Bài 9, 10. Tế bào nhân thực

6 599 2
Bài 9, 10. Tế bào nhân thực

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Tuần dạy: 8 Ngày soạn: 08/ 10/ 2010 Tiết dạy: 8 Ngày dạy: / / 20 TÊN BÀI DẠY: BÀI 9 + 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu trúc và chức năng của không bào, lizoxôm, khung xương tế bào, trung thể, màng sinh chất. - Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào và chất nền ngoại bào. 2. Kĩ năng: - Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng. - Tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi, ti thể và lục lạp trong tế bào nhân thực. - Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm. 3. Tư duy và thái độ: - Có tư duy hệ thống, xem xét thành phần trong một tổng thể, nhìn thấy được sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong cơ thể. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ khung xương tế bào và cấu trúc màng sinh chất. - Phiếu học tập số 1, số 2. 2. Học sinh: - Học bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà. III. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm. - Trực quan - tìm tòi. - Vấn đáp - tìm tòi. IV. Trọng tâm:Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp( 1- 2 phút): Kiểm tra sĩ số HS 2. KTBC ( 5 - 7 phút): Câu 1: Nêu điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Câu 2: Trình bày giống nhau và khác nhau về cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp? 3. Bài mới: * ĐVĐ: Ở bài học trước , các em đã tìm hiểu về các loại bào quan có trong tế bào chất ở tế bào nhân thực. Bài học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu các bào quan còn lại có trong tế bào chất và màng sinh chất. * Vào bài: * HOẠT ĐỘNG I ( 7- 8 phút): Tìm hiểu các loại bào quan có trong tế bào chất Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Họat động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV phát phiếu học tập, chia 4 tổ thành 4 nhóm( trong đó có các nhóm nhỏ: 2 bạn cùng bàn là một nhóm nhỏ) và yêu cầu HS hoàn thành nội dung PHT số 1 trong 5 phút: - Tổ 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của không bào. - Tổ 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của lizoxom. - Tổ 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào. - Tổ 4: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của trung thể. Sau 5 phút GV sử dụng hình ảnh liên quan đến các bào quan để gọi HS trả lời. GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức. GV yêu cầu HS trả lời câu lệnh: ▼ Tb cơ, tb hồng cầu, tb bạch cầu, tb thần kinh: loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất? Vì sao? Câu hỏi liên hệ: (?) Tại sao các enzim trong lizoxom không phá huỷ lizoxom của tb? HS trả lời theo câu hỏi của GV. Thảo luận nhanh và trả lời: Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất vì có chức năng tiêu diệt các tb VK, các tb bị bệnh lí và tb già. - Vì tb có hệ thống tự bảo vệ. Bình thường, các enzim trong lizoxom được giữ ở trạng thái bất hoạt chỉ khi nào cần chúng mới được hoạt hoá bằng cách thay đổi độ pH trong lizoxom và lúc này enzim mới được hoạt hoá. 2. Tế bào chất: - Không bào - Lizoxom - Khung xương tế bào - Trung thể ( như đáp án phiếu học tập số 1) * Chuyển ý: Màng sinh chất của tế bào nhân thực có cấu tạo giống như màng sinh chất của tế bào nhân sơ nhưng phân hóa phức tạp hơn HOẠT ĐỘNG II ( 15 phút): Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của màng sinh chất Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Tranh H 10. 2 SGK (?) Màng sinh chất được cấu 3. Màng sinh chất: - Cấu trúc: Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản tạo từ các thành phần hóa học nào? (?) Ngoài 2 thành phần hóa học vừa nêu, ở tb ĐV và người msc còn có thêm thành phần nào? Giữ chức năng gì đối với cơ thể? (?) Tại sao mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động? GV nhấn mạnh: - Cấu trúc khảm: lớp kép photpholipit tạo nên 1 cái khung liên tục của màng, ngoài ra còn có các phân tử protein khảm rải rác trong khung, hoặc xuyên qua khung, hoặc bám màng trong và rìa màng ngoài. ( Trung bình cứ 15 phân tử photpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử protein) - Cấu trúc động: là các phân tử cấu tạo nên màng không đứng yên một chỗ mà nó di chuyển trong lớp photpholipit để thực hiện chức năng của mình. (?) Màng sinh chất giữ những chức năng gì? Do các thành phần nào đảm nhận? Liên hệ thực tế: (?) Tại sao khó ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác? Trả lời nhanh Trả lời nhanh. Hs nghiên cứu sgk và trao đổi, thảo luận và trình bày. Trả lời dựa vào kiến thức SGK Thảo luận và trả lời được: Do sự nhận biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ của dấu chuẩn là glicoprotein trên màng tế bào. + 2 thành phần chính: lớp phôtpholipit kép và các loại prôtêin. + Ở tế bào ĐV và người có thêm colesteron. + có cấu trúc khảm động. - Chức năng: + Tầng kép phôtpholipit: Trao đổi chất với môi trường một cách chọn lọc ( bán thấm). + Prôtêin thụ thể: Thu nhận thông tin cho tế bào. + Glicôprôtêin - "dấu chuẩn" nhận biết các tế bào của cùng 1 cơ thể và các tế bào lạ. * Chuyển ý: Ngoài các thành phần đã học, bên ngoài màng sinh chất còn có các cấu trúc khác nhau, ở tế bào thực vật thì có thành tế bào, còn ở tế bào động vật có chất nền ngoại bào-> HOẠT ĐỘNG 3( 5 phút): Tìm hiểu các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng (?) Nêu thành phần cấu tạo nên thành TB nấm, VK, TV? (?) Nhắc lại chức năng của thành tế bào? (?) Mô tả cấu tạo của chất nền ngoại bào đối với tế bào? Cho biết chức năng của nó? - Nấm: kitin. - TV: xenlulozo. - VK: peptydoglycan. Trả lời nhanh. Trả lời nhanh. 4. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất: a. Thành tế bào: chỉ có ở tế bào thực vật (xenlulozơ) và tế bào nấm (kitin). b. Chất nền ngoại bào: - Cấu tạo: + chỉ có ở tế bào động vật. + glicôprôtêin + chất hữu cơ + vô cơ. - Chức năng: + Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo thành mô. + Thu nhận thông tin. 4. Củng cố và hướng dẫn bài về nhà: ( 5 -7 phút) a. Củng cố: Vì sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động? b. Hướng dẫn bài về nhà: - So sánh tế bào động vật với tb tv; tb tv với tb VK. - Đọc bài tiếp theo. 5. Rút kinh nghiệm: Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Đáp án phiếu học tập 1: Các bào quan Cấu tạo Chức năng Không bào - Chủ yếu có ở tế bào thực vật - Có ở 1 số ĐV bậc thấp. - Có màng đơn. - Chứa chất hữu cơ và các ion khoáng. Chứa chất dự trữ, sắc tố, chất phế thải, chất độc hại. Lizôxom - Có màng đơn. - Chứa nhiều enzim thủy phân. - Phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi, các bào quan hết hạn sử dụng. - Tiêu hóa nội bào. Khung xương tế bào Hệ thống các mạng sợi và ống protein( vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau nằm bên trong tế bào chất. - Duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan. - Giúp tế bào di chuyển, thay đổi hình dạng( amip, ) Trung thể - Chủ yếu ở tế bào động vật. - Có ở tế bào thực vật bậc thấp. - Mỗi tế bào có 1 trung thể. Hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào chia tế bào. Trả lời câu hỏi: So sánh sự khác nhau của tbđv với tbtv? - Giống nhau: Đều có 3 thành phần: Màng sinh chất, nhân tế bào và tế bào chất( gồm các bào quan: ti thể, gôngi, riboxom, - Khác nhau: + Ở thực vật: ● Thành tế bào bao ngoài màng sinh chất là xenlulozo. ● Có lục lạp. ● Không bào có kích thước lớn. ● Không có trung thể. + Ở động vật: ● Không có thành tế bào. ● Không có lục lạp. ● Tất cả tế bào đều có trung thể (trừ tế bào thần kinh). ● Không bào có kích thước bé Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Phiếu học tập 1: Hoàn chỉnh cấu trúc và chức năng của các bào quan sau: Các bào quan Cấu tạo Chức năng Không bào Lizôxom Khung xương tế bào Trung thể Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ: Sinh - công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên . hiểu về các loại bào quan có trong tế bào chất ở tế bào nhân thực. Bài học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu các bào quan còn lại có trong tế bào chất và màng sinh chất. * Vào bài: * HOẠT ĐỘNG. Giáo án sinh học 10 - Ban cơ bản Tuần dạy: 8 Ngày soạn: 08/ 10/ 2 010 Tiết dạy: 8 Ngày dạy: / / 20 TÊN BÀI DẠY: BÀI 9 + 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: 1 hoá. 2. Tế bào chất: - Không bào - Lizoxom - Khung xương tế bào - Trung thể ( như đáp án phiếu học tập số 1) * Chuyển ý: Màng sinh chất của tế bào nhân thực có cấu tạo giống như màng sinh chất của tế

Ngày đăng: 09/06/2015, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan