Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định

76 705 2
Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái vườn quốc gia xuân thủy, nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 1.1. Tổng quan hệ sinh thái của các vùng đất ngập nƣớc (ĐNN) ở Việt Nam . 2 1.1.1. Một số khái niệm về đất ngập nước 2 1.1.2. Chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước 3 1.2. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 6 1.2.1. Điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy 6 1.2.2. Kết quả quy hoạch VQG Xuân Thủy 9 1.2.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa và xã hội VQG Xuân Thủy 13 1.3. Đặc điểm và hiện trạng sử dụng môi trƣờng hệ sinh thái đất ngập nƣớc VQG Xuân Thủy 19 1.3.1. Các sinh cảnh và cồn cát ở vùng triều cửa sông 19 1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất VQG Xuân Thủy 22 1.3.3. Tài nguyên nước VQG Xuân Thủy 25 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 26 2.2. Nội dung nghiên cứu 26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu 26 2.3.2. Phương pháp thu mẫu môi trường 26 2.3.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 30 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 3.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc 32 3.1.1. Môi trường đất 32 3.1.2. Môi trường nước 45 3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định 55 3.2.1. Kiểm soát chất lượng môi trường đất, môi trường nước 55 3.2.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy 56 KẾT LUẬN 58 KIẾN NGHỊ 59 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT BOD 5 Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường COD Nhu cầu oxy hóa học CLNM Chất lượng nước mặt DO Oxy hòa tan trong nước ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước HST Hệ sinh thái KLN Kim loại nặng NTTS Nuôi trồng thủy sản pH Độ chua QCVN Quy chuẩn Việt Nam RNM Rừng ngập mặn TDS Tổng chất rắn hòa tan VQG Vườn Quốc gia DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Loại hình khai thác thủy sản của người dân 14 Bảng 2: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân 15 Bảng 3: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã 16 Bảng 4: Thông tin về địa điểm lấy mẫu đất tháng 7/2011 ở VQG Xuân Thủy 27 Bảng 5: Thông tin về địa điểm lấy mẫu đất tháng 12/2012 ở VQG Xuân Thủy 28 Bảng 6: Thông tin về địa điểm lấy mẫu nước tháng 7/2011 ở VQG Xuân Thủy 29 Bảng 7: Thông tin về địa điểm lấy mẫu nước tháng 12/2012 ở VQG Xuân Thủy 30 Bảng 8. Kết quả phân tích chất lượng đất tại VQG Xuân Thủy tháng 7/2011 32 Bảng 9. Kết quả phân tích chất lượng đất tại VQG Xuân Thủy tháng 12/2012 39 Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước tại VQG Xuân Thủy tháng 7/2011 46 Bảng 11. Kết quả phân tích chất lượng nước tại VQG Xuân Thủy tháng 12/2012 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Giá trị pH của đất (7/2011) 33 Biểu đồ 2: Hàm lượng phốt pho dễ tiêu của đất (7/2011) 34 Biểu đồ 3: Hàm lượng Canxi và Magie trao đổi của đất (7/2011) 35 Biểu đồ 4: Nồng độ Pb 2+ trong đất (7/2011) 36 Biểu đồ 5: Nồng độ Cd 2+ và As 3+ trong đất (7/2011) 37 Biểu đồ 6: pH của đất (12/2012) 40 Biểu đồ 7: Hàm lượng Ca 2+ , Mg 2+ trao đổi trong đất (12/2012) 42 Biểu đồ 8: Hàm lượng Pb 2+ , Cd 2+ linh động trong đất (12/2012) 43 Biểu đồ 9: Hàm lượng NO 3 - , NH 4 + linh động trong đất (12/2012) 45 1 MỞ ĐẦU Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định được đặc trưng bởi sinh cảnh của hệ sinh thái rừng ngập mặn, là nơi di cư, trú ngụ của nhiều loài chim nước trên thế giới. Hệ sinh thái này được cấu thành bởi môi trường đất, nước và các loài sinh vật sống trong nó, đặc biệt là sinh cảnh rừng ngập mặn. Các thành phần chất lượng môi trường đất, nước là giá đỡ, nuôi dưỡng sự tồn tại và phát triển sinh cảnh rừng ngập mặn, tạo cho hệ sinh thái rừng ngập mặn những chức năng, giá trị kinh tế xã hội, môi trường và văn hóa vô cùng quan trọng đối với cộng đồng dân cư vùng cửa sông ven biển Giao Thuỷ. Tuy nhiên, VQG Xuân Thủy đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng bởi các hoạt động phát triển của con người và tác động của thiên nhiên. Những tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần chất lượng môi trường đất, nước và sinh cảnh của rừng ngập mặn, gây ảnh hưởng đến hệ thống cấu trúc của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nhằm góp phần phục vụ công tác quản lý và bảo tồn hiệu quả tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) Vườn quốc gia Xuân Thủy, đề tài luận văn “Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin số liệu và phân tích các chỉ tiêu lý hóa của một số mẫu đất, nước lấy tại các khu vực khác nhau trong VQG nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, qua đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan hệ sinh thái của các vùng đất ngập nƣớc (ĐNN) ở Việt Nam 1.1.1. Một số khái niệm về đất ngập nước Đất ngập nước là hệ sinh thái quan trọng trên trái đất, nó là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, là bồn chứa cacbon, là nơi bảo tồn các nguồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học, sinh học. Ngoài ra, ĐNN là nơi thu nhận ở hạ nguồn các chất thải có nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh, chúng làm sạch nước ô nhiễm, ngăn ngừa ngập lụt, bảo vệ bờ biển và tái nạp tầng chứa nước ngầm. Một vai trò rất quan trọng khác của ĐNN là nơi cư trú cho nhiều động thực vật hoang dã. Chính những vai trò quan trọng này mà ĐNN hiện nay đã được đưa vào các bộ luật để bảo vệ cùng với những quy định và kế hoạch quản lý [14]. Thuật ngữ ĐNN được hiểu theo nhiều cách khác nhau, hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa về ĐNN khác nhau được sử dụng [40]. Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học về ĐNN đã xác định được những điểm chung của ĐNN thuộc các loại khác nhau, đó là chúng đều có nước nông hoặc đất bão hòa nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân hủy chậm và nuôi dưỡng nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bão hòa nước [24]. - Định nghĩa về ĐNN theo công ước Ramsar (Công ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước) năm 1971 có tầm khái quát và bao hàm nhất. Công ước Ramsar định nghĩa: ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khu thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m [6]. - Theo Chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Mỹ định nghĩa về ĐNN như sau: Về vị trí phân bố, ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa những HST trên cạn và HST thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông. ĐNN phải có một trong ba đặc tính sau [36]: 3 + Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh. + Nền đất hầu như không bị khô. + Nền đất không có cấu trúc rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước ở mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm. - Theo các nhà khoa học Canada: “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt”. - Các nhà khoa học New Zealand định nghĩa: “ĐNN là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng đất ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loại thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”. Dù có nhiều định nghĩa về ĐNN nhưng có thể thấy nước – chế độ thủy văn vẫn là yếu tố tự nhiên quyết định và đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, duy trì và quản lý các vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN nước ngọt nội địa. Ở Việt Nam, ĐNN rất đa dạng với diện tích xấp xỉ. 1.1.2. Chức năng của hệ sinh thái đất ngập nước 1.1.2.1. Chức năng sinh thái của đất ngập nước - Nạp nước ngầm: Nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng. - Hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hòa lượng nước mưa như “bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu. - Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nước trong các HST, nhờ lớp phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng giữa O 2 và CO 2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định. 4 - Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là RNM ven biển, thảm cỏ có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy bề mặt. - Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc, : Vùng ĐNN được coi như một “bể lọc” tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và công nghiệp). - Giữ lại chất dinh dưỡng: Làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh vật sinh sống trong HST đó. - Sản xuất sinh khối: Rất nhiều vùng ĐNN là nơi sản xuất và xuất khẩu sinh khối làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các loài động vật hoang dã cũng như vật nuôi. - Giao thông thủy: Hầu hết các sông, kênh rạch, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng ngập lụt thường xuyên hay theo mùa, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư địa phương. - Giải trí, du lịch: Các Khu bảo tồn ĐNN như Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), nhiều vùng cảnh quan đẹp như Bích Động và Vân Long (tỉnh Ninh Bình), cũng như nhiều đầm phá ven biển miền Trung thu hút nhiều khác du lịch đến thăm quan giải trí [14]. 1.1.2.2. Chức năng kinh tế - Tài nguyên rừng: Các loài động vật, thực vật thường rất phong phú ở các vùng ĐNN, tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, có thể khai thác để phục vụ lợi ích kinh tế. Tài nguyên rừng cung cấp các sản phẩm quan trọng như gỗ, than, củi và các sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, dược liệu. - Thủy sản: các vùng ĐNN là môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, cua, động vật thân mềm - Tài nguyên cỏ và tảo biển: Nhiều diện tích ĐNN ven biển có những loại tảo, cỏ biển là nguồn thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật và còn được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc, làm phân bón và dược liệu 5 - Sản phẩm nông nghiệp: Các ruộng lúa nước chuyên canh hoặc xen canh với các cây hoa màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng ĐNN. - Cung cấp nước ngọt: Nhiều vùng ĐNN là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: Rừng tràm, ngoài giá trị kinh tế còn giữ vai trò dự trữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của các cộng đồng dân cư sống trên vùng đất phèn. - Tiềm năng năng lượng: Than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng; các đập; thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng. Rừng tràm ở Việt Nam có khoảng 305 triệu tấn than bùn cung cấp nguồn năng lượng lớn. Lớp than bùn này còn được dùng làm phân bón và ngăn cản quá trình xì phèn. 1.1.2.3. Giá trị đa dạng sinh học Giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của ĐNN. Nhiều vùng ĐNN là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di trú. Chỉ riêng HST rừng ngập mặn (RNM) vùng cửa sông ven biển, một kiểu HST được tạo thành bởi môi trường trung gian giữa biển và đất liền, là một HST có năng suất cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Đó là nơi cung cấp các lâm sản, hải sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh vai trò điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, ổn định và mở rộng bãi bồi. Giá trị đa dạng sinh học của ĐNN bao gồm cả giá trị văn hóa, nó liên quan tới cuộc sống tâm linh, các lễ hội truyền thống phản ánh ước vọng của người dân địa phương sống trong đó và các hoạt động du lịch sinh thái Giá trị văn hóa còn bao gồm cả tri thức bản địa của người dân trong nuôi trồng, khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và cách thích ứng của con người với môi trường tự nhiên (lũ lụt, hiện tượng ngập nước theo mùa hoặc đột biến của thiên nhiên ). Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội, ngôn ngữ và văn hóa là không thể tách rời, nó thể hiện lòng tin của con người và nhào nặn nên “cảnh quan văn hóa”. Thông thường, nơi nào giá trị đa dạng sinh học cao thì cũng là nơi cư trú của những người dân “bản địa”. Người ta chưa thống kê được có bao nhiêu [...]... Hưng: 14.973m3/ngày đêm Hệ tầng Vĩnh Phú – Hà Nội: 174.988m3/ngày đêm [18] 25 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường đất và nước của VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định 2.2 Nội dung nghiên cứu - Một số chỉ tiêu chất lượng môi trường đất trong 2 năm 2011 và 2012 - Một số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước trong 2 năm 2011 và... VQG Xuân Thủy và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định Cụ thể: - Các tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cùng với các tài liệu, tư liệu về vùng cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Các tài liệu, và công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến môi trường và quản lý của VQG Xuân Thủy 2.3.2 Phương pháp thu mẫu môi trường. .. 2011 và 2012 - Đề xuất giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường đất và nước cho VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như sau: 2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu Luận văn đã sử dụng một số kết quả, tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ, các phương... hổng trầm tích, hệ tầng Thái Bình, hệ tầng Hải Hưng, hệ tầng Hà Nội, tầng chứa nước vỉa – khe nứt, tầng chứa nước khe nứt – kát Tuy nhiên, trong 5 tầng chứa nước này chỉ có hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hà Nội được nghiên cứu kỹ, có trữ lượng lớn và ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sản xuất nhất là nuôi trồng thuỷ sản và làm muối vùng ven biển tỉnh Nam Định Hệ tầng Thái Bình: 30.434m3/ngày đêm Hệ tầng Hải... là kiểu hệ sinh thái đặc trưng của vùng triều ven biển ở đây Dưới góc độ sinh thái học, rừng ngập mặn là một kiểu hệ sinh thái sản xuất cung cấp thức ăn thông qua chuỗi thức ăn tự nhiên mà khởi đầu là các cây ngập mặn Chúng là kiểu rừng nhiệt đới sớm nhất bởi đặc điểm sinh học sinh sản và tính thích ứng sinh thái với điều kiện sống vùng triều giữa, là nơi cư trú, sinh sản của cả một quần xã sinh vật... thoát nước mưa và nước thải Do vậy, thành phần và tính chất của nước trong các kênh phụ thuộc vào chế độ hoạt động của các cống tưới và cống tiêu trong khu vực Thành phần và tính chất của nước mặt trên các kênh tiêu thoát nước biến động không ngừng 1.3.3.2 Nguồn tài nguyên nước ngầm Địa tầng khu vực Huyện Giao Thuỷ thuộc địa tầng nước ngầm của tỉnh Nam Định có 5 tầng chứa nước ngầm Đó là các tầng chứa nước. .. Lượng chất hữu cơ nơi ngập nước thường xuyên, nơi có rừng ngập mặn khá cao, trung bình 2,5 - 3,5% Vì chất hữu cơ phân giải kém, do mặn cao làm cho vi sinh vật hoạt động yếu Hàm lượng mùn nghèo vì trong môi trường mặn mùn phân tán Đạm tổng số và đặc biệt đạm hoạt tính nghèo vì phân giải chất hữu cơ kém, Lân tổng số và Kali tổng số đều cao đến rất cao vì mang tính chất phù sa sông Hồng Phản ứng môi trường. .. VQG Xuân Thuỷ được hoạch định như sau: VQG là phần bãi bồi bao gồm một phần của Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh nằm giáp ranh với 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long và phần Bãi Trong (bãi bồi) huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định Ranh giới được mô tả như sau: Bắt đầu từ nơi giao nhau của đê Vành Lược với sông Vọp (phía Bắc) theo đê Vành Lược cắt một phần diện tích của Cồn Ngạn đến nơi giao... khoảng 85% dân số thế giới sống trên các vùng rừng nhiệt đới và vùng ĐNN Tất cả những yếu tố tự nhiên này góp phần không nhỏ tạo nên “văn hóa truyền thống” của nhân dân địa phương [14] 1.2 Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 1.2.1 Điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy 1.2.1.1.Vị trí địa lý lãnh thổ nghiên cứu Vườn Quốc Gia Xuân Thủy thuộc... động nghiên cứu khoa học về rừng, về động thực vật, về môi trường theo các chương trình đã đề ra của VQG Các hoạt động nghiên cứu sẽ được thiết kế trên một số tuyến, một số địa điểm nhất định Còn phần lớn diện tích sẽ được giữ yên tĩnh cho động vật sinh sống + Giáo dục và đào tạo về bảo tồn thiên nhiên Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông được tiến hành các hoạt động thực tập về môi . nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) Vườn quốc gia Xuân Thủy, đề tài luận văn Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước trong hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định đã tiến hành. VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 1.2.1. Điều kiện tự nhiên VQG Xuân Thủy 1.2.1.1.Vị trí địa lý lãnh thổ nghiên cứu Vườn Quốc Gia Xuân Thủy thuộc địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam. tích trong phòng thí nghiệm 30 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 3.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc 32 3.1.1. Môi trường đất 32 3.1.2. Môi trường

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan