Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước

68 686 1
Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù  Băng tỉnh Bình Phước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ca cao _loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Hạt ca cao là nguyên liệu quan trọng trong ngành thực phẩm, được dùng để sản xuất: bánh kẹo, sô cô la.... ngoài sản phẩm chính là hạt, các bộ phận khác của cây còn có thể sử dụng được. Lá có thể nuôi được bò, dê, thỏ. Dịch chảy ra từ lớp cơm nhầy trong quá trình lên men dùng làm rượu. Vỏ chứa hàm lượng kali cao dùng làm phân bón.Các sản phẩm chế biến từ ca cao có tác dụng chống ung thư, lão hóa, giảm stress, suy nhược cơ thể...Chất phenolic có trong ca cao có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch.Ca cao cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và ngành dược. Song song với nó là nhu cầu ca cao trên thế giới tăng trung bình khoảng 3 triệu tấnnăm và mức tăng trưởng hằng năm từ 2,5 3,5%, tương đương 90.000100.000 tấn ca cao, đặc biệt là giá cả ca cao rất hấp dẫn và luôn ổn định trên 1.000 USDtấn trong vòng 10 năm trở lại đây(Theo hiệp hội ca cao thế giới _ WFC).Trong khi vùng sản xuất ca cao chính là Nam Mỹ và Tây Phi lại có nhiều biến động về chính trị, thời tiết, dịch bệnh, làm giới hạn sự phát triển và nguồn cung cấp ca cao,đây là thời cơ để ca cao Việt Nam phát triển và khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó lao động nông nghiệp đang trở lên thiếu khi công nghiệp phát triển.Các cây trồng cần lao động tập trung vào mùa thu hoạch như cà phê, điều đang và sẽ gặp nhiều khó khăn về công lao động đặc biệt vào thời điểm thu hoạch.Ca cao là giải pháp tốt cho vấn đề này.Hơn nữa nólà loại cây ưa bóng, dễ trồng, thích hợp trên đất đỏ bazan,có thể trồng xen dưới tán các cây công nghiệp và cây ăn trái, đặc biệt là dưới tán cây điều.

Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Ca cao _loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Hạt ca cao là nguyên liệu quan trọng trong ngành thực phẩm, được dùng để sản xuất: bánh kẹo, sô cô la ngoài sản phẩm chính là hạt, các bộ phận khác của cây còn có thể sử dụng được. Lá có thể nuôi được bò, dê, thỏ. Dịch chảy ra từ lớp cơm nhầy trong quá trình lên men dùng làm rượu. Vỏ chứa hàm lượng kali cao dùng làm phân bón. Các sản phẩm chế biến từ ca cao có tác dụng chống ung thư, lão hóa, giảm stress, suy nhược cơ thể Chất phenolic có trong ca cao có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch.Ca cao cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và ngành dược. Song song với nó là nhu cầu ca cao trên thế giới tăng trung bình khoảng 3 triệu tấn/năm và mức tăng trưởng hằng năm từ 2,5 - 3,5%, tương đương 90.000-100.000 tấn ca cao, đặc biệt là giá cả ca cao rất hấp dẫn và luôn ổn định trên 1.000 USD/tấn trong vòng 10 năm trở lại đây (Theo hiệp hội ca cao thế giới _ WFC).Trong khi vùng sản xuất ca cao chính là Nam Mỹ và Tây Phi lại có nhiều biến động về chính trị, thời tiết, dịch bệnh, làm giới hạn sự phát triển và nguồn cung cấp ca cao, đây là thời cơ để ca cao Việt Nam phát triển và khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó lao động nông nghiệp đang trở lên thiếu khi công nghiệp phát triển.Các cây trồng cần lao động tập trung vào mùa thu hoạch như cà phê, điều đang và sẽ gặp nhiều khó khăn về công lao động đặc biệt vào thời điểm thu hoạch.Ca cao là giải pháp tốt cho vấn đề này. Hơn nữa nó là loại cây ưa bóng, dễ trồng, thích hợp trên đất đỏ bazan, có thể trồng xen dưới tán các cây công nghiệp và cây ăn trái, đặc biệt là dưới tán cây điều.(Theo kết quả nghiên cứu của TS Phạm Hồng Đức Phước _ chủ nhiệm chương trình Ca Cao Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh) Bình Phước nói chung, Bù Đăng nói riêng là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây ca cao. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 150.300 ha trong đó 4.469,3 ha trồng cà phê, 40.802,3 ha trồng điều (Trạm khuyến nông huyện Bù Đăng). Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 2 Trung bình 1 ha điều cho thu nhập khoảng 17 triệu (với giá 8500/kg), còn 1ha ca cao trồng từ 4 năm trở lên với giá như hiện nay 50000/kg (hạt khô) cho thu nhập khoảng 90 triệu (1 ha trồng được 600 cây ca cao ,năm thứ 4 trở đi cho năng suất 3kg / cây), ca cao năm thứ 3 cho thu nhập 60 triệu (năng suất 2kg /cây) (Thông tin từ người trồng ca cao).Thế nhưng đến thời điểm hiện tại loại cây trồng này mới chỉ phát triển ở mức tự phát, nhỏ lẻ., có khoảng 600 ha trồng ca cao (Trạm khuyến nông huyện Bù Đăng). Nguyên nhân chính là do chưa có định hướng và quy hoạch phát triển một cách rõ ràng. Việc “ Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước” sẽ góp phần giải quyết tình trạng trên, mang lại nguồn lợi cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển . 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI  Mục tiêu chung: ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao.  Mục tiêu cụ thể : + Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bù Đăng thích hợp cho sự phát triển của cây ca cao. + Sử dụng kĩ thuật phân tích GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao. 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.  Về nội dung : Đề tài dừng ở mức đánh giá thích nghi tìm ra vùng đất thích hợp  Về không gian : Phạm vi không gian mà đề tài thực hiện là địa bàn huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước .  Về thời gian : Đề tài dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng từ 2/2010 đến 5/2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm ra vùng đất thích nghi trồng ca cao, đề tài sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp thu thập dữ liệu :  Phương pháp tham khảo tài liệu nhằm thu thập các dữ liệu thứ cấp về: lý luận GIS, lý thuyết đánh giá đất đai của FAO, đặc điểm sinh thái cây ca cao; ứng dụng Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 3 GIS, FAO vào đánh giá thích nghi đất đai; dữ liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu, các điều kiện phát triển cây ca cao, hiện trạng trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Đăng.  Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực địa tìm hiểu hiện trạng trồng ca cao đồng thời áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông hộ về hiệu quả trồng cây ca cao theo bảng câu hỏi soạn sẵn về qui mô canh tác, chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng….  Phương pháp tổng hợp dữ liệu: nhằm tổng hợp các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan để phục vụ cho công tác đánh giá thích nghi đất đai.  Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các điều kiện phát triển cây ca cao, phân tích các số liệu về kinh tế xã hội, hiện trạng trồng ca cao….  Phương pháp phân tích không gian: thông qua các phép toán không gian tìm ra vùng không gian thích hợp (sử dụng chồng lớp các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai).  Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng ca cao để xác định yêu cầu sử dụng đất đối với việc trồng cây ca cao.  Phương pháp luận đánh giá thích nghi theo FAO: sử dụng phương pháp này để đánh giá tiềm năng thích nghi đất đai, xác định vùng đất thích hợp trồng ca cao.  Phương pháp trực quan hóa dữ liệu: nhằm thể hiện các lớp dữ liệu lên trên bản đồ. 5. NỘI DUNG THỰC HIỆN.  Thu thập dữ liệu kinh tế - xã hội, các dữ liệu điều kiện tự nhiên, các dữ liệu GIS và bản đồ liên quan.  Tìm hiểu lý thuyết đánh giá thích nghi theo FAO.  Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bù Đăng :  Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 4  Tìm hiểu, phân tích, đánh giá điều kiện phát triển cây ca cao : điều kiện về tự nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội.  Hiện trạng trồng cây ca cao.  Xử lí, phân tích dữ liệu lựa chọn vùng không gian thích hợp trồng cây ca cao. 6. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Đất là thực thể sống có nguồn gốc tự nhiên và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, quan trọng. Vì đất là giá thể cho động vật, thực vật, sinh vật khác, là không gian sinh tồn của con người. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của đất nên việc đánh giá thích nghi đất đai sớm được các nước trên thế giới quan tâm, nhất là ở các nước công nghiệp tiên tiến. Bên cạnh các phương pháp đánh giá thích nghi đất đai truyền thống: đánh giá đất theo định tính chủ yếu dựa vào mô tả và xét đoán, đánh giá đất theo định lượng dựa và các kết quả tính toán thống kê, đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình và mô phỏng định hướng. Đến năm 1976, tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tiến hành xây dựng đề cương đánh giá đất đai nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Song song với nó là quá trình ra đời và phát triển của GIS với chức năng nhập dữ liệu, lưu trữ và quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu dựa trên các thành tựu mới về khoa học công nghệ với tính chính xác cao, độ tin cậy lớn, đặc biệt là tính đánh giá đa ngành, liên vùng cho tất cả các vấn đề về tự nhiên và kinh tế- xã hội. GIS đã được các nước trên thế giới ứng dụng nhiều trong đánh giá thích nghi đất đai, phổ biến nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Ấn Độ… Ở Việt Nam khái niệm về công tác phân hạng, đánh giá khả năng thích nghi đất đai đã có từ lâu qua việc phân chia “tứ đẳng điền, lục hạng thổ”. Đánh giá đất đai đã trở thành quy định bắt buộc trong công tác quy hoạch sử dụng đất. GIS đã có quá trình phát triển hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, tại Việt Nam GIS chỉ mới thật sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây dù rằng GIS đã được đưa vào Việt Nam từ thập Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 5 niên 80 của thế kỷ XX. Các cơ quan, ban ngành tùy vào chức năng, nhiệm vụ của mình mà sử dụng các phần mềm khác nhau vào thực tiễn công việc, nhờ vậy đã đem lại những hiệu quả hết sức to lớn cho xã hội. Đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, dự án về GIS với nhiều quy mô, lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Riêng trong lĩnh vực đánh giá thích nghi đất đai thì mới có một số ít ứng dụng được triển khai ở các cơ quan cấp bộ (bộ Tài nguyên & Môi trường, bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn…), các trường đại học, viện nghiên cứu… Các đề tài nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai: Đề tài “Xây dựng chương trình GIS đánh giá khả năng thích nghi đất đai” của Hồ Anh Bình. Trong đề tài này, tác giả đã xây dựng được chương trình đánh giá khả năng thích nghi của đất sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng kế thừa lý thuyết GIS và lý thuyết đánh giá đất đai của FAO. “Chương trình GIS đánh giá khả năng thích nghi đất đai” giải quyết được các bài toán đánh giá thích nghi tự nhiên đất đai trong GIS mà không bị giới hạn về vùng đất sử dụng, về diện tích. Tuy nhiên chương trình mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá khả năng thích nghi của đất dựa trên các tính chất tự nhiên mà chưa đề cập đánh giá về kinh tế xã hội và tác động môi trường. “Ứng dụng phần mền ALES và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Thoại Vũ. ALES không phải là phần mền GIS nên không có khả năng biểu diễn kết quả lên trên bản đồ mà chỉ có chức năng phân tích dữ liệu thuộc tính của GIS. ALES là phần mền đánh giá đất đai theo phương pháp FAO. Đề tài đánh giá khả năng thích nghi đất đai dựa trên đánh giá thích nghi tự nhiên và đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nhưng chưa đánh giá tác động môi trường của các loại hình sử dụng đất…Tác giả đã ứng dụng thành công mô hình “Tích hợp phần mền ALES và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ” cho đánh giá thích nghi đất đai huyện Đức Trọng, cho kết quả phù hợp với thực tế. Do đó có thể sử dụng kết quả này phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất. Đề tài “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” của Trần Xuân Thành. Tác giả đã sử dụng phương pháp Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 6 phân tích đa tiêu chuẩn và mô hình hóa không gian làm nền tảng, nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên toàn bộ vùng không gian huyện Đức Trọng. Nghiên cứu đã áp dụng các thuật toán xử lí không gian trên mô hình dữ liệu raster, kết quả đạt được khá chi tiết và khách quan. Bên cạnh đó nghiên cứu xây dựng mô hình với tính linh động cao khi trọng số hoàn toàn có thể thay đổi theo đối tượng được đưa vào đánh giá nên có thể sử dụng mô hình này ở khu vực khác với các đối tượng đánh giá khác. Tuy nhiên đề tài sử dụng công nghệ GIS vào đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên. Yếu tố về kinh tế xã hội và môi trường chưa được đưa vào đánh giá. Nghiên cứu sử dụng công cụ có sẵn của Arcview để tạo ra các lớp thông tin trung gian làm nền tảng cho quá trình mô hình hóa nên còn khá phụ thuộc vào Arcview, để tạo sự chủ động trong quá trình mô hình hoá cần phát triển một bộ cộng cụ chạy riêng rẽ. Hơn nữa, nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá thich nghi, để nâng cao thêm tính thực tế cần phát triển thêm công tác đánh giá quy hoạch sử dụng đất. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong những năm vừa qua đã triển khai một số dự án liên quan đến đánh giá, quy hoạch sử dụng đất: Dự án quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bình Phước thời kỳ 1998 – 2010 (1) với mục tiêu quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2010 và đánh giá tiềm năng đất đai. Dự án Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Phước (1) , tập trung vào quy hoạch trồng trọt và chăn nuôi dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất xây dựng năm 1998. Bên cạnh đó Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam Bộ đang trong quá trình phát triển nên việc ứng dụng GIS còn khá hạn chế đặc biệt là trong công tác đánh giá tiềm năng đất đai. Toàn tỉnh có một số ít đề tài, dự án sử dụng GIS: “Ứng dụng GIS đánh giá xói mòn đất tại Bình Phước” của Ths. Trần Quốc Hoàn, đề tài đánh giá một cách toàn diện tài nguyên đất đai của tỉnh Bình Phước cả về số lượng và chất lượng. Nghiên cứu vận dụng được phương trình mất đất phổ dụng (USLE) trong môi truờng hệ thống thông tin địa lý (GIS) tại tỉnh Bình Phước. Đánh giá được (1 ) Sở tài nguyên môi trường Bình Phước. (2) Phòng tài nguyên và môi trường huyện Bù Đăng. Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 7 tiềm năng và thực trạng xói mòn đất tại Bình Phước. Ngoài ra, còn có đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước” do Viện Môi trường và Tài nguyên (TN&MT) phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) thực hiện nhưng khi đưa vào ứng dụng đã không mang lại hiệu quả kinh tế. Nguyên nhân do việc thao tác, cài đặt sử dụng chương trình rất phức tạp, công nghệ lạc hậu so với nhu cầu thực tế trong việc cập nhật thông tin, thiếu cán bộ rành chuyên môn để khai thác chương trình này. Bù Đăng là một huyện vùng sâu của tỉnh Bình Phước nên công tác nghiên cứu khoa học nói chung cũng như nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai còn nhiều hạn chế. Và đến những năm gần đây công tác đánh giá và quy hoạch sử dụng đất mới được triển khai (năm 2001) đã đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung. Song song với nó, để góp phần xác định tiềm năng đất đai, huyện Bù Đăng phối hợp với Phân viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam thực hiện dự án đánh giá khả năng thích nghi đất đai trên toàn bộ huyện Bù Đăng (2) với các sản phẩm : Bản đồ đất tỷ lệ 1/ 50000. Bản đồ tài nguyên đất đai tỷ lệ 1 / 50000. Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai tỷ lệ 1 / 50000. Bản đồ phân vùng sử dụng đất tỷ lệ 1 / 50000. Bản đồ quy hoạch các đất phi nông nghiệp chính tỷ lệ 1 / 50000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Bù Đăng tỷ lệ 1 / 50000. Vì là huyện vùng sâu nên khả năng tiếp cận công nghệ thông tin còn nhiều yếu kém nên đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu ứng dụng GIS nào trong đánh giá tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng. Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI THEO FAO 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Định nghĩa Theo Stewart (1968) “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất”. Theo FAO (1976) “Đánh giá đất đai là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể”. Hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất. Có hai loại thích nghi trong hệ thống đánh giá đất đai của FAO: thích nghi tự nhiên và thích nghi kinh tế. Đánh giá thích nghi tự nhiên: chỉ ra mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế. Nếu không thích nghi về mặt tự nhiên thì không một phân tích kinh tế nào có thể biện chứng để đề xuất tiếp tục sử dụng. Đánh giá thích nghi kinh tế: các quyết định sử dụng đất đai thường cân nhắc về mặt kinh tế và dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích hợp hoặc hiệu quả của hai loại hình sử dụng đất. Tính thích hợp về mặt kinh tế có thể đánh giá bởi các yếu tố: tổng giá trị sản xuất; lãi ròng; chi phí / lợi nhuận… Sản phẩm quan trọng của quá trình đánh giá đất đai là bản đồ thích nghi đất đai( Suitability map) và bản đồ đè xuất sử dụng đất (Proposal map). 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá đất đai. Đất đai (Land) là diện tích bề mặt của trái đất, các đặc tính của nó bao gồm các thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể dự báo theo chu kì sinh quyển bên trên và bên dưới nó như: không khí, thổ nhưỡng, địa chất, thủy văn, quần thể động thực vật. Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 9 Đất đai cũng là kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại, mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể tới việc sử dụng đất đai bởi con người trong hiện tại và tương lai. Đơn vị đất đai (Land Mapping Unit - LMU): là những vùng đất ứng với một tập hợp nhiều yếu tố tự nhiên tương đối đồng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sử dụng đất đai. Các yếu tố môi trường tự nhiên bao gồm thổ nhưỡng, địa chất, địa hình địa mạo, thủy văn, lớp phủ thực vật,… Đặc tính đất đai (Land Characteristic - LC): là những thuộc tính đất đai có thể đo đạc hoặc ước lượng được, thường được sử dụng làm phương tiện để mô tả các chất lượng đất đai hoặc để phân biệt giữa các đơn vị đất đai có khả năng thích hợp cho sử dụng khác nhau. Chất lượng đất đai (Land Quality – LQ) là những thuộc tính phức hợp phản ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều đặc tính đất đai.Chất lượng đất đai thường chia thành 3 nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng, nhóm theo yêu cầu quản trị, nhóm theo yêu cầu bảo tồn. Loại sử dụng đất chính (Maior kind of land use): là sự phân chia ở mức cao nhất các loại hình sử dụng đất, ví dụ như nông nghiệp nhờ mưa, nông nghiệp có tưới, cây hàng năm, cây lâu năm… Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type hay Land Use Type – LUT): là loại sử dụng đất được mô tả hoặc được xác định chi tiết hơn loại sử dụng đất chính. Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, lao động, mức thu nhập… Yêu cầu sử dụng đất(Land Use Requirement – LUR): là một tập hợp các chất lượng đất dùng để xác định điều kiện sản xuất và quản trị đất của các loại hình sử dụng đất. Như vậy, yêu cầu sử dụng đất thực chất là yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất. Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương www.gistrung.com 10 Yếu tố hạn chế (Limitation factor): là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có ảnh hưởng bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng thường được dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp. 1.2. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI THEO FAO FAO đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá thích nghi đất đai.  Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng đất cụ thể  Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa chi phí đầu tư và giá trị sản phẩm đầu ra ở các loại đất đai khác nhau.  Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai  Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội.  Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững.  Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. 1.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI THEO FAO Quy trình đánh giá thích nghi theo FAO được chia thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn điều tra thực tế, giai đoạn xử lí các số liệu và báo cáo kết quả. Trong mỗi giai đoạn, có ba nhóm công việc riêng biệt sau : Nhóm công việc liên quan đến đất đai: Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên có liên quan đến sử dụng đất (khí hậu, đất, địa hình, thực vật,…), lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu cho bản đồ đất đai, khoanh định các đơn vi đất đai phục vụ cho việc đánh giá. Nhóm công việc liên quan đến sử dụng đất: Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, nghiên cứu các loại hình và hệ thống sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của các hệ thống sử dụng đất, lựa chọn hệ thống sử dụng đất và loại hình sử dụng đất có triển vọng để đánh giá. Nhóm công việc liên quan đến đất đai và sử dụng đất: So sánh kết hợp giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất đai để phân định các mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai cho từng loại hình sử dụng đất. [...]... cao nhất trong các loại đất đồi núi của nước ta.Rất thích hợp để trồng cây ca cao Là huyện có diện tích đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm khá lớn 39991 ha, trong đó phần lớn là đất trồng điều.Điều đó sẽ tạo bóng che cây ca cao vì loại cây này www.gistrung.com 26 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương ưa bóng râm, lá ca. .. các vùng triền dốc, đất cát, đất phù sa ven sơng, đất phù sa cổ bạc màu.Đặc biệt rất thích hợp trồng trên các loại đất đỏ bazan Ca cao chịu được vùng đất có pH từ 5-8 nhưng tối www.gistrung.com 29 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương ưu khoảng 5,5 – 6,7.Phần lớn diện tích đất của Bù Đăng là đất đỏ bazan, vì vậy rất thích. .. dừa, cau, chuối, cây ăn trái, cà phê, điều,…có tán thưa Như vậy, ca cao là cây ưa bóng, dễ trồng, thích hợp trên đất đỏ bazan Với điều kiện khí hậu, đất đai, thủy văn của huyện Bù Đăng rất thích hợp trồng ca cao 2.2.3 Hiện trạng trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Đăng Từ thập niên 80, cây ca cao đã được phát triển trên đất Bình Phước nói chung và huyện Bù Đăng nói riêng, chủ yếu do người dân trồng. .. kết hợp theo điều kiện hạn chế www.gistrung.com 13 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương Phương pháp này thường được áp dụng trong phân loại khả năng thích nghi đất đai, sử dụng cấp hạn chế cao nhất để xác định khả năng thích nghi Ví dụ, trong đề tài với LMU1( mã LMU: De3 So3 Sl3 Ir1 ), LUT cây ca cao thích nghi S1 trên. .. loại đất có chất lượng cao thích hợp phát triển nơng nghiệp  Địa hình Tuy là một huyện miền núi nhưng Bù Đăng có địa hình tương đối bằng so với các huyện miền núi khác trong cả nước, tương đối thuận lợi cho việc sử dụng đất www.gistrung.com 20 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương 2.1: Bảng thống kê diện tích theo địa. .. Đất chuyên dùng khác Thủy hệ Tỷ lệ 1:200000 Tỷ lệ 1:200000 720000 725000 730000 735000 740000 745000 1275000 Đất cây lâ u năm khác Đấ t câ y ăn quả 750000 755000 Hình www.gistrung.com 2.3 Bản đồ hiện trạng ca cao huỵện Bù Đăng 760000 765000 28 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương 2.2.1 Nguồn gốc của cây ca cao Cây ca. .. ngày càng tăng(Theo hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam thì nhu cầu chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ ca cao trên thế giới tăng 3- www.gistrung.com 33 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương 4%/năm) Thế giới ln trong tình trạng thiếu hụt sản lượng cộng vào đó giá ca cao ln ổn định kích thích người sản xuất  Cơng nghệ sinh... Trong đất sản xuất nơng nghiệp, đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm chiếm tỷ lệ rất cao, đó là thế mạnh của huyện trong giai đoạn hiện tại cũng như lâu dài.Với các cây trồng thế mạnh là điều, cao su, tiêu, cà phê và cây ăn trái Bảng 2.3 Hiện trạng sản xuất đất nơng nghiệp STT Loại sử dụng đất Diện tích ha www.gistrung.com % 25 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù. .. dục, Ứng dụng GIS trong sản xuất nơng nghiệp và phát triển nơng thơn:xây dựng các bản đồ đất và đơn tính đất đai, đánh giá khả năng thích nghi các loại cây trồng, sự thay đổi của việc sử dụng đất, xây dựng các đề xuất về sử dụng đất, khảo sát và theo dõi diễn biến dịch bệnh trong đàn gia súc… www.gistrung.com 17 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình. .. www.gistrung.com 31 Ứng dụng GIS xác định vùng đất thích hợp trồng cây ca cao trên địa bàn huyện Bù Băng tỉnh Bình Phước - Nguyễn Thị Phương 2.2.4.2 Tác động mơi trường Ca cao là loại thực vật thích sống bóng râm nên thích hợp trồng xen với nhiều loại cây có giá trị kinh tế Vườn ca cao thường được che phủ quanh năm do lượng dư thừa thực vật trong q trình tỉa cành tạo tán Lớp lá này giữ độ ẩm đất ổn định, duy trì . phenolic có trong ca cao có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch .Ca cao cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và ngành dược. Song song với nó là nhu cầu ca cao. ca cao thế giới _ WFC) .Trong khi vùng sản xuất ca cao chính là Nam Mỹ và Tây Phi lại có nhiều biến động về chính trị, thời tiết, dịch bệnh, làm giới hạn sự phát triển và nguồn cung cấp ca cao, . trung bình khoảng 3 triệu tấn/năm và mức tăng trưởng hằng năm từ 2,5 - 3,5%, tương đương 90.00 0-1 00.000 tấn ca cao, đặc biệt là giá cả ca cao rất hấp dẫn và luôn ổn định trên 1.000 USD/tấn trong

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan