HACCP CHO SẢN PHẨM BÁNH CRACKER

98 622 0
HACCP CHO SẢN PHẨM BÁNH CRACKER

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÁO CÁO XÂY DỰNG HỆ THỐNG HACCP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HACCP CHO SẢN PHẨM BÁNH CRACKER GVHD : ThS. Phan Thị Thanh Hiền SVTH : Nhóm 3- LỚP 53TP1 Danh sách nhóm: Đào Thị Bích Phương (NT) Phạm Thị Sâm Nguyễn Thị Hồng Trang Nguyễn Thị Thu Hà Đào Thị Kim Thoa Nguyễn Thị Thu Huyền Tô Tấn Đạt Nhóm 3 Page 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cuộc sống ngày càng hiện đại càng đáp ứng nhu cầu của con người, xã hội ngày càng phát triển bên cạnh mặc đẹp con người đòi hỏi phải được ăn ngon và ăn an toàn. Đặc biệt thì an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng cả nước. Như báo chí đã phản ánh, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại bánh, mứt, kẹo “bẩn” và nhái theo các thương hiệu có uy tín. Thông tin này đã gây tâm lý hoang mang cho nhiều người tiêu dùng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Chính vì lý do đó các doanh nghiệp chân chính đề cao và coi trọng sức khỏe của người tiêu dùng, đặt khách hàng lên hàng đầu làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, đến khâu sản xuất, đóng gói, lưu thông và bảo quản sản phẩm luôn luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp quản lý chất lượng thực phẩm như GMP, TQM, GAP, ISO 9000, ISO 1400,… , nhưng phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất. Ý thức được xu hướng trên, rất nhiều xí nghiệp đã triển khai chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP – một phương pháp quản lý mang tính khoa học và hệ thống và cũng như hoàn thành nội dung yêu cầu môn Quản lý chất lượng và luật thực phẩm với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PHAN THỊ THANH HIỀN, nhóm chúng em thực hiện chủ đề: XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH CRACKER Nhóm 3 Page 2 Bánh Cracker là một loại bánh nướng thường được làm từ bột mì, ngũ cốc và thường được thực hiện với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Hương liệu hoặc gia vị như muối, thảo dược, hạt và phomat có thể được thêm vào bột hoặc rắc lên trên trước khi nướng. Bánh Cracker là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, sẵn sàng để ăn ngay thuận lợi cho việc dự trữ để phục vụ những chuyến đi dài, du lịch thức ăn vừa tiện lơi, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thì Bánh Cracker là lựa chọn số một. Bánh được nhiều người tiêu dùng trong nước lựa chọn bởi chính hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu đươc. Ngoài ra, bánh còn được xuất khẩu ra thị trường các nước Đài Loan, Úc, Mỹ, Canada… Do thời gian thực hiện và vốn kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài làm, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của cô và các bạn! 2. Mục tiêu của đề tài Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho mặt hàng bánh cracker. 3. Nội dung đề tài ND1: Đánh giá điều kiện tiên quyết của CTCP THỰC PHẨM KING SUN. ND2: Xây dựng chương trình SSOP. ND3: Xây dựng chương trình GMP cho mặt hàng bánh cracker. ND4: Xây dựng kế hoạch HACCP cho mặt hàng bánh cracker. Nhóm 3 Page 3 NỘI DUNG 1: ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT 1, Địa điểm và môi trường xung quanh: • Cơ sở sản xuất bánh Cracker được bố trí tại những địa điểm đáp ứng được các yêu cầu sau: - Được xây dựng ở nơi không bị ngập, đọng nước. - Có đủ nguồn điện, nước sạch, ổn định, đảm bảo vệ sinh để phục vụ cho sản xuất. - Giao thông thuận tiện. - Xa khu vực có nguồn gây nhiễm . - Gần vùng cung cấp nguyên liệu và nhân công. 2, Yêu cầu về thiết kế và bố trí nhà xưởng: - Mặt bằng cơ sở sản xuất phải đủ rộng, thuận tiện cho việc sản xuất. - Điều kiện sản xuất và vệ sinh tốt. - Cơ sở sản xuất có mái che và tường bao quanh. - Dây chuyền sản xuất theo một chiều tránh hiện tượng bị nhiễm chéo. - Có sự ngăn cách giữa khu sản xuất thực phẩm và phi thực phẩm. - Hệ thống thoát khí, nước phải đi từ nơi sạch hơn đến nơi ít sạch hơn. - Không tạo nơi ẩn náu của động vật gây hại. 3, Yêu cầu về kết cấu nhà xưởng: a, Kết cấu : - Vững chắc, dễ làm vệ sinh và khử trùng. - Cơ sở phải có nơi thay bảo hộ lao động và được trang bị vòi nước rửa tay đặt ở vị trí thích hợp. - Cơ sở phải có khu vực vệ sinh cách biệt với khu vực sản xuất và luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. b, Vật liệu sử dụng trong phân xưởng: • Vật liệu xây dựng được lựa chọn cẩn thận đảm bảo môi trường chế biến hợp vệ sinh. • Bền, dễ bảo trì, dễ làm vệ sinh và khử trùng. c, Kết cấu chính: Nhóm 3 Page 4 • Sàn nhà: - Nhẵn, không có lỗ hổng, không đọng không ngấm nước, không trơn, dễ làm vệ sinh. - Sàn được lát bằng gạch ceramic. - Có bề mặt cứng, chịu tải trọng. - Khớp nối giữa sàn nhà và tường phải là 1 góc cong dễ làm vệ sinh. - Sàn nhà được kết cấu cứ 48cm chiều dài thì dốc 1 độ để dễ làm vệ sinh, cao nhất ở khu vực sản phẩm, đảm bảo không bị đọng nước. • Tường nhà: - Phải sạch, nhẵn, không thấm nước, vững chắc chống lại mối xâm nhập từ bên ngoài. - Bảo vệ tường trong khu vực sản xuất tốt không có lỗ hổng và lỗ nứt. - Lát gạch ceramic từ sàn nhà lên ít nhất 1.5m. - Sơn sử dụng không độc, dễ làm vệ sinh, không hút nước, chống mốc. - Ống dẫn điện được chôn trong tường an toàn, hạn chế các chỗ nhô ra nếu không phải cách tường ít nhất 10cm để dễ làm vệ sinh. • Trần nhà: - Khoảng cách từ nền tới trần ít nhất 3m. - Trần không có hiện tượng đọng nước,nấm mốc là đạt yêu cầu. - Không bị bong tróc, phải nhẵn, có màu sáng. • Cửa: - Cửa chính: Nên dùng cửa tự động, giữa các phòng được ngăn cách bằng rèm được khử trùng thường xuyên . - Của sổ: Dùng vật liệu không thấm nước. - Cửa bên trong nghiêng 1 góc với bên ngoài ít nhất 45 độ . - Phải được treo một màn và dễ tháo ra để làm vệ sinh. • Thông gió: - Phải được đặt che chắn đúng yêu cầu. - Dòng không khí chuyển động từ nơi yêu cầu vệ sinh cao sang nơi yêu cầu vệ sinh thấp hơn. - Hệ thống thông gió phải đảm bảo thải được không khí nóng, hơi nước, các khí ngưng tụ, mùi hôi, khói, bụi ra ngoài. - Được bố trí để lấy không khí sạch từ bên ngoài. Nơi hút khí từ ngoài vào phải có lưới lọc hoặc phin lọc dễ tháo lắp. - Nơi hút khí sạch và thoát khí thải phải được che chắn cẩn thận. - Trong các phòng chế biến thực phẩm, phải đảm bảo cho dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn. Nhóm 3 Page 5 • Hệ thống chiếu sáng : - Sử dụng ánh sáng tự nhiên, hoặc nhân tạo với cường độ đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kiểm tra. - Hệ thống chiếu sáng phải được bố trí nơi cần thiết có đủ ánh sáng cho các hoạt động sản xuất. - Đèn chiếu sáng treo trên khu vực sản xuất phải an toàn và có chụp bảo hiểm. 4, Yêu cầu đối với thiết bị dụng cụ chế biến : • Thiết bị và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với sản phẩm phải: - Làm bằng vật liệu không tạo ra mùi và các chất độc ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan và ATVS và cho sản phẩm. - Không ngấm nước, không gỉ sét, không bị ăn mòn; có thể rửa và khử trùng nhiều lần. - Bề mặt dễ làm vệ sinh. - Không được sử dụng các vật liệu khó làm vệ sinh. - Bền, dễ bảo trì. • Thiết bị phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng toàn bộ bằng cách: - Chừa khoảng trống giữa thiết bị và tường, giữa thiết bị này với thiết bị khác đủ để làm vệ sinh. - Dụng cụ chứa đựng sản phẩm phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không rỉ sét, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh và khử trùng, có nắp đậy kín khi vận chuyển ra ngoài và khi để ở bên ngoài. 5, Hệ thống cung cấp nước : Nhóm 3 Page 6 - Cơ sở phải có hệ thống cung cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ nước theo yêu cầu của sản xuất. - Nước sạch phải đáp ứng được các quy định vệ sinh theo QCVN 01: 01/2009/BYT. - Nếu cần thiết nước phải được xử lý bằng cách lắng lọc và khử trùng thích hợp để đạt được yêu cầu. - Việc xử lý nước cần phải được thực hiện theo đúng quy phạm vệ sinh tốt. - Cơ sở phải có bể chứa nước đủ cung cấp cho mọi hoạt động vào thời kỳ cao điểm nhất. - Bể chứa nước phải được thiết kế và chế tạo sao cho bề mặt bên trong bể nhẵn, không ngấm nước. - Khu vực xung quanh bể phải được làm vệ sinh sạch sẽ, không để tích tụ rác rưởi, nước đọng và các chất khác làm ô nhiễm nước bên trong bể. - Có kế hoạch định kỳ vệ sinh bể nước. - Cơ sở phải có hệ thống cung cấp nước sạch sử dụng cho sản xuất tách biệt với hệ thống cung cấp nước sử dụng cho các mục đích khác và có sơ đồ cho mỗi hệ thống; phải có biện pháp chống chảy ngược ở những nơi cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh. 6, Hệ thống cung cấp hơi nước. - Hơi nước dùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoặc bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm không được chứa các chất làm nhiễm bẩn sản phẩm. - Kết cấu không gây nhiễm cho sản phẩm. - An toàn cho quá trình sử dụng, dễ bảo dưỡng, sửa chữa. 7, Hệ thống xử lý chất thải: a. Dựa vào trạng thái của chất thải : Nhóm 3 Page 7 - Chất thải rắn: Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải và các chất có hại khác làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường xung quanh. - Chất thải rắn phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi khu vực sản xuất . - Nơi chứa phế thải phải kín, cách biệt với khu vực sản xuất và phải được thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng. • Chất thải lỏng : Phải có hệ thống xử lí nước thải đủ công suất và hoạt động tốt . - Nơi chứa nước thải phải cách xa khu vực sản xuất và đảm bảo vệ sinh tốt . • Chất thải khí : Phải được thu hồi và xử lý triệt để, tránh hiện tượng phân tán khí . b .Hệ thống xử lí nước thải - Hoạt động tốt . - Không gây ô nhiễm vào phân xưởng sản xuất và môi trường xung quanh . - Nước thải trước khi ra môi trường phải được xử lý đảm bảo đáp ứng theo quy định của QCVN . - Hệ thống xử lý nước thải phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì. Nhóm 3 Page 8 8, Yêu cầu về phương tiện rửa và khử trùng tay : a. Yêu cầu về phương tiện rửa và khử trùng tay. • Cơ sở phải có đủ các phương tiện rửa, khử trùng tay phù hợp và được bố trí tại: - Lối đi của công nhân vào khu vực sản xuất. - Phòng sản xuất. - Khu vực nhà vệ sinh. • Các phương tiện này phải được : - Trang bị vòi nước không vận hành trực tiếp bằng tay. - Cung cấp đủ nước sạch. - Có xà phòng nước để rửa tay. - Có phương tiện làm khô tay phù hợp và hợp vệ sinh. Nếu dùng giấy hoặc khăn lau tay, phải thường xuyên có đủ giấy, khăn lau tay dùng một lần và có dụng cụ đựng giấy, khăn thải ở các chỗ rưả tay. - Có phương tiện khử trùng tay ở những nơi cần thiết. - Có bảng chỉ dẫn ở những nơi cần thiết. b. Bể nước sát trùng ủng. • Bể nước sát trùng ủng phải được bố trí tại cửa vào khu chế biến, được thiết kế sao cho bắt buộc người ra vào phải lội qua. • Bể nước sát trùng ủng phải: - Có độ ngập nước không dưới 0,15 m. - Có lỗ thoát để thay nước định kỳ. - Hàm lượng chlorin dư trong nước sát trùng ủng đạt 100 - 200ppm. - Không để nước rửa tay chảy vào bể nước sát trùng ủng. c. Phòng thay bảo hộ lao động. • Cơ sở phải có phòng thay bảo hộ lao động phù hợp ở những nơi cần thiết và được thiết kế, bố trí hợp lý. • Phòng thay bảo hộ lao động phải: - Cách biệt hoàn toàn với phòng chế biến và không mở cửa thông trực tiếp vào phòng chế biến. - Được bố trí riêng cho công nhân nam và nữ, cách biệt các khu vực sản xuất có yêu cầu vệ sinh khác nhau. - Có đủ chỗ để công nhân bảo quản tư trang, giầy dép. - Bố trí riêng nơi để quần áo bảo hộ, không để lẫn với quần áo công nhân mặc ở ngoài nhà máy. - Được chiếu sáng và thông gió tốt. d. Khu vực nhà vệ sinh Nhóm 3 Page 9 • Khu vực nhà vệ sinh phải đảm bảo được yêu cầu: - Bố trí ở gần nhưng cách ly hoàn toàn với khu chế biến và không mở cửa trực tiếp vào khu chế biến. - Thiết kế hợp vệ sinh, được trang bị hệ thống xả nước cưỡng bức. - Chiếu sáng và thông gió tốt, không có mùi hôi thối. - Có phương tiện rửa tay bên trong hoặc cạnh nhà vệ sinh. - Cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay. - Thùng chứa rác có nắp đậy kín và không mở nắp bằng tay. • Số lượng nhà vệ sinh riêng cho từng giới tính, phải đủ theo nhu cầu của công nhân trong một ca sản xuất. Số lượng nhà vệ sinh được qui định cụ thể như sau: Số người (tính theo từng giới) - Số nhà vệ sinh ít nhất phải có 01 – 09: 01 10 – 24: 02 25 – 49: 03 50 – 100: 05 Trên 100: Cứ thêm 30 người, phải thêm 01 nhà vệ sinh. 10, Các dụng cụ giám sát chất lượng: • Có đầy đủ các dụng cụ, phương tiện giám sát kiểm tra nhanh trong sản xuất: - Cân : Để giám sát khối lượng tịnh của sản phẩm. - Nhiệt kế: Để kiểm tra nhiệt độ của sản phẩm. - Đông hồ: Để canh thời gian. - Máy đo pH. • Có phòng kiểm nghiệm phục vụ công tác kiểm soát chất lượng: - Phải có phòng kiểm nghiệm cảm quan để đánh giá sơ bộ về chất lượng của nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm. - Có thể hợp đồng với phòng kiểm nghiệm bên ngoài để phân tích vi sinh và hóa học. 11, Nguồn nhân lực: • Lãnh đạo xí nghiệp: - Phải quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. - Có kiến thức sâu rộng về quản lý chất lượng. Nhóm 3 Page 10 [...]... PHẠM SẢN XUẤT - SSOP Tên sản phẩm: Bánh CRACKER SSOP 04: BẢO VỆ BẨN VÀO THỰC PHẨM 1 YÊU CẦU : - Bảo vệ thực phẩm, vật liệu bao gói và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm nhằm tránh tiếp xúc với dầu mỡ bôi trơn, thuốc khử trùng, chất tẩy rửa, chất ngưng tụ, các chất gây nhiễm vi sinh, lý, hoá học khác - Việc sử dụng bao bì phải theo đúng yêu cầu, mục đích sử dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm vào sản phẩm. .. XUẤT: CTCP THỰC PHẨM KING SUN Địa chỉ: QL 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh BIỂU MẪU GIÁM SÁT : BẢO VỆ BẨN VÀO THỰC PHẨM Tên sản phẩm: Bánh Cracker Ngày sản xuất: Tần Suất: 30 phút/ lần Nội dung giám sát Kết quả tại thời điểm giám sát Xịt côn trùng trong phân xưởng cuối ngày sản xuất Chà rửa nền nhà bằng xà bông và nước pha Cholorine 200 ppm (buổi sáng trước ca sản xuất) Lau kính... biến, kiểm soát chất lượng và đánh giá chất lượng sản phẩm Người phụ trách kiểm soát chất lượng ATTP trong quá trình sản xuất được đào tạo về chương trình kiểm soát chất lượng theo HACCP và thường xuyên cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm Công nhân: Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động Trước và sau khi tiếp xúc với sản phẩm, sau khi đi vệ sinh công nhân phải khử trùng... cồn khử trùng tay, yếm, ống tay ) Sự lưu thông nguyên liệu, sản phẩm, phế liệu, công nhân, bao bì,… phải được phân biệt rõ bằng ký hiệu, biển báo, đường 1 chiều Tình trạng ứ đọng bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất Kiểm tra tạp chất của từng dụng cụ chế biến, bán thành phẩm Ngăn cách nghiêm ngặc không gian, thời gian khi sản xuất các sản phẩm có độ rủi ro khác nhau Phân biệt dụng cụ ở từng khu vực... Công nhân khi tham gia quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh cá nhân, không mắc các bệnh truyền nhiễm Phải khám sức khỏe định kỳ cho công nhân ( hàng ngày, hàng tháng, hàng năm) Phải có đủ số lượng công nhân trong quá trình sản xuất Công nhân trực tiếp tiếp xúc sản phẩm phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm NỘI DUNG 2: CHƯƠNG TRÌNH SSOP 1 SSOP 1 CTCP THỰC PHẨM KING SUN QL 13, phường Hiệp... dụng cụ, thiết bị máy móc; tuyệt đối không để xảy ra bất kỳ sự rò gỉ dầu bôi trơn,….nào vào sản phẩm - Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với nền Không để dụng cụ chứa đựng sản phẩm, khuôn khay,… tiếp xúc trực tiếp với nền - Không được để lưu trong nhà xưởng những vật dụng, thiết bị không phù hợp với thực tế sản xuất của Công ty.Không được phép sử dụng các loại hóa chất đã hết thời hạn sử dụng - Định... khớp với thực tế - Bơm áp lực không có van tách dầu III CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ - Trong trường hợp có sự cố về xử lý nước, công ty sẽ cho ngừng sản xuất, rà soát địa điểm và thời gian xảy ra sự cố, cô lập lô sản phẩm sản xuất trong thời gian có sự cố, lấy mẫu sản phẩm nước và nước để xét nghiệm - Lấy mẫu nước kiểm tra vi sinh 3 tháng/ lần - Lấy mẫu nước kiểm tra đối chứng tại các cơ quan có thẩm quyền... lấy mẫu vệ sinh công nghiệp để thẩm tra quá trình ngăn sự nhiễm chéo Ngày…tháng…năm… Người phê duyệt (Ký tên) CƠ SỞ SẢN XUẤT: CTCP THỰC PHẨM KING SUN Địa chỉ: QL 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh BIỂU MẪU GIÁM SÁT : NGĂN SỰ NHIỄM CHÉO Tên sản phẩm: Bánh Cracker Ngày sản xuất: Tần Suất: 15phút/ lần Nhóm 3 Page 30 Nội dung giám sát Kết quả tại thời điểm giám sát Tình trạng và điều... không sử dụng chất liệu gỗ cho bất kì thiết bị dụng cụ nào Đáy các thùng hàng và chân tường có góc lượn không gây đọng nước - Dụng cụ phục vụ chế biến được để trên kệ, trên tủ bằng inox hoặc pallet - Các dụng cụ – thiết bị có màu sắc, kích cỡ riêng biệt, được mã hóa, phân chia mục đích sử dụng cho từng sản phẩm và từng khu vực sản xuất riêng Bao bì, vật liệu bao gói sản phẩm được tiếp nhận và bảo quản... rửa: Xà phòng, hóa chất khử trùng; cồn 70 0, chlorine để vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị nhà xưởng - Bao bì chứa đựng sản phẩm phải an toàn thực phẩm III CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ - Tất cả các dụng cụ chế biến phải vệ sinh giữa 2 lô sản phẩm, trước giờ nghỉ trưa và sau ca sản xuất - Đối với các dụng cụ chứa đựng như thau, thùng chứa nguyên liệu: + Dọn hết hàng tồn đọng trong dụng cụ chứa + Rửa . tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoặc bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm không được chứa các chất làm nhiễm bẩn sản phẩm. - Kết cấu không gây nhiễm cho sản phẩm. - An toàn cho quá trình sử dụng,. mặt hàng bánh cracker. ND4: Xây dựng kế hoạch HACCP cho mặt hàng bánh cracker. Nhóm 3 Page 3 NỘI DUNG 1: ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT 1, Địa điểm và môi trường xung quanh: • Cơ sở sản xuất bánh Cracker. thực phẩm với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PHAN THỊ THANH HIỀN, nhóm chúng em thực hiện chủ đề: XÂY DỰNG HACCP CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH CRACKER Nhóm 3 Page 2 Bánh Cracker là một loại bánh

Ngày đăng: 02/06/2015, 19:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SSOP 04: BẢO VỆ BẨN VÀO THỰC PHẨM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan