Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang

36 1.8K 16
Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam - quốc gia đa dân tộc với 54 anh em sinh sống rải rác từ Bắc vào Nam, tõ mũi Cà Mau đến đỉnh đầu Lòng Có. Các dân tộc sống gắn bó, đoàn kết với nhau trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Tuy cùng chung mét mục đích là bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển, trải qua các giai đoạn lịch sử đã nảy nở và sáng tạo cho mình những yếu tố tập tục văn hoá mang tính truyền thống và có giá trị sâu sắc. Những yếu tố truyền thống đó là những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng và phong phó. Dân tộc Tày ở Việt Nam là mét trong những dân tộc chính, chiếm số dân cao. Tuy nhiên, do chịu sự tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường, nhiều nét bản sắc văn hoá của người Tày cũng đã bị mai một lãng quên hoặc bị đơn giản hoá. Do vậy, để giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá đó trước tiên ta cần phải tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về chóng. Cưới xin còng là một nét đẹp văn hóa. Hôn nhân của người Tày nói chung và người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang nói riêng theo kiểu đối ngẫu 1 vợ 1 chồng. Việc cưới xin là mét trong những việc hệ trọng nhất trong cuộc đời gồm cưới vợ, làm nhà và báo hiếu tứ thân phụ mẫu. Với gia đình là trách nhiệm đối với con cái, với cộng đồng xã hội là duy trì nòi giống, phong tục mang bản sắc riêng của dân tộc. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Văn hóa. Với kiến thức được các thầy cô truyền thụ, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Cương, bên cạnh những tài liệu hiện có. Người viết xin được mạnh dạn chọn đề tài: " Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang - Tuyên Quang". 2. Phạm vi nghiên cứu: - Trên địa bàn huyện Na Hang - Tuyên Quang. Đã được so sánh với những tập tục của đồng bào Cao Lan - Huyện Na Hang - Tỉnh Tuyên Quang. 3. Mục đích nghiên cứu: - Thông qua việc khảo sát tập quán cưới xin của người Tày Na Hang - Tuyên Quang, đề tài sẽ giúp người đọc có được một cái nhìn tổng quát, có hệ thống và sâu sắc hơn về các giá trị văn hoá trong tập tục cưới xin của người Tày nói chung và người Tày ở Na Hang nói riêng. Không những thế đề tài còn nêu lên những bất cập, nhưng phong tục lạc hậu cần bài trừ để làm trong sáng hơn một tục lệ đã trở thành một nét đẹp văn hóa của đồng bào Tày Na Hang - Tuyên Quang. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp. - Khảo sát, điều tra dân tộc. - Phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng tại địa bàn nghiên cứu. - Tổng hợp và hệ thống các tài liệu có trước. 5. Cấu trúc đề tài: - Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương: + Chương I: Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội ở huyện Na Hang - Tuyên Quang. + Chương II: Đặc điểm trong tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang. + Chương III: Những biến đổi trong tập quán cưới xin của Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HUYỆN NA HANG - TUYÊN QUANG. 1.1. Vị trí địa lý: Tỉnh Tuyên Quang là địa bàn cư trú của 22 dân tộc anh em. Tõ buổi sơ khai của lịch sử nơi đây đó có người nguyên thủy sinh sống. Đất lành chim đậu, mảnh đất này đã thu hút các dòng người tõ bốn phương tìm về tụ lại, nhất là những lúc các quốc gia láng giềng có biến cố xảy ra. Na Hang là một huyện miền núi vùng cao, nằm về phía Bắc của Tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp với huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn, phía bắc giáp với huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê - Tỉnh Hà Giang. Phía Tây giáp với huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang. Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. 1.2. Dân số và diện tích đất tự nhiên, nơi cư trú: Với dân số 66. 561 người trên diện tích đất tự nhiên là 147,166ha. Mật độ dân số trung bình 2211 người/ km 2 . Na Hang là nơi hội tụ của 5 dân tộc anh em trong đó dân tộc Tày chiếm 80%. Nguồn thu nhập chính là sản xuất lúa nước. ở Na Hang, dân sống tập trung ở vùng bằng phẳng để tiện cho việc trồng lúa nước như liên thôn, liên bản, liên xã. 1.3. Văn hóa, xã hội: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của TW về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển. 100% xã, thị trấn có đội văn nghệ, duy trì thường xuyên 371 tổ đội văn nghệ quần chúng, 285 đội thể thao ở thôn bản, cơ quan, trường học. Quy ước, hương ước thôn bản được thực hiện có hiệu quả. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đông đảo nhân dân tham gia. Đã có 62, 8%gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 64% thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn bản văn hoá. Duy trì thường xuyên hoạt động của nhà văn hóa, thể thao côm xã. 182 nhà văn hóa thôn bản phục vụ hội họp và sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Duy trì thường xuyên hoạt động của đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động phục vụ các thôn bản vùng sâu vùng xa. Xuất phát từ vị trí địa lý, thành phần dân tộc, bố trí dân cư, cấu tróc sinh hoạt gia đình có thể nói huyện Na Hang là một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang có phân đông dân là người Tày cư trú. Từ những đặc điểm trên người Tày ở huyện Na Hang và người Tày tỉnh bạn đã có mối quan hệ dân tộc, thân tộc Văn hóa dân tộc Tày ở huyện Na Hang trong đó có văn hóa phong tục hỏi và cưới xin. Về đặc điểm việc hỏi và cưới xin của người Tày huyện Na Hang là phải nói đến vai trò của quan làng. Những năm gần đây dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Về việc sử dụng các bài hát nói, xu, lượn, cọi đã được cải biên ngắn gọn súc tích, cắt bỏ các thủ tục, tục lệ rườm rà không cần thiết được các cấp uỷ, chính quyền và ngành văn hóa khai thác, bảo tồn các giá trị văn hoá ở địa phương, ý nghĩa của hát quan làng trong đám cưới là mét nhu cầu văn hóa lành mạnh không thể thiếu được. CHƯƠNG II: TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY HUYỆN NA HANG - TỈNH TUYÊN QUANG. Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà được hợp thức hoá bởi đó nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ với nhau và với con cái của họ. Như vậy, hôn nhân là một hiện tượng xã hội, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, có những hình thức và tính chất hôn nhân phù hợp, theo Ănghen có 3 loại hình thức hôn nhân chính của nhân loại, ở thời đại mông muội có chế độ tạp hôn, ở thời đại văn minh có chế độ một vợ hoặc một chồng. Trong cưới xin của người Tày ở đời đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Hiện nay cưới xin hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện bình đẳng. Dưới đây là những đặc trưng cơ bản trong tập quán cưới xin cổ truyền của người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang. 2.1. Quan niệm về cưới xin: Bất cứ một dân tộc nào cũng xem vấn đề dựng vợ gả chồng là một việc hệ trọng của cả cuộc đời con người. Người Tày quan niệm con người sống ở đời có 3 việc lớn: việc làm nhà, việc cưới và báo hiếu cha mẹ, cho nên việc lập gia đình cho con cái được người Tày rất chú ý quan tâm và tổ chức rất chu đáo, vì họ coi đó là cơ sở đầu tiên làm nên mét gia đình, làm nên một tế bào xã hội và làm chiếc cầu nối giữa con người với xã hội. Ngoài ra người Tày quan niệm cưới xin là mét sự việc hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình. Do việc kén chọn con dâu, con rể phải do bố mẹ quyết định. Các bậc bố mẹ cưới vợ cho con nhằm mục đích chủ yếu là để có người nối dõi tông đường và có thêm nhân lực lao động cho gia đình. 2.2. Mét sè quy tắc cơ bản trong cưới xin. Người Tày ở Na Hang tục cưới xin mét vợ một chồng theo qui tắc ngoại hôn dòng họ đã được thiết lập từ lâu. Theo qui tắc này những người trong cùng một dòng họ tuyệt đối không được lấy, không được quan hệ tính giao với nhau. Người Tày ở đây có các họ: Hoàng, Nông, Phạm để tránh vi phạm qui tắc ngoại hôn dòng họ, khi con cái lớn lên, bố mẹ và họ dậy bảo rất kỹ về qui tắc này, chỉ bảo cho con cái biết ai có thể kết hôn được. Người Tày ở Na Hang quan niệm. Đã cùng họ là anh em mà anh em trong họ lấy nhau là sẽ phạm tội loạn luân trường hợp con gái đi lấy chồng thì phải sau 5 đời các con cháu của họ mới được phép kết hôn. Gia đình người Tày mang tính chất phụ quyền rất rõ được thể hiện quan hệ giữa các thành viên như vợ phải nghe theo chồng, giữa cô dâu và các bậc trên có sự phân biệt nghiêm như: không được ăn cùng mâm ngồi cùng chiếu với bè, anh chồng, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bè, chó, anh chồng. Đó là biểu hiện của lễ giáo phong kiến. 2.3. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng. Các bậc cha mẹ chọn con dâu, con rể cần phải có những tiêu chuẩn sau đây: Tiêu chuẩn người vợ lý tưởng trong xã hội Tày xưa phải là người khoẻ mạnh, chịu khó chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ nhàng biết thành thạo các công việc nội trợ và đối xử lễ phép với bố mẹ, anh em họ hàng làng xóm và cha mẹ. Người con gái phải là người phúc hậu, sinh được nhiều con. Đặc biệt phải dệt vải, kéo sợi, tù may quần áo. Người Tày có câu tục ngữ " Chôm lua chôm bươn láp" (nghĩa là tìm hiểu con gái vào tháng chạp). Vào thời gian này thời tiết giá lạnh các cô gái thường mặc nhiều quần áo, qua đó dễ nhận biết người con gái chăm chỉ hay không, có tài thêu dệt và khéo may vá hay không, cơ ngợi đức tính cần cù của người phụ nữ trong gia đình. Người chồng lý tưởng là người khoẻ mạnh, cần cù, chịu khó làm ănm, biết thương vợ con. Biết đối xử tốt với họ hàng, bố mẹ, anh chị em nhà vợ. Do tính chất gia đình người Tày là phụ hệ nên vai trò của người đàn ông trong gia đình rất lớn. Do đó người phụ nữ cũng lựa chọn rất kỹ người đàn ông của mình, đó cũng phải là người mà họ yêu thương và kính trọng thì mới có thể chung sống hạnh phúc được. 2.4. Tục lệ trước khi cưới. Việc cưới xin là việc rất quan trọng trong đời sống của đồng bào Tày. Vì vậy nên việc kén chọn cô dâu, chú rể cũng như việc chọn ngày, giờ làm lễ cưới xin được lựa chọn xem xét rất kỹ càng. Đồng bào Tày cho rằng ngày cưới là ngày hệ trọng nhất, là bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người. Do đó những người làm bố làm mẹ phải có trách nhiệm tổ chức ngày cưới cho con thật chu đáo. Nhưng để tiến tới lễ cưới chính thức phải tiến hành những bước quan trọng tạo thành một hệ thống lễ nghi khá phong phó. Nhà trai muốn đón cô dâu phải trải qua các bước sau: 2.4.1. Lễ dạm ngõ (Pay xắm): Theo tục lệ, đây là một việc làm bình thường của 2 gia đình có quan hệ quen biết nhau tõ trước. Việc gả con là việc 2 gia đình tự thoả thuận và đồng ý ngầm với nhau. Có thể 2 đứa trẻ chưa có hoặc tự nhận biết về tình yêu với nhau. Việc đi hỏi vợ cho con là việc chủ động của gia đình nhà có con trai (khi hai gia đình đã có ý cho 2 đứa trẻ). Thông thường đi hỏi thời gian kết hôn khoảng cách thường là 3 năm. Lễ vật đi hỏi gồm: 2lít rượu, 2 con gà sống thiến, 2 kg gạo tẻ hoặc nếp. Người đi hỏi là đại diện của họ nhà trai (trưởng họ hoặc anh trai hoặc con trai của chủ hé gia đình). Các loại lễ vật phải đưa sang nhà gái trong thời gian 3 năm theo quy ước (không được thiếu năm nào). + Lễ rằm tháng 7: gồm bánh gai, bánh chuối, các loại bánh đều được tính bằng 12 cặp (tượng trưng cho 12 tháng trong năm). + Lễ cơm mới + cốm: đơn vị tính = 12 ống = 12kg + Lễ tết nguyên đán (tết âm lịch) = bánh chưng tính bằng 12 cặp = 24 chiếc. Việc đưa quà, lễ vật do người nhà trai đưa không phải có đại diện của dòng họ. Mỗi một lần đưa lễ đề có rượu và gà sống (1 lít rượu + 1 con gà sống thiến). 2.4.2. Lễ đối chiếu tuổi, ngày tháng sinh (lễ kháp thư minh): Sau khoảng thời gian 1 năm nhằm xác định quan hệ sâu sắc để tiến tới hôn nhân. Có thể không hợp nhau để cắt đứt quan hệ hoặc nếu hợp nhau có thể đi tiếp đến hôn nhân. Nhà trai chủ động tổ chức buổi đối chiếu về tuổi, ngày tháng sinh (theo sổ sách tử vi). Lễ vật gồm: 1 bữa ăn nhậu (do nhà trai chủ trì) có các thành phần đại diện họ nhà trai, nhà gái và ông thầy cúng có trình độ nho học hiểu biết sách tử vi, để kết luận xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau để trở thành vợ chồng hay là cắt đứt quan hệ. 2.4.3. Lễ thách cưới (lễ kê khai). Sau khi đối chiếu ngày, tháng, năm sinh thấy hợp nhau và xây dựng quan hệ vợ chồng của hai đứa trẻ. Nhà trai chủ động đặt vấn đề với nhà gái việc tổ chức lễ cưới, nhà gái đưa ra ý kiến lấy bao nhiêu đồ vật, lễ này được quy định nh sau (nhà trai phải đáp ứng). + G¹o = ?kg +ThÞt lîn h¬i = ?kg + Khoản tiền mặt: Tiền công cha mẹ sinh thành = ? Tiền mua sắm đồ cưới cô dâu = ? Tiền lễ vật cúng tổ tiên = ? Tiền chi phí khác = ? * Lễ thách cưới này do nhà trai đề xuất và chủ trì tại nhà gái (đại diện là trưởng họ nhà trai), các thoả thuận bằng văn tự theo quy ước, có sự thảo luận của hai bên nhà trai và nhà gái bằng hình thức công khai. 2. 4. 4 Lễ cưới nhỏ (lễ sông nhà chồng). Lễ cưới nhỏ (lễ đưa con gái về sông nhà chồng) để có con dâu tương lai được bước vào nhà chồng một cách chính thức là có quan hệ đi lại khi có công việc cần thiết. Lễ vật tổ chức đám cưới nhá: + Gà sống thiến = 12con + Rượu = 12lit + Lợn 1 con = 20kg Chi phí bằng một nửa đám cưới chính thức (đám cưới lớn). Thành tiền: Không mời khách ngoài 2 bên gia đình họ hàng nhà trai và nhà gái (có nghĩa là đám cưới nhỏ về quy mô không bằng đám cưới lớn nhưng nội dung có đầy đủ như đám cưới chính thức). Việc đón dâu: - Có đại diện nhà trai (quan làng) người thay mặt họ hàng nhà trai đến để đón dâu. - Nhà gái có đại diện đưa dâu. Hình thức: Nhà gái đưa dâu được xông nhà trai sau đó đón cô dâu trở về nhà gái (không cho cô dâu nghỉ tại nhà trai qua đêm). Việc cưới nhỏ chủ yếu đưa cô dâu đến xông nhà chú rể để có lý do qua lại gia đình nhà chồng một cách hợp pháp (lúc này chưa có đăng ký bằng pháp luật). Phạm vi của đám cưới: Không mời rộng rãi chủ yếu trong nội tộc hai gia đình nhà trai và nhà gái cũng có tổ chức đưa dâu và đón dâu. 2.4.5. Lễ báo ngày cưới (hẹn cằm). Sau 3 năm chờ ngày cưới, nhà trai xem được ngày lành tháng tốt, cử ông mối đi sang bên nhà gái để hẹn ngày cưới. Trong buổi lễ này hai bên bàn bạc và quyết định số lượng lễ vật dẫn cưới, đi sâu vào từng khoản cụ thể như bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu lợn, gà, bao nhiêu gạo, rượu Lễ báo ngày cưới phải tiến hành trước ngày cưới tõ 1 - 3 tháng để nhà gái và nhà trai đủ thời gian chuẩn bị. Nhà trai chuẩn bị lễ vật, tiền bạc và thông báo cho phường họ bạn bè của mình cắt cử công việc và mặt khác để hai nhà có đủ thời gian mời bạn bè, họ hàng về dự lễ cưới. Trong buổi lễ này, lễ vật mang theo gồm: 1 đôi gà thiến, 2 chai rượu. 2.5. Tục lệ khi cưới. Ngày cưới nhà trai, nhà gái cùng tổ chức tưng bừng tấp nập người ra vào, nói cười vui vẻ. " Trăm năm mới có 1 ngày". Đây là ngày lễ trọng đại của cả hai họ, cho nên lễ cưới càng đông vui bao nhiêu thì người ta lại càng thấy vinh dự bấy nhiêu. Nếu như tổ chức lễ cưới mà không được đông vui thì sẽ bị người làng khinh rẻ. Bởi vậy dự bất kỳ đám cưới nào của người Tày ta còng thấy tập tục trên. Hai nhà trai gái đều có cỗ bàn ăn uống linh đình trong hai ngày, nhà trai phải có 2 - 3 con lợn to béo để mổ, nếu [...]... giống người Tày, chỉ khác tục ở rể không có " Pa chíp" đi cùng Vậy là qua sù so sánh trên em thấy rằng các bước trong tập quán xin cưới của người Tày và người Cao lan có những điểm giống nhau và khác nhau đáng kể CHƯƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN CƯỚI XIN Tập quán cưới xin của người Tày ở Na Hang là mét phong tục tập quán mang đậm đà bản sắc dân tộc, những nghi lễ tập tục trong cưới xin đó phản... dụng cho các đám cưới từ lâu đời Nội dung chủ yếu là giáo dục truyền thống, đạo lý, trách nhiệm của đôi vợ chồng trẻ với cha mẹ, con cái, với cộng đồng, xã hội, với mái âm gia đình của mình 2.7 So sánh với tập quán cưới xin của người Cao Lan ở huyện Na Hang Dân tộc Tày và dân tộc Cao lan cùng tập trung sống trong huyện Na Hang Vì có cùng chung ngôn ngữ nên lễ cưới cổ truyền của hai dân tộc có sự giống... đám cưới của người Tày không có, cụ thể là: 2.7.1 Chọn mối (chọn người làm mối) Chọn người làm mối của gia đình nhà trai còng là người đứng tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có tài ứng đáp, giống tiêu chí chọn ông mối của người Tày Nhưng nhiệm vụ của ông mối trong tục cưới xin của người Cao Lan khác người Tày hoàn toàn, là sau khi đã đón dâu về trao cho nhà trai, thì người làm mối trong hôn nhân của. .. chú rể *) Quan làng: Trong đám cưới của người Tày Na Hang không thể không nhắc đến vai trò của quan làng Quan làng nhà gái ăn hỏi (vừa có tính chất thông ngôn vừa có nhiệm vụ ghi chép các yêu cầu của nhà gái) để về thông tin lại cho họ nhà trai Quan làng không quyết định được các vấn đề dừng hoặc tiếp tục đám cưới Quan làng không do ai phong cấp sắc cho mà là người có hiểu biết, có uy tín trong từng... trong cưới xin đó phản ánh toàn bộ đời sống của đồng bào Trong đó chứa đựng tình cảm, tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục đạo đức và hướng dẫn các hành vi của con người đến cái chân thiện mĩ Hiện nay hôn nhân và gia đình được Nhà nước bảo vệ được ghi trong hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 63 của hiến pháp quy định công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: kinh... theo họ bè, theo như tìm hiểu thì chưa thấy trường hợp nào lấy theo họ mẹ Người Tày ở Na Hang, con trai đi ở rể thì lễ cưới vẫn được tổ chức như những lễ cưới thông thường, vẫn có lễ ăn hỏi dạm ngõ… và tất cả các nghi lễ khác giống như lễ đón dâu, nhưng lại là lễ đón rể Số tiền và lễ vật mà nhà gái thách cưới cùng những nghi thức trong lễ đón dâu được giảm bớt một nửa, đến hôm cưới đoàn nhà gái sang... và nếu vấn đề phạn ngằn (ăn hỏi) và lễ thách cưới cũng được nêu ra hôm nay Người thách cưới là trưởng họ Thách cưới tùy thuộc vào lệ làng, còng trong buổi này nhà gái đưa ra khoảng thời gian có thể cưới và đề nghị nhà trai chọn ngày 2.7.4 Chọn ngày cưới (hiền nghiền): Chọn ngày cưới cũng giống người Tày, lễ vật còng mang nh vậy Nhưng người Cao Lan lại có tục lệ nộp cheo cho làng Lễ này nhà trai phải... nhất của họ nhà trai, thay bố mẹ chú rể và họ nhà trai ứng xử mọi việc, mọi nghi lễ tại nhà gái Quan làng thường có 2 người, 1 chính 1 phô Ông Hoàng Hột ở huyện Na Hang cho biết, vùng này đồng bào thường chọn mét quan làng ông gọi là " Pú rặp", mét quan làng bà gọi là " Gia rặp" Quan làng phải là người có phong thái ung dung đĩnh đạc, biết hát và thuộc nhiều bài hát quan làng, giỏi ứng đối, thông hiểu. .. tạm này, tài sản của gia đình vợ, người rể không có quyền quản lý và thừa kế 2.6.2 Trai gái lỡ thì (chai nhinh quá lứa) Thông thường trai gái lỡ thì thường bỏ qua hầu hết các nghi thức của lễ cưới và nhà gái cũng không thách cưới, những vẫn có trường hợp con gái không kết hôn mà ở vậy suốt đời 2.6.3 Trai gái vợ, gái goá chồng (chai mia thai, nhinh khuai thai) Ở người Tày Na Hang, luật tục cho phép phụ... cần thiết cho lễ cưới của con gái mình, mà cũng có thể hai bên gia đình sẽ kéo dài thời gian ra 2.6.5 Khó khăn từ phía bố mẹ Nếu ngày xưa trường hợp 2 người có tình cảm với nhau và không được đến với nhau Có thể sẽ cùng nhau bỏ đi nơi khác sinh sống và lễ cưới không được tổ chức, còn lại học hàng lên án 2.6.6 Các tục lệ hôn nhân khác: - Dắt tay bạn gái, trường hợp này người Tày ở Na Hang ngày xưa không . viết xin được mạnh dạn chọn đề tài: " Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang - Tuyên Quang& quot;. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Trên địa bàn huyện Na Hang. Hang - Tuyên Quang. Đã được so sánh với những tập tục của đồng bào Cao Lan - Huyện Na Hang - Tỉnh Tuyên Quang. 3. Mục đích nghiên cứu: - Thông qua việc khảo sát tập quán cưới xin của người Tày Na. xin của người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang. + Chương III: Những biến đổi trong tập quán cưới xin của Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HUYỆN

Ngày đăng: 03/06/2015, 13:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan