MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG

20 4.5K 4
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG Người thực hiện: Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc: Công tác chủ nhiệm 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com THANH HÓA NĂM 2013 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế đổi mới giáo dục để đào tạo con người cho thời đại mới đang đặt ra những yêu cầu mới cho người giáo viên. Đảng ta đã xác định “để đảm bảo chất lượng giáo dục phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Như thế là giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một người bạn để học sinh trao đổi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình, là một người cố vấn tinh thần cho các em trong việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong học tập, giao tiếp và cuộc sống mà người giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong các hoạt động xã hội mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, phương pháp học tập và động cơ phấn đấu của học sinh trong lớp. Nhìn thầy cô chủ nhiệm sẽ biết ngay học sinh lớp đó như thế nào, cũng như nhìn học sinh sẽ thấy được kết quả các thầy cô chủ nhiệm rèn giũa những học sinh của mình ra sao. Với hơn mười năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc phối hợp các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, để nghiên cứu nhằm mục đích trao đổi và học hỏi thêm một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm với các đồng nghiệp giúp bản thân mình được hoàn thiện hơn, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ”. 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: I. Cơ sở lý luận Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, học sinh nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó thì nhà trường được xem là trọng tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường chính là môi trường giáo dục toàn diện nhất là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất, là nơi hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Và để huy động được hết sức mạnh giáo dục từ kiềng ba chân “gia đình – nhà trường – xã hội” thì người giáo viên chủ nhiệm lại là nòng cốt. Vai trò nòng cốt đó thể hiện ở sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể trong trường và ngoài xã hội để có phương pháp giáo dục học sinh lớp mình một cách tốt nhất, thích hợp nhất. Trước hết, chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN): - GVCN phải là giáo viên dạy bộ môn ở lớp. - GVCN phải cùng với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. - GVCN phải là người biết tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động trong lớp. - GVCN phải cố vấn cho tập thể học sinh và Ban chấp hành Đoàn trong lớp. - GVCN phải dạy và tổ chức các hoạt động trong học tập và ngoài giờ của học sinh. - Phải nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp của nhà trường và xã hội qua các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò. 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com - Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành một đơn vị tập thể mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác tự quản của học sinh. - Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là với những em đặc biệt hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. - Chủ đạo trong việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục. - Nhận định, đánh giá chính xác học sinh. - Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Hơn nữa, trong giai đoạn mới thì : - GVCN lớp thì phải có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có niềm tin nghề nghiệp. - GVCN phải là người có chuyên môn vững vàng, có “tay nghề” cao. - GVCN nói riêng và giáo viên nói chung phải thực sự mẫu mực, là tấm gương tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo. - Người GVCN cần phải biết đối xử sư phạm khéo léo và có uy tín đối với học sinh, phụ huynh học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Từ những cơ sở lý luận trên, chúng ta thấy rằng để làm tốt công tác chủ nhiệm, ngoài những đòi hỏi đối với cá nhân giáo viên thì sự phối kết hợp ăn khớp giữa GVCN với các tổ chức đoàn thể trong và nhà trường là vấn đề không thể thiếu được. II. Thực trạng vấn đề Thực tế có rất nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ của GVCN lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ và nhiệm vụ của mình và chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả có những phương pháp giáo dục lỗi thời chưa theo kịp với mục tiêu của giáo dục hiện nay Vẫn còn tồn tại chuyện các giáo viên chủ nhiệm nóng nảy mất bình tĩnh, có những lời nói xúc phạm học sinh, những hành động sai lầm lớn như: chửi học sinh, đánh học sinh, đuổi các em ra khỏi 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com giờ học Rồi vẫn tồn tại những cách giáo dục quá sai lầm như: bắt học sinh viết nhiều lần một bản kiểm điểm, bắt học sinh quỳ trước lớp khi học sinh vi phạm Điều đó đã làm xuất hiện tình trạng học sinh bị xúc phạm quá dẫn đến chán học rồi bỏ học, có em bi quan dẫn đến làm những điều dại dột, tồi tệ hơn là có những GVCN bị học sinh chặn đường đánh, bị gia đình học sinh đánh hoặc nhờ người khác vào trường gây gỗ và đánh giáo viên Ngược lại, có những thầy, cô giáo chủ nhiệm quá dễ dãi với học sinh, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với học sinh, với tập thể lớp để cho một số học sinh hư hỏng và kéo theo nhiều học sinh khác theo đà Thêm nữa, sự phối kết hợp giữa GVCN với gia đình, với các đoàn thể khác trong và ngoài trường đôi khi chưa chặt chẽ, phụ huynh không nắm được thời gian, thời khóa biểu của con nên đến cuối năm mới té ngửa ra là con mình ở lại lớp vì đã bỏ học trên 45 buổi để ngồi trong quán điện tử Bản thân tôi nhiều năm được phân công làm công tác chủ nhiệm tại một số lớp thuộc tốp dưới của trường. Học sinh chủ yếu có kiến thức về các môn học trung bình hoặc yếu. Hoàn cảnh kinh tế gia đình đa số là nông nghiệp hoặc làm muối nên bố mẹ phải lo kiếm tiền nuôi sống gia đình, ít có thời gian quan tâm đến con cái, lại có nhiều bố mẹ phải bỏ quê đi làm ăn xa để các em ở nhà một mình hoặc với ông bà, có nhiều gia đình khá giả nên bố mẹ quá chiều chuộng con dẫn không ít các em có đạo đức lối sống, lời ăn tiếng nói, ý thức chấp hành kỷ luật chưa tốt, có nhiều em có cuộc sống tự do, buông thả không coi ai ra gì Cá biệt còn có học sinh vi phạm kỷ luật ở trường khác chuyển đến (như học sinh Thành lớp 11C 1 năm học 2010 – 2011) Ngoài ra, quan niệm giáo dục của một số gia đình chưa thực sự tích cực: Họ phó mặc việc học hành cho nhà trường, thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, có nhiều phụ huynh học sinh còn mặc cảm, ngại ngần không dám gọi điện hay liên lạc với giáo viên chủ nhiệm. 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Chính vì vậy, trong một suốt hơn mười năm làm GVCN, tôi đã chủ động phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội, đó là: + Ban giám hiệu. + Đoàn thanh niên (trong trường và địa phương nơi học sinh sinh sống) + Các giáo viên bộ môn. + Gia đình học sinh, chi hội phụ huynh học sinh. III. Các giải pháp phối hợp giáo dục cụ thể đã thực hiện 1. Đối với Ban giám hiệu - Trước hết tôi nhận kế hoạch và triển khai hoạt động, đồng thời phản ảnh với BGH những thuận lợi, khó khăn hoặc những vấn đề bất cập trong kế hoạch giúp BGH kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. - Tôi thường xuyên báo cáo với BGH về kết quả giáo dục từng tuần, từng tháng để giúp BGH thu thập được thông tin của lớp một cách kịp thời, chính xác cũng như những thông tin liên quan đến trường lớp. Ví dụ như các vấn đề: + Số học sinh không gửi xe đạp trong trường. + Số học sinh nghỉ học trong các tuần cao điểm trước và sau tết. + Số học sinh nghỉ học bồi dưỡng nhiều. + Học sinh thắc mắc trong vấn đề thi cử, kiểm tra + Nguyện vọng chuyển lớp chuyển khối của các em. + Những giáo viên bộ môn cần được góp ý về chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm, cư xử với học sinh. + Những thắc mắc của phụ huynh và học sinh: về việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học, các chế độ chính sách, giờ giấc học chinh khóa, bồi dưỡng Từ đó giúp nhà trường có được những biện pháp xử lý thích hợp. - Việc trao đổi với hiệu phó chuyên môn nhà trường về lực học của học sinh lớp chủ nhiệm về năng lực, sở trường từ đó định hướng ban, khối cho các em giúp 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com các em tự tin chọn khối thi trường thi trước kỳ thi đại học theo tôi cũng là một việc mà giáo viên chủ nhiệm nên làm, đặc biệt là với giáo viên chủ nhiệm lớp 12. - Ngoài ra, tôi cũng thường trao đổi, tâm sự với Ban giám hiệu khi gặp một tình huống khó xử nào đó vì thông thường các đồng chí trong Ban giám hiệu là những người hoặc là vững chuyên môn hoặc là có bề dày kinh nghiệm hơn mình, nhiều lúc tâm sự với họ tôi như gặp được quân sư trong lĩnh vực mà mình đang bí. 2. Đối với Đoàn Thanh Niên a. Đối với Đoàn trường Tổ chức Đoàn vốn là một nơi tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh, sản sinh ra nhiều tấm gương điển hình tiên tiến. Mục tiêu của giáo dục ngày nay không chỉ dừng lại ở những thế hệ học sinh ra trường với đầy đủ kiến thức mà là những con người phát triển toàn diện. Thế nên học sinh đến trường không chỉ là để lĩnh hội kiến thức mà còn để rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Tôi đã có ý kiến với Đoàn về việc tuyên truyền giáo dục ý thức đạo đức, tác phong đến trường cho học sinh qua việc kiểm tra thắt chặt việc thực hiện nề nếp hoc tập, rèn luyện, cũng như đăng ký ủng hộ những đợt quyên góp, đóng góp của Đoàn một cách nhiệt tình, tích cực nhất. Thông qua các hoạt động tương thân tương ái như đóng góp quỹ “Kế hoạch nhỏ”, “ủng hộ học sinh vùng cao”, tôi đã động viên các em tự nguyện quyên góp ủng hộ các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Hay mỗi dịp hội người mù Hậu Lộc về trường, tôi đã động viên các em quyên góp ủng hộ tiền hoặc mua tăm một cách thành tâm, và nhiệt tình. Trong mỗi năm học thì Đoàn trường thường tổ chức các hoạt động lớn như các cuộc thi nghệ, thi học sinh thanh lịch, vẽ tranh với chủ đề an toàn giao thông hay phòng chống HIV- AIDS hay sáng tác thơ về anh bộ đội Cụ Hồ, về thầy cô 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com giáo, về tình yêu quê hương đất nước. Một mặt tôi quán triệt các em tham gia các cuộc thi đó với tinh thần trách nhiện của người Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một mặt tôi phân tích để các em thấy giá trị đạo đức, tình yêu đất nước, yêu con người, yêu lao động qua mỗi hoạt động. Với “Hội chợ hoa điểm tốt” do Đoàn trường tổ chức hàng năm vào dịp 20/11 tôi lại có kế hoạch dài hơn từ những tháng trước đó giúp các em chủ động thi đua học tập để có nhiều điểm 9, 10 tức là thông qua đó để giáo dục ý thức tự giác học tập của các em. Hoặc trong cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” năm học 2012 -2013 vừa qua, tôi đã động viên khích lệ các em trong lớp tích cực tham gia, kết quả là có 8 học sinh được BCH Đoàn trường lựa chọn, luyện tập để tham gia cuộc thi cấp Tỉnh và đã đạt giải nhất. Phối hợp với BCH đoàn trường tổ chức bồi dưỡng phương pháp và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ đoàn, cán bộ lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó thỉnh thoảng tôi cũng mượn báo Tri thức trẻ hay báo Thanh Niên ở thư viện trường về chọn lọc bài rồi đọc cho các em nghe vào đầu giờ sinh hoạt lớp thông qua đó tôi có thể cập nhật, giáo dục cho các em về tình hình và nhiệm vụ của đất nước cùng những tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế, đồng thời kể cho các em nghe về những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu, giỏi giang trong học tập và lao động đã vượt khó vươn lên, nhằm tiếp thêm động lực cho các em, giúp các em có thêm niềm tin, ước mơ trong cuộc sống. Thông qua những thông tin trong báo, tôi cũng giúp các em tránh được những tệ nạn, cạm bẫy, những việc làm xấu trong đời, rèn kỹ năng sống và định hướng nghề cho các em, kích thích các em chủ động tham gia các hoạt động của Đoàn một cách nhiệt tình, tích cực, nâng cao hiểu biết về đời sống và pháp luật một cách đúng đắn và đầy đủ. Mục đích chính là giúp các em phát huy năng lực, trí lực, tự biết chăm sóc, bảo vệ mình và độc lập sáng tạo trong mọi mặt, biết xây dựng hoạt 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com động cá nhân và tập thể, biết đóng góp ý kiến và tự rèn luyện, hoàn thiện nhân cách trong cuộc sống hàng ngày. b. Đối với chi đoàn lớp mình phụ trách Với vai trò là cố vấn chi đoàn, tôi tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ buổi sinh hoạt hay cuộc họp nào của chi đoàn để góp ý cho các em về nội dụng và phương pháp tổ chức. Đặc biệt trước mỗi Đại hội chi đoàn tôi thường hướng dẫn, động viên các em trong BCH thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế và thể hiện vào bản kiểm điểm để ban chấp hành khóa sau khắc phục cũng như là tập trung vào các giải pháp đưa chi đoàn đi lên trong bản phương hướng báo cáo tại đại hội. Thêm nữa, định hướng cho chi đoàn lựa chọn được những đoàn viên, cán bộ đoàn có năng lực, có uy tín và có tinh thần trách nhiệm để bầu vào BCH cũng là một điều quan trọng. Cán sự đoàn phải là những em hoạt bát, nhanh nhẹn và tâm huyết để điều hành chi đoàn tức là đã gióp phần giúp GVCN quản lý và giáo dục học sinh trong lớp. Trong mỗi nhiệm kỳ hoạt động tôi cũng thường tư vấn cho BCH chi đoàn phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ của ngoài việc tham gia các phong trào thi đua của Đoàn trường. Ví dụ vào ngày 9/1 hằng năm thì phát động “Điểm đẹp ngày học sinh” và trao thưởng ngay trong ngày cho đoàn viên nào đạt điểm 9, 10. c. Đối với chi đoàn thôn và Xã đoàn nơi học sinh sinh sống Việc phối hợp với chi đoàn thôn và Xã đoàn nơi học sinh sinh sống thì tôi thường thực hiện vào các dịp lễ như 22/12 hay 27/7. Trong các dịp này tôi thường tổ chức cho học sinh lớp mình chủ nhiệm đến thắp hương, thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng có con là thành viên trong lớp. Thông qua BCH Đoàn trường tôi đề nghị có thêm thành viên là đoàn viên trong BCH chi đoàn thôn hoặc Xã đoàn. 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Hoặc nếu lớp có học sinh cá biệt, tôi cũng có thể phối hợp với chi đoàn thôn và Xã đoàn để giáo dục, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè. Với những học sinh cá biệt ưa nhẹ nhàng thì tôi đặt vấn đề nhờ chi đoàn thôn và Xã đoàn cử người gần gũi trao đổi khuyên bảo như với em Hoàng Văn Hưng lớp 10C 1 năm học 2009- 2010 tôi đã nhờ BCH thôn Đồng Hóp-Xã Phú Lộc vào cuộc. Còn với những em khó bảo hơn thì loa phát thanh ở địa phương lại cũng là một biện pháp. Với những em này thường thì tôi hay đánh vào lòng tự trọng. Trao đổi với các đồng chí trong BCH đoàn xã để họ cho các em lựa chọn hoặc là thay đổi hoặc là sẽ được nêu tên và “báo cáo thành tích” trên loa phát thanh vào một giờ cố định nào đó trong một thời gian dài để toàn xã được nghe. Hầu hết các đối tượng này đều sợ “nổi tiếng” nên hứa thay đổi, công việc tiếp theo để giúp các em thay đổi lại do tôi trực tiếp thực hiện dựa vào sự phối hợp với các thành phần khác. 3. Đối với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cùng khối a. Với giáo viên bộ môn Bên cạnh bên cạnh sự phối kết hợp tốt với tổ chức Đoàn thanh niên, với Ban giám hiệu, tôi còn luôn gần gũi tiếp cận với các giáo viên bộ môn lớp mình để nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của các em. * Phối hợp để nâng cao chất lượng học tập: - Tôi thấy GVCN cần thường xuyên trao đổi, thông báo cho các giáo viên bộ môn (GVBM) biết tình hình học tập của lớp, một số đặc điểm đặc biệt của học sinh, những nhu cầu nguyện vọng và các yêu cầu của các em về môn học của thầy cô giúp các GVBM kịp thời điều chỉnh, bổ sung về nội dung, phương pháp cho phù hợp. - GVCN phản ánh với các GVBM về các học sinh yếu kém, cũng nhu các học sinh khá giỏi để các thầy cô có phương pháp giảng dạy, kèm cặp và kiểm tra phù hợp cho từng đối tượng trong quá trình giảng dạy. 10 [...]... chính giáo viên chủ nhiệm là người kết hợp và phát huy sức mạnh trên bằng cái tâm và “nghệ thuật chủ nhiệm của mình 2 Đề xuất Để giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện thành công vai trò, nhiệm vụ của mình và ngày càng nâng cao được “tay nghề” trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến sau: - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa nên tổ chức các lớp tập huấn công tác chủ nhiệm cho các. .. chỉnh phù hợp Để có được những kết quả nhất định trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, với chi hội cha mẹ học sinh, tôi đã phải tạo được niềm tin cho phụ huynh học sinh rất nhiều thông qua những việc làm cụ thể của mình, qua nhiều tiến bộ và kết quả đạt được của lớp mình dưới sự dìu dắt hay giúp đỡ của BGH nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn và tổ chức Đoàn Tóm lại, người giáo viên chủ nhiệm. .. chủ nhiệm cho các trường thường xuyên hơn (các trường cử đại diện đi rồi về tập huấn lại cho giáo viên trường) - Trường nên tổ chức hội thảo công tác chủ nhiệm hàng năm (qua hội thi hoặc trao đổi kinh nghiệm), trong các hội thảo đó có nêu gương, khen thưởng những giáo viên chủ nhiệm xuất sắc Kính thưa tất cả các thầy cô giáo, mặc dù tuổi nghề chưa nhiều nhưng được làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm... gian, công sức, tâm trí, tình cảm của mình vào lớp chủ nhiệm, tận tình chỉ bảo và dạy dỗ các em bằng chính cái tâm của mình, coi các em như chính con cháu của mình, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm qua đó có thể khẳng định được bản ngã của mình dù ở bất kì lĩnh vực nào IV Kết quả đạt được: Qua những năm công tác ít ỏi, tôi tự tìm tòi học hỏi và vận dụng những biện pháp phối kết hợp nêu trên vào thực... về nhà thì tôi lại phải siết chặt đội ngũ cán bộ lớp, họp cán bộ lớp để đề ra những biện pháp cụ thể Khi giáo viên bộ môn khen thì tôi lại có những hình thức khen thưởng khác nhau đối với các em - Thông qua giáo viên bộ môn, tôi có thể biết được cụ thể lực học của các em ở các môn, biết được điểm mạnh để kịp thời động viên các em phát huy và sở đoạn của các em để phân tích giúp các em khắc phục Và. .. nhất về chủ trương, kế hoạch giáo dục của lớp trên cơ sở thống nhất của đội ngũ cán bộ lớp và cả tập thể lớp dựa vào kế hoạch chung của nhà trường (trừ cuộc họp đầu tiên của năm lớp 10 khi chưa bầu ra BCH) - Trong cuộc họp, tôi phổ biến chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường, đặc biệt là mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của tập thể lớp Tôi thống nhất với phụ huynh về yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình... của các thầy cô tạo cho các em có được một sự đồng cảm, một tình cảm gắn bó giữa thầy và trò b Với các giáo viên chủ nhiệm cùng khối Các GVCN cùng khối là một tập thể GVCN hoạt động thống nhất dưới sự chỉ đạo chung của BGH về nội dung , kế hoạch một cách đồng bộ Do đó tôi thường trao đôi bàn bạc với họ để thống nhất một số hoạt động trước khi triển khai tới học sinh Ví dụ như trong lần ra quân quần... hết tiềm năng giáo dục của gia đình, giáo viên chủ nhiệm phải biết khéo léo phối hợp với gia đình như thế nào mới đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn của quá trình giáo dục Dưới đây là những việc tôi thường làm khi phối hợp với gia đình học sinh: - Tôi thường xuyên, trao đổi, liên lạc với phụ huynh học sinh thông qua sổ liên lạc hàng tháng (điều mà ngày nay còn rất ít giáo viên chủ nhiệm làm) Sổ... và Yếu, 100% học sinh đậu tốt nghiệp, có 10 học sinh đậu đại học và 16 học sinh đậu cao đẳng Đáng chú ý có em Nguyễn Tất Thành - quê xã Liên Lộc - là một học sinh cá biệt chuyển từ trường khác về vào năm lớp 11 Ở trường cũ em đã từng bị kỷ luật vì gây gổ đánh nhau với bạn Sau khi tìm hiểu cặn kẽ về em, tôi chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường kể trên, đặc biệt là với. .. khúc mắc, nguyện vọng của mình với giáo viên bộ môn, nếu không được thì hãy trao đổi với tôi Chính điều đó đã giúp học sinh lớp tôi đạt được một số tiến bộ đáng kể * Phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - GVCN thường xuyên thông tin một cách hai chiều với GVBM về những học sinh chậm tiến về đạo đức, những học sinh hay vi phạm trong giờ học và bàn phương pháp giáo dục - Trong quá trình đánh . mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ”. 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng. hungtetieu1978@gmail.com SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG VÀ NGOÀI. tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong các hoạt động xã hội mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên chủ nhiệm

Ngày đăng: 06/06/2015, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan