Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt

87 353 0
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 :  LÝ LUN V HIU QU S DNG TÀI SN NGN HN CA DOANH NGHIP 1.1. Tài sn ngn hn ca doanh nghip 1.1.1. Khái niệm tài sản ngắn hạn Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có ba yếu tố là: đối tƣợng lao động, tƣ liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn luôn vận động không ngừng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra liên tục. Vậy nên định nghĩa TSNH nhƣ thế nào? “Tài sản ngắn hạn là những tài sản có đơn vị thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi giá trị trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.” (Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tƣ – Cục Phát Triển Doanh Nghiệp, Giáo trình đào tạo, website: http://www.business.gov.vn/, 19/06/2013) Theo một tài liệu khác: “Tài sản ngắn hạn là những thứ một DN đang sở hữu, có khả năng đƣợc sử dụng hết hoặc chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một chu kỳ kinh doanh – thƣờng đƣợc định nghĩa bằng một năm”. (John Downes, Jordan Elliot Goodman (2014), “Dictionary of Finance and Investment Terms 9th Edition”, Barron's Educational Series, New York, pg.130) Ngoài ra, khái niệm về TSNH còn đƣợc bổ sung thêm nhƣ sau: “So với tài sản cố định, tài sản ngắn hạn quay vòng nhanh hơn. Tài sản ngắn hạn phần lớn đóng vai trò đối tƣợng lao động, tức là các vật bị tác động trong quá trình hoạt động, bởi lao động con ngƣời hay máy móc. Do đó, tài sản ngắn hạn phản ánh dƣới các dạng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu Trong một quá trình sản xuất, các nguyên vật liệu tham gia bị chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh và toàn bộ giá trị của các nguyên vật liệu đó chuyển hóa hoàn toàn vào giá thành sản phẩm”. (Phạm Quang Trung (2009), “Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.38) Tóm lại, có thể hiểu TSNH là những tài sản thuộc sở hữu của DN, có tính chất ngắn hạn và thƣờng xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khác với tài sản cố định, TSNH luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình tạo ra sản phầm, cuối chu kỳ kinh doanh toàn bộ giá trị của nó sẽ đƣợc chuyển vào sản phẩm đƣợc sản xuất ra. Trong bảng cân đối kế toán của DN, TSNH đƣợc thể hiện ở các bộ phận: tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác. Nhu cầu về TSNH ở các DN khác nhau là khác nhau. Cơ cấu TSNH trong tổng tài sản phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Giá trị các loại TSNH của DN thƣơng mại thƣờng chiếm tỷ trọng lớn Thang Long University Library 2 trong tổng giá trị tài sản và ngƣợc lại với các DN sản xuất. Sử dụng hợp lý các loại TSNH có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của DN. 1.1.2. Đặc điểm tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn của DN không ngừng vận động qua các giai đoạn của một chu kỳ kinh doanh bao gồm dự trữ, sản xuất và lƣu thông, ba giai đoạn này hợp nhất tạo thành quá trình tuần hoàn và chu chuyển của TSNH. Giai đoạn sản xuất của DN luôn gắn liền với giai đoạn lƣu thông. TSNH dùng cho sản xuất và TSNH dùng cho lƣu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, TSNH lại thay đổi hình thái biểu hiện. TSNH chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm, giá trị của nó cũng đƣợc chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Lấy ví dụ DN sản xuất muốn lắp ráp một chiếc máy vi tính để bàn, việc đầu tiên phải làm là xuất từ kho dự trữ những thành phần thiết yếu sau: Thùng máy, bo mạch, bộ vi xử lý, card đồ họa, quạt tản nhiệt, bộ nhớ trong RAM, ổ đĩa cứng rồi đem chúng vào lắp ráp tại dây chuyền sản xuất thành một chiếc máy vi tính hoàn chỉnh. Sau khi đã hoành thành công đoạn lắp ráp, chiếc máy này đƣợc đem đi đóng gói, dán nhãn để chuẩn bị cho quá trình lƣu thông (bán, kí gửi). Nhƣ vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì TSNH hoàn thành 1 vòng chu chuyển, từ hình thái ban đầu là những vật liệu rời rạc nằm trong kho dự trữ, TSNH đi qua khâu lắp ráp (TSNH sản xuất) thành sản phẩm hoàn chỉnh (TSNH lƣu thông). Giá trị của các NVL tham gia quá trình dự trữ và sản xuất đƣợc tổng hợp với các chi phí liên quan (chi phí nhân công, phân xƣởng, lắp đặt ) cùng lợi nhuận của nhà sản xuất để tạo thành giá bán của sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng. Tài sản ngắn hạn là loại tài sản dễ dàng chuyển đổi, dễ dàng thay đổi quy mô, số lƣợng hơn so với tài sản cố định và việc này tốn ít chi phí hơn hoặc không tốn chi phí. Ví dụ nhƣ chứng khoán có thể chuyển đổi thành loại chứng khoán khác (trái phiếu đổi thành cổ phiếu thƣờng) hoặc chuyển đổi thành tiền thông qua việc bán lại cho các nhà đầu tƣ khác trên thị trƣờng chứng khoán. Hay nhƣ việc bán đƣợc HTK giúp DN tăng doanh thu, tăng lƣợng tiền thu về, giảm bớt gánh nặng chi phí quản lý, lƣu kho và giúp tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa. 1.1.3. Phân loại tài sản ngắn hạn Để sử dụng TSNH có hiệu quả thì công việc trƣớc tiên mà DN cần phải làm là phân loại nó. TSNH đƣợc phân loại có Mục đích chính của việc phân loại TSNH là giúp các nhà quản trị theo dõi tình hình TSNH trên những góc độ khác nhau, từ đó đƣa ra các giải pháp sử dụng TSNH có hiệu quả. Tùy thuộc vào những mục tiêu hoạt động của mình mà DN sẽ lựa chọn việc phân chia TSNH theo các tiêu thức khác nhau. 3 1.1.3.1. Phân loại theo lĩnh vực tham gia luân chuyển Tài sản ngắn hạn đƣợc phân thành: TSNH dự trữ, TSNH sản xuất, TSNH lƣu thông, TSNH tài chính. (Bùi Thị Mai, “Tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp”, website: http://voer.edu.vn/, 09/06/2012)   - Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại NVL khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm - Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm làm cho sản phẩm bền hơn, đẹp hơn. - Nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng cho quá trình sản xuất nhƣ than, củi, xăng dầu… - Phụ tùng thay thế: là những giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máy móc thiết bị sản xuất, phƣơng tiện vận tải… - Công cụ lao động nhỏ có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất nhƣng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định.   : - Bán thành phẩm: là giá trị khối lƣợng sản phẩm còn đang trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc một vài quy trình chế biến nhƣng còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. - Chi phí trả trƣớc: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhung chi phí này tƣơng đồi lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo cho giá thành ổn định nhƣ: chi phí sửa chữa lớn, nghiên cứu chế thử sản phẩm, tiền lƣơng công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng…   : - Thành phẩm gồm những thành phẩm sản xuất xong nhập kho đƣợc dự trữ cho quá trình tiêu thụ. - Hàng hóa là những hàng hóa phải mua từ bên ngoài (đối với đơn vị kinh doanh thƣơng mại) - Hàng gửi bán là giá trị của hàng hóa, thành phẩm đơn vị đã xuất gửi cho khách hàng mà chƣa đƣợc khách hàng chấp nhận - Vốn bằng tiền gồm tiền mặt, tiền đang chuyển - Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng phát sinh trong quá trình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ  tài chính bao gồm các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn nhằm mục đích kiếm lời (đầu tƣ chứng khoán, tiền gửi có kỳ hạn ) Thang Long University Library 4 1.1.3.2. Phân loại theo mức độ thanh khoản của tài sản ngắn hạn “Khả năng chuyển đổi, hay tính linh động (còn gọi là thanh khoản) của một tài sản phản ánh mức độ dễ hay khó để tài sản đó chuyển đổi thành tiền. Trong bảng cân đối kế toán, các tài khoản đƣợc sắp xếp theo tính linh động giảm dần (từ trên xuống)” (Phạm Quang Trung (2009), “Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.39). Theo tiêu chí trên, có thể chia tài sản thành các loại sau: : Bao gồm tiền mặt có tại két của DN, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Dễ dàng nhận thấy rằng, tiền có tính thanh khoản cao nhất, tức là nó luôn giữ vị trí số một về tính có thể chuyển hóa đƣợc. Tiền luôn luôn có thể chuyển đổi thành chính nó với số lƣợng nhiều hoặc ít hơn. Chính vì vậy các nhà kinh tế coi tiền là tài sản chuẩn để đo lƣờng khả năng chuyển đổi của các tài sản khác. Doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu tiền, tiền đƣợc sử dụng để trả lƣơng cho công nhân viên, mua sắm NVL, mua mới hoặc đầu tƣ nâng cấp máy móc kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh, chi đầu tƣ phát triển Tiền nếu để nguyên không đem luân chuyển sẽ không sinh lời hoặc sinh lời thấp, nếu DN dự trữ quá nhiều tiền mặt sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, giảm hiệu suất sinh lời từ vốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên, DN cũng cần phải có một lƣợng tiền dự trữ đủ để đảm bảo cho các hoạt động nhƣ: - Đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ, khả năng thanh toán các giao dịch trong hoạt động hàng ngày của DN. - Duy trì số dƣ kí quỹ theo quy định của ngân hàng khi yêu cầu ngân hàng cung cấp các dịch vụ. - Nắm bắt, tận dụng đúng lúc các cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tƣ kiếm lời. - Lập quỹ dự phòng các trƣờng hợp biến động bất thƣờng của luồng tiền. Trong hoạt động kinh doanh việc giữ tiền mặt luôn mang lại lợi thế nhất định cho DN. Do có đủ lƣợng tiền mặt để thanh toán tiền trƣớc hay thanh toán đúng hạn, DN sẽ đƣợc hƣởng lợi thế chiết khấu khi mua hàng hóa, dịch vụ. Việc nắm giữ tiền ở mức hợp lý làm ổn định khả năng thanh toán ngắn hạn, giúp DN mua hàng đƣợc hƣởng những ƣu đãi và mức tín dụng linh hoạt. Ngoài ra, có sẵn một lƣợng tiền dự trữ giúp DN tăng khả năng ứng phó với các trƣờng hợp đột xuất, khẩn cấp nhƣ: mở chiến dịch marketing cấp tốc, rủi ro tự nhiên, rủi ro tài chính Vì tiền là loại tài sản không sinh lời hoặc sinh lời rất ít nếu không đƣợc đem ra sử dụng nên các DN muốn duy trì một lƣợng tài sản có tính lỏng cao thƣờng đầu tƣ vào các loại chứng khoán ngắn hạn là bất cứ khoản đầu tƣ nào mà một DN thực hiện với thời gian dƣới 1 năm. Các tài khoản nhƣ thế này thƣờng gồm: cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản có tính thanh khoản tƣơng đối nhanh. 5 Với sức mạnh của công nghệ thông tin hiện này, các nhà tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi tiền sang các loại chứng khoán ngắn hạn và ngƣợc lại. Điều này giúp cân bằng lƣợng tiền dự trữ của DN, không quá cao so với mức cần thiết và vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy trì tiền ở mức độ mong muốn đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:  1.1 luân chuyn tin mt và các chng khoán thanh khon cao (Nguồn: Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam, website http://voer.edu.vn/) Hầu hết các DN có vị thế tiền mặt mạnh đều có tài khoản các khoản đầu tƣ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán. Điều này có nghĩa là một DN có thể đủ sức đầu tƣ thặng dƣ tiền mặt vào cổ phiếu và trái phiếu để tìm kiếm đƣợc lợi nhuận cao hơn so với việc đem tiền mặt thặng dƣ đi gửi tiết kiệm. Là một bộ phận thuộc tài sản của DN đang bị các đơn vị và các cá nhân khác chiếm dụng mà DN có trách nhiệm phải thu hồi, bao gồm: Các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng cho công nhân viên, các khoản thế chấp, ký cƣợc, ký quỹ. Các khoản phải thu đƣợc ghi nhận nhƣ là tài sản của DN vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ đƣợc thanh toán trong tƣơng lai. Qui mô các khoản phải thu không chỉ phụ thuộc vào quy mô DN mà còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng của DN. Với tình hình cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, các DN cần duy trì và phát triển mạng lƣới khách hàng và đối tác trung thành, bền lâu giúp DN mở rộng kinh doanh, tiếp tục đứng vững trên thị trƣờng. Vì vậy việc bán chịu cho khách hàng tin cậy là không thể thiếu, hình thức tín dụng thƣơng mại này đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong Tiền mặt Dòng chi tiền mặt Dòng thu tiền mặt Các chứng khoán thanh khoản cao Đầu tƣ tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt Thang Long University Library 6 nền kinh tế, lấy sự tin tƣởng lẫn nhau và uy tín làm cơ sở cho quan hệ làm ăn lâu dài. Nó đem lại những lợi ích không nhỏ cho DN: - Các khoản phải thu tác động đến doanh thu bán hàng do chính sách này khiến DN thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn và với số tiền trả chậm bị khách hàng chiến dụng, DN có thể nâng mức giá lên. - Chính sách bán chịu sẽ khuyến khích việc lƣu thông hàng hóa, do vậy HTK sẽ giảm, từ đó chi phi lƣu kho cũng giảm. - Tín dụng thƣơng mại thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa đồng thời thúc đấy quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng thƣơng mại tạo ra những rủ ro lớn cho DN. Hoạt động tín dụng thƣơng mại có thể làm tăng chi phí hoạt động của DN, phát sinh thêm chi phí đòi nợ, chi phí phải trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài, chi phí phát sinh càng lớn. Việc quyết định cấp tín dụng cho đối tƣợng nào, điều khoản quy định ra sao, có nên cấp hay không là những vấn đề rất khó khăn. Nếu đƣa ra một quyết định sai lầm có thể ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của DN, hình thành các khoản nợ khó đòi. Với tác động nêu trên buộc các nhà quản trị phải có chính sách quản lý các khoản phải thu để giữ DN hoạt động hiệu quả. - : HTK là những tài sản đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh doanh bình thƣờng, đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho của mỗi DN có thể bao gồm: Hàng hoá mua về để bán (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đƣờng, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến), thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán, sản phẩm dở dang (sản phẩm chƣa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chƣa làm thủ tục nhập kho), nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đƣờng, chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dỡ dang, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá đƣợc lƣu giữ tại kho của DN. Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của DN, bởi vì doanh thu từ HTK là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho DN. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ đƣợc đem ra bán. Thông thƣờng, tỷ trọng HTK lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tƣ, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn HTK quá lâu thì sẽ làm ảnh hƣởng không tốt tới quá trình kinh doanh do DN sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hƣ hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ HTK cũng là một rủi ro vì DN có 7 thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi DN không còn hàng để bán. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại thƣờng duy trì HTK ở một mức độ nhất định trong chiến lƣợc dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo NVL cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lƣu thông. DN cần phải tính toán để có chiến lƣợc dự trữ một cách tối ƣu sao cho quá trình sản xuất kinh doanh luôn diễn ra liên tục nhƣng cũng đảm bảo không gây ứ đọng hàng hóa, tốn kém chi phí lƣu kho.  khác: Bao gồm các khoản tạm ứng chƣa thanh toán, chi phí trả tƣớc, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp, kí quỹ 1.1.4. Nguồn hình thành tài sản ngắn hạn Trong DN, TSNH đƣợc hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, dó đó mỗi lại nguồn vốn sẽ có tính chất, đặc điểm, chi phí sử dụng khác nhau. Vấn đề đặt ra là các DN cần phải cân nhắc lựa chọn cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ƣu vừa giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo sự an toàn cho tình hình tài chính của DN. TSNH của DN đƣợc hình thành từ các loại vốn nhƣ: 1.1.4.1. Tài sản ngắn hạn được hình thành theo quan hệ sở hữu về vốn  là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của DN, bao gồm vốn do chủ sở hữu đầu tƣ vốn, vốn tự bổ sung chủ yếu từ lợi nhuận để lại và quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính DN, vốn do ngân sách cấp nếu có. Nguồn vốn này DN có quyền sở hữu định đoạt, không có thời gian hoàn trả và nó có vai trò rất quan trọng với DN. Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự độc lập về tài chính của DN càng cao.   p  là khoản nợ đƣợc hình thành từ vốn vay các ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh mà DN phải có trách nhiệm thanh toán cho chủ nợ nhƣng chƣa thanh toán. Nguồn vốn này DN phải bỏ ra chi phí để sử dụng vốn, thời gian sử dụng vốn có hạn, DN chỉ đƣợc sử dụng trong thời gian đã thỏa thuận, hết thời gian này các DN phải hoàn trả nợ cho chủ nợ. (Nguồn: Bùi Thị Mai, “Tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp”, website: http://voer.edu.vn/, 09/06/2012) 1.1.4.2. Tài sản ngắn hạn được hình thành căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn  Là những nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn để hình thành nên TSNH thƣờng xuyên và cần thiết, bao gốm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn.    Thang Long University Library 8  Nguồn này có tính chất ngắn hạn (dƣới một năm) đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, bất thƣờng phát sinh trong hoạt động kinh doanh của DN. Nguồn vốn này gồm có: các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả cho ngƣời bán, các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc, phải trả phảo nộp khác nhƣng chƣa trả, chƣa nộp  Mỗi DN có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn vốn ngắn hạn thƣờng xuyên và nguồn vốn ngắn hạn tạm thời để bảo đảm nhu cầu chung về vốn ngắn hạn của mình. (Nguồn: Bùi Thị Mai, “Tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp”, website: http://voer.edu.vn/, 09/06/2012) 1.1.4.3. Tài sản ngắn hạn được hình thành căn cứ vào phạm vi huy động vốn  là những nguồn vốn có thể huy động đƣợc từ bản thân DN bao gồm vốn từ lợi nhuận để lại trong quá trình sản xuất kinh doanh, các quỹ của DN, các khoản thu từ nhƣợng bán, thanh lý tài sản Sử dụng triệt để nguồn vốn bên trong tức là DN đã phát huy đƣợc tính chủ động trong quản lý TSNH của mình.  Là nguồn vốn DN có thể huy động từ bên ngoài bao gồm vốn vay liên doanh, vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiều, nợ ngƣời cung cấp, nợ khách hàng và các khoản nợ khác , việc vay vốn từ bên ngoài tạo cho DN cơ cấu tài chính linh hoạt. 1.1.5. Vai trò tài sản ngắn hạn Một DN trong nền kinh tế thị trƣờng muốn bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có tƣ liệu sản xuất. TSNH là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khâu dự trữ và sản xuất, TSNH đảm bảo cho quá trình sản xuất, quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất của DN đƣợc diễn ra liên tục. Ví dụ nhƣ việc giao một đơn hàng 100 chiếc máy vi tính, nếu có đủ những linh kiện lắp rắp với số lƣợng tƣơng đƣơng thì đơn hàng sẽ đƣợc hoàn thành và gửi đi đúng tiến độ, DN sẽ thu về lợi nhuận theo đúng dự tính. Nhƣng nếu thiếu chỉ một loại linh kiện sẽ khiến cho quá trình lắp ráp bị đình trệ vì phải đợi nhập thêm hàng, gây tốn thời gian, tăng chi phí lƣu kho linh kiện, bán thành phẩm, DN có thể phải bồi thƣờng vì không giao hàng đúng hạn Trong lƣu thông, TSNH đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đƣợc liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu không có dự trữ đủ lƣợng TSNH lƣu thông, DN có thể vuột mất các cơ hội kinh doanh, để thị trƣờng tiềm năng rơi vào tay đối thủ cạnh tranh, dẫn đến làm ăn thua lỗ. Thời gian luân chuyển TSNH lớn khiến cho công việc sử dụng TSNH luôn luôn diễn ra thƣờng xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn nhƣ vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển TSNH, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH trong DN là một yêu cầu tất yếu. 9 Tài sản ngắn hạn là tiền đề cho sự tăng trƣởng và phát triển của DN. Đặc biệt đối với các DN sản xuất, thƣơng mại và các DN nhỏ bởi TSNH tại các DN này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. TSNH (tiền, chứng khoán ngắn hạn, HTK ) chính là các khoản “vốn” đƣợc các DN này đem ra sử dụng để đầu tƣ kiếm lời trên thị trƣờng (Dùng tiền mua cổ phiếu của những công ty lớn, dùng tiền đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất ). Bên cạnh đó, tính chất của hoạt động kinh doanh đòi hỏi DN phải luôn dự trữ sẵn một lƣợng hàng nhất định để đảm bảo cho việc kinh doanh diễn ra hàng ngày, đối phó kịp thời những biến động bất thƣờng của thị trƣờng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh lợi nhuận cao. Sự tồn tại của các DN phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức, quản lý, sử dụng TSNH. Mặc dù hầu hết các trƣờng hợp thất bại trong kinh doanh là hậu quả từ nhiều yếu tố, nhƣng cũng phải nhận định rằng việc hoạch định và kiểm soát TSNH và các khoản nợ ngắn hạn thiếu chặt chẽ là nguyên nhân chủ yếu. Tóm lại, TSNH chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy việc sự TSNH nhƣ thế nào cho hiệu quả sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến mục tiêu chung của DN đó. 1.2. Chính sách qun lý tài sn ngn hn 1.2.1. Quản lý tài sản ngắn hạn theo chiến lược cấp tiến “Quản lý tài sản ngắn hạn theo chiến lƣợc cấp tiến là chính sách duy trì một tỷ trọng TSNH thấp”. (Chu Thị Thu Thủy (2011), “Bài giảng Quản lý Tài chính 1”, “Chƣơng I: Quản lý Vốn ngắn hạn”, Đại Học Thăng Long, Hà Nội, tr.6) Theo chính sách này, mức TSNH thấp nhƣng đƣợc quản lý hiệu quả. DN chỉ giữ một mức tối thiểu tiền và chứng khoán thanh khoản cao, dựa vào sự quản lý hiệu quả, khả năng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu bất thƣờng. Tƣơng tự vậy, khoản phải thu và HTK cũng mang giá trị thấp hơn. Việc giảm tối thiểu lƣợng tiền mặt và HTK nắm giữ đƣợc cho là mạo hiểm vì DN có thể không đủ lƣợng HTK để cung ứng khi nhu cầu thị trƣờng tăng cao, dó đó sẽ bị lỡ mất cơ hội gia tăng doanh số, ngoài ra có thể bị mất thị phần vào tay đối thủ vì nếu tình trạng thiếu hàng xảy ra thƣờng xuyên thì khách hàng sẽ tìm nhà cung cấp khác có nguồn hàng ổn định hơn. Bên cạnh đó việc nắm giữ lƣợng tiền mặt thấp cũng khiến DN có thể lỡ mất cơ hội đầu cơ nguồn nguyên liệu hay hàng hóa đầu vào khi giá trên thị trƣờng xuống thấp. Chi phí thấp hơn dẫn đến lợi nhuận trƣớc thuế cao hơn do khoản phải thu khách hàng ở mức thấp, chi phí quản lý dành cho công nợ cũng thấp hơn, tổng giá trị các khoản nợ không thể thu hồi cũng giảm đi (Tiền của DN không bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều, DN sẽ dƣ dả tiền đem đi đầu tƣ kiếm lời). Thêm vào đó, việc DN dự trữ ít HTK hơn giúp tiết kiệm chi phí lƣu kho (DN không cần đầu tƣ xây dựng, mở rộng thêm nhà kho để chứa hàng hay gia cố nhà kho đế ngăn cản những tác hại xấu Thang Long University Library 10 của thời tiết tác động vào hàng hóa trong kho, bớt đƣợc khoản đầu tƣ thêm nhân viên sắp xếp, quản lý kho hàng ). Theo đuổi chiến lƣợc quản lý TSNH theo phƣơng pháp cấp tiến khiến DN gặp rủi ro nhƣ cạn kiệt tiền hay không có đủ tiền mặt để theo đuổi chính sách quản lý hiệu quả, mất doanh thu khi dự trữ thiếu HTK, khi thắt chặt chính sách tín dụng. Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên yêu cầu lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. 1.2.2. Quản lý tài sản ngắn hạn theo chiến lược thận trọng “Quản lý tài sản ngắn hạn theo chiến lƣợc thận trọng là chính sách duy trì một tỷ trọng TSNH cao”. (Chu Thị Thu Thủy (2011), “Bài giảng Quản lý Tài chính 1”, “Chƣơng I: Quản lý Vốn ngắn hạn”, Đại Học Thăng Long, Hà Nội, tr.6) Chính sách thận trọng phản ánh việc DN tăng đáng kể lƣợng tiền mặt và HTK đang nắm giữ. Việc này giúp DN có thể tận dụng mọi cơ hội tăng doanh số khi nhu cầu tăng, tăng thị phần hoặc thậm chí thống lĩnh thị trƣờng vì nguồn hàng ổn định và dồi dào đáp ứng nhu cầu kịp thời. Ngoài ra với lƣợng tiền mặt lớn DN có thể đàm phán đƣợc giá tốt hoặc đầu cơ nguyên liệu, hàng hóa với giá rẻ. Việc TSNH đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn giúp DN giảm áp lực về vòng quay tiền hàng tháng, thậm chí còn có thể gia tăng công nợ cho khách hàng. Khả năng thanh toán của công ty đƣợc đảm bảo và ít rủi ro mất khả năng thanh toán, luôn chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Tuy nhiên một nhƣợc điểm lớn của chính sách này chính là chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao vì một lƣợng vốn lớn nằm trong HTK (DN sẽ phải chi thêm tiền cho công tác quản lý, bảo toàn chất lƣợng HTK, tránh hỏng hóc, hƣ hại hàng hóa trong kho), tiền nhàn rỗi (Tiền không đem ra lƣu thông sẽ bị giảm dần tính thanh khoản, giảm giá trị) và khoản phải thu (Chi phí bỏ ra cho công tác thu nợ, lƣợng tiền bị khách hàng chiếm dụng làm giảm cơ hội đầu tƣ kinh doanh của DN). Tài trợ cho TSNH hoàn toàn bằng nguồn dài hạn làm giảm tính linh hoạt trong sử dụng vốn do việc huy động nguồn dài hạn rất tốn thời gian, nhà đầu tƣ và ngân hàng thƣờng phải thẩm định kỹ và khắt khe hơn, đòi hỏi thế chấp nhiều hơn và lãi suất cao hơn. Mặt khác, nếu đang trong một nền kinh tế yếu, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm thấp thì việc duy trì HTK lớn lại vô cùng mạo hiểm, mang lại rủi ro kinh doanh rất lớn. 1.3. Hiu qu s dng tài sn ngn hn ca doanh nghip 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu quả là một khái niệm đƣợc đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Song theo cách nhìn chung nhất thì “Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Kết quả có thể đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: Kinh tế, chính trị, xã hội, môi trƣờng. Còn chi phí có thể là tiền vốn, nhân công, thời gian.” (Bùi Văn Vần (2013), “Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài Chính, [...]... CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THU T VIỆT 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thƣơng mại và Dịch vụ Kỹ thuật Việt 2.1.1 Giới thiệu thông tin chung về công ty - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT VIỆT - Tên viết tắt: VTSI.,JSC - Tên nƣớc ngoài: VIET TECHNOLOGY SERVICE AND TRADING INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY - Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần -... tiêu này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả TSNH tạo ra đƣợc nhiều doanh thu thuần (Đem tiền đầu tƣ vào các dự án kiếm lời, mua cổ phiếu, trái phiếu nhận lãi hàng tháng, cung cấp một số lƣợng lớn hàng hóa, dịch vụ ra thị trƣờng thu về lợi nhuận cao ) Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn Thời gian kỳ kinh doanh Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn = Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ... Vòng quay tài sản ngắn hạn = Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ Trong đó: Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ = Giá trị tài sản ngắn hạn đầu kỳ + Giá trị tài sản ngắn hạn cuối kỳ + 2 Vòng quay TSNH là chỉ tiêu phản ánh số lần quay của TSNH trong một thời kỳ nhất định thƣờng là một năm Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH trên cơ sở so sánh giữa doanh thu thuần và số TSNH bỏ... chủ quản và công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Giám đốc có quyền và nhiệm vụ sau: - Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty - Bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty Nhân viên kinh doanh - Quản lý công tác tổ chức kinh doanh sao cho sản phẩm và dịch vụ. .. rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lƣợng, đảm bảo các mục tiêu mà DN đề ra 1.3.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trƣờng, các DN hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là tối đa hóa giá trị DN Để đảm bảo mục tiêu này, DN thƣờng xuyên phải đƣa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn Quản lý và sử dụng hiệu. .. nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN Nói tóm lại, hiệu quả sử dụng TSNH của DN có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, quản lý TSNH của DN, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lƣợng TSNH sử dụng với chi phí thấp nhất Các DN đều cố gắng sao cho tài sản đƣợc đƣa vào sử dụng hợp lý để kiếm lợi nhuận cao nhất đồng thời luôn tìm các nguồn tài trợ, sử dụng và tăng cƣờng thêm tài sản. .. không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống nhân viên, năng động sáng tạo trong chiến lƣợc kinh doanh, tạo cho công ty một hƣớng đi riêng phù hợp và bắt nhịp với xu thế phát triển của thị trƣờng trong nƣớc Công ty hiện đang ngày một cải thiện để phục vụ khách hàng tốt hơn và để tồn tại trƣớc sự cạnh tranh gay gắt trong ngành 28 Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thƣơng mại và Dịch vụ Kỹ thuật Việt thành lập từ năm... trọng trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh Con ngƣời là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả sử dụng TSNH nói riêng, nhất là trình độ của cán bộ quản lý và kinh nghiệm tay nghề sản xuất của công nhân viên Để việc sử dụng TSNH đạt hiệu quả thì DN cần có những ngƣời quản lý giỏi, công nhân viên có trình độ tay nghề cao trong sản xuất Trình độ quản lý là nhân tố quyết định... trăm triệu đồng) 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Những năm đầu thế kỉ 21 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và điện tử truyền thông Nắm bắt đƣợc nhu cầu lúc bấy giờ, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thƣơng mại và Dịch vụ Kỹ thuật Việt đƣợc thành lập vào năm 2006 với một cửa hàng chuyên kinh doanh các loại thiết bị phục vụ văn phòng, sửa chữa, mua bán mới, cũ các loại laptop,... Quản lý TSNH có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả sử dụng TSNH Công tác quản lý tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng TSNH và ngƣợc lại Việc quản lý TSNH chủ yếu gồm những mục nhƣ quản lý và dự trữ tiền mặt, quản lý HTK, quản lý các khoản phải thu Các khoản mục trên ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng TSNH DN cần có những chính sách dự trữ tiền mặt phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh để có thể ra những . nguồn vốn ngắn hạn thƣờng xuyên và nguồn vốn ngắn hạn tạm thời để bảo đảm nhu cầu chung về vốn ngắn hạn của mình. (Nguồn: Bùi Thị Mai, Tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của. gia luân chuyển Tài sản ngắn hạn đƣợc phân thành: TSNH dự trữ, TSNH sản xuất, TSNH lƣu thông, TSNH tài chính. (Bùi Thị Mai, Tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp”,. hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp”, website: http://voer.edu.vn/, 09/06/2012) 1.1.4.2. Tài sản ngắn hạn được hình thành căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng

Ngày đăng: 03/06/2015, 14:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan