Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt

100 222 0
Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường đại học ngoại thương Khoa kinh tế ngoại thương  khoá luận tốt nghiệp Đề tài: phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước Giáo viên hướng dẫn : Phan Trần Trung Dũng Sinh viên : Trần Phương Dung Lớp : Nhật 1 - K38F - KTNT Hà nội - 2003 Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 1 Lời mở đầu Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành nhu cầu bức xúc, tất yếu đối với mỗi quốc gia. Đó là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, nó vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá như tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, gây ô nhiễm môi trường và mất dần bản sắc dân tộc cũng gây ra không ít trở ngại, thách thức đặc biệt là ở các nước kém phát triển và ở cả những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kết thúc chiến tranh đã gần 30 năm, Việt Nam đi lên từ hàn gắn, khôi phục nền kinh tế xã hội do hậu quả của chiến tranh bị tàn phá nặng nề để lại và đang từng bước xây dựng, chuyển đổi, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Một quãng thời gian chưa dài so với khối lượng công việc đồ sộ, bề bộn và vô cùng phức tạp của một quốc gia, mà mọi thứ đều phải làm để xây dựng một đất nước phồn vinh: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá như hiện nay, sự phát triển của thanh toán quốc tế là tất yếu khách quan để đáp ứng được nhu cầu thương mại quốc tế cũng như thị trường xuất, nhập khẩu và các giao dịch trên thị trường vốn quốc tế. Thanh toán ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngày càng gay gắt. Từ thực tế đó, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thanh toán quốc tế nhất là thanh toán không dùng tiền mặt là yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, cùng với kết quả từ việc nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt từ quá trình thực tập tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 2 Chi nhánh Thăng Long em đã chọn và hoàn thiện đề tài: “Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước”. Mục đích của đề tài này là làm sáng tỏ vị trí và vai trò của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; các phương thức thanh toán, các ưu nhược điểm và các nguyên nhân gây ra nhược điểm đối với từng phương thức; để từ đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất. Khoá luận được chia làm 3 chương chính: Chương I: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt. Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt. Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 3 Chương I những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 1. Khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1.1. Khái niệm 1.1.1. Định nghĩa Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trích chuyển vốn trên tài khoản từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. 1.1.2. Đặc điểm Ngược lại với hình thức thanh toán bằng tiền mặt, và xuất phát từ việc không sử dụng đến tiền mặt của nó, thanh toán không dùng tiền mặt có một số điểm khác biệt sau: Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt có sự tách biệt giữa không gian và thời gian, giữa sự vận động của vật tư, hàng hoá và tiền tệ. Nó được thực hiện không chỉ trên cơ sở giữa bên mua và bên bán mà còn qua một chủ thể trung gian là ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Thực hiện thanh toán một thương vụ có an toàn hay không không chỉ phụ thuộc vào người xuất khẩu, người nhập khẩu mà còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như mã hoá thông tin, bảo mật, lọc thông tin gây nhiễu, đối chiếu số liệu qua mạng máy tính Thứ hai, khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, sẽ giảm thiểu được các công việc như vận chuyển, đếm, bảo quản tiền mặt Vì thế sẽ hạn chế được những mất mát, nhầm lẫn do việc sử dụng tiền mặt gây nên. Do đó, ta có thể khẳng định rằng: Độ an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt là cao. Mặt khác, nó sẽ giải quyết tình trạng bị ứ đọng vốn gây lãng phí vốn. Từ Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 4 đó, vốn được khai thác triệt để đem lại lợi ích cho bản thân các doanh nghiệp, cho các ngân hàng (do việc thu phí đem lại) và đáp ứng được một phần vốn cho nền kinh tế (bởi vì khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ rút ngắn thời gian thanh toán và tăng nhanh vòng quay của vốn). Thứ ba, thanh toán không dùng tiền mặt tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng trên thế giới dù phát triển đến mức nào thì cũng vẫn phải quan tâm đến mảng thanh toán, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử, nhu cầu thanh toán ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh ngày càng phát triển, các ngân hàng sẽ không ngừng hoàn thiện mình bằng việc đầu tư vào công nghệ thông tin và xử lý dữ liệu. 1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Hệ thống ngân hàng, cùng với sự đổi mới nền kinh tế đã thực hiện quá trình hiện đại hoá, đặc biệt là trong việc thanh toán, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật như áp dụng công nghệ tin học ngân hàng, công nghệ thông tin mà thanh toán quốc tế được tổ chức thành một hệ thống nhất định. Trong hệ thống này, ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán. Quan hệ thanh toán liên quan đến mọi hoạt động trong xã hội. Vì vậy, tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó được thể hiện ở những mặt sau: - Thanh toán không dùng tiền mặt là một quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng. Do vậy nó góp phần tạo điều kiện cho quá trình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, an toàn từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thanh toán vừa là khâu mở đầu, vừa là khâu kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó, nếu tổ chức tốt khâu thanh toán sẽ làm tăng sự vận động của vật tư và tiền Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 5 vốn, giúp cho các doanh nghiệp thu được vốn nhanh để phục vụ cho chu kỳ sản xuất sau cũng tức là phục vụ cho quá trình tái sản xuất không ngừng phát triển. - Thanh toán không dùng tiền mặt tiết kiệm chi phí cho lưu thông tiền mặt như các chi phí: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Hơn nữa, thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm nhẹ khâu kế hoạch và điều hoà lưu thông tiền tệ, tăng sức mua của đồng tiền, góp phần làm cho lưu thông tiền tệ ổn định. Mặt khác, ngày nay, trong khi nền kinh tế thương mại và đầu tư quốc tế làm cho tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng tăng, thì quá trình thanh toán không chỉ giới hạn trong nước mà còn mở rộng ra khu vực thế giới. Vì thế, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư và các nhà xuất khẩu. Và qua đó, ngân hàng có cơ hội tiếp cận khách hàng ở nước ngoài, tạo cơ hội lập một hình ảnh và vị trí trên thị trường ngân hàng thế giới và đó là cơ sở đầu tiên vững chắc cho kế hoạch mở rộng thanh toán về lâu dài của ngân hàng. Đối với một ngân hàng, mỗi giao dịch thành công là một điểm cộng cho ngân hàng trong mắt thị trường quốc tế. Điều này có lợi cho Việt Nam để hướng tới hoà nhập với thị trường thế giới. - Thanh toán không dùng tiền mặt buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh, cá nhân muốn thực hiện thanh toán mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ mình và trên tài khoản luôn phải có số dư để đảm bảo cho khả năng thanh toán, chi phí của mình khi có nghiệp vụ phát sinh bất cứ lúc nào. Qui định này, sẽ vừa đảm bảo cơ sở cho công tác thanh toán, vừa tạo được khả năng tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng, dùng làm nguồn vốn lưu động cho vay phục vụ phát triển sản xuất, đáp ứng mọi nhu cầu vốn cần thiết trong xã hội. Đây là nguồn vốn lớn, nếu có kế hoạch sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, nó còn đem lại lợi ích kinh tế cho chính khách hàng vì khi khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, ngân hàng sẽ trả cho khách hàng số lãi nhất định. Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 6 - Khi thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng và ký thác vốn của mình vào đó. Điều này tạo tiền đề thuận lợi để cho ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế, từ đó tiến hành cung ứng một lượng tiền thích hợp cho nền kinh tế. Hơn nữa, nó còn đánh giá được khả năng tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như của tổng thể nền kinh tế. - Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt vai trò làm trung gian thanh toán của mình bằng sản phẩm dịch vụ đa dạng. Qua đó ngân hàng sẽ thu được những khoản phí không nhỏ, góp phần làm tăng thu nhập ngân hàng. Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt tác động tới tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn… Mặt khác, đây còn là một trong những cơ sở cho sự ổn định tiền tệ, giải quyết được vấn đề tiền mặt trong nền kinh tế, làm cho lưu thông hàng hoá được trôi chảy, từ đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Đồng thời còn làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế và phát huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của ngân hàng đối với nền kinh tế. Do vậy, một trong những trọng trách của ngân hàng là không ngừng phát huy vai trò to lớn của thanh toán không dùng tiền mặt đối với sản xuất kinh doanh. 2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 2.1. Các phương tiện thanh toán quốc tế Phương tiện thanh toán là công cụ giúp con người thực hiện việc trả tiền cho nhau trong quan hệ buôn bán. Tiền mặt là một phương tiện thanh toán nhưng trong thanh toán quốc tế nó giữ vai trò thứ yếu. Phương tiện thanh toán chủ yếu trong thanh toán quốc tế là: Hối phiếu (Bill of Exchange), Séc (Cheque), Thẻ tín dụng (Credit card) và các phương tiện thanh toán khác. Mỗi Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 7 công cụ thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế. 2.1.1. Hối phiếu (Bill of Exchange) a. Khái niệm. Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. b. Luật áp dụng. Về phương diện pháp lý, cho đến nay, có ba nguồn luật điều chỉnh lưu thông hối phiếu, đó là: - Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform law for Bill of Exchange - ULB) trong công ước Giơnevơ năm 1930. - Luật hối phiếu của Anh 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 - BEA). - Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 (Uniform Commercial Code of 1962 - UCC) c. Các bên liên quan - Người ký phát hối phiếu (Drawer): Người ký phát hối phiếu là người bán, người chủ nợ. Người ký phát hối phiếu có trách nhiệm pháp lý chính đối với hối phiếu cho đến khi nó được chấp nhận, có trách nhiệm thanh toán cho người giữ hối phiếu, hoặc đền bù cho người ký hậu nếu hối phiếu bị từ chối thanh toán. Trong ngoại thương người ký phát hối phiếu là người xuất khẩu; - Người trả tiền hối phiếu (Drawee): Người trả tiền hối phiếu là người mua, là người thứ ba được sự chỉ định của người mua (thường là ngân hàng đóng vai trò ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng mở tín dụng thư); - Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người nhận được số tiền ghi trên hối phiếu, đó là người ký phát hoặc một người nào đó do người ký phát chỉ định; Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 8 - Người chuyển nhượng hối phiếu (Endorser): Là người đem quyền lợi hưởng hối phiếu của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu; - Người cầm phiếu (Bearer): Là người có quyền nhận tiền trên hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền. d. Phân loại hối phiếu Tuỳ theo từng căn cứ khác nhau mà người ta có thể chia hối phiếu theo từng loại khác nhau. - Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành ba loại: Hối phiếu trả tiền ngay (At sight bill), hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định (At…days after sight bill) - thường là từ 5 đến 7 ngày, hối phiếu có kỳ hạn (Usance bill). - Căn cứ vào hối phiếu có kèm chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu thành hai loại: Hối phiếu trơn (Clean bill) và hối phiếu kèm chứng từ (Documentary bill). - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu thành hai loại: Hối phiếu đích danh (Nominal bill) và hối phiếu vô danh (Bill to bearer). - Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành hai loại: Hối phiếu thương mại (Trade bill) và hối phiếu ngân hàng (Bank bill). 2.1.2. Séc (Cheque, Check) a. Khái niệm Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. b. Luật áp dụng - Luật thống nhất về séc (Uniform law for Check - ULC) theo công ước Giơnevơ năm 1931. Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn Khoá luận tốt nghiệp Trần Phương Dung – Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thương Hà Nội 9 - Văn kiện về séc quốc tế của Uỷ ban về luật thương mại quốc tế Liên Hợp Quốc, kỳ họp thứ 15 tại New York từ ngày 26/07/1982 đến 26/09/1982. c. Các bên liên quan - Người phát séc để trả nợ gọi là người phát hành séc (Drawer); - Người phát séc là ngân hàng thanh toán (Paying bank); - Người nhận tiền là người hưởng lợi tờ séc (Beneficiary); - Người cầm séc là người có quyền hưởng lợi tờ séc sau khi séc được phát hành (Drawee). d. Phân loại séc - Đứng ở một góc độ, có thể chia thành: Séc ghi tên (Nominal cheque), séc vô danh (Cheque to bearer), séc theo lệnh (Cheque to order). - Đứng ở góc độ khác có thể chia thành: Séc gạch chéo (Crossed cheque)- Gồm séc gạch chéo thường (Cheque crossed generally) và séc gạch chéo đặc biệt (cheque crossed specially), séc chuyển khoản (Cheque transfera -ble), séc du lịch (Traveller’s cheque), séc xác nhận (Certified cheque). ở nước ta hiện nay đang sử dụng hai loại séc chủ yếu là séc bảo chi và séc chuyển khoản. 2.1.3. Kỳ phiếu (Promissory note) a. Khái niệm Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh cuả người này trả cho người khác qui định trong kỳ phiếu đó. b. Luật áp dụng - Luật hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế của Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc, kỳ họp thứ 15, New York ngày 26/07/1982 đến 06/08/1982, tài liệu số A/CN 9/211 ngày 18/02/1982. c. Các bên liên quan - Người phát hành kỳ phiếu (Drawer): Là con nợ; Sưu tầm b ởi: www.daihoc.com.vn [...]... nó 3.1.4 Y u t tâm lý M t trong nh ng y u t nh hư ng không nh n hi u qu c a thanh toán không dùng ti n m t là y u t tâm lý c a các bên tham gia vào ho t thanh toán N u trình ng dân trí th p, l c h u, không n m ư c nh ng ti n ích c a thanh toán không dùng ti n m t, luôn có thói quen thanh toán b ng ti n thì thanh toán không dùng ti n m t không th phát tri n (Tham kh o h p 1) 25 Tr n Phương Dung – Nh... gian thanh toán, chính xác và an toàn cao Hi n nay, v i s ti n b c a khoa h c công ngh hi n i vào công tác thanh toán ã d n d n c i ti n và hoàn thi n v i m c ích tho mãn nhu c u c a khách hàng Như v y, khoa h c công ngh là y u t vô cùng quan tr ng, nh hư ng l n n s phát tri n c a công tác thanh toán không dùng ti n m t Khoa h c công ngh có tiên ti n, hi n i thì thanh toán không dùng ti n m t m i phát. .. u, là ch n 2.1.4 Th thanh toán (Credit card) a Khái ni m Th thanh toán là công c thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng c a mình thanh toán hàng hoá, d ch v , thanh toán công n ho c lĩnh ti n t i các ngân hàng t i lý thanh toán ho c các qu y tr ti n m t ng b Các bên liên quan - Ch th (Card’s owner): Là ngư i tr c ti p mua th t i ngân hàng và dùng th mua hàng hoá và d ch v ; - Cơ s ch... ngân hàng l p và n p ch ng t vào ngân hàng Nhà nư c- nơi m tài kho n như thanh toán gi a khách hàng qua ngân hàng Còn th c hi n i v i nh ng kho n thanh toán c a khách hàng thì ngân hàng s l p thêm b ng kê các ch ng t thanh toán qua tài kho n ti n g i t i ngân hàng Nhà nư c và n p vào ngân hàng Nhà nư c kèm theo ch ng t thanh toán c a khách hàng 3 Các nhân t tác ng n thanh toán không dùng ti n m t 3.1... này ch óng ư c áp d ng khi quan h gi a ngư i bán và ngư i mua là th c s tin c y Nó bao g m các phương th c thanh toán sau: Phương th c thanh toán chuy n ti n, phương th c thanh toán ghi s , phương th c thanh toán b o lãnh - Nhóm phương th c thanh toán ph thu c vào ch ng t : Là nhóm phương th c thanh toán căn c vào ch ng t hàng hoá xác nh vi c òi ti n và tr ti n V i nhóm phương th c này, ngân hàng làm... ch toán và thanh toán ph n chênh l ch cu i cùng c a quá trình thanh toán bù tr M i thành viên trong h th ng thanh toán bù tr ph i tuân th các qui nh v th t c, nguyên t c và t ch c k thu t nghi p v ã qui nh Ngân hàng ch trì căn c vào b ng kê thanh toán bù tr do các ngân hàng thành viên g i n, l p b ng kê k t qu thanh toán bù tr trong phiên cho các ngân hàng thành viên B n ki m tra s li u thanh toán. .. và lâu dài : - Hi n i hoá ho t ng thanh toán thông qua vi c c i ti n ng lo t các nghi p v thanh toán c a h th ng ngân hàng, áp d ng r ng rãi công ngh tin h c vào trong thanh toán t t c các c p ngân hàng - Phát tri n nhi u công c thanh toán m i phù h p v i i u ki n Vi t Nam hi n t i và gi m nhu c u thanh toán b ng ti n m t - T do hoá vi c l a ch n ngân hàng m tài kho n giao d ch, xoá b gò ép thanh toán. .. phương các ngân hàng hoàn i v i n n kinh t Thanh toán liên ngân hàng g m hai nghi p v cơ b n: Liên hàng i và liên hàng n - Liên hàng i là khâu phát sinh nghi p v thanh toán và ơn v th c hi n nghi p v này là ngân hàng A - Liên hàng n là khâu k t thúc nghi p v thanh toán và ngân hàng th c hi n nghi p v này là ngân hàng B Ngày nay, trong i u ki n khoa h c công ngh và thanh toán phát tri n, vi c ng d... 20/09/2001 c a Chính ph v ho t ng thanh toán qua t ch c cung ng d ch v thanh toán Ngh thay th cho nh 91/CP ngày 25/11/1993 c a Chính ph v thanh toán không dùng ti n m t - Quy t nh 1557/2001/Q quy ch thanh toán th 3.3.2 Các quy - NHNN ra ngày 14/12/2001 v Ban hành i n t liên ngân hàng nh trong thanh toán ti n m t ưa ra các ánh giá v s phát tri n, ho t ng c a thanh toán trong n n kinh t , vi c so sánh... 2.3.1 Thanh toán liên ngân hàng (Interbank of payment) Phương th c thanh toán liên ngân hàng là quan h thanh toán n i b gi a các chi nhánh ngân hàng trong cùng m t h th ng, phát sinh trên cơ s nghi p v thanh toán không dùng ti n m t gi a các khách hàng có m tài kho n ti n g i thanh toán các chi nhánh ngân hàng khác nhau ho c các nghi p v chuy n ti n, i u hoà v n trong n i b h th ng th c thanh toán quan . bản về thanh toán không dùng tiền mặt 1. Khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1.1. Khái niệm 1.1.1. Định nghĩa Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trích. biệt là thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó được thể hiện ở những mặt sau: - Thanh toán không dùng tiền mặt là một quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà. thương Hà Nội 2 Chi nhánh Thăng Long em đã chọn và hoàn thiện đề tài: Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong

Ngày đăng: 09/06/2015, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan