Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

92 572 0
Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế hàng hóa luôn phát triển cùng với sự phát triển của xã hội nói chung

Chương I. luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay. I. Khái quát về kinh doanh Xuất bản phẩm (XBP) xuất nhập khẩu. 1. Định nghĩa về kinh doanh XBP xuất nhập khẩu. Theo tiễn sĩ Nguyễn Thị Xuân Hương thì “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ ,hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”*. Đó là một quan điểm tương đối khái quát về kinh doanh . Sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển, số lượng hàng hóa trên thế giới nhiều hơn bao giờ hết. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ ấy là nhu cầu về trao đổi. Nhưng quá trình trao đổi không còn đơn giản như giai đoạn đầu của nó. Dần dần quá trình ấy trở nên khó khăn . Người ta bắt đầu đòi hỏi sự thuận lợi trong mua bán và để thuận tiện, cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều chấp nhận sự xuất hiện của một lực lượng cầu nối, trung gian giữa họ. Điều đó đã tạo ra khả năng tham gia và khai thác cơ hội trong hoạt động trao đổi mua bán sản phẩm. Hay nói cách khác, nó đã tạo ra “lực lượng trung gian” và trao cho lực lượng ấy những khả năng và cơ hội “kinh doanh”. Lúc đầu nhà sản xuất bán hàng ( trao đổi) trực tiếp với người tiêu dùng: Hàng hóa Nhà sản xuất người tiêu dùng. Hàng hóa,tiền, vật trao đổi . Về sau nó có cách thực hiện thứ hai, hiệu quả hơn: Hàng hóa hàng hóa Nhà sản xuất (trung gian) người tiêu dùng. T T’ { T’(tiền) >T.} trường hợp thứ hai chính lực lượng trung gian đã giúp quá trình di chuyển và trao đổi hàng hóa, giá trị giữa nhà sản xuất và nguời tiêu dùng được dễ dàng hơn. Điều đó cho thấy tiền đề cho sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa cũng chính là cơ sở để hình thành hoạt động kinh doanh. Đó là một khách quan đối với bất kì một loại sản phẩm nào và trong thời đại nào. Hàng hóa XBP cũng tuân thủ đầy đủ yêu cầu khách quan đó. XBP cần đến tay người sử dụng sau khi nó được ra đời. Nhưng vì những do về khả năng tài chính,cơ sở vật chất, thời gian, không gian .mà nhà sản xuất và độc giả sẽ có những khó khăn để “gặp nhau”, hoặc đó là điều không thể. Và yêu cầu khách quan đó sẽ dành cho chính lực lượng thứ ba- lực lượng trung gian với hoạt động kinh doanh của họ. Bởi vậy cũng như các hàng hóa khác “kinh doanh XBP là việc nhà kinh doanh lựa chọn một, một số hoặc tất cả các công đoạn nào đó trong dây chuyền nghiệp vụ: xuất bản-in-phát hành, để đầu tư công sức tiền của .vào đó nhằm thực hiện việc di chuyển XBP từ nhà sản xuất (nhà xuất bản) đến tay người sử dụng nhằm thỏa mãn mục đích kinh doanh của họ”. Nền kinh tế hàng hóa luôn phát triển cùng với sự phát triển của xã hội nói chung. Hàng hóa ngày nay càng nhiều và nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên. Một hoặc một loại hàng hóa của quốc gia nào đó trở nên dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. một số quốc gia khác, thì người tiêu dùng lại phải luôn mơ ước và kì vọng các nhà sản xuất trong nước thỏa mãn cho họ nhũng mặt hàng nào đó. Sự mâu thuẫn đó đã phá vỡ sự bó hẹp của quy mô sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng .để mở ra một xu hướng mới, xu hướng mở rộng kinh doanh, kinh doanh thương mại quốc tế, mà một phần của nó là hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu là một dạng (biểu hiện rõ nhất) của thương mại quốc tế. Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu cũng chính là một dạng của kinh doanh thương mại quốc tế. Và chúng mang bản chất của nhau. Người ta giải rằng bản chất của thương mại quốc tế là sự chuyên môn hóa mỗi quốc gia, kết quả trên sự so sánh những lợi thế và không lợi thế của những điều kiện sản xuất mỗi nước mang lại. Hình thức biểu hiện của thương mại quốc tế đầu tiên là xuất khẩu-xuất khẩu cưỡng bức. Đây là tư tưởng cốt lõi của trường phái tư tưởng theo thuyết trong thương. Xuất hiện từ thế kỉ 15, các nhà trọng thương luận rằng: sự giàu có của một quốc gia biểu hiện số lượng vàng bạc mà quốc gia đó có được. Vì vậy chính phủ các nước phải có chính sách xuất khẩu mạnh mẽ để thu vàng về và tránh (hoặc hạn chế thấp nhất) hiện tượng nhập khẩu. Bằng mọi cách (trong đó có cả cách bắt các nước thuộc địa tiêu thụ hàng hóa của mình), họ phải xuất khẩu. Và theo họ cán cân thương mại quốc tế luôn có tổng bằng “không”. Trên thực tế không một quốc gia nào có thể tự thỏa mãn toàn bộ hàng hóa cho nhu cầu của người dân .Và không một quốc gian nào “duy trì” mãi được “sự cưỡng bức” nhập khẩu với quốc gia khác. Bởi vậy đến thế kỉ 18, người ta đã tỏ vẻ nghi ngờ học thuyết của của phái trọng thương. Năm 1776, nhà kinh tế học người Anh-Adamsmith, đã cho ra đời cuốn sách “Sự giàu có của mỗi quốc gia”. Theo ông sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số hàng hóa và dịch vụ có sẵn hơn là sự phụ thuộc vào lượng vàng mà họ có. Ông đã đặt ra câu hỏi là tại sao người dân của bất kì nước nào cứ phải mua hàng hóa trong nước trong khi họ có thể mua chúng rẻ hơn nước ngoài. Ông đã phát triển học thuyết lợi thế tuyệt đối và chỉ ra rằng mỗi nước khác nhau có thể sản xuất những loại hàng hóa khác nhau có hiệu quả hơn thứ khác. Do vậy nguồn lực của mỗi nước nên được sử dụng cho những ngành công nghiệp hiệu quả. Đó chính là tiền đề ra đời của thuyết về “chuyên môn hóa”. Chuyên môn hóa có nhiều ưu điểm lớn.Nhờ nó mà các nước có thể gia tăng hiệu quả sản xuất. Do tay nghề người lao động được nâng cao, người lao động không phải mất thời gian đào tạo lại, họ dễ dàng phát huy khả năng sáng kiến của mình, chính phủ các nước cũng dễ dàng khai thác triệt để hiệu quả của các nguồn tài nguyên cà các nguồn lực khác vào sản xuất. Lợi thế mà mỗi quốc gia có được, theo Adamsmith là những lợi thế về tự nhiên và những lợi thế do nỗ lực mà có. Như vậy theo Ông thương mại quốc tế chỉ diễn ra nhưng nước có lợi thế tuyệt đối những lĩnh vực cụ thể. Điều đó chỉ đúng một phần,vì lợi thế tuyệt đối không phải quốc gia nào cũng có, hoặc không phải quốc gia nào cũng chỉ có một số ít những lợi thế tuyệt đối này. Nếu như vậy thương mại quốc tế có diễn ra không khi một nước có thể sản xuất tất cả các mặt hàng mà mình cần? Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricacdo đã phát triển thuyết của Adamsmith và đưa ra thuyết của ông chỉ rõ: một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về sản xuất các sản phẩm cũng không có thể (hoặc không nên) tự sản xuất hết các hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mình và một quốc gia không có được điều đó thì vẫn có thể tập trung sản xuất hướng xuất khẩu. Lợi thế so sánh là lợi thế mà mỗi quốc gia đạt được khi chuyên môn hóa sản xuấtxuất khảu những hàng hóa những mặt hàng nào đó, thể hiện mối tương quan thuận lợi hơn so với những mặt hàng khác và nhập khẩu các mặt hàng có tình hình ngược lại. Như vậy (xuất phát từ những điều kiện địa tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nhân lực .khác nhau mỗi nước) chính sự chuyên môn hóa các quốc gia đã làm tiền đề cho sự ra đời của hoạt động xuất nhập khẩu. Mức độ phát triển của chuyên môn hóa chính là mức phát triển của thương mại và kinh doanh thương mại quốc tế. Ngày nay trong quan niệm kinh tế hiện đại bản chất của hoạt động xuất nhập khẩu còn được xem xét từ nhiều khía cạnh khác. Theo lí thuyết hiệu quả theo quy mô thì việc một doanh nghiệp tập trung mở rộng sản xuất về một ngành hàng nào đó thì sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cơ bản, tăng hiệu quả sản xuất mà trực tiếp là lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xu hướng vận động hoặc quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa hoặc quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra gay gắt cũng là một nguyên nhân cải thiện và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Vì để không khỏi tụt hậu doanh nghiệp cần phải tiến hành trang bị, đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện của khách hàng . Như vậy hoạt động xuất nhập khẩu XBP được hiểu như với tất cả các hàng hóa khác, là quá trình trao đổi các XBP (và dịch vụ) giữa hai tổ chức, hai quốc gia, hai cá nhân hoặc giữa một cá nhân với tổ chức .Quá trình trao đổi đó được sự can thiệp của chính phủ đồng thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh XBP xuất nhập khẩu. Kinh doanh XBP xuất nhập khẩu là một phần của kinh doanh XBP nói chung. Xét về quá trình đầu tư và mục đích thì về cơ bản hai lĩnh vực kinh doanh này không khác nhau. Tuy nhiên việc kinh doanh XBP xuất nhập khẩu nó còn mang những đặc trưng riêng biệt. Thể hiện đặc điểm, tính chất của XBP, thị trường, khách hàng .cũng như các hình thức thanh toán. 2.1. Sự khác biệt của hàng hóa XBP xuất nhập khẩu. Điều 4 chương I trong Luật xuất bản của nước ta (2005) đã chỉ rõ: “Xuất bản phẩm là các tác phẩm, tài liệu về chính chị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kĩ thuật khác nhau”. Như vậy trước hết XBP là một sản phẩm của trí tuệ tinh thần. Nó ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, tinh thần (học tập, nghiên cứu, tìm kiếm, giải trí ). Đó là sự vật hóa (ngôn ngữ hóa) của kết quả lao động trí óc. Có thể nó là sản phẩm của một hoặc nhiều người, được truyền tải bằng nhiều phương tiện khác nhau( dù cùng một nội dung nhất định). Do vậy nhiều khi giá trị của nó không thể cân đo đong đếm. Thứ hai, XBPcó giá trị sử dụng đặc biệt. Bởi đó là những giá trị tinh thần. Nó được đúc kết từ sự am hiểu của các tác giả, từ tri thức của xã hội của nhân loại. Do vậy nó có sức sống lâu bền. Bởi thế mà hình thức XBP nhiều khi không đồng nhất với nội dung của nó. Khác với hàng hóa khác, qua thời gian hàng hóa giá trị sử dụng của XBP không hề mất đi. Nó có giá trị to lớn trong sự phát triển và hoàn thiện trí tuệ nhân cách của con người. Thứ ba, giá trị và giá trị sử dụng của XBP nhiều khi không đồng nhất. Đó đôi lúc là sự mâu thuẫn. Một XBP có giá trị cao nhưng chưa chắc giá trị sử dụng sẽ cao. Giá trị sử dụng của XBP được quyết định phần lớn bởi chất lượng của nội dung thông tin trong đó. Còn giá trị của nó thì lại được quyết định chủ yếu bởi các công nghệ và quá trình đầu tư in ấn và trình bày. Do vậy nhiều khi đó là một sự mâu thuẫn. Thứ tư, hàng hóa XBP mang tính thời gian. Bởi bản thân XBP là vật mang tin. Thông tin trên XBP chỉ có giá trị sử dụng (hiệu quả nhất) trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa tri thức của nhân loại luôn luôn biến đổi và phát triển. Do vậy vật mang tin-XBP chỉ phù hợp nhất khi được sử dụng những khung thời gian nhất định. Qua thời gian thông tin, tri thức trong XBP sẽ mất dần tính thời sự, hoặc người ta sẽ tiếp nhận những thông tin ấy theo cách khác. Ngoài bốn đặc điểm trên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì XBP còn có tính đa dạng và phong phú (về chủng loại, mẫu mã, nội dung thông tin tri thức .). Đó cũng là yêu cầu khách quan của nhu cầu công chúng . XBP xuất nhập khẩu giống XBP thông thường đầy đủ các đặc điểm chung nhất đó. Điểm khác nhau cốt lõi giữa chúng xuất phát từ việc tham gia vào quá trình lưu thông và trao đổi mang tính quốc tế. Vì vậy ngoài những đặc điểm trên XBP xuất nhập khẩu còn mang những nét riêng biệt. +XBP xuất nhập khẩu được xuất bản dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau vì thị trường kinh doanh (khai thác, tiêu thụ ) là rất rộng lớn trên phạm vi quốc tế. Có thể cùng một mảng nội dung nhưng mỗi nước thì nó được xuất bản bằng chính ngôn ngữ nước đó. Khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nó đáp ứng nhu cầu đa dạng của độc giả (cũng nhiều quốc gia khác nhau). Nội dung của Xuất nhập khẩu xuất bản phẩm là hết sức phong phúc và sâu sắc. Mỗi loại XBP đến từ một quốc gia khác nhau. Nó phản ánh tình hình xã hội, trình độ, đặc trưng văn hóa, lối tư duy, thành tựu khoa học kĩ thuật .của mỗi quốc gia đó. Do vậy việc tiếp nhận có hiệu quả nội dung thông tin trong đó đòi hỏi người đọc không chỉ có trình độ ngoại ngữ mà còn phải có nhiều kiến thức, sự am hiều nhất định về một hoặc những lĩnh vực nhất định. +Ngoài ra XBP xuất nhập khẩu có giá rất cao khi đến tay ngay người mua. Chí phí lưu thông, thuế xuất nhập khẩu là yếu tố chính khiến cho giá bán của nó chỉ phù hợp với không nhiều đối tượng khách hàng. 2.2. Đặc trưng về thị trường XBP xuất nhập khẩu. Người ta có thể đứng dưới nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận về thị trường nói chung. Có thể xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm hàng hóa, khả năng của doanh nghiệp về thị trường. Theo nhà kinh tế học McCathy thì “thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó”. Chúng ta đã biết nhu cầu về XBP rất đa dạng và phong phú. Trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh XBP chỉ có thể thỏa mãn được một phần nào đó mong muốn của họ. Mặc dù các doanh nghiệp luôn tự cố gắng, nắm bắt nhu cầu để đa dạng hóa hàng hóa của mình và mở rộng phương thức phục vụ nhưng họ lại gặp những trở ngại về vấn đề địa lý, thời gian, giá cả . Chúng ta biết rằng nhu cầuXBP là một dạng của nhu cầu tinh thần. Bởi vậy nó hình thành và phát triển sau nhu cầu vật chất cấp thiết khác. Nên thị trường XBP cũng được hình thành sau đó. Người ta cho rằng sự phát triển của thị trường XBP tỷ lệ thuận với trình độ phát triển của xã hội nói chung. Một đất nước giàu có, thu nhập đầu người cao chưa chắc đã tạo ra một thị trường XBP sôi động, phát triển. Các yếu tố về văn hóa, kinh tế, chính trị .cũng đóng góp ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của thị trường XBP nói chung. Thị trường XBP luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Tính trong sạch của thị trường XBP luôn được các cấp quản quan tâm. Bởi sức tuyên truyền và lây lan của nội dung thông tinh trên sách báo là rất lớn. Nó có thể làm biến đổi nhận thức của cả một thế hệ con người. Do vậy nó luôn được kiểm soát bởi các quy định, chính sách, pháp luật của chính phủ. Nhờ vậy đã làm lành mạnh hơn thị trường XBP. Thị trường XBP nước ta mới thự sự hình thành từ những năm đất nước đổi mới. Và thực sự phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây. Sự chuyển đổi cơ chế quản đã tạo ra bước chuyển lớn của thị trường. Các quy luật kinh tế khách quan đã được vận dụng trong kinh doanh XBP và đã tạo ra sự sôi động lớn. Tuy vậy đặc thù lớn nhất của thị trườngXBP nước ta hiện nay chính là sự phân hóa phát triển của các khu vực thị trường. Có thể chia thị trường XBP Việt nam hiện nay làm ba khu vực chính. + Thị trường XBP các trung tâm, các thành phố lớn. Nơi đây tập trung lớn nhất lực lượng các nhà xuất bản, các nhà kinh doanh và nhu cầu của công chúng. Tính chất cạnh tranh thị trường này rất phức tạp. +Thị trường XBP các thành phố nhỏ và trung tâm các tỉnh. Nhìn chung thị trường XBP nơi đây phát triển còn chậm. Mặt hàng XBP ít và số lượng không lớn. Lực lượng kinh doanh không nhiều, quy mô thị trường nhỏ, lực lượng quốc doanh vẫn chiếm thị phần lớn trên thị thường. + Thị trường XBP các vùng sâu, xa. Thực ra nó mới được hình thành trên danh nghĩa. Thực tế thì các quan hệ thị trường còn dạng manh mún. Nhà nước đã và đang có những chính sách tài trợ, hỗ trợ lớn cho khu vực này. Do đời sống của nhân dân còn quá khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên nhu cầu của công chúng hầu như là không có. Xét về thị trường XBP xuất nhập khẩu của nước ta thì nhìn chung nó cũng mang những đặc trưng cơ bản giống thị trường kinh doanh XBP nói chung. Tuy nhiên nó cũng có những sự khác biệt nhất định: + Nếu theo tiêu thức địa thì thị trường XBP nhập khẩu chỉ tập trung các thành phố lớn, nơi có trình độ dân trí cao, thu nhập cao (mức chi tiêu về hàng hóa XBP thường cao hơn các vùng khác). nước ta hiện nay thị trường tiêu thụ XBP ngoại văn chỉ tập trung Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Còn thị trường XBP xuất khẩu thì thị trường chính ba thị trường lớn là Mỹ, châu Á và châu Âu. Có thể thấy phạm vi thị trường của kinh doanh XBP xuất nhập khẩu là rất lớn, nhưng sự phân hóa lại rất sâu sắc và mức độ tập trung rất cao. + Xét theo tiêu thức về sản phẩm thì thị trường XBP xuất nhập khẩu thường được đánh giá là có nhóm đối tượng khách hàng có trình độ cao hơn. Không những về trình độ ngoại ngữ mà về sự am hiểu văn hóa, tri thức khoa học khác Bởi vậy các XBP phục vụ đối tượng khách hàng này cũng có chất lượng nội dung cao hơn, phong phú hơn và giá cũng cao hơn . + Xét về tiêu thức về khách hàng với nhu cầu của họ. Đây là tiêu thức giúp các doanh nghiệp tìm ra được thị trường mục tiêu. Tuy nhiên khác với thị trường mục tiêu trong kinh doanh XBP thông thường, trong kinh doanh XBP xuất nhập khẩu, thị trường mục tiêu nó được xuất hiện trên cơ sở của những tác động rất khác nhau của các yếu tố môi trường. Trên thực tế người ta có thể dựa theo những tiêu thức khác nhau để nhận định. Do vậy sự khác nhau đó chỉ là tương đối. 2.3. Khách hàng. Người ta vẫn thường nhận dạng những nhóm khách hàng theo những đặc điểm chung nhất của họ: độ tuổi, thu nhập, trình độ, nghề nghiệp, giới tính .Theo đó thì khách hàng XBP xuất nhập khẩu và của XBP nói chung đều giống nhau tính chất cơ bản. Tuy nhiên hàng hóa XBP có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau. Nó mang những nét khác nhau về nội dung, hình thức, giá cả chính vì vậy khách hàng đến với nó còn mang những đặc điểm khác. Trước hết là về thu nhập. Khách hàng đến với XBP xuất nhập khẩu thường là những người có thu nhập cao. Bởi giá bán của mặt hàng này thường cao hơn 2 đến 3 lần giá bìa. Tất nhiên thu nhập đây được hiểu cụ thể dưới góc độ qũy tiêu dùng của khách hàng chi tiêu cho việc mua các XBP. Thứ hai, khách hàng phải là những người có trình độ ngoại ngữ tốt. Bởi ngôn ngữ của XBP xuất nhập khẩu rất đa dạng (có thể XBP được xuất bản dưới nhiều thứ tiếng khách nhau). Thứ ba, ngoài trình độ ngoại ngữ khách hàng cũng thường phải là những người có trình độ văn hóa, kiến thức nhất định thì mới có thể sử dụng hiệu quả các XBP xuất nhập khẩu. Nghiên cứu đặc trưng của khách hàng là yêu cầu quan trọng để có cách tiếp cận phù hợp. Nhưng những đặc điểm đó chỉ là tương đối. Trên thự tế thì việc hướng đối tượng khách hàng cần phải dựa vào đặc điểm của chính hàng hóa XBP. Và khi đó định hướng khách hàng mới là biện pháp lâu dài. 3. Môi trường của hoạt động kinh doanh XBP xuất nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh XBP nói chung luôn chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó có các yếu tố khách quan, chúng tạo thành những nhóm nhân tố cùng tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Đó chính là môi trường mà doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình đó. Các nhân tố ấy tác động liên tục, trực tiếp hoặc gián tiếp, tầm vĩ mô hoặc vi mô .đến hoạt động kinh doanh. [...]... dung cơ bản của hoạt động kinh doanh sách, báo xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề cơ bản là : kinh doanh mặt hàng nào? phân phối cho ai? Và kinh doanh bằng phương thức gì? Kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu, chính là việc tiêu thụ sách báo ngoại văn thị trường trong nước và tiêu thụ sách báo trong nước trên thị... thông qua các hợp đồng mua bán, trao đổi sách báo Nhiệm vụ kinh doanh ngoại thương thu ngoại tệ cho đất nước vẫn chỉ trên danh nghĩa + Giai đoạn 1978-1983 Ngày 09/10/1978, Bộ văn hoá thông tin ra quyết định số 180 VHTT/QĐ sáp nhập công ty Xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam và quốc doanh phát hành sách thành tổng công ty phát hành sáchxuất nhập khẩu sách báo + Giai đoạn 1983 -1997 Ngày 24/05/1982,... XBP nhập khẩu Từ đó thúc đẩy sự hoàn thiện cho các XBP trong nước, cho các doanh nghiệp kinh doanh nội địa và cho chính thị trường XBP quốc gia Tham gia hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể học hỏi được những kinh nghiệm, những thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trên thế giới Từ đó hoàn thiện mình hơn và tạo được phong cách kinh doanh mới theo xu hướng hội nhập trong kinh doanh. .. trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó là điều kiện phi vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và hiệu quả hơn, tránh những sai lầm và rủi ro đáng tiếc trên thị trường II Vai trò của hoạt động kinh doanh XBP xuất nhập khẩu 1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu XBP Hoạt động xuất khẩu XBP có vai trò to lớn không chỉ cho bản thân những doanh nghiệp thực hiện kinh doanh mà nó... dài hạn về xuất nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định của nhà nước; +Tổ chức và hoàn thành các kế hoạch ấy theo chế độ hoạch toán doanh thu độc lập; +Thực hiện liên doanh liên kết với các nhà xuất bản, với các cơ quan nhà nước, các cơ quan xuất nhập khẩu sách báo trong và ngoài nước nhằm tăng cường, mở rộng phạm vi xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường; +Tham gia hội chợ, triển lãm sách nhằm... chính trị trên thế giới và mỗi quốc gia Đó là khó khăn chung cho các doanh nghiệp XBP Nhưng xu thế tự do hóa và sự thông qua những điều luật chung trên phạm vi giao thương toàn cầu sẽ mở ra cho các doanh nghiệp kinh doanh XBP xuất nhập khẩu những thuận lợi mới 3.3 Môi trường kinh tế và công nghệ Các nhân tố kinh tế và công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XBP Đó là sự... sách nhằm giới thiệu chào hàng, mở rộng công tác xuất nhập khẩu với các đối tác; +Quản tốt cán bộ, nhân viên, tài sản của công ty theo chế độ chính sách chung của nhà nước, Bộ chủ quản; Trong bối cảnh hiện nay, thì việc xác định nhiệm vụ của công ty chỉ tương đối Nó phải linh hoạt theo sự biến động của các yếu tố xã hội II Tình hình kinh doanh sách báo sách xuất nhập khẩu của Công ty Xunhasaba trong... chung của xã hội + Với bản thân doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh Trước hết hoạt động xuất khẩu XBP giúp các doanh nghiệp nâng cao được vị thế, uy tín và hình ảnh của mình Vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia vào hoạt động này, cho dù chính sách của Nhà nước là bình đẳng giữa các đối tượng kinh tế Thứ hai, hoạt động xuất khẩu XBP sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp kinh. .. động xuất khẩu XBP là việc thực hiện phổ biến XBP của nước ta đến các nước trên thế giới Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhà xuất khẩu XBP thực hiện phổ biến những thành tựu về văn hóa xã hội, những thành tựu trong kinh tế, giới thiệu với bạn bè năm châu về đất nước con người Việt Nam nhằm tô điểm cho hình ảnh của Việt Nam trong lòng bạn bè trên thế giới Nhằm thực hiện mục đích giao lưu văn hóa (ở. .. và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Để tránh được 3 nguy cơ trong hoạt động này: nguy cơ XBP xấu được mang về Việt Nam; nguy cơ XBP có giá trị văn hóa tinh thần quý báu của quốc gia bị mất và nguy cơ có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh Chương II Thực trạng kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu của công ty Xunhasaba giai đoạn 2001 -2005 I Vài nét về công ty Xunhasaba 1 . Chương I. Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. I. Khái quát về kinh doanh Xuất bản phẩm (XBP) xuất nhập khẩu. 1.. dung cơ bản của hoạt động kinh doanh sách, báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự mình

Ngày đăng: 09/04/2013, 20:10

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Cơ cấu sách, báo, tạp chí nhập khẩu của Công ty từ năm 2001-2005. - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Bảng 1..

Cơ cấu sách, báo, tạp chí nhập khẩu của Công ty từ năm 2001-2005 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy lượng cầuXBP ngoại văn của công chúng trong nước là tương đối cao - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

ua.

bảng số liệu có thể nhận thấy lượng cầuXBP ngoại văn của công chúng trong nước là tương đối cao Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2. Tỷ trọng doanh thu từ hai nhóm khách hàng với sách báo nhập khẩu của Công ty năm 2001-2005 - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Bảng 2..

Tỷ trọng doanh thu từ hai nhóm khách hàng với sách báo nhập khẩu của Công ty năm 2001-2005 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Từ bảng trên ta có tỷ lệ gia tăng doanh thu từ nhu cầu của các nhóm khách hàng qua các năm như sau:  - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

b.

ảng trên ta có tỷ lệ gia tăng doanh thu từ nhu cầu của các nhóm khách hàng qua các năm như sau: Xem tại trang 42 của tài liệu.
Sơ đồ 2. Cơ cấu hiệu quả các hình thức khai thác - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Sơ đồ 2..

Cơ cấu hiệu quả các hình thức khai thác Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng4. Kim ngạch nhập khẩu ở các khu vực thị trường từ năm 2001-2005.                                                                                      (đơn vị 1000 USD) - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Bảng 4..

Kim ngạch nhập khẩu ở các khu vực thị trường từ năm 2001-2005. (đơn vị 1000 USD) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Ngoài ra công ty còn khai thác thông qua hình thức liên kết xuất bản phát hành. Hình thức này công ty đã tiến hành nhưng chưa phổ biến - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

go.

ài ra công ty còn khai thác thông qua hình thức liên kết xuất bản phát hành. Hình thức này công ty đã tiến hành nhưng chưa phổ biến Xem tại trang 55 của tài liệu.
Đây là một hình thức xúc tiến tổng hợp, nó có ý nghĩa quan trọng với hoạt động kinh doanh của Xunhasaba - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

y.

là một hình thức xúc tiến tổng hợp, nó có ý nghĩa quan trọng với hoạt động kinh doanh của Xunhasaba Xem tại trang 59 của tài liệu.
5. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2001-2005. - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

5..

Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2001-2005 Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng7: Kết quả tiêu thụ sách báo nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2001-2005. - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Bảng 7.

Kết quả tiêu thụ sách báo nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 7.1: Tỉ lệ tiêu thụ sách báo nhập khẩu so với số lượng nhập.s  (Đơn vị %)             Chỉ  - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Bảng 7.1.

Tỉ lệ tiêu thụ sách báo nhập khẩu so với số lượng nhập.s (Đơn vị %) Chỉ Xem tại trang 66 của tài liệu.
+Qua bảng số liệu cho thấy tỉ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu (xuất ,nhập) - Lý luận chung về kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

ua.

bảng số liệu cho thấy tỉ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu (xuất ,nhập) Xem tại trang 67 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan