chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp đan lát thủ công

48 3.9K 42
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp đan lát thủ công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐAN LÁT THỦ CÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 782/QĐ - TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà Nội - Năm 2011 2 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 782/QĐ - TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Tên nghề: Đan thủ công Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Đan thủ công; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: - Kiến thức: + Nắm được phương pháp chuẩn bị dụng cụ của nghề đan lát thủ công: Chọn dao; chọn bàn tuốt sợi tròn, bàn kéo nan mỏng; chuẩn bị dùi, kim đan, kéo, kìm bấm… + Hiểu được phương pháp pha chế nguyên liệu giang, nứa, mây, tre sử dụng trong nghề đan lát thủ công; + Trình bày được kỹ thuật đan các kiểu đan đơn giản như: long mốt, long đôi và các kiểu long ba; kỹ thuật tết các hoa văn đơn giản như: hoa rế, hoa văn hình răng cưa, hoa văn hình đuôi sam, hoa văn hình con bướm; kỹ thuật đan giỏ hoa và phương pháp hoàn thiện sản phẩm đan lát thủ công. - Kỹ năng: + Chuẩn bị và sử dụng được các loại dụng cụ phù hợp với nguyên liệu dùng trong nghề đan lát thủ công; + Pha chế, bảo quản được các loại nguyên liệu giang, nứa, mây, tre trong nghề đan lát thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, tránh ẩm mốc, mối mọt; + Đan được các kiểu đan đơn giản như: long mốt, long đôi, long ba; tết được các kiểu hoa văn như: hoa rế, hoa răng cưa, đuôi sam, hoa văn hình con bướm; đan được giỏ hoa theo mẫu và hoàn thiện được các sản phẩm đan lát thủ công đơn giản, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật. 3 - Thái độ: + Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật; + Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp học viên có thể làm việc ở các cở sở sau: - Làm công nhân trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre, giang đan. - Tự đầu tư sản xuất sản phẩm đan lát thủ công quy mô hộ gia đình. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 03 tháng - Thời gian học tập: 11 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 20 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 4 giờ). 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ - Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực hành: 340 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN. Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Ôn tập, kiểm tra MĐ 01 Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu. 56 8 40 8 MĐ 02 Đan các kiểu cơ bản 164 24 116 24 MĐ 03 Tết hoa văn đơn giản 64 8 48 8 MĐ 04 Đan giỏ hoa 84 16 52 16 MĐ 05 Hoàn thiện sản phẩm 32 4 24 4 Tổng cộng 400 60 280 60 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 4 V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP. 1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: - Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Đan lát thủ công đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết: 60 giờ; Thực hành: 340 giờ). - Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Đan lát thủ công gồm 05 mô đun độc lập; thời gian và phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 05 mô đun được sử dụng bắt buộc cho các khóa dạy nghề trình độ sơ cấp nghề tại các cở sở dạy nghề; Có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương cho lao động nông thôn hoặc những người có nhu cầu học tập. - Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cở sở dạy nghề xây dựng chương trình chi tiết nội dung của các bài học để giáo viên giảng dạy trên lớp. - Để giảng dạy các mô đun, giáo viên/người dạy nghề phải được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt, kết hợp với phương pháp thuyết trình, hướng dẫn học viên thực hành trên sản phẩm. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi 1 Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề Viết Không quá 30 phút Vấn đáp Chuẩn bị không quá: 20 phút; Trả lời không quá: 10 phút Trắc nghiệm Không quá: 30 phút - Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ 2 *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ 3. Các chú ý khác. - Tổ chức học tập, khảo sát thực tế: Để học viên có điều kiện tìm hiểu, tham quan, học tập thực tế, cơ sở đào tạo nghề cần tổ chức cho học viên đi khảo sát thự tế tại các cơ sở làng nghề Đan lát thủ công có uy tín và nổi tiếng tại các địa phương như: Chương Mỹ - Hà Nội; Ý Yên - Nam Định; Duy Tiên - Hà Nam; Việt 5 Yên - Bắc Giang; Nghi Thái, huyện Nghi Lộc - Nghệ An; Gio Linh - Quảng Trị… (Thời gian học tập thực tế không tính trong thời gian đào tạo chính khoá). - Mời một số nghệ nhân hoặc thợ giỏi giảng dạy cho học viên tại cơ sở dạy nghề, lớp học nghề. - Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nghề Đan lát thủ công nhằm tăng thêm sự hiểu biết và lòng yêu nghề cho học viên./. 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu. Mã số mô đun: MĐ 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 782/QĐ - TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, NGUYÊN LIỆU Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 56 giờ; (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 48 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun được bố trí giảng dạy đầu tiên của nghề Đan lát thủ công, làm cơ sở cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo. - Tính chất: Là mô đun bắt buộc phải học ở trình độ Sơ cấp nghề Đan lát thủ công. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Hiểu được cách chuẩn bị dụng cụ trong nghề Đan lát thủ công; - Mô tả được tính chất của các loại nguyên liệu mây, tre, nứa, song, giang và phương pháp chuẩn bị các loại nguyên liệu. - Chuẩn bị, sử dụng được các dụng cụ trong nghề Đan lát thủ công đảm bảo kỹ thuật. - Pha chế được nguyên liệu giang, nứa, mây, tre dùng trong nghề đan lát thủ công, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật như: Lựa chọn nguyên liệu, pha nan, chẻ nan, chẻ nan, vót nan. - Xử lý và bảo quản được nguyên liệu giang, nứa, mây, tre như: Xông lưu huỳnh, phơi, sấy nguyên liệu, bảo quản nguyên liệu đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. - Tuân thủ quy định an toàn và vệ sinh lao động, phòng và chữa cháy. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Chuẩn bị dụng cụ 12 2 8 2 2 Chuẩn bị, pha chế nguyên liệu 28 4 20 4 3 Xử lý, bảo quản nguyên liệu 16 2 12 2 Cộng 56 8 40 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 8 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Chuẩn bị dụng cụ Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Hiểu được cách chuẩn bị các dụng cụ trong nghề đan lát thủ công: Phương pháp chọn dao, chọn bàn tuốt sợi tròn, bàn kéo nan mỏng; phương pháp chọn một số dụng cụ khác: Dùi lỗ, kim đan, kéo tỉa, kìm bấm. - Chuẩn bị được các loại dụng cụ: dao pha, bàn tuốt sợi tròn, bàn kéo nan mỏng, dùi lỗ, kim khâu, kéo tỉa, kìm bấm…trong nghề đan lát thủ công đảm bảo kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. 1. Phương pháp chọn dao: 1.1. Đặc điểm các loại dao dùng trong pha chế nguyên liệu giang, nứa, mây, tre. 1.2. Công dụng của các loại dao. 1.2. Phương pháp chọn dao. 2. Phương pháp chọn bàn tuốt sợi tròn: 2.1. Cấu tạo và công dụng bàn tuốt sợi tròn. 2.2. Phương pháp chọn bàn tuốt sợi tròn. 3. Chọn bàn kéo nan mỏng. 3.1. Cấu tạo và công dụng bàn kéo nan mỏng. 3.2. Phương pháp chọn bàn kéo nan mỏng. 4. Chọn một số dụng cụ khác. 4.1. Chọn dùi. 4.2. Chọn kim đan. 4.3. Chọn kéo tỉa, kìm bấm. * Kiểm tra Bài 2: Chuẩn bị, pha chế nguyên liệu Thời gian: 28 giờ Mục tiêu: - Hiểu được tính chất, công dụng của nguyên liệu giang, nứa, mây tre. - Mô tả được phương pháp pha chế nguyên liệu giang, nứa, mây tre. - Pha chế được nguyên liệu giang, nứa, mây, tre đúng kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, mỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác. 1. Pha chế nguyên liệu giang, nứa: 1.1. Tính chất và công dụng của nguyên liệu giang, nứa. - Tính chất. 9 - Công dụng. 1.2. Phương pháp pha chế nguyên liệu giang, nứa. - Lựa chọn nguyên liệu. - Pha nan. - Chẻ nan. - Vót nan. 2. Pha chế nguyên liệu mây: 2.1. Tính chất, công dụng của nguyên liệu mây. - Tính chất. - Công dụng. 2.2. Phương pháp pha chế nguyên liệu mây: - Lựa chọn nguyên liệu. - Lấy mấu. - Pha nan, rút lõi mây. - Tuốt sợi tròn. - Kéo nan mỏng. 3. Pha chế nguyên liệu tre: 3.1. Tính chất, công dụng của nguyên liệu tre. - Tính chất. - Công dụng. 3.2. Phương pháp pha chế nguyên liệu tre. - Lựa chọn nguyên liệu. - Pha nan. - Chẻ nan. - Vót nan. Bài 3. Xử lý và bảo quản nguyên liệu Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng của việc xử lý và bảo quản nguyên liệu. - Mô tả được phương pháp xử lý và bảo quản nguyên liệu: Xông lưu huỳnh, phơi, sấy, bảo quản nguyên liệu; - Xử lý và bảo quản nguyên liệu đúng kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong khi thực hiện quy trình xử lý và bảo quản nguyên liệu. . 1. Xông lưu huỳnh: 1.1. Sự cần thiết của việc xông lưu huỳnh. 1.2. Yêu cầu kỹ thuật. 10 [...]... dùng trong nghề đan lát thủ công, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật 2.3 Thái độ: Chấp hành nghiêm túc nội quy lớp học, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1 Phạm vi áp dụng chương trình: Mô đun này được dùng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề trình độ sơ cấp Nghề Đan lát thủ công trên phạm... giảng dạy sau mô đun chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ Nghề Đan lát thủ công - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc phải học ở trình độ đào tạo sơ cấp Nghề Đan lát thủ công II MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Hiểu được kỹ thuật và mô tả được ứng dụng của các kiểu đơn giản: đan long mốt, long đôi, long ba trong gia công sản xuất - Đan được các kiểu đan đơn giản: đan long mốt, long đôi, long ba đảm bảo yêu cầu kỹ... Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Tăng cường thực hành sử dụng dụng cụ, thiết bị để học viên thao tác thuần thục, đảm bảo đúng kỹ thuật - Thiết bị, dụng cụ đảm bảo chất lượng, sử dụng thuận tiện, an toàn khi học viên thực hành 4 Tài liệu cần tham khảo: - Tài liệu giảng dạy Nghề Đan lát thủ công trình độ sơ cấp – Trung tâm khoa học và công nghệ Phát triển Làng nghề, năm 2010 13 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN... Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề quan trọng bắt buộc phải học ở trình độ đào tạo sơ cấp nghề Đan lát thủ công II MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Hiểu được phương pháp xác định khuôn hình giỏ hoa; - Hiểu được phương pháp chọn nguyên liệu, chuẩn bị khung đan giỏ hoa; - Trình bày được phương pháp đan tạo phần đáy giỏ hoa, đan hình bao khôi tạo thân giỏ hoa, đan tạo miệng giỏ hoa, đan tạo các chi tiết cho giỏ hoa;... 2.3 Thái độ: Chấp hành nghiêm túc nội quy lớp học, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1 Phạm vi áp dụng chương trình : Mô đun này được dùng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp Nghề Đan lát thủ công trên phạm vi toàn quốc 2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun... tự giác, tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1 Phạm vi áp dụng chương trình: Mô đun này được dùng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề trình độ sơ cấp Nghề Đan lát thủ công trên phạm vi toàn quốc 2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Số giờ lý thuyết được bố trí tại phòng học và thực hiện ở thời gian hướng dẫn ban đầu... dụng kiểu đan long đôi trong gia công sản xuất - Đan được kiểu đan long đôi đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác 1 Khái niệm và các ứng dụng kiểu đan long đôi 1.1 Khái niệm 1.2 Các ứng dụng 2 Kỹ thuật đan long đôi: 2.1 Yêu cầu kỹ thuật 2.2 Phương pháp đan long đôi - Dải nan công - Kẹp các đầu nan công - Luồn nan đan - Dồn nan tạo tấm đan * Kiểm tra Bài 9: Đan long... TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Là mô đun được bố trí giảng dạy sau mô đun Đan các kiểu đan đơn giản - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề quan trọng bắt buộc phải học ở trình độ đào tạo sơ cấp Nghề Đan lát thủ công II MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Hiểu được kỹ thuật và các ứng dụng kiểu tết hoa văn đơn giản trong gia công sản xuất - Nắm được phương pháp tết hoa văn đơn giản: hoa rế, hoa văn hình đuôi sam kín,... ứng dụng đan long ba trong gia công sản xuất - Đan được kiểu đan long ba đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác 1 Khái niệm và các ứng dụng kiểu đan long ba 1.1 Khái niệm 1.2 Các ứng dụng 2 Kỹ thuật đan long ba: 2.1 Yêu cầu kỹ thuật 2.2 Phương pháp đan long ba 22 - Dải nan công - Kẹp các đầu nan công - Luồn nan đan - Dồn nan tạo tấm đan * Kiểm tra Bài 14: Đan long... Các ứng dụng 2 Phương pháp đan long ba hình chữ L: 23 2.1 Yêu cầu kỹ thuật 2.2 Quy trình kỹ thuật đan long ba hình chữ L - Dải nan công - Kẹp các đầu nan công - Luồn nan đan - Dồn nan tạo tấm đan * Kiểm tra Bài 16: Đan long đôi hình chữ V Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Hiểu được kỹ thuật, phương pháp và các ứng dụng đan long ba hình chữ V trong gia công sản xuất - Đan được kiểu đan long ba hình chữ V đảm . trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Đan lát thủ công đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết: 60 giờ; Thực hành: 340 giờ). - Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Đan. cục Dạy nghề) Tên nghề: Đan thủ công Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Đan thủ công; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05 Bằng cấp. bố trí giảng dạy đầu tiên của nghề Đan lát thủ công, làm cơ sở cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo. - Tính chất: Là mô đun bắt buộc phải học ở trình độ Sơ cấp nghề Đan lát thủ công. II. MỤC

Ngày đăng: 08/06/2015, 21:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan