luận văn quản trị kinh doanh Đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công.

48 312 0
luận văn quản trị kinh doanh Đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY CỔ PHẦN MEINFA SÔNG CÔNG 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, WTO,…nó mở ra cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng những cơ hội và thách thức. Thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ những đối thủ lớn mạnh khác trong cùng một sân chơi kinh tế này. Khi một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hay kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay đều phải chịu sự tác động của những quy luật kinh tế khách quan trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các ngành, các doanh nghiệp tự đào thải những cá thể doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại. Vì cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp ganh đua nhau bằng mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn những thủ đoạn để đạt được mục tiêu của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường giành lấy khách hàng cũng như những điều kiện sản xuất hay thị trường sản xuất có lợi nhất. Vậy để tồn tại và phát triển, để có sức cạnh tranh các doanh nghiệp phải biết tự hoàn thiện mình bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ, phương thức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công, em nhận thấy công ty mới được thành lập từ năm 2008 đến nay tuy còn non trẻ nhưng đã có những thành công nhất định. Hình ảnh cũng như sản phẩm của công ty đã dần được khách hàng quan tâm và biết đến vì tính chất sản phẩm cơ khí của công ty sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp Việt Nam . Thị trường và thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, lợi nhuận của công ty tăng lên hàng năm. Bên cạnh những thành công hay những lợi thế thì công ty còn gặp phải những khó khăn như quy mô công ty còn nhỏ, giá của sản phẩm còn cao nên sức tiêu thụ sản phẩm hạn 1 chế. Khó khăn đó còn do ảnh hưởng từ bên ngoài công ty từ những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành. Họ có sức cạnh tranh lớn vì họ có tiềm lực về mặt quy mô cũng như tuổi đời để từ đó cho ra những sản phẩm từ nhiều chất liệu, phong phú về chủng loại, mẫu mã và quan trọng hơn họ có những chiến lược kinh doanh tốt. Từ thực tế trên, vấn đề cấp thiết hiện nay đặt ra cho công ty là phải làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh của mình để công ty tồn tại và ngày một phát triển. 1.2 Các mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý thuyết liên quan tới cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Phân tích đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công - Đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công. 1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công trên địa bàn Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập trong 3 năm 2008, 2009, 2010. - Phạm vi nội dung : Chuyên đề tập trung nghiên cứu lý thuyết liên quan tới năng lực cạnh tranh và thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công, đề ra một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 1.4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. + Thu thập dữ liệu qua câu hỏi phỏng vấn khách hàng, nhân viên công ty. Quá trình điều tra được tiến hành dưới hình thức câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên tính chất công việc và tình hình kinh doanh công ty trong những 2 năm gần đây. Đặc biệt với những câu hỏi về năng lực cạnh tranh của công ty. Các câu hỏi được sử dụng có câu hỏi đóng , và câu hỏi mở được đặt ra nhằm thu thập ý kiến qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Đối tượng được điều tra lựa chọn để thu thập thông tin gồm hai nhóm: Nhóm một là cán bộ nhân viên trong công ty , nhóm hai là khách hàng của công ty. Các câu hỏi điều tra được thiết kế để thu thập thông tin về những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. + Thu thập dữ liệu qua câu hỏi phỏng vấn. Bên cạnh phiếu điều tra, phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng nữa là qua câu hỏi phỏng vấn ban lãnh đạo của công ty. Những người được phỏng vấn đó là ông Vũ Mạnh Bun (Giám đốc), ông Nguyễn Đức Trọng (Trưởng Bộ phận đại lý). Qua những cuộc phỏng vấn thì ban lãnh đạo cũng cho em hiểu được những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và tồn tại công ty đang từng bước cần khắc phục. Từ đó có thể đưa ra một số những đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công. 1.4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công để có những thông tin, số liệu cụ thể cho việc làm chuyên đề này thì phương pháp nghiên cứu còn được sử dụng đó là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Những tài liệu được sử dụng như: Tài liệu giới thiệu về công ty, kết cấu nhân sự, kết quả hoạt động kinh doanh, kế hoạc chính sách trong 3 năm 2008 - 2010, chiến lược công ty trong những năm tới. Bên cạnh những tài liệu thu thập thực tế tại công ty, em còn sử dụng những tài liệu tham khảo, các Website, các công trình nghiên cứu năm trước để tham khảo phục vụ cho việc nghiên đề tài. 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. 1.4.2.1. Phương pháp định tính. Đây là phương pháp tổng hợp các ý kiến của mọi người tham gia trong phiếu điều tra trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn. Từ đó đánh giá được năng lực cạnh tranh của công ty là mạnh hay yếu, những điều đạt được và chưa đạt được và từ đó tìm hướng giải quyết. 3 1.4.2.2. Phương pháp định lượng. + Phương pháp so sánh. Các số liệu thu thập tại công ty sau khi đã xử lý sẽ tiến hàng so sánh đối chiếu giữa các năm trên cơ sở đó đưa ra những nhận định phù hợp. So sánh với hai đối thủ của công ty là công ty CP ĐT PTSX & TM Gia Bảo và Doanh nghiệp tư nhân XNK Việt Trường. Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đã điều tra và đưa ra nhận xét, đề xuất ý kiến. + Phương pháp thống kê, bảng biểu. Phương pháp này sử dụng để tổng hợp các phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp vào bảng và tính tỷ lệ phần trăm theo số phiếu điều tra. Trên cơ sở đó xem xét sự phân bổ các thông tin: mật độ cao, trung bình. Phương pháp này nhằm rút ra từ tài liệu thu thập được những thông tin và kết quả quan trọng nhất. 1.5. Các khái niệm và nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 1.5.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp. 1.5.1.1. Khái niệm về cạnh tranh. Khái niệm chung: cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao… Cạnh tranh có thể là giữa hai hay nhiều lực lượng, hệ thống, cá nhân, nhóm, loài, tùy theo nội dung mà thuật ngữ này được sử dụng. Cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế thì cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. 1.5.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh như sau: 4 Theo định nghĩa của Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất các hiệu quả làm cho các doanh nghiệp các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Theo quan điểm của Kinh tế chính trị học thì cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì một vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ các mục tiêu của doanh nghiệp. Từ những quan điểm khác nhau trên, ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh 1.5.2.1. Vai trò cạnh tranh của doanh nghiệp. * Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Nó là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì nền kinh tế thường trì trệ và kém phát triển. * Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất 5 kinh doanh của mình. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa. Để có được điều ấy các doanh nghiệp phải biết áp dụng những tiến bộ của thành tựu kỹ thuật trong quản lý và cải tiến sản phẩm vì Cạnh tranh còn quyết định tới yếu tố sống còn của doanh nghiệp. * Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn… so với đối thủ cạnh tranh để đáp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu của mình và phù hợp với số tiền mình bỏ ra. 1.5.2.2. Phân loại cạnh tranh. Tùy theo những tiêu thức và những căn cứ khác nhau mà người ta phân chia cạnh tranh thành nhiều loại cạnh tranh khác nhau. a. Căn cứ theo mức độ cạnh tranh trên thị trường gồm : - Cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường bao gồm rất nhiều người bán và người mua một sản phẩm hàng hóa giống nhau nào đó. Không một người mua hay người bán nào có thể ảnh hưởng tới mức giá thị trường hiện hành của hàng hóa. Người bán không thể đòi giá cao hơn giá thị trường vì người mua có thể tự do mua với số lượng hàng hóa bất kì những hàng hóa mình cần theo giá thị trường đó. Người bán cũng không chào giá thấp hơn giá thị trường vì họ có thể bán tất cả những thứ cần theo giá thị trường hiện hành. Ở những thị trường như vậy người bán không mất nhiều giờ vào việc soạn thảo những chiến lược marketing bởi vì từ trước đến giờ thị trường vẫn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, vai trò của việc nghiên cứu marketing, thiết kế hàng hóa, chính sách giá cả, quảng cáo và kích thích tiêu thụ và những biện pháp khác đều ở mức tối thiểu. - Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh trên thi trường mà ơ đó một số nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình hay tác động đến giá cả thị trường. b. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh gồm : 6 - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường hàng hóa. Người bán thì luôn muốn bán sản phẩm hàng hóa của mình với giả cao nhất có thể còn ngược lại người mua thì lại muốn mua sản phẩm mình cần với giá thấp nhất. Và chấp nhận cuối cùng được hai bên mua và bán thỏa thuận. - Cạnh tranh giữa người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu trong trường hợp hàng hóa trên thị trường khan hiếm nên người mua chấp nhận mua với giá cao để được sản phẩm mà họ cần. Và cuối cùng thì người bán thu được nhiều lợi nhuận hơn. - Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất trên thị trường để giành giật lợi thế về phía mình như khách hàng, thị phần, doanh thu và cuối cùng là lợi nhuận. Thị phần, doanh thu và lợi nhuận càng tăng càng chứng tỏ sức cạnh tranh của họ càng lớn. Làm được điều ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nhạy bén, linh hoạt trong quản lý, thường xuyên đổi mới trong công nghệ… c. Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh gồm: - Cạnh tranh quốc gia: Là loại cạnh tranh diễn ra trên quy mô rộng lớn nhất giữa quốc gia này với quốc gia khác nhằm tìm kiếm thị trường đầu tư, xuất khẩu thu lợi nhuận nhiều hơn. + Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các ngành trong nền kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn tới việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn đầu tư từ ngành đầu tư ít có lợi nhuận sang ngành đầu tư có mức lợi nhuận cao hơn. + Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này luôn có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là 7 trình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh có thể bị thu hẹp hoặc thậm chí bị phá sản. d. Căn cứ theo tính chất của phương thức cạnh tranh gồm : - Cạnh tranh lành mạnh: Là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi. 1.5.2.3. Các yếu tố chủ yếu cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a. Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức và quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt mọi việc. Nếu các yếu tố khác mà tốt nhưng trình độ tổ chức và quản lý kém thì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ không có hiệu quả. Một tổ chức quản lý được coi là tốt bao gồm: có phương pháp quản lý tốt, có hệ thống tổ chức gọn nhẹ, có văn hóa doanh nghiệp tốt và phải quản lý có hiệu quả. b.Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Kinh doanh là hoạt động của con người, kết quả kinh doanh sẽ phục vụ lại lợi ích của con người. Vì vậy, con người vừa là công cụ vừa là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để có hiệu quả luôn là cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động quản trị có hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp luôn phải xác định được điểm mạnh điểm yếu của nguồn nhân lực 8 [...]... giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh Thị phần càng lớn thể hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh Qua bộ phận marketing của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công thu thập được về thị phần của công ty và hai đối thủ cạnh tranh lớn của công ty thì ta có thể phân tích năng lực cạnh tranh của công ty như sau: Năm 2008 thị phần của công ty chiếm 6,35%, năm 2009 chiếm... Meinfa Sông Công 21 2.2.1 Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công 2.2.1.1 Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công a Kết quả điều tra các câu cán bộ công nhân viên Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công Thông qua kết quả tổng hợp điều tra thì 100% ý kiến cho rằng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện năng. .. giá của sản phẩm công ty còn cao, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú 2.2.1.2 Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công Theo ý kiến của Ông Vũ Mạnh Bun - Giám đốc cho rằng tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển nó thể hiện qua doanh thu hàng năm của công ty Công ty đang rất chú trọng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh vì đó là nhân... thành sản phẩm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14 + Năng lực lãnh đạo, quản lý và văn hóa trong doanh nghiệp Năng lực lãnh đạo và quản lý được hiểu là khả năng tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Nó là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Năng lực quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp thể... Meinfa Sông Công so với hai đối thủ cạnh tranh ta thấy rằng giá bán của Meinfa 31 Sông Công vẫn cao hơn và giá bán của công ty TNHH Gia Bảo thấp nhất trong 3 công ty f Uy tín doanh nghiệp * Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công: Trong gần 3 năm hoạt động công ty có những thành công nhất định, uy tín của công ty trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh thánh phố lân cận được đánh giá cao và khẳng định bằng việc công. .. cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành + Các bên liên quan khác Bao gồm các cổ đông, công đoàn, chính phủ, các tổ chức tín dụng, hiệp hội thương mại, dân chúng, các nhóm quan tâm đặc biệt 17 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEINFA SÔNG CÔNG 2.1 Khái quát về Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công 2.1.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công Tên công. .. uy tín của công ty 2.2.2 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công Trong phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công, để có cách nhìn tổng thể em tiến hành phân tích và so sánh một số nhân tố chỉ tiêu với hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên địa bàn Hà Nội là công ty CP ĐT PTSX & TM Gia Bảo và Doanh nghiệp tư... 2.2.2.1 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công thông qua các yếu tố cấu thành a Nguồn nhân lực * Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công Bảng 2.1 : Tình trạng lao động được tuyển dụng tại Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công Đơn vị tính: Người ST Chỉ tiêu T Năm 2008 SL Tỷ lệ Năm 2009 SL Tỷ lệ Tỷ Năm 20010 SL Tỷ Tỷ (%) lệ (%) Tổng số LĐ nghỉ hưu Tổng số I CBCNV Giới tính 0 trọng... 80% ý kiến cho rằng công ty có môi trường văn hóa mạnh và 20% ý kiến cho rằng trung bình Đó là những yếu tố đáng quan tâm dể giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình 22 Khi được hỏi về lợi thế cạnh tranh của công ty là gì thì kết quả thu được là yếu tố sản phẩm và uy tín của công ty Kết quả điều tra cho thấy công ty có công đầu tư nghiên cứu thị trường và thị phần của công ty được đánh giá là... cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 18 Ban quản trị: Ban quản trị gồm 10 thành viên ban đầu góp vốn và sáng lập ra Công ty Thành viên ban quản trị mỗi người giữ một số lượng cổ phần lớn tại Công ty. Các thành viên này không trực tiếp quản lý, điều hành Công ty mà bầu ra ban giám đốc gồm 3 thành viên giữ chức giám đốc, phó giám đốc trong Công ty Công ty không thuê người quản lý Công ty từ bên ngoài mà . TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEINFA SÔNG CÔNG 2.1 Khái quát về Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công 2.1.1. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công. Tên công ty: Công Ty Cổ Phần. Chuyên đề tập trung nghiên cứu lý thuyết liên quan tới năng lực cạnh tranh và thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công, đề ra một số những giải pháp nhằm nâng cao năng. những đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công. 1.4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Meinfa Sông Công

Ngày đăng: 04/06/2015, 15:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan