, chỉ tiêu “GDP xanh được nhắc đến khá nhiều tại các hội nghị, hội thảo hợp tác kinh tế của các nước “GDP xanh là khái niệm biểu thị cho sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường sau một thời gian dài nhiều nước đánh đổi môi trường để lấy lợi nhuận kinh tế Các nước này và ngay cả Việt Nam ta cũng đã nhận thấy, nếu hy sinh môi trường để phát triển kinh tế thì đến một lúc nào đó,... nghĩa hợp đồng kinh tế giữa hai bên sẽ chấm dứt Điều này đã tạo nên sự ràng buộc chéo rất chặt chẽ, khiến cho các doanh nghiệp phải tự giác và chủ động thực hiện các biện pháp trong công tác bảo vệ môi trường  Bên cạnh đó, vấn đề về nhận thức của nhân dân ta đối với việc bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao đáng kể Cụ thể như trong triển lãm sản phẩm công nghệ vừa được tổ chức tại TPHCM cho thấy,... giảm khí thải nhà kính Việc nghiên cứu, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên; các giải pháp quy hoạch - kiến trúc đô thị, áp dụng các thiết bị kỹ thuật công trình có hiệu suất cao nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính; các giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị … “Xây dựng xanh , Công trình xanh , “Đô thị xanh ... vệ môi trường Tuy nhiên, trong thực tế, đâu đó vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối Không ít doanh nghiệp báo cáo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải, nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ đầu tư cho có, còn chất lượng xử lý thì … lúc có lúc không ! 11 Một số doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ khi nào có thanh tra - kiểm tra mới thực hiện tốt hệ... xả thải của các đơn vị đạt được mức tiêu chuẩn cho phép Nhiều doanh nghiệp khi bị phát hiện vi phạm thì đổ lỗi do suy thoái kinh tế nên họ không thể thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường vì chi phí cao Thế nhưng, sự thật không hoàn toàn như vậy Với ý thức của người tiêu dùng hiện nay, nếu các doanh nghiệp không thay đổi thái độ hành xử với môi trường, thì chắc chắn trong tương lai gần họ sẽ phải... được tổ chức, cùng thời điểm với Lễ mít tinh Quốc gia phát động Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn” được tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Đây là một giải thưởng rất có ý nghĩa thiết thực đối với công tác bảo vệ môi trường và ảnh hưởng sâu rộng đến mỗi cá nhân, tập thể cộng đồng và được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong phạm vi toàn quốc Giải thưởng Công nghệ xanh vì Sự nghiệp Bảo vệ môi... tiết kiệm điện thay cho các bóng đèn dây tóc như hiện nay, tiết kiệm nước…)  Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường , không làm tổn hại đền nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến thế hệ tương lai  Giảm thiểu tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái tạo sản phẩm cũ thành nguyên liệu mới 14  Trong nông nghiệp, sáng tạo công nghệ mới thay vì sư dụng... hoá chất… Trong thực tế nước ta, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều cản trở trong việc chuyển đổi các quy trình sản xuất cổ điển sang quy trình sạch hay việc ứng dụng một công nghệ thích hợp với chiều hướng toàn cầu hoá và việc hạn chế, giảm thiểu năng lượng trong tiêu dùng Tuy nhiên, có một điều không thể chối cãi là các biện pháp ứng dụng công nghệ xanh kể trên đang góp phần vào việc phòng ngừa ô nhiễm . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  Bộ môn : Quản Trị Công Nghệ Tên đề tài : Công nghệ xanh với vấn đề thay đổi khí hậu tại Việt Nam. SV thực hiện :. : Công nghệ xanh là gì ? 5 1. Định nghĩa. 2. Vai trò của công nghệ xanh trong vấn đề bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Chương II : Diễn biến của tình hình biến đổi khí hậu hiện nay 7 1. Thay đổi. khí hậu hiện nay 7 1. Thay đổi khí hậu: Xu thế và viễn cảnh. 2. Kịch bản về biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Chương III : Hiện trạng áp dụng Công nghệ xanh tại Việt Nam 10 Chương IV : Các giải pháp

Ngày đăng: 10/06/2015, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan