Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà

90 415 2
Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại vườn quốc gia cát bà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT VQG Vườn Quốc gia ĐVKXS Động vật không xương sống ĐVĐCTB Động vật đất cỡ trung bình DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các lần thu mẫu tại rừng tự nhiên và rừng trồng keo 29 Bảng 2. Danh lục phân loại các nhóm ĐVĐCTB tại VQG Cát Bà 35 Bảng 3. Mức độ tương đồng về các nhóm ĐVĐCTB giữa các sinh cảnh 38 Bảng 4. Đa dạng loài và mức độ phong phú của các nhóm ĐVĐCTB tại VQG Cát Bà 39 Bảng 5. Đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh rừng tự nhiên 42 Bảng 6. Đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh rừng trồng 44 Bảng 7. Đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng trồng 46 Bảng 8. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng tự nhiên 49 Bảng 9. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng trồng 51 Bảng 10. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên và rừng trồng 53 Bảng 11. Biến động đa dạng loài theo mùa của các nhóm ĐVĐCTB 56 Bảng 12. Số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 61 Bảng 13. Kết quả phân tích một số yếu tố môi trường 67 ii DANH MỤC HÌNH Hình 1. Vị trí địa lý và hình ảnh của VQG Cát Bà 21 Hình 2. Sơ đồ đặt bẫy thu mẫu ở mỗi kiểu rừng 31 Hình 3. Bẫy lá Mikura 32 Hình 4. Đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh 47 Hình 5. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng tự nhiên 50 Hình 6. Số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB tại sinh cảnh rừng trồng 52 Hình 7. Biến động về số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên và rừng trồng 55 Hình 8. Biến động đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 57 Hình 9. Biến động đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo mùa tại các sinh cảnh rừng tự nhiên 58 Hình 10. Biến động đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB theo mùa tại các sinh cảnh rừng trồng 59 Hình 11. Biến động số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB qua các lần thu mẫu 60 Hình 12. Biến động số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 62 Hình 13. Biến động về số lượng cá thể các nhóm ĐVĐCTB ở rừng tự nhiên và rừng trồng theo thời gian 63 Hình 14. Biến động về số lượng cá thể của các nhóm ĐVĐCTB vào mùa mưa ở rừng tự nhiên và rừng trồng 64 Hình 15. Biến động về số lượng các nhóm ĐVĐCTB vào mùa khô ở rừng tự nhiên và rừng trồng 65 Hình 16. Ảnh hưởng của lượng rơi thực vật đến đa dạng loài của các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 68 Hình 17. Ảnh hường của pH đến đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB 70 Hình 18. Ảnh hường của chất hữu cơ đến đa dạng loài các nhóm ĐVĐCTB 71 iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tổng quan về động vật đất 4 1.1.1. Sự thích nghi của động vật đất với môi trường sống 4 1.1.2. Cấu trúc đa dạng quần xã ĐVĐCTB 7 1.1.3. Vai trò của các nhóm động vật đất 9 1.2. Tình hình nghiên cứu động vật đất cỡ trung bình trên thế giới và ở Việt Nam 13 1.2.1. Trên thế giới 13 1.2.2. Ở Việt Nam 15 1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội tại VQG Cát Bà, Hải Phòng 20 1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 20 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.2. Phạm vi nghiên cứu 29 2.3. Thời gian nghiên cứu 29 2.4. Nội dung nghiên cứu: 29 2.5. Phương pháp nghiên cứu 30 2.5.1. Thu mẫu thực địa 30 2.5.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 33 2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu 34 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Đa dạng thành phần loài và số lượng các nhóm ĐVĐCTB 35 3.2. Đa dạng loài và mức độ phong phú của các nhóm ĐVĐCTB theo sinh cảnh 40 iv 3.2.1. Biến động về đa dạng loài loài 41 3.2.2. Mức độ phong phú các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh 48 3.3. Biến động thành phần động vật đất cỡ trung bình theo mùa 55 3.3.1. Biến động thành phần loài 56 3.3.2. Biến động số lượng các nhóm ĐVĐCTB theo mùa 59 3.4. Nhận xét chung 65 3.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phân bố của các nhóm ĐVĐCTB tại VQG Cát Bà 67 3.5.1. Ảnh hưởng của lượng rơi thực vật 68 3.5.2. Ảnh hưởng của pH 69 3.5.3. Ảnh hưởng của hàm lượng Mùn 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 1. Kết luận 72 2. Kiến nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 1 MỞ ĐẦU Bề mặt trái đất được bao phủ bởi 70,8% là nước, còn lại 29,2% bao gồm núi, sa mạc, cao nguyên, đồng bằng và các địa hình khác. Đó là nơi ở lý tưởng cho động vật, thực vật phát triển phong phú. Đặc biệt quan tâm hơn cả là sự phát triển của sinh vật trên bề mặt và trong môi trường đất. Sinh vật đất rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau. Trong đó nhóm động vật đất cỡ trung bình Mesofauna (ĐVĐCTB) là một trong các nhóm ưu thế và phổ biến của động vật đất. Nhóm này thường có kích thước từ 0,2 - 20cm, có thể quan sát bằng mắt thường và thu nhặt bằng tay. Chúng bao gồm các nhóm sâu bọ (Insecta) và ấu trùng của chúng, các nhóm chân khớp nhiều chân như rết đất và cuốn chiếu (Myriapoda: Chilopoda, Diplopoda), mọt ẩm (Crusstacea: Oniscoidae), nhóm chân khớp hình nhện (Arthropoda: Arachnida), giun đất (Oligochaeta: Annelida), thân mềm cạn (Mollusca) và giáp xác cạn. Các sinh vật theo thời gian luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng. Song song với nó là vấn đề thải ra các chất hữu cơ. Người ta đã đặt ra các câu hỏi rằng vậy các chất thải của sinh vật đã đi đâu? Các nhóm ĐVĐCTB có đóng góp như thế nào trong việc phân giải chất hữu cơ? Động vật đất có vai trò to lớn trong hệ sinh thái tự nhiên, ở trong đất chúng tạo lỗ hổng giúp đất luôn tơi xốp. Phân động vật cung cấp thành phần dinh dưỡng cho đất, gắn kết các hạt đất tạo cho đất có cấu trúc. Nhào trộn các chất hữu cơ tạo thành các phức chất mùn - sét bền vững, đó là phức hệ hấp thụ ion tốt. Động vật đất góp phần quan trọng trong quá trình hình thành đất, phân hủy rác thải (lá cây, xác động vật chết…) làm tăng quá trình men hóa trong đất được diễn ra một cách nhanh chóng từ đó làm tăng độ phì trong đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất để bù lại những chất đã bị mất đi, cải tạo và bảo vệ môi trường đất. Từ đó gián tiếp giúp thực vật phát triển mạnh mẽ. Nếu biết được hệ sinh vật đất có thể đánh giá được tính chất cơ bản của đất và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Hoạt động của hệ sinh vật này đã làm cho đất thành một thể sống, việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp. 2 Quần xã ĐVĐCTB có tính đa dạng sinh học cao và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học xảy ra trong môi trường này. Chúng liên quan mật thiết với những thay đổi của điều kiện môi trường thể hiện qua cấu trúc thành phần nhóm, loài, mật độ quần xã và đặc điểm phân bố. Vì cuộc sống của chúng gắn chặt với đất về quan hệ dinh dưỡng, chỗ ở, độ màu mỡ của đất vì vậy mà chỉ cần môi trường sống thay đổi thì quần thể động vật cũng có sự thay đổi tương ứng nên động vật đất được xem như là sinh vật chỉ thị môi trường. Việc nghiên cứu động vật đất, một hệ thống sinh học của các hệ sinh thái, đánh giá thực trạng điều kiện bảo vệ môi trường, lập các dự báo trước mắt và lâu dài hướng phát triển tiến hóa của tài nguyên môi trường là hướng nghiên cứu cấp thiết và có triển vọng. Góp phần cải tạo đất bảo vệ và phục hồi tài nguyên môi trường, đảm bảo chất lượng và cuộc sống cho nhân loại. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam và là khu dự trữ sinh quyển của thế giới, thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng. Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Diện tích quy hoạch bảo vệ là 15.200ha, trong đó có 9.800ha rừng và 5.400ha biển. Do địa hình núi đá vôi hiểm trở nên nơi đây còn giữ lại một thảm rừng mưa nhiệt đới thường xanh đặc trưng của miền Bắc. VQG Cát Bà có các hệ sinh thái đặc biệt, phát triển trên núi đá vôi với thời gian phát triển qua hàng triệu năm. Cùng với tính chất đảo đã tạo cho Cát Bà nói chung và các hệ sinh thái trên đảo Cát Bà nói riêng tính biệt lập và ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, VQG Cát Bà còn nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, chịu ảnh hưởng của không khí biển, gió mùa đông bắc lạnh. Từ đó tạo nên khu hệ động vật, đặc biệt là khu hệ động vật không có khả năng di chuyển trên nước, không có sự gắn kết, liên hệ với các hệ sinh thái trên đất liền có thể hình thành nên các đặc điểm về đơn vị phân loài, hình thái riêng mà ở những nơi khác không có được. Xuất phát từ các lý do trên, trong khuôn khổ của luận văn tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại VQG Cát Bà”. 3 Mục đích của đề tài - Xác định thành phần nhóm loài hình thái động vật đất cỡ trung bình trong các sinh cảnh đặc trưng của VQG Cát Bà. - Đánh giá biến động thành phần nhóm loài, số lượng của nhóm động vật đất cỡ trung bình theo sinh cảnh và mùa. 4 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về động vật đất Nói một cách chung nhất, thì những loài động vật có hoạt động sống phụ thuộc hoặc liên quan đến môi trường đất được gọi là động vật đất. Như vậy, thế giới động vật đất vô cùng phong phú và đa dạng, chúng bao gồm đại diện của hầu hết các ngành động vật không xương sống (ĐVKXS), từ đơn bào đến đa bào và đại diện của một số lớp động vật có xương sống [35]. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời gian và mức độ gắn bó nhiều hay ít với môi trường đất, hoặc vai trò của chúng trong quá trình sinh học xảy ra trong môi trường đất, mà động vật sống trong đất được các nhà khoa học xếp thành những nhóm ở đất đặc trưng, không đặc trưng hoặc nhóm ở đất tạm thời [46, 62, 63]. Có nhiều tác giả phân chia động vật đất thành các nhóm khác nhau, trong đó theo Lee và Pankurst (1992), động vật đất được phân chia như sau [53]: - Microfauna (động vật nguyên sinh và giun tròn): những động vật có kích thước cơ thể nhỏ hơn 2mm, tương ứng đạt 0,5 và 50kg khối lượng tươi tính trên 1ha. - Mesofauna (chân khớp bé và giun trắng): những động vật có kích thước cơ thể trong khoảng 2 - 20mm, cả 2 nhóm chân khớp bé và giun trắng tương ứng đạt 20 và 200kg khối lượng tươi tính trên 1ha - Macrofauna (giun đất): những động vật có kích thước cơ thể lớn hơn 20mm, ở vùng nhiệt đới và ôn đới, tương ứng đạt 300 và 900kg khối lượng tươi tính trên 1ha. 1.1.1. Sự thích nghi của động vật đất với môi trường sống Đất là môi trường sống đặc thù, có cấu trúc ba thể rắn, lỏng và khí. Thành phần chất rắn chiếm chủ yếu khối lượng của đất, thường chiếm 95% khối lượng. Thành phần rắn này gồm hai loại là chất vô cơ và chất hữu cơ. Đối với động vật đất, đây là môi trường sống đa hạt, với hệ thống khoang và kẽ hở liên kết với nhau. Tùy 5 loại đất và điều kiện sống cụ thể, mà hệ thống khoang kẽ hở này chiếm 20 - 30% tổng thể tích chung của đất. Bên trong khoảng không gian khoang và kẽ hở này luôn chứa nhiều loại chất khí và hơi nước. Lượng nước trong môi trường đất liên kết ở các mức bền vững khác nhau với các hạt của thể rắn. Lượng nước này có chứa các chất hữu cơ hòa tan khác nhau, nên được gọi là dung dịch đất. Thể khí của đất luôn có lượng ẩm ở mức cực đại, mà trong đó hàm lượng khí cabonic luôn lớn hơn so với hàm lượng của khí này ngoài khí quyển [32]. Ở môi trường đất, sinh vật sống có thể hô hấp bằng không khí tự do hay không khí hòa tan trong nước, mà cơ thể vẫn không bị mất nước. Môi trường đất còn đảm bảo cho sinh vật sống một chế độ nhiệt khá ổn định và đặc biệt giữ cho sinh vật không bị mất nước. Trong môi trường này chúng tránh được các tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường [32]. Động vật đất không bị biến đổi nhiều sau hàng triệu năm phát triển và tiến hóa trong môi trường đất. Nhiều nhóm như Ve giáp đất (Acarina: Oribatei) hiện tại vẫn giữ được nguyên các đặc điểm của tổ tiên chúng cách đây hàng chục triệu năm về trước. Tuy nhiên đất vẫn là môi trường sống riêng, mang đặc điểm mà môi trường trước hay môi trường cạn không có được. Vì thế, muốn tồn tại, phát triển và tiến hóa, các nhóm động vật đất phải có nhiều biến đổi thích nghi với môi trường sống trong đất. Chúng đã có nhiều biến đổi thích nghi với hình thái và cấu tạo cơ thể, thích nghi trong các cơ chế sinh học và sinh lý, thích nghi trong các đặc tính sinh thái và nhiều tập tính sống để chiếm lĩnh môi trường này [11, 32]. Một hướng thích nghi khác, rất đặc trưng của động vật đất, là thích nghi vận chuyển trong môi trường đất gồm một hệ thống khoang, khe và kẽ hở liên tiếp, nằm xen trong cấu trúc đa hạt cứng. Để sinh tồn và thực hiện các hoạt động sống bình thường, chúng có thể di chuyển theo phương thức chủ động, tự đào đưởng để đi; hoặc thụ động hơn, biến đổi hình thái và cấu tạo cơ thể sao cho có thể luồn lách và di chuyển được theo các khe, kẽ có sẵn trong đất. Cũng có nhiều nhóm động vật đất kết hợp cả hai phương thức di chuyển nêu trên [32]. 6 Nhiều nhóm sâu bọ và ấu trùng của chúng, cùng một số nhóm động vật không xương sống nhỏ khác có cách di chuyển chủ động, tự đào rãnh và mở đường đi trong đất. Nhóm động vật đất này thường có vỏ cơ thể bao ngoài, có đôi chân trước bè ngang chuyên hóa đào bới và một số cấu trúc bổ sung, giúp cho việc rẽ đất và mở đường trong đất. Đó là các nhóm như bọ hung, cánh cam, bổ củi, bọ kìm, chân chạy… thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera: Scarabaeidae, Elateridae, Lucanidae, Carabidae); dế, dế mèn và một số châu chấu… của bộ cánh thẳng (Orthpthera: Gryllotalpidae: Scoliidae, Formicidae & Isoptera: Termitidae) và một số nhóm hình nhện, ve, bét, mọt ẩm, một số giáp xác cạn (Arachnida: Araneida, Acarina & Isopoda: Oniscoidae) [8, 35]. Các nhóm chân khớp nhiều chân như rết tơ, rết đất và rết ăn thịt (Symphyla: Scolopendrellidae; Chilopoda: Geophilidae, Lithobiidae); cuốn chiếu tròn, cuốn chiếu dẹt (Diplopoda: Julidae, Polydesmidae); một số sâu bọ bậc thấp như bét không vỏ cứng (Arachnida: Acarina), một số giun đất và giun trắng (Oligochaeta: Enchytraeidae) thích nghi với phương thức di chuyển thụ động, len lỏi theo các khe, kẽ trong đất. Cơ thể chúng thường mảnh, dài, hẹp và rất linh hoạt nhờ nhiều đốt nối cơ động [64, 65]. Giun đất là nhóm động vật đặc trưng, di chuyển trong đất nhờ phương thức kết hợp vừa chủ động vừa thụ động. Do cơ thể hình thoi, nhọn hai đầu, với các vành tơ nhỏ chạy vòng bao cơ bọc quanh mình, giúp giun đất có thể dễ dàng đào bới, len lỏi và chui rúc sâu trong các tầng đất. Khả năng chui rúc và đào bới của giun càng tăng hơn bởi quanh mình chúng có tiết dịch nhờn, chúng có thể co thắt cơ toàn thân làm cho mình giun phồng căng tạo áp lực dịch xoang, để ép đất mở đường đi [9]. Động vật đất còn có nhiều tập tính thích nghi sống ở môi trường đất khác nhau, như các hoạt động di cư ngày đêm, di cư theo mùa, di cư thẳng đứng theo tầng sâu trong đất, hoặc di cư trên bề mặt đất. Nhờ các hoạt động sống và tập tính di cư này mà chúng có khả năng thay đổi và tìm chọn nơi sống, có điều kiện thích hợp và tối ưu hơn, hoặc thay đổi nhịp sống để thích nghi với môi trường đất. Ngoài ra, ở [...]... bé…; nhóm ăn xác vụn hữu cơ động vật gồm kiến, ấu trùng cánh cứng, rết, ve giáp… - Nhóm động vật hút dịch và ăn mô thực vật sống: gồm chủ yếu những động vật như giun tròn ký sinh thực vật, ve bét, dế, châu chấu… - Nhóm động vật ăn thịt: gồm những động vật ăn thịt và động vật sống khác như các nhóm nhện, rết, kiến… - Nhóm động vật đất ký sinh: gồm những động vật đất sống ký sinh trên cơ thể sống của các. .. các loài sinh vật khác 8 1.1.3 Vai trò của các nhóm động vật đất Động vật đất chiếm hơn 90% tổng sinh lượng hệ động vật ở cạn và hơn 50% tổng số loài động vật sống trên trái đất, nên chúng là thành phần quan trọng tạo nên tính đa dạng của sinh giới Từ xa xưa người ta đã quan tâm rất nhiều đến lợi ích mà động vật đất đem lại Vai trò và hoạt động của các nhóm sinh vật sống trong đất đã được các nhà nghiên... trong các lớp đất và rải rác trên bề mặt đất, tạo điều kiện cho nhiều nhóm sinh vật khác có phạm vi hoạt động tốt hơn cả về chiều rộng và độ sâu của đất [46] Động vật đất có vai trò to lớn trong việc phân hủy rác hữu cơ tạo mùn và hình thành đất, góp phần làm tăng độ phì cho đất Thông qua các hoạt động sống của động vật đất mà các chất hữu cơ phân hủy và chất dinh dưỡng được trả về cho đất Vì vậy mà đất. .. vai trò trong quá trình phân hủy xác hữu cơ và tạo đất, động vật đất còn có vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa vật chất và dòng năng lượng Trong các hoạt động sống của mình, động vật đất có khả năng chuyển hóa hầu hết lượng các nguyên tố hóa học có trong thảm rụng thực vật trở lại chu trình luân chuyển vật chất tự nhiên của hệ sinh thái Trong cơ thể của chúng thành phần phân tử của các nguyên... mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền Đây là một vấn đề lớn đối với tiềm năng du lịch của Vườn Quốc gia Cát Bà nói riêng và của các Vườn Quốc gia của cả nước nói chung 28 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Các nhóm ĐVĐCTB (mesofauna) tại VQG Cát Bà, Hải Phòng 2.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khoa học: Xác định thành phần các nhóm động vật đất cỡ. .. động vật đất mesofauna theo mùa (mùa khô, mùa mưa) trong năm, theo sinh cảnh đại diện 29 - Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phân bố của các nhóm động vật đất cỡ trung bình 2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Thu mẫu thực địa * Đối với mẫu động vật đất Tiến hành đặt bẫy thu mẫu tại 2 sinh cảnh chính tại VQG Cát Bà, là sinh cảnh rừng tự nhiên và sinh cảnh rừng trồng Tại mỗi kiểu rừng, ... đất Các nhóm này tham gia tích cực vào các quá trình cải tạo đất và làm sạch môi trường Chúng lại nhạy cảm với các thay đổi của điều kiện môi trường, nên có vai trò quan trong trong việc chỉ thị tính chất đất [32] Giun đất cùng nhiều nhóm sâu bọ và ấu trùng, động vật chân khớp nhiều chân (Myriapoda)… chiếm lượng khá lớn trong hệ sinh vật đất Giun đất là nhóm động vật đặc trưng, sống suốt vòng đời trong. .. nhưỡng Đất ở Cát Bà có thể chia ra 5 nhóm chủ yếu: - Nhóm đất trên núi đá vôi: đó là loại đất phong hóa màu nâu đỏ hoặc nâu vàng phát triển trên đá vôi và sa thạch, tầng đất trung bình hoặc dày - Nhóm đất đồi Feralít màu nâu vàng hoặc nâu nhạt: Phát triển trên sản phẩm đá vôi ít chua hay gần trung tính, tầng đất dày Phân bố: Trung Trang, Gia Luận, Việt Hải Trong nhóm đất này còn có đất vùng đồi trọc - Nhóm. .. và phân hủy xác thực vật trong giai đoạn đầu Mặt khác, nhiều thành phần khoáng trong quá trình phân hủy này được tích lũy trong cơ thể và trên bộ vỏ bao quanh cơ thể Đây là lớp động vật ưu thế của quần xã động vật nhiệt đới và cận nhiệt đới Thức ăn chủ yếu là mùn thực vật, ngoài ra nhiều loài thuộc nhóm rết (Chilopoda) là động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là các loại động vật, côn trùng nhỏ…... những nhóm động vật có một số hoạt động trong đất như tìm kiếm thức ăn, hoạt động sinh sản hay trú ẩn trong môi trường này như dế, gián… [32, 35] c) Cấu trúc đa dạng theo đặc điểm dinh dưỡng Các nhà nghiên cứu chia thành 4 nhóm theo đặc điểm dinh dưỡng của chúng như sau [32]: - Nhóm động vật hoại sinh: gồm những động vật ăn xác chết, nguồn gốc hữu cơ Các nhóm ăn xác vụn hữu cơ thực vật gồm có giun đất, . từ các lý do trên, trong khuôn khổ của luận văn tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: Biến động thành phần các nhóm động vật đất cỡ trung bình (mesofauna) trong lớp thảm rụng thực vật rừng tại. phong phú các nhóm ĐVĐCTB theo các sinh cảnh 48 3.3. Biến động thành phần động vật đất cỡ trung bình theo mùa 55 3.3.1. Biến động thành phần loài 56 3.3.2. Biến động số lượng các nhóm ĐVĐCTB. VQG Cát Bà . 3 Mục đích của đề tài - Xác định thành phần nhóm loài hình thái động vật đất cỡ trung bình trong các sinh cảnh đặc trưng của VQG Cát Bà. - Đánh giá biến động thành phần nhóm

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan