Mùa xuân về thăm quê Nguyễn Bính

2 630 0
Mùa xuân về thăm quê Nguyễn Bính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mùa xuân về thăm quê Nguyễn Bính "Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván có ao cấy cần" (Nhà tôi-Nguyễn Bính) Trong tiết Giêng Hai hãy còn hây hẩy hương trời đất, mưa xuân giăng khắp nẻo đưa đường cho chúng tôi về làng Thiện Vịnh, quê hương của nhà thơ Nguyễn Bính. Cùng thắp lên mộ thi nhân mấy nén nhang, ngước nhìn những vòng khói trắng cuộn lên trong mưa gió mà lòng không khỏi ngậm ngùi với hoài niệm cố nhân. Tôi vẫn thường thắc mắc tại sao trong tiết trời này anh bạn tôi cứ nghe mãi bài hát "Mưa xuân" được phổ thơ Nguyễn Bính, anh nghe đi nghe lại suốt cả tháng trời không biết chán, nhưng rồi khi đặt chân về nơi đây, đối diện với cảnh vật vừa như có chút gì quen thuộc mà thực tình khác xa tưởng tượng, bất chợt thấy rưng rưng. Lại nhớ, có lẽ anh bạn tôi giờ này vẫn còn lắng lại cùng với vần thơ da diết: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy " Cụ Nguyễn Như An-chú họ nhà thơ Nguyễn Bính lặng lẽ kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm thời ấu thơ-cái thời "Chơi khăng đánh đáo" cùng Nguyễn Bính. Tuy là vai chú nhưng cụ kém nhà thơ Nguyễn Bính 4 tuổi và là nhân chứng của tháng năm Nguyễn Bính sống ở quê nhà. Năm nay, cụ đã ngoài tám mươi tuổi, mặc dù tai không nghe được rõ nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn, nhất là khi được hỏi về Nguyễn Bính, ký ức năm xưa như sống dậy toát lên từ ánh mắt đục mờ, từ khuôn mặt nhiều nếp nhăn cho đến đôi tay đầy vết đồi mồi của cụ. Khi được hỏi về hình ảnh "giậu mồng tơi" trong bài thơ "Người hàng xóm", cụ đưa ngón tay chỉ ra phần mộ nhà thơ Nguyễn Bính nằm ngay bên cạnh nhà rồi kể: "Trước kia căn buồng Nguyễn Bình ở có ô cửa sổ trông sang bên hàng xóm, hai nhà được ngăn cách với nhau bởi giậu mồng tơi, chỗ căn buồng nhỏ ngày xưa giờ chính là nơi đặt phần mộ nhà thơ". Chúng tôi tránh nhìn vào đôi mắt mờ ngân ngấn nước của cụ mà lời kể dường như đứt quãng, đầy tâm trạng ấy vẫn thổn thức bên tai. Nghe đâu đó trong không gian ảm đạm và u tịch văng vẳng những câu thơ dệt thương, dệt nhớ một thời: "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn Hai người sống giữa cô đơn Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi ". (Người hàng xóm) Về thăm lại chốn xưa, nơi nhà thơ đã một thời gắn bó với "vườn chanh", "giàn trầu"- những chất liệu "chân quê" làm bén duyên bao nét hồn hậu, mặn nồng trong thơ Nguyễn Bính, thấy bảng lảng một thoáng xưa còn sót lại đâu đây trong khu vườn hoang nho nhỏ, thấy hiện hữu trước mắt ta một cõi thâm trầm, uẩn ức khi vô tình chạm vào ánh mắt thi nhân ở bức ảnh gắn trên bia mộ. Phần đất hương khói thờ Nguyễn Bính bây giờ chỉ là một phần nhỏ của mảnh đất ngày xưa. Theo cụ Nguyễn Như An cho biết, nhà và vườn của nhà thơ Nguyễn Bính ước tính rộng khoảng hơn nghìn mét vuông. Sau khi gia đình nhà thơ rời quê hương thì nhượng lại phần lớn mảnh đất cho người em họ. Ngôi nhà thờ nhỏ và phần mộ là do em gái nhà thơ Nguyễn Bính-bà Nguyễn Thị Yến (hiện sống ở Hà Nội) cùng họ hàng xây dựng. Phần mộ của nhà thơ phải di chuyển tới 4 lần. Sau khi mất vào ngày giáp Tết năm 1966, Nguyễn Bính được chôn cất tại nghĩa trang Cầu Họ (cây số 13 đường 10, ngoại thành Nam Định). Sau khi hợp nhất 3 tỉnh lấy tên là Hà Nam Ninh. Mộ Nguyễn Bính lại chuyển về nghĩa trang Tam Điệp (Ninh Bình). Lần thứ 3, mộ Nguyễn Bính lại di dời về quê và đặt tại cánh đồng Mả Quan, cạnh mộ ông nội vì lý do đất hương hỏa của gia đình lúc này đã sang tên cho bà Nguyễn Thị Hường. Cuối cùng, năm 1983, số phận đưa đẩy hồn thi nhân lại trở về ngôi nhà xưa từng gắn bó. "Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi Giờ đây chín vạn bông trời nở Riêng có tình ta khép lại thôi!" (Nhạc xuân) Câu thơ năm nào buông chùng như là định mệnh, như là lời tiên đoán cho sự ra đi vĩnh viễn ấy. Nằm lại cõi xưa vừa là số phận nhưng có lẽ cũng là niềm an ủi cho Nguyễn Bính chăng? Ra về, bước chân khỏi ngôi nhà nhỏ, dừng lại nhìn mộ thi nhân, như vương đâu đó trong lòng một sợi tơ mỏng mảnh níu kéo chúng tôi lại. Cuộc hành trình trước mắt như giăng đầy mưa bay, nghi ngút những vòng khói nhang cuộn lên trong gió. Câu thơ cố nhân vẫn còn tha thiết, nặng tình: "Chiều xuân lưu luyến không đành hết Lơ lửng mù sương phảng phất mưa" (Mưa xuân) MẬT MAI . Mùa xuân về thăm quê Nguyễn Bính "Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván có ao cấy cần" (Nhà tôi -Nguyễn Bính) Trong tiết Giêng Hai hãy còn hây hẩy hương trời đất, mưa xuân giăng. đẩy hồn thi nhân lại trở về ngôi nhà xưa từng gắn bó. " ;Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi Giờ đây chín vạn bông trời nở Riêng có tình ta khép lại thôi!" (Nhạc xuân) Câu thơ năm nào buông. "Chơi khăng đánh đáo" cùng Nguyễn Bính. Tuy là vai chú nhưng cụ kém nhà thơ Nguyễn Bính 4 tuổi và là nhân chứng của tháng năm Nguyễn Bính sống ở quê nhà. Năm nay, cụ đã ngoài tám mươi

Ngày đăng: 06/06/2015, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan