Ôn thi TN chủ đề: Dân số

4 221 0
Ôn thi TN chủ đề: Dân số

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA 1/ Đông dân nhiều thành phần dân tộc: * Số dân nước ta là 84.156 nghìn người (năm 2006). - Thuận lợi: là nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. * Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. 2/ Dân số cong tăng nhanh, cơ cấu dân số trể - Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì. - Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. - Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2005 như sau: + Từ 0 đến 14 tuổi: 27,0% + Từ 15 đến 59 tuổi: 64,0% + Từ 60 tuổi trở lên: 9,0% 3/ Phân bố dân cư không hợp lí - Mật độ dân số trung bình 254 người/ km 2 (2006). a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi: - Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km 2 , Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km 2 ). - Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km 2 , Tây Bắc 69 người/ km 2 ). b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% 4/ Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta. - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. Trường THPT Tân Hồng 1 Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp Câu hỏi và bài tập. 1. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2005. Đơn vị: % Năm Độ tuổi 1999 2005 Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0 Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 Hãy vẽ biểu đồ và nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta năm 1999 và 2005. 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2006 Đơn vị: người/km 2 Vùng Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 1225 Tây Bắc 69 Đông Nam Bộ 551 Tây Nguyên 89 Đồng bằng sông Cửu Long 429 a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số một số vùng của nước ta năm 2006. b. Rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân. 3. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn Đơn vị: % Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1995 20,8 97,2 2000 24,2 75,8 2003 25,8 74,2 2005 26,9 73,1 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2005. b. Nêu nhận xét. 4. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. a. Tác động tích cực: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tiếp thu nhanh những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. b. Tác động tiêu cực: - Đối với kinh tế: kìm hãm sự phát triển kinh tế, khó nâng cao chất lượng cuộc sống - Đối với xã hội: thiếu lương thực, nhà ở, các vấn đề y tế, giáo dục, việc làm và tệ nạn xã hội là những vấn đề khó giải quyết. - Đối với môi trường: ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên. BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1/ Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta? a/ Thế mạnh: - Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). Trường THPT Tân Hồng 2 Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp - Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. - Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế. b/ Hạn chế: - Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. - Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu. - Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật. 2/ Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, thành phần kinh tế và dân thành thị với nông thôn ở nước ta hiện nay. a. Theo ngành kinh tế: - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. - Xu hướng: giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp (còn 57,3% - 2005); tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng (lên 18,2%) và tỷ trọng dịch vụ cũng tăng nhưng còn chậm (24,5%). b. Theo ngành kinh tế: - Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước ( số liệu) - Tăng tỉ trọng thành phần ngoài nhà nước và khu vực vốn đầu tư nước ngoài (số liệu) c. Theo thành thị và nông thôn: - Nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhưng xu hướng ngày càng giảm từ 79,9% năm 1996 xuống còn 75% năm 2005 - Thành thị chiếm tỉ lệ thấp nhưng xu hướng ngày càng tăng từ 20,1% năm 1996 xuống còn 25% năm 2005. 3/Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng. Phương hướng giải quyết việc làm: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. - Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA 1/ Đặc điểm đô thị hóa nước ta. a) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp: Từ thế kỉ 3 trước công nguyên, thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc) được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp. b) Tỉ lệ dân thành thị tăng: Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực. c) Phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng: Cả nước có 689 đô thị, trong đó tập trung nhiều ở trung du miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi ít đô thị nhất là ở Tây Bắc, sau đó Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. 2/ Mạng lưới đô thị hóa nước ta. - Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. - Đến năm 2004, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 3/ Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trường THPT Tân Hồng 3 Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp - Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội Bài 24: CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 1. Việt Nam trong xếp hạng HDI thế giới: - Các yếu tố chính của chỉ số HDI: + GDP bình quân theo đầu người + CHỉ số giáo dục + Tuổi thọ bình quân - HDI Việt Nam đứng hàng 109/ 173 quốc gia: - GDP bình quân theo đầu người: thứ 118 Xếp hạng HDI cao hơn GDP ( do nước ta đạt được thành tựu nổi trội về giáo dục và y tế) 2. Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống: a. Thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo: - Mức thu nhập bình quân đầu người có sự phân hóa: + Có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùn + Sự chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất còn quá lớn - Xóa đói giảm nghèo: + Đói nghèo là biểu hiện của chất lượng cuộc sống thấp nên xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp bách của nước ta + Thành tựu: Tỉ lệ nghèo đói giảm từ 13,3% năm 1999 xuống 6,9 năm 2004, Mức sống chung của dân cư tăng rõ rệt b. Về giáo dục, văn hóa: - Số trường học các cấp tăng nhanh - Số học sinh tăng nhanh qua các năm - Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên: 90,3% - Việc học tập được cải thiện đáng kể - Các cơ sở thiết bị phục vụ cho giáo dục ngy càng đa dạng và phát triển c.Về y tế và chăm sóc sức khỏe: - Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ tăng nhanh (hầu như các xã, phường điều có trạm y tế) - Nhiều chương trình quốc gia về y tế và chăm sóc sức khỏe thực hiện thành công - Cần đẩy mạnh hơn nữa việc hiện đại hóa cơ sở chữa bệnh, tăng cường đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi cho các địa phương, nhân rộng thành tựu đạt được trong lĩnh vực chống HIV/AIDS 3. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư: - Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội - Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động - Nâng cao dân trí và năng lực phát triển - Bảo vệ môi trường. Trường THPT Tân Hồng 4 . nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. * Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài. Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA 1/ Đông dân nhiều thành phần dân tộc: * Số dân nước ta là 84.156 nghìn người (năm 2006) người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. 2/ Dân số cong tăng nhanh, cơ cấu dân số trể - Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa

Ngày đăng: 04/06/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan