giao an van 6 tuan 31 co giao duc ki nang song

6 214 0
giao an van 6 tuan 31 co giao duc ki nang song

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn:1/4/2011 Ngày dậy: 4/4/2011 TIẾT:121- Văn bản CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ ( Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Bước đầu nắm được khái niệm về văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó. - Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, với các di tích lịch sử. - Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tích chất hồi kí này. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm bút kí dưới thể văn nhật dụng 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu đất nước, biết giữ gìn các di tích lịch sử. * Trọng tâm: Đọc- hiểu văn bản * Tích hợp: So sánh, nhân hóa B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục - Tự nhận thức và xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa - Làm chủ bản thân, nâng cao ya thức bảo vệ các giá trị văn hóa - Giao tiếp, phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng cảm nhân của bản thân về ý nghĩa chứng nhân của cầu Long Biên C. Các phương pháp kĩ thuật dậy học tích cực. - Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về ý nghĩa lịch sử của cây cầu Long Biên- một chứng nhân quan trọng gắn với lịch sử dân tộc. - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về cách ứng xử với di sản văn hóa - Minh họa trang ảnh/ băng hình D. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK E. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß TG Néi dung HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. GV hướng dẫn đọc: Bài bút kí có xen yếu tố hồi kí, hoà trộn với cảm xúc hồi ức của người viết, vì thế đọc rõ ràng, làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện rõ cảm xúc của tác giả. GV đọc mẫu - HS đọc tiếp - Thế nào là văn bản nhật dụng ? GV trình chiếu học sinh lựa chọn phương án văn bản nhật dụng. GV nêu ý nghĩa của việc học các văn bản nhật dụng HS đọc các chú thích khó SGK GV trình chiếu nhấn mạnh một số chú thích khó: -Văn bản có thể chia làm mấy phần? nội dung mỗi phần đó? ( 3 phần) GV trình chiếu bố cục. (P1: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại. 7’ I. Đọc - hiểu chú thích : 1. Đọc văn bản: 2. Chú thích: - Văn bản nhật dụng: - Từ khó: - Bố cục: 3 phần P2: Cầu Long Biên - một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội. P3: Khẳng định ý nghĩa lịch sự của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.) HĐ3:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần giới thiệu chung về cây cầu Long Biên GV trình chiếu cây cầu Long Biên - Trong phần này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ? (Thuyết minh) - Tác giả thuyết minh về cây cầu trên những phương diện nào? (Vị trí câu cầu, năm xây dựng, người thiết kế, quá trình tồn tại) - Cầu Long Biên xây dựng năm nào ? hoàn thành năm nào ? ai thiết kế ? - Hiện tại cây cầu có ý nghĩa gì ? - Mục đích xây dựng câu của Pháp là gì? - Vì sao cây cầu lại rút về vị trí khiêm nhường? - Tại sao cầu Long Biên được coi là chứng nhân lịch sử ? - Giới thiệu về cây cầu tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? (Nghệ thuật nhân hoá) HĐ4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử. - Cây cầu đã chứng kiến thời kì lịch sử nào? GV trình chiếu các giai đoạn lịch sử mà cầu chứng kiến. - Nhìn từ xa cây cầu được giới thiệu như thế nào ? - Trong kháng chiến chống Pháp, cây cầu đã chứng kiến sự kiện gì? - Qua lời miêu tả của tác giả, em có nhận xét gì về cây cầu ? (Đẹp vững vàng, to lớn) - Nhờ vào đâu thực dân Pháp có thể xây dựng được cây cầu to đẹp như thế ? (Cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam với những cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp, dân Việt Nam chết trong quá trình làm cầu) GV trình chiếu quá trình Pháp xây dựng cầu GV trình chiếu câu hỏi thảo luận: Để có được cây cầu nhân dân ta đã phải đổi biết bao mồ hôi xương máu, vậy tại sao nó lại trở lên thân thương với người dân Hà Nội đến vậy? Riêng trong tâm hồn nhà văn cây cầu có ý nghĩa gì? - Bài ca dao và bài hát Ngày về đưa vào bài có tác dụng gì ? (Là kỉ niệm của mỗi người dân, cán bộ, học sinh- Tăng ý nghĩa chân thực vì những ấn tượng, tình cảm trực tiếp bộc lộ tại thời điểm đó) - Trong kháng chiến chống Mĩ cây cầu được kể như thế nào? - Cảnh vật ấy cho ta biết điều gì về lịch sử? - Ở phần này tác giả sử dụng ngôi kể như thế nào ? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ? 4’ 15’ II. Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu chung về cây cầu Long Biên - Cầu bắc qua sông Hồng - Xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1902 - Do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. - Cầu chứng kiến những sự kiện lịch sử trong 1 thế kỉ qua. - Hiện tại ở vị trí khiêm nhường nhưng giữ vai trò là chứng nhân lịch sử. 2. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử a. Chứng nhân trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp: Chứng kiến cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lòng dũng cảm của Trung đoàn Thủ đô. b. Nhân chứng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước: + Cây cầu trở thành mục tiêu ném bom dữ dội - So sánh cách kể đoạn này với đoạn trên về ngôi kể, phương thức biểu đạt, từ ngữ, tình cảm của người viết ? GV: Cây cầu là chứng nhân trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, cây cầu vừa chứng kiến (chống Pháp), vừa chịu đau thương (chống Mĩ)- GV trình chiếu. - Những ngày nước lũ, cây cầu có vai trò như thế nào ? HĐ5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của cây cầu GV trình chiếu cây cầu Long Biên ngày nay - Ngày nay cây cầu có ý nghĩa như thế nào? - Vì sao nhịp cầu bằng sắt của cây cầu lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim? GV: Cầu Long biên trở thành "người đương thời" của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước đổi thay thăng trầm của đất nước, con người HĐ6: Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản - Em cảm nhận được điều sâu sắc nào từ văn bản ? - Qua bài viết, tác giả đã truyền tới em tình cảm nào về cầu Long Biên ? - Em học tập được gì về sự sáng tạo lời văn trong văn bản này ? GV trình chiếu hệ thống bài học. HS đọc ghi nhớ HĐ7(3'): Hướng dẫn học sinh làm bài tập GV trình chiếu bài tập HS lựa chọn phương án đúng GV trình chiếu đáp án. - Ở địa phương em có di tích hoặc danh lam thắng cảnh nào có thể coi là chứng nhân lịch sử địa phương ? HS phát biểu GV trình chiếu Cây đa Tân trào, lán Nà Lừa, Đình Tân Trào giới thiệu về di tích lịch sử này. 4’ 4’ 3’ + Bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. + Đợt 2: hỏng 100m. c. Chứng nhân trong những ngày nước lũ: Là cây cầu nối thuận tiện đi lại, dẻo dai, vững chắc. 3. Ý nghĩa của cây cầu Cây cầu là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới III. Tổng kết: - Nội dung: - Nghệ thuật * Ghi nhớ ( SGK) IV. Bài tập: Bài 1: Cầu Long Biên không phải là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử nào? A- Cách mạng tháng tám thành công tại Hà Nội. B- Những ngày đầu năm 1947, trung đoàn thủ đô bí mật ra đi. C- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D- Chiến thắng điện biên phủ trên không năm 1972. Bài 2:Tác giả so sánh chiếc cầu Long Biên với hình ảnh gì ? A. Như dải lụa uốn lượn. B. Như chiếc lược cài trên mái tóc. C. Như một sợi dây thừng. D. Như một sợi chỉ mềm. 3. Củng cố (3'): - Thế nào là văn bản nhật dụng? - Các di tích lịc sử có ý nghĩa như thế nào đối với quê hương, đất nước? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): - Nắm chắc nội dung bài học - Tìm các di tích lịch sử có ý nghĩa ở quê em. - Chuẩn bị bài: Viết đơn, soạn : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Ngày soạn: 5/4/2011 Ngày dậy: 8/4/2011 Tiết: 123-124 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO A. Mục tiêu: 1. Kiến thứ: Qua tiết viết bài, nhằm đánh giá HS trên các phương diện sau: - Biết cách làm văn tả người qua bài thực hành viết - Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước 2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng: Diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kĩ năng viết văn miêu tả vào bài viết. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm. - HS: Ôn tập văn miêu tả người C. Hoạt động trên lớp 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới I. Đề bài: Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. II. Đáp án A .Về nội dung : 1. Mở bài : Giới thiệu chung về khu vườn em định tả. - Địa điểm ? Thời gian ? - Quang cảnh chung như thế nào ? 2. Thân bài : Tả cảnh vườn thứ tự nhất định. - Tả bao quát : Cảnh khu vườn (không khí , các loại cây …) - Tả chi tiết : + Những loại cây có trong vườn : màu sắc , hương thơm,…. + Cảnh vật có liên quan đến khu vườn ; chim chóc, ong bướm,…. + Lợi ích của khu vườn… 3. Kết bài : - Cảm nghĩ của em về khu vườn ấy. B. Về hình thức : Viết đúng kiểu bài miêu tả, tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt C.Biểu điểm : + Điểm 10 : Bài làm đạt đủ các yêu cầu nêu trên, có tính sáng tạo, cảm xúc sâu sắc, tự nhiên, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. + Điểm 9 : Bài làm đạt đủ các yêu cầu nêu trên, văn giàu hình ảnh, cảm xúc, còn mắc 1-2 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. + Điểm 7,5-8 : Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên , văn có cảm xúc, còn mắc 4-5 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. + Điểm 5,5-6 : Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên , còn mắc từ 7-8 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt, bố cục chưa mạch lạc. + Điểm 3,5-4 : : Bài viết đạt 1/3 yêu cầu nêu trên , còn mắc 9-10 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt, diễn đạt chưa mạch lạc. + Điểm 1,5-2: Mới làm được phần mở bài hoặc thể hiện chưa rõ nội dung, bố cục chưa mạch lạc, mắc quá nhiều lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. + Điểm 0 : Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. 4. Củng cố-Dặn dò - Giáo viên thu bài, nhận xét giờ viết bài - Xem trước bài “Đơn từ” Ngày soạn: 5/4/2011 Ngày dậy: 9/4 TIẾT:122 VIẾT ĐƠN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào cần viết đơn, viết đơn để làm gì? - Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra những sai xót thường gặp trong khi viết đơn. 2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng viết đơn, thể văn hành chính 3.Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng các thao tác viét đơn vào những tình huống cần thiết • Trọng tâm: cách thức làm đơn B. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục. - Giao tiếp hiệu quả bằng đơn - Ứng xử: Biết sử dụng đơn phù hợp với mục đích giao tiếp C. Các phương pháp kĩ thuật dậy học tích cực. - Phân tích các tình huống mẫu: Phân tích các tình huống cần sử dụng đơn đơn trong cuộc sống -Thực hành có hướng dẫn: viết đơn phù hợp với mục đích giao tiếp D. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Một số trường hợp cần viết đơn trong thực tế, mẫu đơn viết sẵn , máy chiếu - HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK E. Tiến trình bài dạy: 1.Ỏn định lớp 2. Kiểm tra (4’): Văn miêu tả người có điểm gì giống và khác văn miêu tả cảnh ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài(1’): HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG NỘI DUNG HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khi nào cần viết đơn GV chiếu các tình huống trên máy HS đọc các tình huống SGK- thảo luận – Tình huống nào cần viết đơn? ( Cả 4 tình huống đều phải viết đơn ) - Từ các tình huống đó, em hãy rút ra nhận xét: Khi nào cần viết đơn? HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Trường hợp nào cần viết đơn? Gửi cho ai? (Trường hợp 1: Gửi cơ quan công an địa phương; Trường hợp 2: Gửi BGH nhà trường:Trường hợp 4: Gửi BGH trường mới ) - Tại sao trường hợp 3 không phải viết đơn ? vậy sẽ viết loại văn bản nào ? ( Trường hợp 3 không nêu nguyện vọng cần giải quyết nên chỉ viết bản tường trình hoặc bản kiểm điểm) HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại đơn và các nội dung không thể thiếu trong đơn - HS quan sát hai loại đơn - Các mục trong đơn được trình bày ntn? - Các điểm giống nhau giữa hai đơn? ( Giống: đơn gửi cho ai? Ai gửi đơn? Nguyện 10’ 10’ I. Bài học 1.Khi nào cần viết đơn ? a. Bài tập 1: Cả 4 tình huống đều phải viết đơn - Khi muốn đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết vấn đề đó. b. Bài tập 2: 2. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn: 1. Các loại đơn: - Đơn theo mẫu - Đơn không theo mẫu vọng? Khác: Mẫu in sẵn: phần kê khai bản thân đầy đủ hơn, phần ghi nội dung đơn chỉ ghi nguyện vọng, không ghi lí do. Đơn không theo mẫu: Phần kê khai bản thân không cần chi tiết, phần nội dung ghi cả lí do và nguyện vọng) - Phần nào không thể thiếu trong đơn? HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách thức viết đơn. GV cho học sinh quan sát đơn viết theo mẫu HS quan sát lại hai đơn trên ? – Khi viết đơn theo mẫu cần viết như thế nào ? - Viết đơn không theo mẫu cần viết như thế nào ? - Em rút ra cách thức viết đơn như thế nào ? HS đọc nội dung lưu ý SGK HS đọc ghi nhớ GV cho HS quan sát một số đơn mẫu GV cho HS quan sát bài tập trắc nghiệm trên máy HS lựa chọn các tình huống viết đơn 10’ 5’ 2. Nội dung không thể thiếu: - Đơn gửi ai? - Ai gửi đơn? - Nguyện vọng gì? 3. Cách thức viết đơn - Viết đơn theo mẫu: Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết - Đơn không theo mẫu: SGK - Ghi nhớ: SGK Tr 134 II. Luyện tập Bài 1: Sưu tầm một số đơn viết sẵn theo mẫu Bài 2: Những trường hợp sau đây trường hợp nào phải viết đơn 4. Củng cố (3’): - Khi nào cần viết đơn? - Những nội dung không thể thiếu trong đơn? 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’): - Học kĩ bài, nắm được cách viết đơn - Luyện viết đơn không theo mẫu . - Soạn: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. * * * * * . nhân quan trọng gắn với lịch sử dân tộc. - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về cách ứng xử với di sản văn hóa - Minh họa trang ảnh/ băng hình D. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Sưu tầm tranh ảnh,. chứng ki n thời kì lịch sử nào? GV trình chiếu các giai đoạn lịch sử mà cầu chứng ki n. - Nhìn từ xa cây cầu được giới thiệu như thế nào ? - Trong kháng chiến chống Pháp, cây cầu đã chứng ki n. bắc qua sông Hồng - Xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1902 - Do ki n trúc sư người Pháp thiết kế. - Cầu chứng ki n những sự ki n lịch sử trong 1 thế kỉ qua. - Hiện tại ở vị trí khiêm nhường

Ngày đăng: 03/06/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan