Chương trình hành động kiềm chế lạm phát của PGD

7 239 0
Chương trình hành động kiềm chế lạm phát  của PGD

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN KRÔNG BŬK PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 123/QĐ-PGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Krông Bŭk, ngày 08 tháng 4 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015 TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 25/03/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập, sáp nhập quy định chức năng, nhịêm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005; Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 26/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm dùng công quỹ làm quà biếu và chiêu đãi khách sai quy định; Căn cứ Thông tư số 76/2006/TT-BTC ngày 22/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thông tư số 98/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Căn cứ Công văn số 1827/UBND-TCTM ngày 19/04/2010 về việc thực hiện và báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2010; Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tỉnh Đắk Lắk 5 năm 2011-2015; Xét đề nghị của Bộ phận tài chính phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Chương trình hành động của phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Búk về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011 – 2015. Điều 2. Các bộ phận, cá nhân có liên quan và Hiệu trưởng các trường học trực thuộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - UBND huyện; - Phòng TC-KH huyện; - Các trường trực thuộc; - Lưu: VT, KT. TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký) ThS. Huỳnh Thuyền UBND HUYỆN KRÔNG BŬK PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-PGDĐT ngày tháng 4 năm 2011) Giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Vì vậy, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát là nhiệm vụ trước tiên hàng đầu, trong đó thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn là biện pháp quan trọng. - Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, mang tích chất cấp bách, lâu dài, xuyên suốt trong quá trình thực hiện và phát triển công tác giáo dục và đào tạo, tạo tiền đề vững chắc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong thời kỳ đổi mới. - Sử dụng tổng thể các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; vừa tích cực, chủ động kinh phí, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí. - Đặt quá trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong điều kiện hội nhập, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số địa phương, một số ngành khác trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Chương trình hành động Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị giáo dục và Đào tạo có liên quan căn cứ vào chỉ tiêu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để triển khai thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn 2011-2015, với những nội dung sau: A/ MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU: I/ Mục tiêu: 1. Mục tiêu đặt ra cho công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là phải tiếp tục góp phần tích cực vào kiềm chế và đẩy lùi lạm phát trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu. 2. Nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, công chức trong cơ quan Phòng, các trường học trực thuộc. 3. Ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tệ nạn lãng phí, quan liêu trong cơ quan Phòng, nhà trường; làm cho mọi hoạt động của ngành đều công khai, minh bạch, thể hiện thái độ mô phạm mẫu mực của nhà giáo và sự trong sáng, trung thực của người học. 4. Làm căn cứ cho các nhà trường trong việc xây dựng Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên trong mọi nhà trường trong toàn huyện. II. YÊU CẦU: 1. Thực hiện nghiêm các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ, Quyết định số 603/QĐ- UBND ngày 9/3/2011 của UBND tỉnh Ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015; Thông tư số 76/2006/TT-BTC ngày 22/8/2006 của Bộ Tài chính; Thông tư số 98/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006; Chỉ thị số 26/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 của Thủ Tướng Chính phủ; Công văn số 3157/BTC-TTr ngày 16/03/2010 về việc thực hiện và báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, và các văn bản của trung ương, UBND tỉnh, Sở Tài chính có liên quan; 2. Xây dựng cơ sở ban đầu, đồng bộ về mặt nhận thức Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Phòng và các nhà trường. 3. Cụ thể hóa các nhiệm vụ Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Phòng, các đơn vị trực thuộc trong toàn ngành giáo dục của huyện đối với từng lĩnh vực công tác đã được quy định trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 4. Thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo sự chuyển biến thực sự, mạnh mẽ trong cơ quan Phòng và các đơn vị trực thuộc, tạo đà cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành công tác thường xuyên của ngành trong toàn huyện. 5. Xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa các nội dung của Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung chiến lược, triển khai đồng bộ các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao ý thức, trách nhiện của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Búk. B/ NỘI DUNG: I/ Tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn ngành trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 1. Cơ quan Phòng và các đơn vị trực thuộc trong toàn ngành có trách nhiệm phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo và người học thuộc thẩm quyền quản lý tiến hành học tập, nghiên cứu, quán triệt các văn bản quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao ý thức tự giác và quyết tâm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc tổ chức học tập, nghiên cứu các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành phải đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, thiết thực, phù hợp với từng loại đối tượng; đồng thời qua việc tổ chức học tập, nghiên cứu cần phát động để cán bộ, công chức, nhà giáo và người học đóng góp ý kiến, xây dựng các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Phòng và các nhà trường. 2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Truyền thanh, truyền hình, website… II/ Hoàn thiện và công khai ban hành các văn bản nhằm thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong các hoạt động của ngành 1. Cơ quan Phòng và các đơn vị trực thuộc trong toàn huyện đều phải thông báo công khai về thủ tục, quy trình giải quyết công việc với CB, GV, CNV trong cơ quan, với học sinh và cha mẹ học sinh. Thủ tục, quy trình giải quyết công việc phải đảm bảo tinh giản, hợp lý, tránh tình trạng cán bộ, công chức và đơn vị phụ trách công việc lợi dụng các quy định bất hợp lý để gây nhũng nhiễu đối với cơ quan và cán bộ cấp dưới, với học sinh và cha mẹ học sinh. 2. Các Lĩnh vực sau đây cần phải thực hiện công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật : - Xét tốt nghiệp, tuyển sinh, kiểm tra; cấp phát, quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ. - Việc thực hiện các chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức và của người học. - Việc đầu tư xây dựng cơ bản, Công tác quy hoạch kế hoạch và quyết định chủ trương đầu tư. - Việc quản lý và sử dụng lao động bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm, thủ tục hành chính. - Phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch; cấp phát, quản lý tài chính, tài sản; mua sắm thiết bị; các khoản đóng góp của nhân dân, các khoản tài trợ của tổ chức và cá nhân; định mức chi tiêu nội bộ của cơ quan Phòng và các nhà trường. III/ Thực hiện chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người học trong toàn ngành 1. Giáo dục tính trung thực, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm chống lãng phí và quan liêu. Nhà giáo và cán bộ giáo dục phải nêu gương sáng cho học sinh noi theo. Trên cơ sở việc ban hành quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức trong ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan phòng GD-ĐT huyện và các nhà trường cụ thể hóa các quy định phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đơn vị và của địa phương. 2. Các nhà trường ban hành quy tắc ứng xử và đạo đức của tuổi trẻ học đường làm chuẩn mực cho học sinh trong học tập, rèn luyện và trong quan hệ với thầy, cô giáo, với bạn bè, cha mẹ, anh chị em và với nhân dân nói chung, trong đó nhấn mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giảng dạy học tập và rèn luyện. 3. Cơ quan Phòng, nhà trường phối hợp với Công đoàn giáo dục các cấp triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm mục tiêu đề cao tính thực hành tiết kiệm chống lãng phí quan liêu của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tập trung khắc phục các biểu hiện lãng phí trong lĩnh vực giáo dục; đấu tranh với các biểu hiện vụ lợi của một số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. IV. Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1. Cơ quan Phòng và nhà trường phải thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò làm chủ của cán bộ, công chức, nhà giáo và học sinh phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục các biểu hiện lãng phí trong ngành giáo dục. 2. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng khác hoạt động trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành giáo dục cần tích cực tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; khắc phục và đấu tranh với các biểu hiện lãng phí, quan liêu nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng. V. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra 1. Bộ phận thanh tra và tài chính phòng GD&ĐT thường xuyên thanh tra, kiểm tra các trường học trực thuộc về việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm là công tác quản lý tài chính, tài sản; công tác mua sắm, sử dụng thiết bị dạy học; công tác đầu tư xây dựng cơ bản và chất lượng công trình; cấp vốn và chất lượng sử dụng vốn, hiệu quả thực hiện các chương trình mục tiêu. 2. Qua thanh tra phải có kết luận cụ thể, kịp thời biểu dương những đơn vị cá nhân có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý nghiêm minh những đơn vị, cá nhân vi phạm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 3. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục bố trí, sắp xếp nhân sự làm công tác thanh tra đồng thời yêu cầu các nhà trường kiện toàn về tổ chức, nhân sự của Ban thanh tra Nhân dân hằng năm theo nhiệm kỳ. Quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra để hệ thống thanh tra giáo dục thực sự là nòng cốt của toàn ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. VI/ Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước: - Thủ trưởng các đơn vị giáo dục trong huyện rà soát lại tài sản Nhà nước được giao sử dụng để quản lý đúng mục đích và có hiệu quả theo đúng quy định. - Các đơn vị giáo dục trong huyện thực hiện thu, chi đảm bảo đúng theo pháp luật tránh tình trạng lạm thu trong giáo dục. - Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. - Quản lý sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia đúng mục đích và nội dung Chương trình. 2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: - Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình trạng thất thoát, lãng phí xảy ra đối với công trình, dự án đấu tư do cơ quan mình quản lý, thực hiện. 3. Trong mua sắm tài sản, vật tư hàng hóa sử dụng ngân sách Nhà nước: - Khi mua sắm tài sản, vật tư, hàng hóa đề nghị các đơn vị lập dự toán mua đúng giá thị trường, lựa chọn những trung tâm thẩm định giá có chất lượng để thực hiện thẩm định giá tài sản, vật tư, hàng hóa sát với giá thị trường. 4. Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, công trình phúc lợi công cộng: - Các đơn vị phải quán triệt sử dụng các công trình, phòng học, phòng bộ môn, công trình phụ trợ…đúng mục đích, có hiệu quả, sử dụng theo quy định của pháp luật. 5. Trong công tác Đào tạo: - Các đơn vị thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên trên cơ sở phải xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, đối tượng đào tạo, hình thức đào tạo. C/ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 1. Quán triệt bằng văn bản cho toàn ngành giáo dục trong huyện về xây dựng Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện báo cáo đúng thời gian quy định. 2. Tiến hành sơ kết việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm, và 6 tháng cuối năm, đánh giá những việc làm được, chưa làm được, bổ sung, hoàn thiện chương trình phù hợp với yêu cầu của Chiến lược và tình hình nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn hiện nay. D/ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Căn cứ Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011- 2015 của phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Phòng trong toàn huyện phải xây dựng Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015 của đơn vị mình để triển khai thực hiện; chậm nhất đến ngày 22/4 các trường học trực thuộc phải hoàn thành Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015 gửi phòng Giáo dục và Đào tạo. 2. Giao Bộ phận tài chính phòng GD&ĐT theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho UBND huyện. 3. Giao các bộ phận thuộc Phòng thực hiện những nội dung liên quan đến phạm vi trách nhiệm được nêu trong Chương trình. - Tiến hành sơ kết việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm, đánh giá những việc làm được, chưa làm được, bổ sung, hoàn thiện chương trình phù hợp với yêu cầu của Chiến lược và tình hình nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn hiện nay. - Biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời xử lý nghiêm minh những đơn vị, cá nhân vi phạm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. E/ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011- 2015 của phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường cần tập trung vào các nội dung sau: - Xét tốt nghiệp, tuyển sinh, kiểm tra; cấp phát, quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ. - Việc thực hiện các chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức và của người học. - Việc đầu tư xây dựng cơ bản, Công tác quy hoạch kế hoạch và quyết định chủ trương đầu tư. - Việc quản lý và sử dụng lao động bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm, thủ tục hành chính. - Phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch; cấp phát, quản lý tài chính, tài sản; mua sắm thiết bị; các khoản đóng góp của nhân dân, các khoản tài trợ của tổ chức và cá nhân; định mức chi tiêu nội bộ của cơ quan. - Trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động, cải cách hành chính khu vực Nhà nước. Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các bộ phận thuộc Phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Chương trình này. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng GD&ĐT về kết quả thực hiện của cơ quan đơn vị mình./. TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký) ThS. Huỳnh Thuyền . của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7/2006 của Chính phủ, Quyết định số 603/QĐ- UBND ngày 9/3/2011 của UBND tỉnh Ban hành Chương trình hành động của. thiện chương trình phù hợp với yêu cầu của Chiến lược và tình hình nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn hiện nay. D/ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Căn cứ Chương trình hành động về thực hành tiết. 2011-2015; Xét đề nghị của Bộ phận tài chính phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Chương trình hành động của phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Búk về Thực hành tiết kiệm, chống

Ngày đăng: 06/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUYẾT ĐỊNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan