LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

12 534 2
LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Lời Nói Đầu Phát triển kinh tế là một trong những vấn đề mang tính chiến lược và trọng tâm nhất của mọi quốc gia .trong cuộc chạy đua để phát triển kinh tế thì mỗi quốc gia lại lựa chọn một chiến lược và quyết sách riêng của mình ,Việt Nam cũng không ngoai lệ ,nhưng để phát triển kinh tế cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố và lao động được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất ,trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển như hiện nay thì việc phát triển nguồn lao động chất lượng cao,sử dụng nguồn lao động có hiệu quả …. là cần thiết cho sự phát triển kinh tế nước ta .Qua bài tiểu luận về “ Lao động với phát triển kinh tế-thực trạng và giải pháp để năng cao hiệu quả sử dung nguồn nội lực của Việt Nam hiện nay” chúng tôi sẽ cung cấp tương đối đầy đủ kiến thức về cơ bản về tình hình,thực trạng,hướng giải quyết ,… lao động ở việt nam.xin cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ để nhóm em có thể hoàn thành được đề tài này. 2 MỤC LỤC Nguồn lao đông và lực lượng lao đông 3 Thực trạng nguồn lực lao động ở Việt Nam 4 Đã làm được 6 Hạn chế 8 Phương hướng giải quyết 9 Vai trò của nguồn lực lao động và phát triển kinh tế 11 3 ĐỀ TÀI: LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG -Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động - việc làm trong xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước ,thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước .Điều đó tùy thuộc trình độ phát triển của nền kinh tế .Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu ) của độ tuổi lao động là 15 tuổi ,còn cận trên ( tuổi tối đa ) có sự khác nhau (60 tuổi ,hoặc 64 tuổi…) . Trị số tối đa về tuổi lao động là trùng với tuổi về hưu . Theo khái niệm trên nguồn lao động theo số lượn bao gồm : -Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm. -Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp , đang đi học , đang làm công việc nội trợ trong gia đình , không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác ( bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định )Nguồn lao động đang xét về mặt chất lượng ,cơ bản được đáng giá ở trình độ chuyên môn ,tay nghề (trí lực) và sức khỏe ( thể lực) của người lao động . Lực lượng lao động theo quan niệm của tổ chức lao động Quốc tế là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp . Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau : lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp .Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động củ xã hội. Cũng cần chú ý trong lực lượng lao động ,chỉ có bộ phận những người đang làm việc mới là những người đang trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Xác định nguồn nhân lực: nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế. Nguồn lao động dồi dào: -Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2011 dân số việt nam gần đạt ngưỡng 88 triệu người (ước tính khoảng 87,84 triệu người). Với lượng dân số này, hiện nay Việt 4 Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về dân số và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Về lực lượng lao động , tính đến 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. Trong đó lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 70,3%. -Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động đông không có nghĩa là thị trường lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế. Trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%. Sự chênh lệch về chất lương nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%. Sự chênh lệch này là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của nước. Trong khi đó, lượng lao động từ nông thôn đến thành thị tìm việc là rất lớn.Nhưng mục đích chính của những lao động này lên thành phố không phải để học nghề, học việc mà tham gia vào các công việc mang tính chất thời vụ, buôn bán hoặc làm những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề. -Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng, nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Nguyên nhân là do lao động Việt Nam chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chứ chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và còn khiến cho người lao động tự làm mất cơ hội việc làm cho bản thân. Doanh nghiệp vẫn khát nhân lực: -Theo số liệu của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM cho biết: hiện nay, cung lao động tại Việt Nam rất dồi dào và lớn hơn cầu về lao động. Tuy nhiên, phần lớn lượng cung lao động này là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng, miền. Cụ thể là gần 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động ở khu vực thành phố cao hơn so với ở khu vực nông thôn. Về mặt cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay phần lớn được phân bổ trong khu vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề và trình độ của người lao động thường không cần ở mức độ cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 20% và đối với khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 26%. -Theo Bộ Lao Động- Thương Binh & Xã Hội thì hiện tại, chất lượng việc làm vẫn rất thấp. Cụ thể: việc làm giản đơn, không cần kỹ năng chiếm gần 40% tổng việc làm của cả nước. Ở khu vực thành thị tỷ lệ này là 18,1% nhưng khu vực nông thôn chiếm gần 50% tổng việc làm. Trong khi đó, so với những năm trước đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao của các ngành dịch vụ và công nghiệp tăng rất nhanh. Đến các Khu Chế Xuất - Khu Công Nghiệp, khi tuyển công nhân cho các ngành may mặc, điện tử cũng yêu tiên người có kinh nghiệm, tay nghề, lao động đã qua đào tạo. 5 -Bên cạnh các Doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta cũng đang rất khát nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có chất lượng của chúng ta lại quá ít, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay. -Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay đang còn rất thấp, trong khi nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, chất lượng cao của các DN lại liên tục tăng. Điều này dẫn đến nguồn lao động của chúng ta dồi dào, nhu cầu việc làm lớn, nhưng các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thất nghiệp ngày càng gia tăng của nước ta hiện nay. ĐÃ LÀM ĐƯỢC: * nguồn lao động: Tình hình lao động Việt Nam năm 2014 *Về tỉ lệ thất nghiệp : -Ước tới cuối tháng 12/2014,tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%.tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lược là: 2,21%;1,84%;2,17% và 2,1%. -Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi)năm 2014 là 6,3%,cao hơn mức 6,17%của năm 2013;khu vực thành thị là 11,49% ,cao hơn mức 11,12% của năm trước ;khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013 . *Về việc làm: -Người lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế năm 2014 ước tính 53 triệu người ,tăng 800.000 người so với năm 2013. -Trong đó ,người lao động đang làm việc của khu vực nông ,lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2% so với năm 2013),khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4%(tăng 00,2% so với năm 2013),khu vực dịch vụ chiếm 32%(năm 2013 là 32%). -ƯỚC tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 lá 56,1%,giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. *về năng suất lao động : -Theo tổng cục thống kê , năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3% triệu đồng /lao động (tương đương khoảng 3.515USD/lao động ) -Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp vả thủy sản đạt 28,9 triệu đồng /lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng /lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng /lao động ,gấp 1,36 lần . 6 -Tính theo giá so sánh năm 2010 ,năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013,trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4% khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%;khu vực dịch vụ tăng 4,4%. -Theo tổng cục thống kê ,năng suất lao động Việt Nam chưa cao do phụ thuộc vào tỉ trọng lao động khu vực nông ,lâm nghiệp và thủy sản còn cao;công nghệ và thiết bị sản xuất còn lạc hậu ;chất lượng nguồn lao động chưa cao ,cơ cấu đào tạo chưa hợp lý… -Năm 2014 ,câu chuyện về năng suất lao động và tỉ lệ thất nghiệp lại nóng lên sau những kết quả thống kê của ILO về năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/15 năng suất lao động của Singapore,1/16 của Malaysia,… -Bên cạnh đó,Bản tin thị trường lao động việc làm quý 2/2014 do bộ Lao Động -Thương Binh & Xã Hội ,tổng cục Thống kê ,ILO công bố tỉ lệ thất nghiệp 1,84 đã làm dấy lên những tranh luận khác nhau về thực chất “sức khỏe” của thị trường lao động Việt Nam nói chung . Vấn đề việc làm và hướng giải quyết: -Việc làm là một vấn đề kinh tế- xã hội lớn của nước ta hiện nay .sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế , các nghành sản xuất ,dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới.Tuy nhiên ,tình trạng thất nghiệp ,thiếu việc làm vẫn còn gây gắt.năm 2014, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 2,08% ,tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 11,49% cao hơn mức11,12% của năm trước;khu vực nông thôn là 4,63% ,xấp xỉ tỷ lệ năm 2013 .tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45% thấp hơn mức 2,47% năm 2012 và 2,75% năm 2013 , trong đó khu vực thành thị là 1,18% ;khu vực nông thôn là 3,01% .tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm. 7 HẠN CHẾ: Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có các đặc điểm sau: - Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. - Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. -Báo chí nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng nguồn nhân lực này lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. -Theo các chuyên gia, để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trước mắt và lâu dài cần phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Không thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sinh ra những đứa trẻ còi cọc, ốm yếu. Không thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sức dân không được bồi dưỡng. Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác như chính sách xã hội, chính sách y tế, chính sách tiền lương, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng…. Các vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém; tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém… 8 PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT: Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Việc phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế. Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay -Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những yêu cầu: +Thứ nhất, bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực;… +Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động lớn (khoảng 52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động), một mặt, tạo cơ hội cho nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, mặt khác, tạo sức ép lớn về giải quyết việc làm và đào tạo nghề nghiệp. +Thứ ba, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng cao hơn cả về số lượng và chất lượng do mức thu nhập ngày càng cao, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ, do sự xuất hiện của những ngành, nghề mới,… 9 +Thứ tư, sự phát triển nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng hơn giữa các vùng miền, xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng để phát triển đất nước. -Từ bối cảnh quốc tế, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những yêu cầu: +Thứ nhất, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn. +Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực. +Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực. 10 VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ: Nguồn lực lao động là động lực cho sự phát triên kinh tế nói riêng và là dộng lực phát triển xã hội, con người nói chung. Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Xét dưới góc độ các yếu tố nguồn lực thì nguồn lực lao động chính là lực lượng lao động. Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động đuoc pháp luật quy định, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp. Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực lao động (con người) là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Có ba vai trò chính đó là: - Nguồn lực Lao Động phát hiện, sáng tạo ra các nguồn lực phát triển: con người là chủ thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo nên tăng trưởng kinh tế; nguồn lực vốn là kết qua lao động và tích lũy của con người mà có; nguồn lực khoa học – công nghệ cũng do con người sáng tạo ra. - Nguồn Lực Lao Động đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng các nguồn lực khác. Chất lượng nguồn lực lao động là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng ba nguồn lực còn lại ( gồm Nguồn lực vốn, Khoa Học & Công Nghệ , tài nguyên thiên nhiên). Nói đến Nguồn Lực Lao Động là nói đến tổng thể Nguồn Lực Lao Động của một quốc gia, trong đó Nguồn Lực Lao Động có trình độ cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là Nguồn Lực Lao Động tinh tuý nhất, có chất lượng nhất và có vai trò quyết định sự thành công đối với phát triển kinh tế của một đất nước -Nguồn Lực Lao Động là động lực của phát triển kinh tế. Nguồn Lực Lao Động vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao, phong phú và chủ thể sáng tạo công nghệ, điều chỉnh cơ câu KT để thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Mối quan hệ giữa nguồn lực lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lực lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Nguồn Lực Lao Động quyết định quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. [...]... nền kinh tế công nghiệp, nền kinh tế tri thức, nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố quyết định Đảng và nhà nước ta khẳng định mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội là vì con người và do con người Bên cạnh đó, nguồn lao động vừa là yếu tố "đầu vào" của quá trình sản xuất, vừa là người tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ của xã hội Như vậy, với tư cách là bộ phận dân số thực hiện. .. tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế Nguồn lực lao động khác với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể kinh tế - xã hội do con người tạo ra Do đó nguồn lưc lao động có vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế so với các nguồn lực khác phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng... tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Nguồn nhân lực lao động có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Sách Giáo Trình Kinh Tế Phát Triển- nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội Hà Nội 2005 2 Nguồn internet . 8 Phương hướng giải quyết 9 Vai trò của nguồn lực lao động và phát triển kinh tế 11 3 ĐỀ TÀI: LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA. động Việt Nam nói chung . Vấn đề việc làm và hướng giải quyết: -Việc làm là một vấn đề kinh tế- xã hội lớn của nước ta hiện nay .sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế , các nghành sản xuất ,dịch. tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp

Ngày đăng: 06/06/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan