Ôn thi TN chủ đề địa lý dân cư

10 531 1
Ôn thi TN chủ đề địa lý dân cư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC $ ĐÀO TẠO ĐT Trường THPT Cao Lãnh 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ * * * I. Những kiến thức cơ bản : 1. Dân số và sự phân bố dân cư : - Sự gia tăng dân số nhanh của nước ta nguyên nhân và hậu quả. - Đặc điểm phân bố dân cư nước ta. 2. Lao động và việc làm: - Đặc điểm nguồn lao động của Việt Nam - Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay. 3. Đô thị hóa và chất lượng cuộc sống: - Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam. - Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội. - Đặc điểm về chất lượng cuộc sống của người dân nước ta và sự phân hoá chất lượng cuộc sống hiện nay. II. Kĩ năng : - Phân tích các sơ đồ, lược đồ, các biểu đồ ở atlat địa lý VN . - Phân tích, so sánh, nhận xét các số liệu thống kê trên atlat và sách giáo khoa . III. Một số nội dung khó và hướng giải quyết : Chủ đề: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển KT-XH hướng giải quyết : Ta cần phải nêu lên được những mặt tích cực và hạn chế của 2 vấn đề lớn là: + Dân số nước ta đông, tăng nhanh, nhiều thành phần dân tộc + Dân số nước ta trẻ a. Dân số nước ta đông, tăng nhanh, nhiều thành dân tộc: 1 + Tích cực: - Nguồn lao động dồi dào trên 50% tổng số dân cung cấp cho các ngành kinh tế và bảo vệ anh ninh quốc phòng. - Là thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích sản xuất trong nước và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Nước ta có nhiều dân tộc làm cho bản sắc văn hoá thêm phong phú, đa dạng, từ đó thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. + Hạn chế: - Khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm - Gây sức ép tới phát triển KT – XH - Đông dân sẽ dẫn đến sự gia tăng tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và sự phát triển các mặt giáo dục, y tế, nhà ở,… b. Dân số nước ta trẻ + Tích cực: - Có nguồn lao động dồi dào - Dân số trẻ nên nguồn lao động sẽ năng động, khoẻ, sáng tạo… - Dân số trẻ sẽ có sự thuận lợi lớn trong tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến. + Hạn chế: - Thiếu kinh nghiệm trong sản xuất - Dân số trẻ nên Nhà nước phải tăng cường sự đầu tư về giáo dục và y tế - Dân số trẻ dễ bị kích động gây mất trật tự, an ninh, tệ nạn xã hội,… Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phân bố dân cư, các giải pháp cho vấn đề này ở nước ta như thế nào? a. Tình hình phân bố dân cư - Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km 2 (2006), nhưng phân bố không đều. - Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi: + Đồng bằng: Chỉ có ¼ diện tích tự nhiên nhưng chiếm ¾ dân số. Trong đó cao nhất là Đồng bằng sông Hồng 1.225 người/km 2 , gấp 5 lần cả nước. + Miền núi: Chiếm đến 3/4 diện tích nhưng chỉ có 1/4 dân số. Tây Nguyên 89 người/km 2 , Tây Bắc 69 ngườ/km 2 , trong khi vùng này lại giàu tài nguyên thiên nhiên. - Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị: 2 + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm. + Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng. - Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên ở mỗi vùng. Vì vậy phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết. b. Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua - Tuyên truyền và thực hiện chính sách kế hoạch hoá dân số có hiệu quả. - Phân bố lại dân cư và lao động hợp lí trên phạm vi cả nước, giữa các vùng. - Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp. - Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. Câu 3: Cho bảng số liệu sau đây: TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2006 (Đơn vị: ‰) Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tư 1960 46 12 1985 28,4 6,9 1965 37,8 6,7 1989 31,3 8,4 1970 34,6 6,6 1993 28,5 6,7 1976 39,5 7,5 1999 23,6 7,3 1979 32,2 7,2 2006 19,0 5,0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960 – 2006. 2. Nêu nhận xét. 1. Vẽ biểu đồ 3 BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH THAY ĐỔI TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1960 – 2006 2. Nhận xét: - Gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các giai đoạn: + Giai đoạn 1960-1976: Gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, trung bình trên 3%. + Giai đoạn 1979-1993: Gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao trên 3%. + Giai đoạn 1979 – 1993: Gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao trên 3%. + Giai đoạn 1999 – 2006: Gia tăng dân số tự nhiên đã giảm mạnh, năm 2006 chỉ còn 1,4%. + Gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm mạnh, nhưng vẫn còn cao (trên 1%). Vì vậy, vẫn cần phải tiếp tục giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta. 4 Câu 4 : Cho bảng số liệu sau SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA Năm Tổng dân số (nghìn người) Trong đó dân thành thị (nghìn người) Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%) 1995 71.995,5 14.938,1 1,65 1996 73.156,7 15.419,9 1,61 1999 76.596,7 18.081,6 1,51 2000 77.635,4 18.771,9 1,36 2002 79.727,4 20.022,1 1,32 2005 83.106,3 22.336,8 1,31 2006 84.155,8 22.823,6 1,26 Hãy phân tích bảng số liệu trên, rút ra nhận xét. - Số dân của nước ta liên tục tăng qua các năm, từ năm 1995 đến năm 2006, số dân nước ta tăng thêm 12.160,3 nghìn người. Trung bình mỗi năm thời kì này nước ta tăng được 2.026,7 nghìn người. Trong đó số dân thành thị cũng tăng nhanh trung bình mỗi năm số dân thành thị tăng thêm 1.314,3 nghìn người. - Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên lại liên tục giảm từ 1,65% (năm 1995) còn 1,26% (năm 2006). - Tỉ lệ dân số thành thị nước ta còn thấp, chiếm 27,12% dân số (năm 2006), nhưng lại có chiều hướng tăng (năm 1995 chiếm 20,75% dân số cả nước). Chủ đề: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 5 Vấn đề cần lưu ý: 1). Một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay. Nêu các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta. a). Chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân: - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. - Xu hướng: giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp (còn 57,3% - 2005); tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng (lên 18,2%) và tỷ trọng dịch vụ cũng tăng nhưng còn chậm (24,5%). b). Phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. - Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 2). Cho bảng số liệu sau đây: LAO ĐỘNG PHÂN BỐ THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA, 6 GIAI ĐOẠN 2000 – 2006 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng sô Chia ra Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2000 37.609,6 24.481,0 4.929,7 8.198,9 2001 38.562,7 24.468,4 5.551,9 8.542,4 2002 39.507,7 24.455,8 6.084,7 8.967,2 2004 41.586,3 24.430,7 7.216,5 9.939,1 2005 42.542,7 24.351,5 7.785,3 10.4059 2006 43.436,1 24.172,3 8.296,9 10.966, 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành knih tế ở nước ta giai đoạn 2000 – 2006. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian trên. 1. Vẽ biểu đồ a. Xử lí số liệu CƠCẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2006 (%) Năm Tổng số Chia ra Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2000 100 65,1 13,1 21,8 2001 100 63,5 14,4 22,2 2002 100 61,9 15,4 22,7 2004 100 58,7 17,4 23,9 2005 100 57,2 18,3 24,5 2006 100 55,7 19,1 25,2 b. Vẽ biễu đồ BIỄU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔ CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2006. 7 2. Nhận xét và giải thích a. Nhận xét - Cơ cấu lao động của nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng: + Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm 9,4%. + Tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 6,0%. + Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng 3,7%. - Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên ở nước ta sự chuyển biến này còn chậm. b. Giải thích Tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Điều đó đã tới sự chuyển dịch lao động giữa các ngành. Chủ đề: ĐÔ THỊ HOÁ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG * Các vấn đề khó và hướng giải quyết : 1). Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá ở nước ta và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. a). Đô thị hoá tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: - Các đô thị lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và các địa phương trong cả nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường lớn, sức mua đa dạng, là nơi tập trung đông đảo nguồn lao động. - Các thành phố, thị xã lớn đông dân, cơ sở vật chất hiện đại là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế. 8 - Quá trình đô thị hoá cũng cần khắc phục các hậu quả về môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội,… b). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hoá: - Cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. - Lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển sang các ngành có năng suất cao, kĩ thuật tiên tiến làm cơ sở chi kinh tế đô thị. - Việc hiện đại hoá các ngành giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,… có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hoá phát triển nhanh. - Hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển làm cho một bộ phận dân cư chuyển từ hoạt động nông, lâm, ngư sang hoạt động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; vai trò của đô thị nagỳ càng được nâng cao. 2). Trình bài sự phân hoá chất lượng cuộc sống ở nước ta. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. a). Sự phân hoá về thu nhập bình quân trên đầu người. - Phân hoá giữa các nhóm thu nhập. - Phân hoá theo các vùng lãnh thổ. * Về giáo dục, văn hoá - Tỉ lệ người biết chữ (15 tuổi trở lên ): 90,3 % - Mạng lưới các trường phát triển rộng khắp. - Văn hoá thông tin được đẩy mạnh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. - Trao đổi văn hoá, nghệ thuật giữa các dân tộc trong nước, các địa phương và các nước trên thế giới. * Về y tế và chăm sóc sức khoẻ - Phát triển nhanh về số lượng trong đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kĩ thuật. - Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia. * Vấn đề xoá đói giảm nghèo Đạt thành tựu cao: năm 2004 cả nước giảm hộ nghèo xuống còn 6,9 % b). Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. - Xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội - Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động - Nâng cao dân trí và năng lực phát triển 9 - Bảo vệ môi trường. 3). Cho bảng số liệu sau: XẾP HẠNG CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA VỀ MỘT VÀI CHỈ SỐ Các vùng Chỉ số HDI Xếp hạng các vùng về GDP/người Thu nhập/người HDI Đồng bằng sông Hồng 0,733 2 2 2 Đông Bắc 0,645 7 6 6 Tây Bắc 0,570 8 8 8 Bắc Trung Bộ 0,665 6 7 5 Duyên hải Nam Trung Bộ 0,680 5 4 3 Tây Nguyên 0,614 4 5 7 Đông Nam Bộ 0,761 1 1 1 Đồng bằng sông Cửu Long 0,677 3 3 4 Cả nước 0,709 - - - Hãy phân tích sự phân hoá của các chỉ số trên theo vùng. - Có sự phân hoá HDI theo các vùng. + Những vùng có chỉ số HDI cao hơn mức trung bình cả nước là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ vì đây là hai vùng kinh tế năng động, có mức sống cao, tập trung nguồn lao động có trình độ của cả nước. + Những vùng còn lại có chỉ số HDI thấp hơn mức trung bình cả nước vì đây là những vùng còn nhiều khó khăn, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, trình độ dân trí, khoa học kĩ thuật thấp, thu nhập đầu người thấp. LỜI KẾT: Trong một thời gian ngắn ngủi tôi xin được gởi đến quý đồng nghiệp một vài ý kiến. Mong được đóng góp để làm phong phú hơn cho quyển kỹ yếu Địa Lí 12 đang được Hội Đồng Bộ Môn Địa Lí trực thuộc sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Tháp biên soạn. Xin chân thành cám ơn. 10 . VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ * * * I. Những kiến thức cơ bản : 1. Dân số và sự phân bố dân cư : - Sự gia tăng dân số nhanh của nước ta nguyên nhân và hậu quả. - Đặc điểm phân bố dân cư nước. bố dân cư, các giải pháp cho vấn đề này ở nước ta như thế nào? a. Tình hình phân bố dân cư - Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km 2 (2006), nhưng phân bố không đều. - Phân bố không. cực và hạn chế của 2 vấn đề lớn là: + Dân số nước ta đông, tăng nhanh, nhiều thành phần dân tộc + Dân số nước ta trẻ a. Dân số nước ta đông, tăng nhanh, nhiều thành dân tộc: 1 + Tích cực: -

Ngày đăng: 04/06/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan