Nghiên cứu sự phân hủy nhiệt policlobiphenyl sử dụng hệ xúc tác kim loại chuyển tiếp ba cấu tử (cuo ceo2 cr2o3)

91 428 0
Nghiên cứu sự phân hủy nhiệt policlobiphenyl sử dụng hệ xúc tác kim loại chuyển tiếp ba cấu tử (cuo ceo2 cr2o3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BA : Bentonit Di Linh biến tính kiềm BENT : Bentonit Di Linh BT : Hỗn hợp Bentonit và tro than bay BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật GC/ECD : Phương pháp sắc ký khí detectơ cộng kết điện tử Meq : mili đương lượng gam MONT : Montmorillonit PCBs : Policlobiphenyl POPs : Nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (Persistant Organic Polutants) PCB-126 : 3,3'4,4',5-Pentaclobiphenyl PCB-77 : 3,3, 4,4 '-Tetraclobiphenyl PCB-169 : 3,3',4,4',5,5'-Hexaclobiphenyl PCB-105 : 2,3,3',4,4'-Pentaclobiphenyl PIXE : Phương pháp kích hoạt hạt phát xạ tia X PCDFs : Pentaclodibenzofuran ppm : mg/kg ( phần triệu) DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Công thức cấu tạo tổng quát của PCBs 7 Hình 1.2: Công thức cấu tạo của một số PCBs chứa nguyên tử Cl ở vị trí para và meta 12 Hình 1.3: Cấu trúc tinh thể của MONT 25 Hình 1.4: Ảnh chụp SEM của tro bay 27 Hình 2.1: Sơ đồ khối của một máy sắc kí khí 36 Hình 2.2: Tia tới và tia phản xạ trên tinh thể 37 Hình 2.3: Hệ thống thiết bị xử lý PCBs 43 Hình 3.1: Nhiễu xạ tia X của BA ban đầu 49 Hình 3.2: Nhiễu xạ tia X của mẫu BA-T1 50 Hình 3.3: Nhiễu xạ tia X của mẫu BA-T2 50 Hình 3.4: Nhiễu xạ tia X của mẫu BA-T3 51 Hình 3.5: Sắc đồ phân tích hỗn hợp PCBs 41,8 ppm 53 Hình 3.6: Đường ngoại chuẩn định lương PCBs 54 Hình 3.7: Sự ảnh hưởng nhiệt độ, tỉ lệ và thành phần xúc tác đến hiệu suất phân hủy PCBs 57 Hình 3.8: Sự biến thiên hiệu suất xử lý PCBs theo tỉ lệ Cu : Cr : Ce 58 Hình 3.9: Sắc đồ phân tích dung dịch hấp phụ khí khi phân hủy nhiệt xúc tác PCBs ở 400 o C, tỉ lệ Cu 2+ : Cr 3+ : Ce 3+ =1 :1 :1,5 bằng GC/ECD 60 Hình 3.10: Sắc đồ phân tích dung dịch hấp phụ khí khi phân hủy nhiệt xúc tác PCBs ở 450 o C, tỉ lệ Cu 2+ : Cr 3+ : Ce 3+ =1 :1 :1,5bằng GC/ECD 61 Hình 3.11: Sắc đồ phân tích dung dịch hấp phụ khí khi phân hủy nhiệt xúc tác PCBs ở 500 o C, tỉ lệ Cu 2+ : Cr 3+ : Ce 3+ =1 :1 :1,5 bằng GC/ECD 61 Hình 3.12: Sắc đồ phân tích dung dịch hấp phụ khí khi phân hủy nhiệt xúc tác PCBs ở 550 o C, tỉ lệ Cu 2+ : Cr 3+ : Ce 3+ =1 :1 :1,5 bằng GC/ECD 62 Hình 3.13: Sắc đồ ion tổng của sản phẩm khí thu được khi phân hủy PCBs hệ xúc tác Cu 2+ : Cr 3+ : Ce 3+ = 1 : 1 : 1,5 ở 400 o C 64 Hình 3.14: Sắc đồ ion tổng của sản phẩm khí thu được khi phân hủy PCBs hệ xúc tác Cu 2+ : Cr 3+ : C3 4+ = 1 : 1 : 1,5 ở 500 o C 65 Hình 3.15: Sắc đồ ion tổng của sản phẩm khí thu được khi phân hủy PCBs hệ xúc tác Cu 2+ : Cr 3+ : Ce 3+ = 1 : 1 : 1,5 ở 550 o C 67 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tính chất hóa lý của một số loại dầu biến thế 6 Bảng 1.2: Chỉ số độc tính tương đương (TEF) 13 Bảng 1.3: Thành phần các chất có mặt trong khoáng MONT 26 Bảng1.4: Thành phần hóa học của tro bay Phả Lại 27 Bảng 2.1 : Lượng muối cần trao đổi ion trên 40g BA tạo vật liệu xúc 40 Bảng 2.2: Thành phần hỗn hợp vật liệu sử dụng để phân hủy PCBs ở các nhiệt độ khác nhau, tỉ lệ chất xúc tác khác nhau, tốc độ dòng khí 1mL/phút, 1ml dung dịch PCBs có nồng độ 41,8 ppm 45 Bảng 2.3: Số liệu thực nghiệm xây dựng đường chuẩn 46 Bảng 3.1 :Nồng độ ion Cr 3+ , Cu 2+ , Ce 3+ trong dung dịch muối trước và sau hấp phụ trên 40g BA 48 Bảng 3.2: Số đếm diện tích pic lượng PCBs còn lại sau phân hủy nhiệt xúc tác PCBs ở các nhiệt độ khác nhau 55 Bảng 3.3: Hiệu suất phân hủy PCBs ở các điều kiện khác nhau 55 Bảng 3.4: Sản phẩm khí có thể sinh ra khi phân hủy nhiệt PCBs với hệ xúc tác BA- T3, có sử dụng CaO tại nhiệt độ 400 o C 62 Bảng 3.5: Sản phẩm khí có thể sinh ra khi phân hủy nhiệt PCBs với hệ xúc tác BA- T3, có sử dụng CaO tại nhiệt độ 500 o C 64 Bảng 3.6: Sản phẩm khí có thể sinh ra khi phân hủy nhiệt PCBs với hệ xúc tác BA- T3, có sử dụng CaO tại nhiệt độ 550 o C 66 Bảng 3.7: Bảng đối chiếu kết quả nghiên cứu với nghiên cứu khác 68 MỤC LỤC CHƢƠNG 1 3 TỔNG QUAN 3 1.1. Giới thiệu về các hợp chất clo hữu cơ bền khó phân hủy 3 1.2. Tác động tới môi trường và sức khoẻ con người của POPs 3 1.3. Dầu biến thế 6 1.4. Giới thiệu về PCBs 7 1.4.1. Định nghĩa 7 1.4.2. Cấu tạo, tính chất 7 1.4.3. Ứng dụng và sự thâm nhập của PCBs vào môi trường 9 1.4.4. Độc tính của PCBs 11 1.5. Các phương pháp xử lý PCBs 13 1.5.1. Một số quy định về xử lý PCBs 14 1.5.2. Các phương pháp xử lý PCBs 16 1.6. Các chất sử dụng trong quá trình phân hủy nhiệt PCBs 24 1.6.1. Khoáng sét Bentonit 24 1.6.2. Tro than bay 27 1.6.3. Chất xúc tác là oxit kim loại chuyển tiếp 28 1.7. Lý thuyết chung về xúc tác 29 1.7.1. Định nghĩa và phân chia giai đoạn xúc tác 29 1.7.2. Động học của phản ứng xúc tác dị thể 33 CHƢƠNG 2 35 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu 35 2.2.2. Các phương pháp phân tích 35 2.2.2.3. Phương pháp nhiệt xúc tác trong ống dòng 38 2.3. Hóa chất dụng cụ 38 2.3.1. Chế tạo các vật liệu sử dụng trong nghiên cứu 39 2.3.2. Đánh giá đặc trưng vật liệu bằng phổ nhiễu xạ tia X 42 2.3.3. Nghiên cứu phân hủy nhiệt xúc tác PCBs 42 2.3.4. Xác định sản phẩm khí và sản phẩm trên vật liệu xúc tác sau phản ứng 45 2.3.5. Xây dựng đường ngoại chuẩn PCBs 46 2.3.6. Tính hiệu suất xử lý 46 CHƢƠNG 3 48 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48 3.1. Đặc trưng của vật liệu xúc tác 48 3.1.1. Hiệu suất hấp phụ của BA đối với các ion kim loại 48 3.1.2. Đặc trưng phổ nhiễu xạ tia X của vật liệu xúc tác 48 3.2. Hiệu suất phân hủy PCBs có sử dụng xúc tác 53 3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phân hủy nhiệt xúc tác PCBs 56 3.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần CeO 2 trong hệ xúc tác đến hiệu suất phân hủy PCBs 58 3.3. Các sản phẩm khí sinh ra trong quá trình phân hủy PCB s 60 3.4. Tính ưu việt phân hủy nhiệt xúc tác hệ ba cấu tử đối với PCBs………… 68 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 75 1 MỞ ĐẦU Policlobiphenyl (PCBs) là một nhóm các hợp chất hữu cơ nhân tạo, có độ độc cao và rất bền vững trong môi trường. Chúng nằm trong danh sách 22 nhóm hợp chất hữu cơ bền vững, độc hại (Persistant Organic Pollutants - POPs). PCBs được sử dụng như một chất điện môi phổ biến trong máy biến thế và tụ điện, chất lỏng dẫn nhiệt trong hệ thống truyền nhiệt và nước, chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo. Là thành phần trong sơn, mực in, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín, chất để hàn; là chất phụ gia của thuốc trừ sâu, chất chống cháy và trong dầu nhờn (trong dầu kính hiển vi, phanh, dầu cắt…). Qua nghiên cứu của Cục bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy PCBs là một trong các tác nhân gây ung thư cho con người, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Ngoài ra, PCBs là chất khó bị phân hủy bằng sinh, lý, hóa học và rất bền vững trong môi trường. Chính vì vậy, PCBs bị cấm sử dụng vào cuối những năm 1970 Tuy nhiên, hiện nay hơn 10% lượng PCBs sản xuất từ những năm 1929 vẫn còn tồn tại trong môi trường, gây đe dọa tới sức khỏe của con người. Tại Việt Nam, PCBs được nhập từ những năm 60 – 80 của thế kỉ trước từ Rumani, Trung Quốc, Liên Xô. Vấn đề chính của chúng ta hiện nay là cần phải nhận biết, xác định, quản lý và tiêu hủy an toàn thiết bị, dầu và chất thải chứa PCB đang sử dụng hoặc đã thải bỏ. Ngày 22/7/2002, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Stốckhôm và trở thành quốc gia thành viên thứ 14 của Công ước, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc chung tay góp sức cùng thế giới loại bỏ hoàn toàn các chất POPs độc hại trong môi trường tự nhiên và đời sống con người. Phương pháp xử lý các hơp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) chủ yếu là chôn lấp hoặc thiêu hủy ở nhiệt độ cao, buồng đốt sơ cấp 700 o C và buồng đốt thứ cấp lớn hơn 1000 o C. Các phương pháp xử lý này cần năng lương lớn, chi phí cao, không an toàn khi nhiệt độ không đủ lớn dễ dẫn đến các sản phẩm thứ cấp độc 2 hại như dioxin và furan [35]. Phương pháp oxi hóa nhiệt trên xúc tác oxit kim loại để xử lí POPs và các hợp chất clo hữu cơ khác đã đươc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhằm hạ thấp nhiệt độ phân hủy chất và hạn chế hình thành các sản phẩm phụ độc hại. Thông thường, các xúc tác kim loại quý cho hoạt tính cao nhất khi oxy hoá các hợp chất cơ clo dễ bay hơi (VOCs). Ở nhiệt độ cao, hoạt tính xúc tác của oxit kim loại là tương đương với hoạt tính xúc tác của kim loại quý [13]. Ngày nay, để thay thế cho các xúc tác kim loại quý, người ta sử dụng các xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp, chẳng hạn như Cr 2 O 3 , CuO, Co 3 O 4 , TiO 2 , Khoáng sét có nhiều tính chất đặc biệt như khả năng hấp phụ cao, có các trung tâm mang tính axít – bazơ, có khả năng lưu giữ các phân tử nước ở các khoang trống trong khoáng, đặc biệt trong điều kiện nhất định chúng đóng vai trò như là chất xúc tác cho các phản ứng hóa học [32]. Do tính chất đặc biệt của khoáng sét, nên loại vật liệu này đã được nghiên cứu sử dụng để xử lý môi trường, trong đó, khoáng sét giàu montmorillonit được sử dụng làm vật liệu hấp phụ, làm chất xúc tác để loại bỏ các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ trong môi trường. Việc nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa khoáng sét và các oxít kim loại chuyển tiếp trong phân hủy các hợp chất POPs là một trong những hướng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Với mục đích hướng đến thực hiện nghị định Stốckhôm và góp phần vào việc xử lý PCBs hiệu quả nhất, luận văn lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự phân hủy nhiệt Policlobiphenyl sử dụng hệ xúc tác kim loại chuyển tiếp ba cấu tử (CuO -CeO 2 -Cr 2 O 3 )” với mục tiêu:  Nghiên cứu hiệu quả phân hủy PCBs khi sử dụng hệ xúc tác CuO–CeO 2 -Cr 2 O 3 ở nhiệt độ khác nhau.  Nghiên cứu hiệu quả phân hủy PCBs khi thay đổi tỉ lệ thành phần chất xúc tác.  Phân tích đánh giá các sản phẩm khí sinh ra khi phân hủy PCBs trong các điều kiện khác nhau.  Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực nghiệm trong việc phân hủy PCBs nói riêng và các chất cơ clo bền nói chung. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về các hợp chất clo hữu cơ bền khó phân hủy Các hợp chất clo hữu cơ là một nhóm các hợp chất hoá học có công thức tổng quát là C x H y O z Cl t . Các hợp chất này đa phần có nguồn gốc nhân tạo và được ứng dụng trong nhiều ngành như công nghiệp hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, làm dung môi, Một số dẫn xuất clo hữu cơ nằm trong danh mục bị cấm và cần loại bỏ theo công ước Stockholm năm 2004 như DDT, PCBs, Dioxin và Furan… [30]. Do đó nghiên cứu về hiện trạng, tác động và phương pháp xử lý các hợp chất clo hữu cơ đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Dựa trên độc tính và tính bền vững trong môi trường có thể chia các hợp chất clo hữu cơ ra làm 2 loại, các hợp chất clo hữu cơ dễ phân huỷ và các hợp chất clo hữu cơ bền khó phân hủy (POPs) như DDT, PCBs, Dioxin [19]. 1.2. Tác động tới môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời của POPs Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hầu hết các hợp chất clo hữu cơ đều có tác động tới môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là nhóm clo hữu cơ thơm [19]. Do những tác động của các hợp chất POP lên người và sinh vật nên chúng đã được đưa vào nhóm các chất gây ung thư cho người và vật, tác động lên sự sinh sản và đẻ trứng ở các loài chim, tác động lên hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các hợp chất này lên cơ thể con người ngày càng được quan tâm đặc biệt là nghiên cứu về độc tính của các chất này đến sự phát triển của phôi, bào thai và trẻ em. Các hợp chất POP được chọn trong nghiên cứu nhiều nhất là nhóm chất khó phân huỷ bậc nhất là policlodibenzo-p-dioxin (PCDDs) và policlodibenzofuran (PCDFs) (điển hình là 2,3,7,8-Tetraclodibenzo-p-dioxin (TCDD), PCBs và DDT. Các chất này có nhiều tác động tới sức khoẻ con người do khó phân huỷ sinh học và hoá học, đặc biệt được tích luỹ nhiều trong mỡ. Do đó, các hợp chất này có thể tồn tại và chuyển hoá trong các chuỗi thức ăn và hệ sinh thái. Tuy nhiên, sự tác động 4 của các hợp chất này có sự khác nhau tuỳ theo mức độ ô nhiễm trong môi trường cũng như sự thâm nhiễm ở các loài. Thêm vào đó, ở nhiều vùng, ô nhiễm các hợp chất clo hữu cơ đã lan rộng do có sự chuyển hoá từ đất, nước vào môi trường không khí từ những vùng có khí hậu nóng đến những vùng có khí hậu ấm hơn [30]. TCDD là một trong những đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất trong nhóm POP vì độc tính cao và tồn tại lâu dài trong môi trường. Do đó Cục bảo vệ Môi trường Mỹ (US – EPA) đã quy định tất cả các hợp chất giống Dioxin về cấu trúc và độc tính đều là những hợp chất độc. Các hợp chất giống PCDDs và PCDFs là những hợp chất hữu cơ có chứa clo ở các vị trí 2-, 3-,7- và 8- trong phân tử và mức độ độc giảm theo sự tăng nhóm thế clo trong phân tử. Cũng giống như PCBs, chỉ những vị trí clo hóa ở phần bên của phân tử (không phải vị trí ortho hoặc cùng mặt phẳng) cho thấy có độc tính tương tự Dioxin [29]. Từ những hợp chất họ Dioxin suy rộng ra câu trả lời rõ ràng về ảnh hưởng của POP tương tự lên sinh vật và con người. Tác động có thể thấy được là giảm khả năng tiêu hóa, gây độc cho gan và tác động tới hệ miễn dịch nói chung, gây ung thư, gây quái thai, gây độc đối với sự sinh trưởng và sinh sản, gây độc cho da, ảnh hưởng tới các hoocmon sinh trưởng và làm mất hoạt tính chuyển hóa thuốc pha I và pha II của enzyme [29]. Những ảnh hưởng tới sức khỏe con người đã được báo cáo bao gồm các dấu hiệu tổn thương da (ví dụ: chứng ban clo, sừng hóa), gây xơ hóa và giảm cân, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và chức năng miễn dịch. Cơ chế tác động Độc tính của các hợp chất clo hữu cơ được thể hiện qua một số cơ chế. Tác động thông qua sự liên kết của các hợp chất clo hữu cơ với thụ thể Ah nội bào (Aryl hydrocarbon: một loại thụ thể có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển ung thư) hoặc liên kết với các hoocmon có liên quan tới các cơ chế tác động do phơi nhiễm ở liều lượng thấp các hóa chất này. Thụ thể Ah [...]... tro bay cũng làm vật liệu mang hiệu quả trong phản ứng phân hủy nhiệt PCBs có sử dụng chất xúc tác là các oxit kim loại chuyển tiếp 1.6.3 Chất xúc tác là oxit kim loại chuyển tiếp Kim loại chuyển tiếp là các nguyên tố kim loại tạo thành ít nhất một ion với mỗi orbital, có phân lớp d và f ở lớp ngoài cùng (có lớp electron d, f chưa bão hoà) [12] Xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp có hoạt tính xúc tác. .. các xúc tác kim loại quý Các xúc tác kim loại quý nói chung cho hoạt tính cao nhất khi oxy hoá VOCs Tuy nhiên, các xúc tác này không thích hợp để chuyển hoá các hợp chất clo hữu cơ dễ bay hơi vì dễ bị mất hoạt tính do các hợp chất clo (gây ngộ độc xúc tác) Mặt khác, ở nhiệt độ cao, hoạt tính xúc tác của xúc tác oxit kim loại là tương đương với xúc tác kim loại quý Ngày nay, để thay thế cho các xúc tác. .. đến hoạt tính xúc tác càng mạnh - Phương pháp đồng kết tủa - Phương pháp tẩm - Phương pháp trộn cơ học - Phương pháp trao đổi ion - Phương pháp bay hơi Trong nghiên cứu phân hủy nhiệt xúc tác PCBs của luận văn sử dụng xúc tác ba cấu tử là Cu2+, Cr3+, Ce3+, chúng phản ứng với oxi và tạo ra các oxit kim loại tương ứng thực hiện xúc tác cho quá trình Để tạo các xúc tác cho phản ứng phân hủy nhiệt dùng muối... dòng không khí nén, để phản ứng phân hủy PCBs đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế tạo ra những chất độc hại *Ưu điểm của phương pháp Phương pháp phân hủy nhiệt sử dụng xúc tác có rất nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với những phương pháp phân hủy nhiệt ở những dải nhiệt độ mà không sử dụng xúc tác Phân hủy PCBs khi có mặt xúc tác sẽ làm giảm nhiệt độ phân hủy từ 1000oC xuống khoảng nhiệt độ từ 400oC đến 600oC,... tác đồng thể pha rắn Một số chất xúc tác đồng thể thường dùng là các axit, bazơ và muối của các kim loại chuyển tiếp - Xúc tác dị thể: chất xúc tác không nằm cùng pha với chất tham gia phản ứng Chất xúc tác dị thể thường là chất rắn và phản ứng hóa học xảy ra trên bề mặt chất xúc tác Các chất xúc tác dị thể thường gặp là các kim loại chuyển tiếp, các oxit kim loại Xúc tác đóng một vai trò rất lớn trong... Phương pháp phân hủy nhiệt xúc tác Những chất hữu cơ khó phân hủy khó thường được xử lý bằng những phương pháp vật lý, sinh học, hóa học trong điều kiện đặc biệt do các liên kết trong phân tử của chúng rất bền vững Phương pháp hiệu quả nhất để xử lý triệt để những chất hữu cơ khó phân hủy và độc hại này là phương pháp phân hủy nhiệt xúc tác Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng xúc tác trong các... các xúc tác kim loại quý, người ta sử dụng các xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp như: Cr2O3, CuO, Co3O4, TiO2, V2O5 Các loại xúc tác khác như zeolit, Pillared clay và perovskites cũng đã được nghiên cứu ứng dụng xử lý các hợp chất clo hữu cơ dễ bay hơi Theo [12] hoạt tính oxy hoá của xúc tác đơn oxit kim loại được xếp theo thứ tự giảm dần là MnO 2, CoO, CdO, CuO, ZnO, TiO2, Fe2O3, Cr2O3, CeO2, MgO,... của các kim loại cho trao đổi ion với BENT để tạo hỗn hợp đồng nhất chứa các ion kim loại Từ đó hình thành các oxit kim loại xúc tác cho các phản ứng diễn ra nhanh, mạnh hơn 1.7 Lý thuyết chung về xúc tác 1.7.2 Định nghĩa và phân chia giai đoạn xúc tác Xúc tác là hiện tượng thay đổi tốc độ phản ứng do tác dụng của một số chất gọi là chất xúc tác Những phản ứng như vậy được gọi là phản ứng xúc tác [4]... Các oxit kim loại phức hợp dạng spinel như ZnCo2O4, CuCo2O4, NiCo2O4, CuCr2O4, CuFe2O4, ZnFe2O4, Ngoài việc dùng xúc tác đơn oxit thay thế các xúc tác kim loại quý, người ta còn kết hợp nhiều oxit kim loại khác nhau để có thể hạn chế tối đa các khuyết điểm của các hợp phần Các nghiên cứu đầu tiên về dạng xúc tác hỗn hợp oxit kim loại dạng này là dùng để chuyển hoá CO và VOCs Một số hệ xúc tác hỗn hợp... oxit kim loại đã được nghiên cứu nhiều nhất như: MgO-Al2O3, CuO-Cr2O3, CuO- 28 Cr2O3/Al2O3, MgO-MnO2 -CeO2/ Al2O3 Các kết quả nghiên cứu được tổng hợp cho đến nay cho thấy hệ xúc tác CuO-Cr2O3 thể hiện hoạt tính cao nhất [13] Trong phản ứng phân hủy nhiệt PCBs các tác nhân xúc tác ở đây là những ion trong phân tử muối được hấp phụ trên bề mặt khoáng sét Bentonit để làm tăng tốc độ phản ứng và hiệu suất phân . tài Nghiên cứu sự phân hủy nhiệt Policlobiphenyl sử dụng hệ xúc tác kim loại chuyển tiếp ba cấu tử (CuO -CeO 2 -Cr 2 O 3 )” với mục tiêu:  Nghiên cứu hiệu quả phân hủy PCBs khi sử dụng hệ xúc. khi phân hủy nhiệt PCBs với hệ xúc tác BA- T3, có sử dụng CaO tại nhiệt độ 400 o C 62 Bảng 3.5: Sản phẩm khí có thể sinh ra khi phân hủy nhiệt PCBs với hệ xúc tác BA- T3, có sử dụng CaO tại nhiệt. chất sử dụng trong quá trình phân hủy nhiệt PCBs 24 1.6.1. Khoáng sét Bentonit 24 1.6.2. Tro than bay 27 1.6.3. Chất xúc tác là oxit kim loại chuyển tiếp 28 1.7. Lý thuyết chung về xúc tác

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan