Đồ án NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC

40 2.5K 25
Đồ án NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng, để đạt được kết quả này thì có sự đóng góp rất lớn của ngành kĩ thuật điện tử, kĩ thuật vi xử lý. Với sự phát triển như vũ bão như hiện nay thì kỹ thuật điện tử , kĩ thuật vi xử lý đang xâm nhập vào tất cả các ngành khoa học – kỹ thuật khác và đã đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân. Sự ra đời của các vi mạch điều khiển với giá thành giảm nhanh, khả năng lập trình ngày càng cao đã mang lại những thay đổi sâu sắc trong ngành kỹ thuật điện tử. Và việc ứng dụng các kỹ thuật này vào thực tế sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người. Để góp một phần nhỏ vào việc này em đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu, thiết kế mạch điều khiển động cơ bước ” thông qua đề tài này em sẽ có những điều kiện tốt nhất để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm quý báu, bổ xung thêm vào hành trang của mình trên con đường đã chọn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN Ô TÔ CHUYÊN NGÀNH: CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ VÀ XE CHUYÊN DỤNG TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Kiêm Sinh viên thực hiện: Vũ Hồng Nhật Lớp: 121121 Hưng Yên, năm 2015 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng, để đạt được kết quả này thì có sự đóng góp rất lớn của ngành kĩ thuật điện tử, kĩ thuật vi xử lý. Với sự phát triển như vũ bão như hiện nay thì kỹ thuật điện tử , kĩ thuật vi xử lý đang xâm nhập vào tất cả các ngành khoa học – kỹ thuật khác và đã đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân. Sự ra đời của các vi mạch điều khiển với giá thành giảm nhanh, khả năng lập trình ngày càng cao đã mang lại những thay đổi sâu sắc trong ngành kỹ thuật điện tử. Và việc ứng dụng các kỹ thuật này vào thực tế sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người. Để góp một phần nhỏ vào việc này em đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu, thiết kế mạch điều khiển động cơ bước ” thông qua đề tài này em sẽ có những điều kiện tốt nhất để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm quý báu, bổ xung thêm vào hành trang của mình trên con đường đã chọn. Trong thời gian nghiên cứu và làm đồ án dựa vào kiến thức đã được học ở trường, qua một số sách, tài liệu có liên quan cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các bạn đồ án môn học của em đã hoàn thành. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và trình bày nhưng không thể tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn, vì vậy em rất mong các thầy, cô giáo cùng các bạn đóng góp những ý kiến quý báu để đồ án môn học này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện : Vũ Hồng Nhật 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Hưng Yên , ngày.… tháng …. năm 2015 Giáo viên hướng dẫn 3 MỤC LỤC Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ BƯỚC 1.1 ĐỘNG CƠ BƯỚC 1.1.1 Khái niệm …………………… …………………………………….………….5 1.1.2 Cấu tạọ và nguyên lí hoạt động …………………….………………………… 5 1.1.3 Các loại động cơ bước………………………………………………………… 6 1.2 ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 1.2.1 Các cách điều khiển động cơ bước ……………………… ……………… 11 1.2.2 Tính toán các bước…………………… ………………………………….……11 Chương II: CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH 2.1 ĐIỆN TRỞ 2.1.1 Khái niệm …………………… …………………………………….…………12 2.1.2 Phân loại điện trở ……………… ………………….………………………….12 2.2 TỤ ĐIỆN 2.2.1 Khái niệm ……………… …………………………………………………….13 2.2.2 Phân loại tụ điện …………………… ……………………………………… 13 2.2.3 Ứng dụng của tụ điện …………… …………………… …………………….14 2.3 DIOD BÁN DẪN 2.3.1 Khái niệm ………………………………………… ………………………….14 2.3.2 Nguyên tắc hoạt động của diod bán dẫn ……………… ………………………15 2.4 TRANSISTOR 2.4.1 Cấu tạo …………………………………………………… ………………… 16 2.4.2. Nguyên lý hoạt động……………………………………………………………16 2.4.3 Ứng dụng của transistor……………………………………….……….……….17 2.5 IC ULN2803 2.5.1 Cấu tạo………………………………………………………………………….18 2.5.2 Nguyên lí hoạt động……………………………………………………………18 2.6 VI XỬ LÝ 89C5118 2.6.1 Giới thiệu……………………………………………………………………….19 2.6.2 Khảo sát bộ vi điều khiển làm việc 20 Chương III: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 5.1 Sơ đồ khối và chức năng của từng khối trong mạch điện………………………30 5.2 Sơ đồ nguyên lí và mạch điều khiển động cơ bước…………………… ….…30 5.3 Lưu đồ thuật toán………………………………………………………… 32 5.4 Chương trình điều khiển………………………………… 33 5.5 Sơ đồ bố trí linh kiện ………………………… …………………………… 36 5.6 Mạch in……………………………………… ….……….…………………….37 5.7 Sản phẩm hoàn thiện……………………………………… ……… 38 5.8 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………40 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ BƯỚC 1.1 ĐỘNG CƠ BƯỚC 1.1.1 Khái niệm Động cơ bước là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt so với đa số các động cơ điện thông thường. Chúng thực chất là một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của roto vào các vị trí cần thiết. Hình 1.1 Động cơ bước Động cơ bước có vai trò rất quan trọng trong điều khiển chuyển động kĩ thuật số, tự động hóa,… vì nó là cơ cấu chấp hành trung thành với nhừng lệnh đưa ra dưới dạng số, nó chấp hành chính xác. Ta có thể diều khiển nó quay một góc bất kì, chính xác, dừng ở vị trí ta muốn. Vì vậy, động cơ bước được ứng dụng trong cơ cấu đòi hỏi có đọ chính xác cao, chuyển động êm. 1.1.2 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động a. Cấu tạo: Về cấu tạo, động cơ bước có thể được coi là tổng hợp của 2 loại động cơ: Động cơ một chiều không tiếp xúc và động cơ đồng bộ giảm tốc công suất nhỏ. Động cơ bước sử dụng là động cơ bước 4 pha, 5 dây điều khiển. 4 trong 5 dây này được kết nối với 4 cuộn dây trong động cơ và 1 dây là dây nguồn cho cả 4 cuộn dây. Mỗi bước động cơ quét 1 góc 1.8 độ, vậy để quay một vòng động cơ phải quét 200 bước. Động cơ bước có thể được mô tả như là một động cơ điện không dùng bộ chuyển mạch. Cụ thể, các mấu trong động cơ là stator, và rotor là nam châm vĩnh cửu hoặc trong trường hợp của động cơ biến từ trở, nó là những khối răng làm bằng vật liệu nhẹ có từ tính. Tất cả các mạch đảo phải được điều khiển bên ngoài bởi bộ điều khiển, và đặc biệt, các động cơ và bộ điều khiển được thiết kế để động cơ có thể giữ nguyên bất kỳ vị trí cố định nào cũng như là quay đến bất kỳ vị trí nào. Hầu hết các động cơ bước có thể chuyển động ở tần số âm thanh, cho phép chúng quay khá nhanh, và với một bộ điều khiển thích hợp, chúng có thể khởi động và dừng lại dễ dàng ở các vị trí bất kỳ. 5 b. Nguyên lí hoạt động: Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nên có độ chính xác rất cao về mặt điều khiển học. Cúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa ra các tín hiệu điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định. Tổng sô góc quay của roto tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của roto phụ thuộc vạo thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi. • Ưu điểm: -Khi dùng động cơ bước không cần mạch phản hồi cho điều khiển vị trí và vận tốc. -Thích hợp với các thiết bị điều khiển số với khả năng điều khiển sô trực tiếp (động cơ bước trở thành thong dụng trông robot). -Hầu hết các động cơ bước có thể chuyển động ở tần số âm thanh. • Nhược điểm: -Công suất thấp (việc nâng cao công suất của động cơ bước đang được rất quan tâm hiện nay). 1.1.3 Các loại động cơ bước Động cơ bước được chia làm 2 loại: Nam châm vĩnh cửu và biến từ trở (cũng có loại động cơ hỗn hợp nữa, nhưng nó không khác biệt gì với động cơ nam châm vĩnh cửu). Nếu mất đi nhãn trên động cơ, các bạn vẫn có thể phân biệt hai loại động cơ này bằng cảm giác mà không cần cấp điện cho chúng. Động cơ nam châm vĩnh cửu dường như có các nấc khi bạn dùng tay xoay nhẹ rotor của chúng, trong khi động cơ biến từ trở thì dường như xoay tự do (mặc dù cảm thấy chúng cũng có những nấc nhẹ bởi sự giảm từ tính trong rotor). Bạn cũng có thể phân biệt hai loại động cơ này bằng ohm kế. Động cơ biến từ trở thường có 3 mấu, với một dây về chung, trong khi đó, động cơ nam châm vĩnh cửu thường có hai mấu phân biệt, có hoặc không có nút trung tâm. Nút trung tâm được dùng trong động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực. Động cơ bước phong phú về góc quay. Các động cơ kém nhất quay 90 độ mỗi bước, trong khi đó các động cơ nam châm vĩnh cửu xử lý cao thường quay 1.8 độ đến 0.72 độ mỗi bước. Với một bộ điều khiển, hầu hết các loại động cơ nam châm vĩnh cửu và hỗn hợp đều có thể chạy ở chế độ nửa bước, và một vài bộ điều khiển có thể điều khiển các phân bước nhỏ hơn hay còn gọi là vi bước. 6 Hình 1.2 Động cơ biến trở từ Đối với cả động cơ nam châm vĩnh cửu hoặc động cơ biến từ trở, nếu chỉ một mấu của động cơ được kích, rotor (ở không tải) sẽ nhảy đến một góc cố định và sau đó giữ nguyên ở góc đó cho đến khi moment xoắn vượt qua giá trị moment xoắn giữ (hold torque) của động cơ. Nếu motor của bạn có 3 cuộn dây, được nối như trong biểu đồ hình 3.1, với một đầu nối chung cho tất cả các cuộn, thì nó chắc hẳn là một động cơ biến từ trở. Khi sử dụng, dây nối chung (C) thường được nối vào cực dương của nguồn và các cuộn được kích theo thứ tự liên tục. Dấu thập trong hình 1.2 là rotor của động cơ biến từ trở quay 30 độ mỗi bước. Rotor trong động cơ này có 4 răng và stator có 6 cực, mỗi cuộn quấn quanh hai cực đối diện. Khi cuộn 1 được kích điện, răng X của rotor bị hút vào cực 1. Nếu dòng qua cuộn 1 bị ngắt và đóng dòng qua cuộn 2, rotor sẽ quay 30 độ theo chiều kim đồng hồ và răng Y sẽ hút vào cực 2. Để quay động cơ này một cách liên tục, chúng ta chỉ cần cấp điện liên tục luân phiên cho 3 cuộn. Theo logic đặt ra, trong bảng dưới đây 1 có nghĩa là có dòng điện đi qua các cuộn, và chuỗi điều khiển sau sẽ quay động cơ theo chiều kim đồng hồ 24 bước hoặc 2 vòng: Cuộn 1 1001001001001001001001001 Cuộn 2 0100100100100100100100100 Cuộn 3 0010010010010010010010010 thời gian ‐‐> Phần Điều khiển mức trung bình cung cấp chi tiết về phương pháp tạo ra các dãy tín hiệu điều khiển như vậy, và phần Các mạch điều khiển bàn về việc đóng ngắt dòng điện qua các cuộn để điều khiển động cơ từ các chuỗi như thế. Hình dạng động cơ được mô tả trong hình 1.2, quay 30 độ mỗi bước, dùng số răng rotor và số cực stator tối thiểu. Sử dụng nhiều cực và nhiều răng hơn cho phép động cơ quay với góc nhỏ hơn. Tạo mặt răng trên bề mặt các cực và các răng trên rotor một cách phù hợp cho phép các bước nhỏ đến vài độ. 7 Hình 1.3 Động cơ bước đơn cực Động cơ bước đơn cực, cả nam châm vĩnh cửu và động cơ hỗn hợp, với 5, 6 hoặc 8 dây ra thường được quấn như sơ đồ hình 1.3, với một đầu nối trung tâm trên các cuộn. Khi dùng, các đầu nối trung tâm thường được nối vào cực dương nguồn cấp, và hai đầu còn lại của mỗi mấu lần lượt nối đất để đảo chiều từ trường tạo bởi cuộn đó. Sự khác nhau giữa hai loại động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực và động cơ hỗn hợp đơn cực không thể nói rõ trong nội dung tóm tắt của tài liệu này. Từ đây, khi khảo sát động cơ đơn cực, chúng ta chỉ khảo sát động cơ nam châm vĩnh cửu, việc điều khiển động cơ hỗn hợp đơn cực hoàn toàn tương tự. Mấu 1 nằm ở cực trên và dưới của stator, còn mấu 2 nằm ở hai cực bên phải và bên trái động cơ. Rotor là một nam châm vĩnh cửu với 6 cực, 3 Nam và 3 Bắc, xếp xen kẽ trên vòng tròn. Để xử lý góc bước ở mức độ cao hơn, rotor phải có nhiều cực đối xứng hơn. Động cơ 30 độ mỗi bước trong hình là một trong những thiết kế động cơ nam châm vĩnh cửu thông dụng nhất, mặc dù động cơ có bước 15 độ và 7.5 độ là khá lớn. Người ta cũng đã tạo ra được động cơ nam châm vĩnh cửu với mỗi bước là 1.8 độ và với động cơ hỗn hợp mỗi bước nhỏ nhất có thể đạt được là 3.6 độ đến 1.8 độ, còn tốt hơn nữa, có thể đạt đến 0.72 độ. Như trong hình, dòng điện đi qua từ đầu trung tâm của mấu 1 đến đầu a tạo ra cực Bắc trong stator trong khi đó cực còn lại của stator là cực Nam. Nếu điện ở mấu 1 bị ngắt và kích mấu 2, rotor sẽ quay 30 độ, hay 1 bước. Để quay động cơ một cách liên tục, chúng ta chỉ cần áp điện vào hai mấu của đông cơ theo dãy. Mấu 1a 1000100010001000100010001 Mấu 1a 1100110011001100110011001 Mấu 1b 0010001000100010001000100 Mấu 1b 0011001100110011001100110 8 Mấu 2a 0100010001000100010001000 Mấu 2a 0110011001100110011001100 Mấu 2b 0001000100010001000100010 Mấu 2b 1001100110011001100110011 thời gian ‐‐> thời gian ‐‐ > Nhớ rằng hai nửa của một mấu không bao giờ được kích cùng một lúc. Cả hai dãy nêu trên sẽ quay một động cơ nam châm vĩnh cửu một bước ở mỗi thời điểm. Dãy bên trái chỉ cấp điện cho một mấu tại một thời điểm, như mô tả trong hình trên; vì vậy, nó dùng ít năng lượng hơn. Dãy bên phải đòi hỏi cấp điện cho cả hai mấu một lúc và nói chung sẽ tạo ra một moment xoắy lớn hơn dãy bên trái 1.4 lần trong khi phải cấp điện gấp 2 lần. Phần Điều khiển mức trung bình trong tài liệu này sẽ cung cấp chi tiết về phương pháp tạo ra những dãy tín hiệu điều khiển như vậy, còn phần Các mạch điều khiển nói về mạch đóng ngắt các mạch điện cần thiết để điều khiển các mấu động cơ từ các dãy điều khiển trên. Vị trí bước được tạo ra bởi hai chuỗi trên không giống nhau; kết quả, kết hợp 2 chuỗi trên cho phép điều khiển nửa bước, với việc dừng động cơ một cách lần lượt tại những vị trí đã nêu ở một trong hai dãy trên. Chuỗi kết hợp như sau: Mấu 1a 11000001110000011100000111 Mấu 1b 00011100000111000001110000 Mấu 2a 01110000011100000111000001 Mấu 2b 00000111000001110000011100 Thời gian ‐‐> Hình 1.4 Động cơ bước đơn cực Động cơ nam châm vĩnh cửu hoặc hỗn hợp hai cực có cấu trúc cơ khí giống y như động cơ đơn cực, nhưng hai mấu của động cơ được nối đơn giản hơn, 9 không có đầu trung tâm. Vì vậy, bản thân động cơ thì đơn giản hơn, nhưng mạch điều khiển để đảo cực mỗi cặp cực trong động cơ thì phức tạp hơn. Hoạtđộng: Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nên có độ chính xác rất cao về mặt điều khiển học. Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định. Tổng số góc quay của rôto tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rôto phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi. Ứng dụng: Trong điều khiển chuyển động kỹ thuật số, động cơ bước là một cơ cấu chấp hành đặc biệt hữu hiệu bởi nó có thể thực hiện trung thành các lệnh đưa ra dưới dạng số. Động cơ bước được ứng dụng nhiều trong ngành Tự động hoá, chúng được ứng dụng trong các thiết bị cần điều khiển chính xác. Ví dụ: Điều khiển robot, điều khiển tiêu cự trong các hệ quang học, điều khiển định vị trong các hệ quan trắc, điểu khiển bắt, bám mục tiêu trong các khí tài quan sát, điều khiển lập trình trong các thiết bị gia công cắt gọt, điều khiển các cơ cấu lái phương và chiều trong máy bay,trên ôtô ứng dụng trong bộ tiết chế IC. Trong công nghệ máy tính, động cơ bước được sử dụng cho các loại ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, máy in STEP có 5 đặc tính cơ bản sau: • Brushlesss (không chổi than): STEP là loại động cơ không chổi than. • Load Independent (độc lập với tải): động cơ bước quay với tốc độ ổn định trong tầm moment của động cơ. • Open loop positioning (điều khiển vị trí vòng hở): thông thường chúng ta có thể đếm xung kích ở động cơ để xác định vị trí mà không cần phải có cảm biến hồi tiếp vị trí, nhưng đôi khi trong những ứng dụng đòi hỏi tính chính xác cao STEP thường được sử dụng kết hợp với các cảm biến vị trí như: encoder, biến trở … • Holding Torque (moment giữ ): STEP có thể giữ được trục quay của nó, so với động cơ DC không có hộp số thì moment giữ của STEP lớn hơn rất nhiều. • Excellent Response (Đáp ứng tốt): STEP đáp ứng tốt khi khởi động, dừng lại và đảo chiều quay một cách dễ dàng. 1.2 ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 1.2.1 Các cách điều khiển động cơ bước Có 2 cách điều khiển động cơ bước là: - Điều khiển FULL bước. -Điều khiển NỬA bước. a. Điều khiển FULL bước: 10 [...]... -> cuộn 4 cuộn 1 -> -> cuộn 4)): Bước 1: 0110 1110 Bước 2: 1100 1101 Bước 3: 1001 1011 Bước 4: 0011 0111 Khi điều khiển nửa bước, động cơ sẽ chạy mượt hơn so với khi chạy FULL bước 1.2.2 Tính toán chọn động cơ bước Chọn động cơ bước dựa vào các thông số sau: Điện áp, momen lực cực đại, khoảng điều khiển số bước( ví dụ có thể chỉnh từ 1-1000 bước trong một giây), Động cơ bước còn phụ thuộc vào các thong... nguồn điện cấp cho động cơ và có động cơ là thiết bị chấp hành thực hiện các lênh điều khiển 5.2 Sơ đồ nguyên lí và mạch điều khiển động cơ bước 5.2.1 Khối Nguồn Hình 5.1 Sơ đồ khối nguồn 30 5.2.2 Khối điều khiển Hình 5.2 Sơ đồ khối điều khiển - Khối điều khiển là khối quan trọng nhất, nó đóng vai trò như linh hồn của cả một hệ thống, là trung tâm xử lý các tín hiệu vào-ra - Khối điều khiển sử dụng IC... khối • Khối nguồn :Mạch sử dụng 2 nguồn riêng biệt,nguồn 5v nuôi cho hệ thống vi điều khiển và nguồn 5v dùng cho mạch động lực • Khối vi điều khiển: khối này gồm có hệ thống vi điều khiển, các nút nhấn nhập tín hiệu đầu vào và các chân tín hiệu đầu ra điều khiển các van công suất điều khiển động cơ chạy đúng với chương trình điều khiển. Trong mạch sử dụng vi điều khiển At89C51 và động cơ điện một chiều.. .Điều khiển FULL bước có nghĩa là mỗi lần cấp điện áp cho các cuộn dây, động cơ sẽ quay đủ 1 bước (1.8 độ), thứ tự cấp xung điều khiển như sau (thứ tự từ trái sang phải: cuộn 1 -> cuộn 2 -> cuộn 3 -> cuộn 4): Bước 1: 0110 Bước 2: 1100 Bước 3: 1001 Bước 4: 0011 b Điều khiển NỬA bước: Để điều khiển động cơ quay nửa bước, thứ tự các xung cấp vào các cuộn dây như... Nhận tín hiệu mức 0 từ nút nhấn, vi điều khiển sẽ thực hiện các chức năng được lập trình sẵn trong chương trình điều khiển để xuất tín hiệu điều khiển ra các chân p2.0, p2.1, p2.2, p2.3 đề đưa tín hiệu ra mạch công suất điều khiển động cơ 31 5.2.3 Khối công suất Hình 5.3 Sơ đồ khối công suất - Khối công suất nhận tín hiệu điều khiển từ vi điều khiển, khi tín hiệu điều khiển mức 1 thì PC817 không dẫn làm... ngắt ngoài được tác động theo mức thì nguồn bên ngoài phải giữ tín hiệu yêu cầu tác động cho đến khi ngắt được và không tác động yêu cầu ngắt trước khi ISR được hoàn tất Nếu không một ngắt khác sẽ được lặp lại CHƯƠNG III: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 5.1 Sơ đồ khối và chức năng của từng khối trong mạch điện 5.1.1 Sơ đồ khối của mạch điện Khối nguồn Khối vi điều khiển Khối công suất... thiệu Bộ vi điều khiển viết tắt là Mircro-controller là mạch tích hợp trên một chíp có thể lập trình được, dùng để điều khiển hoạt động của một hệ thống Theo các tập lệnh của người lập trình bộ vi điều khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, đo thời gian và tiến hành đóng mở một cơ cấu nào đó Trong các thiết bị điện và điện tử dân dụng các bộ vi điều khiển điều khiển hoạt động của TV,... các thong sô liên quan như: Momen lực, cường độ, điện trở, trở kháng cuộn dây Như vậy, điều quan trọng ở đây là phải đảm bảo tính tương thích của bộ điều khiển và thông số động cơ để chọn ra được một động cơ bước phù hợp nhất CHƯƠNG II: CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH 2.1 ĐIỆN TRỞ 11 2.1.1 Khái niệm Điện trở là linh kiện điện tử thụ động, dùng để làm vật cản trở dòng điện theo mong muốn của người... phần tử khuếch đại trong các mạch khuyếch đại công suất -Dùng để làm phần tử điều chỉnh trong các mạch ổn định điện áp -Đóng vai trò phần tử chuyển mạch làm việc như một khóa điện tử -Tạo sóng trong các mạch dao động 17 2.5 IC ULN2803 2.5.1 Cấu tạo ULN2803 là IC đảo, là loại IC hút dòng, có các điode tránh ngược dòng khi điều khiển Hình 2.6 ULN2803 2.5.2 Nguyên lí hoạt động Con ULN là 8 con tran NPN... càng lâu 2.3 DIOD BÁN DẪN 2.3.1 Khái niệm Diode là linh kiện điện tử thụ động, cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều , sử dụng các tính chất của các chất bán dẫn Hình 2.3 Một số loại điode 2.3.2 Nguyên tắc hoạt động của diod bán dẫn 14 * Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: - Cấu tạo: Diode bán dẫn được cấu tạo dựa trên chuyển tiếp P – N của hai chất bán dẫn khác loại Điện cực nối với bán dẫn P gọi là . KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Kiêm Sinh viên thực hiện: Vũ Hồng Nhật Lớp: 121121 Hưng Yên, năm 2015 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế của. để đồ án môn học này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện : Vũ Hồng Nhật 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN . thì có sự đóng góp rất lớn của ngành kĩ thuật điện tử, kĩ thuật vi xử lý. Với sự phát triển như vũ bão như hiện nay thì kỹ thuật điện tử , kĩ thuật vi xử lý đang xâm nhập vào tất cả các ngành

Ngày đăng: 03/06/2015, 16:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5.2.2 Khối điều khiển

  • Hình 5.2 Sơ đồ khối điều khiển.

  • Khối điều khiển là khối quan trọng nhất, nó đóng vai trò như linh hồn của cả một hệ thống, là trung tâm xử lý các tín hiệu vào-ra

  • Khối điều khiển sử dụng IC AT89C51

  • Nhận tín hiệu mức 0 từ nút nhấn, vi điều khiển sẽ thực hiện các chức năng được lập trình sẵn trong chương trình điều khiển để xuất tín hiệu điều khiển ra các chân p2.0, p2.1, p2.2, p2.3 đề đưa tín hiệu ra mạch công suất điều khiển động cơ.

  • 5.2.3 Khối công suất

  • Hình 5.3 Sơ đồ khối công suất.

  • - Khối công suất nhận tín hiệu điều khiển từ vi điều khiển, khi tín hiệu điều khiển mức 1 thì PC817 không dẫn làm cho tip41 không dẫn, cuộn dây của động cơ bước không được cấp điện.

  • 5.3 Lưu đồ thuật toán

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan