Tìm hiểu vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học

14 624 1
Tìm hiểu vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gia đình là tế bào của xã hội, thực hiện chức năng xã hội của mình.

Phần một: Giới thiệu vấn đề Gia đình là tế bào của xã hội, thực hiện chức năng xã hội của mình. Một trong những chức năng cơ bản đó là sinh đẻ (hay còn goi là tái sản xuất con người) nhằm phục vụ cho lợi ích xây dựng chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hòa giữa lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Con người là chủ thể chính đem lại những tiến bộ cho xã hội, đóng góp cho nhân loại những thành tựu khoa học to lớn. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, mọi lĩnh vực của cuộc sống đều chịu sự tác động, ảnh hưởng lớn. Ngay cả trong việc sinh con cũng có sự liên quan của khoa học. Hi vọng với đề tài mà nhóm chúng tôi thực hiện (Tìm hiểu vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học) sẽ phần nào làm rõ hơn, giải thích những thắc mắc còn tồn tại và quan trọng đây có thể sẽ là vấn đề được đưa ra để thảo luận, góp ý nhằm củng cố hơn những yếu tố pháp lý của pháp luật nước nhà. Phần hai: Giải quyết vấn đề I. Căn cứ xác định sinh con theo phương pháp khoa học theo pháp luật Việt Nam và một số vấn đề liên quan. Từ những phát triển vượt bậc của con người trong lĩnh vực sinh học, loài người gần như làm chủ được các phương thức sinh con. Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập thành tựu trên mọi lĩnh vực mà các quốc gia trên thế giới đã đạt được, trong đó có các phương pháp sinh con theo công nghệ (thành tựu của lĩnh vực sinh học - kỹ thuật). Vấn đề đặt ra cho Nhà nước là điều hòa được các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình, vừa tiếp thu được các thành tựu, vừa không trái với các quy tắc đạo đức chuẩn mực. Pháp luật chính là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh. Các cơ quan quản lý hành chính nhà 1 nước đã có một số văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật, tuy chưa được đầy đủ và chưa nhất quán nhưng vẫn có thể lấy đó làm cơ sở để xác định phương pháp sinh con áp dụng công nghệ khoa học. Vậy thế nào là sinh con theo phương pháp khoa học? Pháp luật cho phép áp dụng các phương thức nào và cấm những hành vi nào? Ngoài ra, vấn đề bảo quản tinh trùng, phôi, các nước có nền khoa học tiên tiến đều có quy định cụ thể, còn Nhà nước ta có những quy định như thế nào? Cuối cùng, việc thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ chúng ta đã làm được những gì? Sau đây nhóm chúng tôi sẽ có những giải thích cụ thể cho các câu hỏi trên. 1. Căn cứ xác định vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học đã đưa ra những giải thích cụ thể cho từng khái niệm trong lĩnh vực này. Những giải thích đó được thể hiện trong Khoản 1, Điều 3 của Nghị định. Cụ thể: “Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được thực hiện bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.” Ta có thể thấy quy đinh tại Khoản 1 trên đã nêu rõ phạm vi áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, pháp luật chỉ công nhận hình thức sinh con theo phương pháp khoa học. Các kỹ thuật hỗ trợ trong việc sinh sản cơ sở pháp lí quy định rõ ràng và đảm bảo cho các cặp vợ chồng vô sinh có thể yên tâm hơn để thực hiện mong muốn của mình nhưng đồng thời đó cũng là nguyên tắc được áp dụng cho các cơ sở y tế khi thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, cũng ở điều này, Chính phủ đồng thời cũng hướng dẫn việc áp dụng, cụ thể tại Khoản 4: “Cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có thai sau 1 năm”. Căn cứ Khoản 4, ở đây còn thể hiện những điều kiện 2 đầy đủ hợp pháp để một cặp vợ chồng có thể sử dụng phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần làm rõ vấn đề này hơn, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP có đưa ra khái niệm “cặp vợ chồng vô sinh” nhưng không quy định một cách chặt chẽ nghĩa vụ với con được sinh ra theo phương pháp khoa học. Bởi chỉ có những điều kiện chặt chẽ như vậy mới có thể ràng buộc được quyền và nghĩa vụ pháp lí của họ với nhau cũng như việc thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Bởi trên thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp mà quyền lợi của một trong 2 bên vợ chồng không được bảo đảm. Có những cặp chỉ sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn, không hợp pháp. Một thời gian sau khi thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản. Kết quả của họ cũng đạt được nhưng khi có tranh chấp xảy ra, một bên cho rằng đó không phải là con của chính mình, không mang dòng máu của mình nên muốn trốn tránh trách nhiệm và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lí với một bên còn lại và đứa trẻ sau khi được sinh ra. 2. Quy định của pháp luật về việc áp dụng kỹ thuật sinh theo phương pháp khoa học. Điều 4, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP qui định về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: “1. Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 2. Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. 3. Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; cho noãn, nhận noãn; cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. 3 4. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bí mật.” Có thể thấy Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP không chỉ quy định việc cho, nhận tinh trùng; cho, nhận noãn mà còn quy định việc cho, nhận phôi. Như vậy, đứa trẻ khi ra đời không nhất thiết phải mang gen của người cha hay người mẹ về mặt pháp lí, điều này đảm bảo quyền được làm cha, làm mẹ và đặc biệt là đảm bảo cho người phụ nữ, ngay kể cả là người phụ nữ độc thân có thể thực hiện thiên chức của mình đó là chức năng sinh đẻ. Tuy nhiên, điều này có phần đi ngược lại cách hiểu truyền thống là đứa trẻ khi ra đời phải mang ít nhất huyết thống của người cha hoặc người mẹ. Ngoài ra, Khoản 4, Điều 4 - Nghị định 12 cũng qui định rằng việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, được thực hiện trên nguyên tắc bí mật. Tuy nhiên, hướng dẫn chi tiết để có thể hiểu thế nào là nguyên tắc bí mật thì Luật vẫn chưa dự liệu cụ thể về điều này. 3. Những hành vi áp dụng kỹ thuật sinh con theo phương pháp khoa học bị pháp luật cấm. Những hành vi bị cấm được nêu cụ thể tại Điều 6, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP 1. Mang thai hộ. 2. Sinh sản vô tính. Mang thai hộ có nghĩa là: Thứ nhất, một phụ nữ bằng lòng cho sử dụng trứng của mình để phối hợp với tinh trùng của người không phải là chồng mình để tạo thành phôi sinh qua phương pháp thụ thai nhân tạo . Sau đó phôi sinh này được cấy trở lại trong tử cung của phụ nữ kia cho đến khi thai nhi được sinh ra và sẽ được trao trả cho vợ chồng người đã bỏ tiền thuê mướn theo giao kèo đôi bên đã ký kết. 4 Thứ hai, hoặc đồng ý cho mượn tử cung của mình để tiếp nhân một phôi sinh thụ tinh bởi trứng và tinh trùng của hai người khác nào đó và chỉ mượn tử cung của mình để mang thai hộ cho đến ngày viên mãn. Trong trường hợp này, phôi sinh hay giao tử được thụ thai nhân tạo với trứng và tinh trùng của người khác và được cấy vào tử cung của phụ nữ ưng thuận mang thai hộ để lấy tiền thuề mướn. Về mặt sinh học, người phụ nữ này đúng là mẹ thật của đứa trẻ, vì đã cưu mạng trong lòng mình hay đã cho cả trứng của mình để tạo sinh đứa trẻ.Chỉ khác một điều là người cha của nó không phải là chồng của phụ nữ này mà thôi. Chính vì là mẹ thật của đứa trẻ, nên trong thực tế đã xảy ra những cuộc tranh tụng bi thảm giữa phụ nữ mang thai hộ và người thuê mang thai. Bên cạnh đó còn phát sinh một vấn đề nữa đó là người mang thai hộ có thể nói dối người thuê mình mang thai là thai đã bị hỏng để sử dụng vào mục đích khác, có thể đem bán với giá cao hơn cho người khác hoặc vì mục đích cá nhân khác. Ngoài ra, một vấn đề khác cũng cần phải quan tâm là việc lây truyền các bệnh truyền nhiễm từ người cho trứng, tinh trùng, phôi cho cặp vợ chồng nhận và cho đứa bé sau này. Việc này đòi hỏi cần có qui trình chặt chẽ trong việc chọn lọc người cho. (Theo Dân trí) - Một nghiên cứu nhỏ cho thấy trẻ được sinh ra nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng cách tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) có thể làm giảm chỉ số IQ của trẻ so với những trẻ sinh thường hoặc trẻ sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Quy định này là hoàn toàn phù hợp với phong tục tập quán truyền thống, tâm lí tình cảm và quan điểm chung của các nước trên thế giới. Thực tế cho thấy vấn đề mang thai hộ, xét thuần tuý về mặt khoa học thì có thể chấp nhận được nhưng xét đưới góc độ tâm lí, tình cảm, phong tục 5 tập quán và pháp lí thì rất phức tạp, đặc biệt là quan hệ mẹ con vì, theo pháp luật hiện hành người nào sinh ra đứa trẻ sẽ là mẹ của nó (chứng minh bằng giấy chứng sinh), ngoài ra rất khó đưa ra cơ chế giám sát đối với người mang thai hộ hay những vấn đề về mặt tố tụng đối với cặp vợ chồng đang nhờ mang thai và người mang thai hộ, chẳng hạn vấn đề hạn chế li hôn có được áp dụng tương tự không? Những người phụ nữ được trả tiền để mang thai hộ cho những cặp vợ chồng không thể tự làm việc này vì lý do sức khỏe hoặc tuổi tác. Ngoài ra còn có những trường hợp mang thai hộ chỉ vì muốn có cảm giác làm mẹ lần nữa. Sinh sản vô tính là: Hình thức sinh đẻ không có sự kết hợp giữa giống tính nam và nữ. Đây là phương thức tạo ra một sinh vật mới bằng cách sao y nguyên tín hiệu di truyền từ một sinh vật cha hoặc mẹ. Nhiều người còn gọi sinh sản vô tính là sinh sản nhân bản. Theo định nghĩa, nhân bản là tạo ra nhiều bản đúng như bản cũ. Một câu hỏi đặt ra là nếu người được nhân bản là người có tư cách đạo đức tốt, có ý thức, có đầu óc thì việc nhân bản như thế không phát sinh quá nhiều vấn đề. Nhưng nếu người được nhân bản là 1 tên tội phạm, phản Tổ quốc hay giết người thì sẽ nhân bản ra 1 người giống y hệt như thế. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho xã hội. 4. Những quy định của pháp luật về việc bảo quản và lưu giữ tinh trùng, phôi và người phụ nữ, thực hiện nguyên tắc “bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. Việc bảo đảm lưu giữ và bảo quản tinh trùng, phôi được qui định tại Điều 17, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP như sau: “1. Cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi được tổ chức trong các cơ cở y tế để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, phôi phục vụ cho việc thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản: 6 2. Tinh trùng,phôi được lưu giữ trong quá trình cặp vợ chồng vô sinh thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản”. Khoản 2, Điều 18 Nghị định này còn qui định: “người gửi tinh trùng phải chi phí lưu giữ, bảo quản theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp người gửi tinh trùng bị chết cơ sở lưu giữ tinh trùng phải hủy số tinh trùng của người đó.” Như vậy, trong quá trình thực hiện qui trình kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, tinh trùng và phôi sẽ được lưu giữ và bảo quản tại cơ sở y tế, và người gửi tinh trùng sẽ phải chi phí cho quá trình lưu giữu bảo quản đó. Tuy nhiên, liệu việc quy định cơ sở lưu giữ tinh trùng phải hủy số tinh trùng của người đó, có hợp lí ko khi mà trước đó người gửi tinh trùng, tức là vợ chồng, đã thể hiện mong muốn và sự tự nguyện đối với việc sinh con theo phương pháp khoa học. Ví dụ: Anh chị A, B lấy nhau đc 10 năm mà ko có con. Năm 2007, dưới sự tư vấn của bác sĩ anh chị quyết định làm thủ tục sinh con theo phương pháp khoa học. Tháng 5/2007 anh A gửi tinh trùng vào cơ sở y tế để thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Hai tháng sau, anh gặp tai nạn ô tô và chết. Chị B đã lớn tuổi nên ko muốn tái giá, mà muốn tiếp tục thực hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học. Liệu quyền lợi của chị có đc đẩm bảo? Ở đây cần suy nghĩ thêm ràng luật cần chú ý tới nguyện vọng và lợi ích của người vợ. Trước khi thực hiện việc hủy số tinh trùng đó cần phải hỏi ý kiến người vợ. Trường hợp sau khi chồng chết mà người vợ vẫn muốn tiếp tục việc sinh con đó thì cần phải bảo vệ quyền lợi của họ. Sau khi thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản thành công, nếu người vợ ko còn nhu cầu thì nên xem xét, trao cho cơ sở y tế đc quyền sử dụng tinh trùng, phôi đó để thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản cho những người khác. Tuy nhiên vấn đề sinh con của người vợ còn liên quan tại đến quy định tại Điều 21 Nghị Định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “ … Con 7 sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày chồng chết thì đc xác định là con chung của hai người ”. Như vậy, sinh con theo phương pahps khoa học sẽ ko giống so với phương pháp sinh con theo phương pháp thông thường vì thời gian có thể dài hơn 300 ngày. Tùy vào quá trình thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản của người vợ. Do đó, cần phải có một văn bản pháp lý quy định cụ thể cho những trường hợp như vậy. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP có những quy định tại Điều 20 và 21. “Điều 20. 1. Trẻ ra đời do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân. 2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản.” “Điều 21. Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.” Như vậy, với việc sinh con theo phương pháp khoa học đã đặt ra một thực tế là có sự khác biệt giữa người cha, người mẹ về mặt pháp lí và người cha, người mẹ về mặt huyết thống. Việc xác định như vậy cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng” (Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Đây là sự đảm bảo mọi quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh và đặc biệt là đứa trẻ. Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như trường hợp xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp này chỉ có quan hệ giữa mẹ và con. Đặc biệt, trong trường hợp này cần quy định rõ sau khi đứa trẻ được sinh ra nếu người cha, người mẹ không muốn thừa nhận con thì cũng không được yêu cầu xác định lại vì quan hệ 8 cha mẹ và con là tất yếu và không thể phủ nhận được, họ không được quyền yêu cầu giám định về gen di truyền. Điều này khác với trường hợp sinh con tự nhiên vì người chồng có quyền yêu cầu xác định lại quan hệ cha con khi không tin tưởng đứa concon ruột của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt nếu cặp vợ chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân nghi ngờ cơ sở y tế và có thể có sự nhầm lẫn trong quá trình thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản thì nên chăng cho phép họ được quyền yêu cầu được xem xét lại trong phạm vi và mức độ nào đó. Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn khi có sự nhầm lẫn, do vậy cần có quy định cụ thể về vấn đề này. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản do sự tham gia về sinh học của người thứ ba, ngoài hai vợ chồng, nên dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp về pháp lý liên quan đến quyền của người bố, người mẹ, đứa trẻ, người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi… Việc xây dựng các qui định về những vấn đề liên quan trên sẽ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của bệnh nhân, đứa trẻ sau này và nhân viên y tế khi thực hiện các kỹ thuật điều trị này. II. Đánh giá và nhận xét về vấn đề sinh con theo phương pháp kho học, thực hiện pháp luật và những vấn đề thực tiễn. Chúng ta phải thừa nhận tính cần thiết và đáng đồng tình của việc sinh con theo phương pháp khoa học hiện nay bởi những mặt tích cực dễ nhận thấy từ việc sinh con theo phương pháp khoa học. 1. Những ưu điểm của việc sinh con theo phương pháp khoa học. Thứ nhất, việc sinh con theo phương pháp đã được quy định tương đối cụ thể trong một số văn bản pháp luật có tính pháp lý như nghị định 12/2003 ngày 12/02/2003 của chính phủ về vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học. Đây được coi là một trong những văn bản tiêu biểu và chi 9 tiết nhất về vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học. Bên cạnh nghị định này chúng ta có thể nhắc tới thông tư liên tịch 07/2003/TT-BYT ngày 28/5/2003 Hướng dẫn thi hành nghị định này.Như vậy có thể thấy thông qua việc chính phủ và bộ y tế ban hành hai văn bản này đã thể hiện việc nhà nước ta đã quan tâm kịp thời vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học được coi là một trong những vấn đề nóng hổi được đề cập khá nhiều trên báo trí. Thứ hai, việc sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện tính nhân bản cao đẹp, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc. Việc sinh con theo phương pháp khoa học thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và y học, nó đã tạo ra cơ hội cho những cặp vợ chồng vô sinh có thể có con, góp phần thực hiện được cái niềm mong mỏi tha thiết của họ đã lâu. Nó đảm bảo quyền làm cha, làm mẹ, đảm bảo cho những người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ, chức năng sinh đẻ. Các phương pháp sinh con heo phương pháp khoa học sẽ góp phần giải quyết được phần nào tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, xã hội, chiến tranh,…Nó không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc lĩnh vực khoa họccòn lien quan mật thiết tới nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lí, tâm lý tình cảm,… Thứ ba, khi các cặp vợ chồng thực hiện việc sinh con theo đúng quy định pháp luật thì quyền lợi pháp lý của họ được pháp luật đảm bảo và bảo vệ bởi quyền lực của mình. Việc này giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn cảm thấy yên tâm trong vấn đề sinh con, thực hiện quyền làm cha, làm mẹ của mình như bao cặp vợ chồng bình thường khác. Thứ tư, việc phổ biến sinh con theo phương pháp khoa học sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng “ chửa hộ, đẻ thuê” đang diễn ra rất phổ biến và là một trong những vấn đề nóng hổi, đáng bàn luận hiện nay. Một tình trạng đang bị xã hội ra sức phản đối bởi tính vô đạo, vi phạm đạo đức nghiêm trọng của nó. 10 [...]... việc sinh sản theo phương pháp khoa học mà đã nêu ở trên thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến chúng ta phải ngày một phổ biến,lan rộng trong toàn dân phương pháp sinh sản theo phương pháp khoa học Tuy nhiên, vấn đề nào cũng không chỉ có mặt tốt, tích cực mà không có điểm hạn chế Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học cũng không nằm ngoài quy luật đó, bên cạnh những ưu điểm đã kể ở trên thì vấn đề. .. tin đại chúng này đều chỉ mới đề cập môt cách chưa triệt để nên việc thi hành chúng còn rất nhiều hạn chế trong thực tiễn Điều này được minh chứng ở trên Thứ hai, việc sinh con theo phương pháp khoa học đặt ra vấn đề lớn về kinh tế đối với các cặp vợ chồng muốn sinh con theo phương pháp khoa học bởi kinh phí cho việc này là không hề nhỏ Hơn thế nữa việc sinh con theo phương pháp khoa học này lại có tỉ... điểm đã kể ở trên thì vấn đề này đã và đang phải đối mặt với một số nhược điểm xuất phát từ nội tại cũng như phát sinh trong quá trình thực hiện phương pháp sinh sản này 2.Những nhược điểm của phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học Thứ nhất, phương pháp sinh sản theo phương pháp khoa học tuy đã được kịp thời xem xét, quan tâm bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các cơ quan thông tin... trưởng khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương) Thứ ba, việc sinh con theo phương pháp khoa học được đưa vào và nhân rộng trong đời sống là rất khó bởi tính phức tạp trong vấn đề làm thủ tục Thực trạng thủ tục xin phép sinh con theo phương pháp khoa học của người dân còn quá rườm rà và phức tạp nên khiến người dân không nhiệt tình tham gia và cũng không thể đủ kiên nhẫn để chờ đợi xong việc hoàn thành hồ sơ Theo. .. việc này còn khiến không kiếm soát được chất lượng tinh… Thứ tư, việc sinh con theo phương pháp khoa học đòi hỏi kỹ thuật rất cao nên các cơ sở không dễ đáp ứng được các yêu cầu để có thể thực hiện được phương pháp này Ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có ba cơ sở y tế đã tiến hành thành công kỹ thuật sinh con theo phương pháp này theo đúng pháp luật Số lượng này liệu có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân... pháp khoa học tùy thuộc vào mức độ cũng như hậu quả sai phạm để lại như phạt cảnh cào, lên án, phạt hành chính hoặc cũng có thể là áp dụng luật hình sự để xử trong trường hợp rất nghiêm trọng Phần ba: Tiểu kết Như vậy, sinh con theo phương pháp khoa họcvấn đề khá phức tạp, đặc biệt về mặt pháp lí, bởi làm thay đổi những quan niệm truyền thống về mặt huyết thống giữa cha mẹ và con Nhưng phương pháp. .. may bị hiếm muộn hay vô sinh Thể hiện giá trị nhân bản cao đẹp và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật Hiện nay sinh con theo phương pháp được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới và ở cả Việt Nam Thực tế cho thấy sinh con theo phương pháp khoa học có rất nhiều ưu điểm vượt bậc, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn khi thực hiện Vì vậy cần có những văn bản pháp lý quy định và hướng... phát sinh xung quanh vấn đề này Chính vì thế các cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền, có liên quan cần phải đi sâu hơn nữa trong việc giám sát, điều tra,… vấn đề này và kịp thời đề xuất, ban hành các văn bản luật mới khắc phục những thiếu xót đang tồn tại xoay quanh vấn đề này Đồng thời phải đề ra những biện pháp xử phạt đối với những người làm sai và cố tình làm sai luật về việc sinh con theo phương. .. cạnh đó cũng có không ít những khó khăn khi thực hiện Vì vậy cần có những văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về vấn đề này Bài viết trên cũng đã giúp cho chúng ta hiểu thêm phần nào về vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học Tuy nhiên trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu không tránh được những thiếu sót nhất định Rất mong 13 thầy, cô và cùng các bạn có ý kiến đóng góp bổ sung để... đủ kiên nhẫn để chờ đợi xong việc hoàn thành hồ sơ Theo thống kê của ngành y tế, cả nước hiện có khoảng 1,2 triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhưng trong tình trạng vô sinh Riêng Bệnh viện Từ Dũ (một trong 3 cơ sở đã tiến hành thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản), mỗi năm có gần 2.000 người có nhu cầu xin tinh trùng, khoảng 1.200 người xin trứng Thế nhưng trong 4 năm 1998-2001, đơn vị này mới . việc sinh con cũng có sự liên quan của khoa học. Hi vọng với đề tài mà nhóm chúng tôi thực hiện (Tìm hiểu vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học) . Thứ hai, việc sinh con theo phương pháp khoa học đặt ra vấn đề lớn về kinh tế đối với các cặp vợ chồng muốn sinh con theo phương pháp khoa học bởi kinh

Ngày đăng: 10/04/2013, 08:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan