ĐỀ THI HKII SINH 12 (CÓ ĐÁP ÁN)

4 319 6
ĐỀ THI HKII SINH 12 (CÓ ĐÁP ÁN)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MA DE : 198 ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 12 HKII Thời gian: 60 phút Câu 1/ Nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: A/ quá trình đột biến. B/ giao phối. C/ đột biến gen. D/ quá trình giao phối. Câu 2/ Trong chuỗi thức ăn sau: Cỏ > Thỏ > Cáo > Hổ > VSV. Trong đó Cáo được gọi là sinh vật bậc dinh dưỡng cấp ? A/ 3. B/ 4 . C/ 1. D/ 2. Câu 3/ Đa số đột biến là có hại vì A/ phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường. B/ làm mất đi nhiều gen. C/ thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể. D/ biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng. Câu 4/ Nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể là: A/ nhiệt độ. B/ độ ẩm. C/ quan hệ giữa các sinh vật. D/ ánh sáng. Câu 5/ Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật vì: A/ cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài phức tạp, sự đa bội hoá gây rối loạn giới tính. B/ hai loài có bộ NST với số lượng không bằng nhau. C/ con lai sinh ra thường bất thụ. D/ cơ quan sinh sản của 2 loài không tương hợp. Câu 6/ quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng không bắt buộc, đó là mối quan hệ nào? A/ hợp tác. B/ hội sinh. C/ cộng sinh. D/ hỗ sinh. Câu 7/ Trong tự nhiên nguồn nitơ có trong không khí được tổng hợp theo con đường sinh học là nhờ: A/ VSV phân hủy. B/ Vi khuẩn Ecoli. C/ Vi khuẩn kí sinh trên cơ thể thực vật D/ Vi khuẩn nốt sần cộng sinh cây họ đậu. Câu 8/ Từ một loài ban đầu có thể nhanh chóng hình thành nên loài mới không cần có sự cách li địa lí nhờ cơ chế: A/ cách li sinh thái. B/ đa bội hoá. C/ lai xa và đa bội hoá. D/ tự đa bội Câu 9/ Xác định tên của quá trình trong sơ đồ sau: Rừng lim nguyên sinh  rừng thưa cây gỗ nhỏ cây gỗ nhỏ và cây bụicây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế  trảng cỏ. A/ Diễn thế thứ sinh dẫn đến quần thể ổn định. B/ Diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái C/ Diễn thế nguyên sinh dẫn đến quần thể ổn định. D/ Diễn thế nguyên sinh dẫn đến quần thể bị suy thoái. Câu 10/ Tập hợp sau đây không phải là quần thể A/ đàn gấu trong rừng nam Cát Tiên. B/ cá chép trong hồ Xuân Hương. C/ đàn voi trong vườn bách thú D/ chim sẻ trong rừng Cúc Phương. Câu 11/ Ý nghĩa của cơ quan thoái hoá trong tiến hoá là: A/ phản ánh chức năng quy định cấu tạo. B/ phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống. C/ phản ánh sự tiến hoá phân li. D/ phản ánh sự tiến hoá đồng quy. Câu 12/ Hóa thạch là: A/ di tích của các sinh vật để lại trong các lớp vỏ trái đất. B/ mẩu xương của các sinh vật để lại trong các lớp vỏ trái đất. C/ dấu vết của các động vật để lại trên vách đá. D/ xác của thực vật để lại trong các lớp vỏ trái đất. Câu 13/ Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A/ ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B/ giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. C/ ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. D/ ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Câu 14/ Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái gồm A/ xác sinh vật, thực vật, đất, ánh sáng. B/ thực vật, đất, nước, khí hậu. C/ đất, nước, ánh sáng, xác sinh vật, khí hậu. D/ thỏ, thực vật, xác sinh vật, nước, ánh sáng. Câu 15/ Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm A/ đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật. B/ đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. C/ tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D/ đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. 1 MA DE : 198 Câu 16/ Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào? A/ Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phân ly tính trạng. B/ Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên. C/ Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài. D/ Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng. Câu 17/ Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm : A/ mọc ngang, màu nhạt, phiến mỏng. B/ mọc ngang, màu sẫm,phiến mỏng, mô giậu thưa C/ mọc xiên, màu nhạt, mô giậu phát triển, phiến dày. D/ mọc xiên, màu lục xẫm, phiến dày, không mô giậu Câu 18/ Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A/ tôm và tép. B/ chim sâu và sâu đo. C/ cá rô phi và cá chép. D/ ếch đồng và chim sẻ. Câu 19/ Loài ưu thế là: A/ loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với những loài khác. B/ một hoặc vài loài nào đó có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. C/ những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh. D/ có tần xuất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Câu 20/ Nội dung nào sau đây đúng với nội dung quy luật hình tháp sinh thái ? A/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. B/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng lớn. C/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật tiêu thụ bậc 1 thì có sinh khối trung bình càng lớn. D/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật tiêu thụ bậc 1 thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. Câu 21/ Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là A/ giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên. B/ Đột biến ,di nhập gen. C/ chọn lọc tự nhiên, di nhập gen. D/ đột biến, biến động di truyền. Câu 22/ Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra như thế nào? A/ Không ổn định tuỳ thuộc điều kiện địa lí. B/ Một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C/ Nhanh chóng liên quan đến những đột biến, biến dị tổ hợp. D/ Nhanh chóng, tạo ra kết quả nhanh nhất. Câu 23/ Trong tiến hoá, sự tương đồng của các cơ quan cho thấy các loài sinh vật hiện nay: A/ thích nghi ngày càng hợp lý. B/ ngày càng đa dạng, thích nghi với môi trường. C/ do có sự tiến hoá đồng quy. D/ đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung. Câu 24/ Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới là đặc trưng về: A/ thành phần loài B/ số lượng loài. C/ phân bố cá thể trong không gian. D/ mối quan hệ sinh thái. Câu 25/ Quan hệ đấu tranh cùng loài xảy ra khi: A/ gặp điều kiện sống quá bất lợi. B/ mật độ quần thể thấp. C/ bị loài khác tấn công. D/ số lượng cá thể đạt mức cực thuận. Câu 26/ Đặc điểm nào không phải là tiến hóa văn hóa. A/ biến đổi thích nghi về mặt thể chất. B/ Chế tạo, sử dụng công cụ. C/ Tiếng nói, chữ viết. D/ Sử dụng lửa, trồng trọt, chăn nuôi. Câu 27/ Tiến hoá nhỏ là quá trình A/ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B/ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. C/ hình thành các nhóm phân loại trên loài. D/ biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Câu 28/ Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì: A/ có nhiều chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. B/ Có chu trình tuần hoàn vật chất. C/ có cấu trúc lớn nhất. D/ luôn giữ vững cân bằng. Câu 29/ Quần xã là: A/ một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, thích nghi với môi trường sống. B/ một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, thích nghi với môi trường sống. 2 MA DE : 198 C/ một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. D/ một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định, thích nghi với môi trường sống Câu 30/ Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại A/ đồng hợp. B/ alen trội. C/ alen thể dị hợp. D/ alen lặn. Câu 31/ Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng hơn cả? A/ CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường. B/ CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể. C/ CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại. D/ CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen. Câu 32/ Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương đồng ? A/ Vây cá và vây cá voi. B/ Ngà voi và ngà voi biển. C/ Cánh dơi và tay khỉ. D/ Sự tiêu giảm chi sau của cá voi. Câu 33/ Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: A/ nguồn gốc. B/ cạnh tranh. C/ dinh dưỡng. D/ nơi chốn. Câu 34/ Kích thước tối thiểu của quần thể là trường hợp A/ kích thước của cá thể bé nhất so với các cá thể khác trong QT B/ khoảng không gian bé nhất mà QT có thể tồn tại và phát triển. C/ ảnh hưởng tối thiểu của quần thể này đối với QT khác trong một loài D/ số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển được. Câu 35/ Theo La Mác nguyên nhân tiến hoá là do A/ ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. B/ ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên C/ chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. D/ ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. Câu 36/ Trong tiến hóa hóa học, axit nucleic được hình thành từ các đơn phân nucleotit theo con đường A/ trùng phân. B/ sao mã. C/ tổng hợp. D/ dịch mã. Câu 37/ Cơ quan tương tự là những cơ quan: A/ có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự. B/ có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái tương tự. C/ có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái giống nhau. D/ có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái khác nhau. Câu 38/ Sự thích nghi của động vật hằng nhiệt với điều kiện khô nóng được thể hiện là A/ giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay hang hốc. B/ giảm tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay hang hốc. C/ tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban ngày. D/ tăng tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay hang hốc. Câu 39/ Các nhân tố chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là: A/ đột biến, giao phối, cách li địa lí. B/ đột biến, giao phối, cách li di truyền. C/ đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. D/ đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo. Câu 40/ Đem lai loài lúa mì (A) với lúa mì hoang dại (hệ gen DD với 2n =14) thu được cây lai có hệ gen ABD với 3n = 21. Để có kết quả này lúa mì (A) phải có: A/ hệ gen AABB, 2n = 28. B/ hệ gen AB, 2n = 16. C/ hệ gen AB, 2n = 14. D/ hệ gen AABB, 4n = 28. 3 MA DE : 198 ĐÁP ÁN Câu 1 x Câu 2 x Câu 3 x Câu 4 x Câu 5 x Câu 6 x Câu 7 x Câu 8 x Câu 9 x Câu 10 x Câu 11 x Câu 12 x Câu 13 x Câu 14 x Câu 15 x Câu 16 x Câu 17 x Câu 18 x Câu 19 x Câu 20 x Câu 21 x Câu 22 x Câu 23 x Câu 24 x Câu 25 x Câu 26 x Câu 27 x Câu 28 x Câu 29 x Câu 30 x Câu 31 x Câu 32 x Câu 33 x Câu 34 x Câu 35 x Câu 36 x Câu 37 x Câu 38 x Câu 39 x Câu 40 x 4 . sinh thái A/ ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B/ giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. C/ ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. D/ ở đó sinh vật sinh. luật hình tháp sinh thái ? A/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. B/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung. bình càng lớn. C/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật tiêu thụ bậc 1 thì có sinh khối trung bình càng lớn. D/ Sinh vật mắc lưới nào càng xa sinh vật tiêu thụ bậc 1 thì có sinh khối trung

Ngày đăng: 09/06/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan