BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM VINASOY

63 3K 13
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM VINASOY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật và công nghệ của thời đại mới. Để theo kịp sự phát triển của thời đại trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước, ngành điện-điện tử là mũi nhọn trong quá trình phát triển này. Nhờ sự phát triển vượt bậc của ngành điện-điện tử trong thời gian qua đã đêm lại hiệu quả sản xuất rất cao, đêm lại lợi nhuận lớn cho nhà sản xuất. Trong công cuộc từng bước hòa nhập với sự phát triển của nền công nghiệp thế giới. Để vấn đề này trở nên nhanh chóng và kịp thời thì trước tiên ta phải có đội ngũ kỹ sư, công nhân tay nghề cao. Chính vì vậy từ bao năm qua tại các trường đại học, cao đẳng,trung cấp và dạy nghề v v đã tạo ra biết bao con người có trình độ kỹ thuật tay nghề và đầy năng lực sáng tạo để gốp phần đưa đất nước hòa nhập với công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước. Bản thân tôi là sinh viên ngành điện-điện tử, được sự giúp đỡ của các thầy cô,các bạn,các anh chị trường đại học SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM trong 4 năm vừa qua. Tôi đã học được nhiều kiến thức cơ bản, lý thuyết cũng như thực hành. Để đi sau vào thực tế của việc học tập “Học đi đôi với hành”, được sự chấp nhận của nhà trường và được sự chấp nhận của nhà máy Sữa Đậu Nành Việt Nam- Vinasoy; tại đây tôi đã áp đụng những kiến thức vào thực tế và đã học hỏi được nhiều điều bổ ích trong công việc để nâng cao tay nghề đồng thời qua đó biết được tác phong công nghiệp của một kỹ sư, một quản lí, một nhân viên… với công việc của nhà máy. Tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình hướng dẫn của các bậc đàn anh trong phòng kỹ thuật của nhà máy.Tại đây tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý bấu cho bản thân . Chính vì vậy hôm nay tôi viết báo cáo này để tổng kết lại nhũng gì đã học và làm trong thời gian thực tập tại nhà máy.Cũng trong quá trình thực tập tôi cũng có nhiều sai sót rất mong sự đóng gốp của ban giam hiệu nhà trừơng , các thầy cô, ban giám đốc và các bậc đàn anh trong tổ kỹ thuật của nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy. Tôi xin chân thành cảm ơn. Quảng ngãi, ngày tháng năm Trần Nguyên Soái 1 LỜI CẢM ƠN Để báo cáo thực tập hoàn thành đúng thời gian đề ra, tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên nhà máy Sữa Đậu Nành Việt Nam VinaSoy. Đặc biệt là ban giám đốc và các anh chị tại phòng kỹ thuật đã tận tình hướng dẫn tôi. Trong việc tiếp xúc với công nghệ sản xuất của nhà máy đồng thời cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành thực tập đúng với thời gian quy định. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giam hiệu của ban giám hiệu và các thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM. Nếu thiếu một trong những sự giúp đỡ đó có lẽ kết quả thực thực tập của tôi không hoàn thành được như hôm nay. Trong thời gian thực tập tại nhà máy, được sự quan tâm giúp đỡ của ban kỹ thuật cũng như ban quản lý nhà máy đã để lại cho tôi những tình cảm rất tốt đẹp. Và những kỉ niệm này sẽ là hành trang cho bước vào đời. Tôi xin chúc nhà máy ngày một đi lên, phát triển trở thành nhà máy sữa hàng đầu Việt Nam và vươn xa thị trường quốc tế. Một lần nữa tôi xin thành thật cảm ơn. 2 PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM-VINASOY 3 CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY SỮA VIÊT NAM VINASOY Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam-VinaSoy là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần đường Quảng Ngãi. 1. Nhà máy được thành lập năm 1996 và đưa vào hoạt động chính thức tháng 5/1997 theo quyết định thành lập số 347/ĐQN-TCKLĐ/QĐ năm 1997 về việc thành lập và giao nhiệm vụ cho phân xưởng sữa, kem và sữa chua. 2. Đến tháng 3/1999 đổi tên thành nhà máy sữa Trường Xuân theo giấy phép thành lập số 750/QĐ/ĐQN-TCLĐ ngày 12/3/1999 về việc đổi tên phân xưởng nhà máy và thành lập đơn vị hoạch toán phụ. 3. Đến tháng 8/1999 nhà máy sữa Trường Xuân sát nhập vào nhà nước khoáng thạch bích theo quyết định số 448/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 19/8/1999 về việc sát nhập nhà máy sữa và nhà máy nước khoáng Thạch Bích, thời gian sát nhập là ngày 1/9/1999. Lễ bàn giao sát nhập nhà máy sữa vào nhà máy nước khoáng thạch bích vào ngày 11/9/1999 tại nhà máy sữa theo thông báo số 502/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 10/9/1999 về việc tổ chức lễ bàn giao về việc sát nhập nhà máy sữa Trường Xuân và nhà máy nước khoáng Thạch Bích. 4. Đến tháng 1/2003 nhà máy sữa Trường Xuân tách ra khỏi nhà máy nước khoáng Thạch Bích theo quyết định số 15/QĐ-ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 06/01/2003 về việc tách nhà máy nước khoáng Thạch Bích thành hai nhà máy: nhà máy nước khoáng Thạch Bích và nhà máy sữa Trường Xuân, thời gian tách là ngày 06/01/2003. 5. Đến tháng 5/2005 đổi tên thành nhà máy Sữa Đậu Nành VinaSoy theo quyết định số 265QĐ/ĐQN-TCLĐ ngày 16/05/2005 về việc đổi tên nhà máy Sữa. 6. Đến tháng 1/2006 thành lập nhà máy Sữa Đậu nành Việt Nam-VinaSoy theo quyết định số 026QĐ/ĐQN-TCLĐ ngày 04/01/2006 về việc thành lập tên nhà máy Sữa Đậu Nành Việt Nam-Vinasoy. 7. Đến tháng 06/2009 Nhà Máy tiếp tục phát triển đi lên. 4 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT I. SẢN XUẤT: Từ năm 2005 nhà máy đã triển khai áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP và được chứng nhận HACCP đầu năm 2006. Do đó sản phẩm sản xuất a ngày càng ổn định, tỉ lệ sản phảm hỏng khi lưu kho nhỏ hơn 0,5%. Năm 2004 lắp đặt thêm máy chiết rót TBA/3 đưa vào hoạt động có hiệu quả, tăng công xuất từ 5 triệu/lit/năm lên 10 triệu lít/năm. Năm 2006 lắp đặt thêm máy chiết rót TBA/3 đưa vào hoạt động có hiệu quả, tăng công xuất từ 10 triệu/lit/năm lên 15 triệu lít/năm. Năm 2007 đầu tư Decanter kiểu Foodec 210, trích ly lần 2 nâng cao công suất lên 18 triệu lít/năm Năm 2009 đầu tư nâng cao sản xuất lên 40 triệu lít/năm Năm 2010 đầu tư nâng cao sản xuất lên 60 triệu lít/năm Năm 2011 đầu tư nâng cao sản xuất lên 120 triệu lít/năm II. KINH DOANH: Từ trước năm 2008 thị trường phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên là chính. Thị trường miền Nam chưa đầu tư phát triển. Từ năm 2008 đầu tư phát triển thị trường TP.HCM và Tây Nam Bộ. Đến tháng 6/2009 thị trường trên cả nước đều phát triển. 5 CHƯƠNG III: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY: II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PHÒNG KỸ THUẬT: 6 GIÁM ĐỐC Kiêm trưởng ban quản lí và điều hành hệ thống chất lượng, môi trường PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT (đội trưởng HACCP) TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT PP KỸ THUẬT SẢN XUẤT PP KỸ HUẬT BẢO TRÌ BỘ PHẬN BẢO TRÌ TRƯỞNG CA SẢN XUẤT PHÓ PHÒNG NGHIÊM CỨU -PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH SẢN PHẢM TRƯỞNG BỘ PHẬN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÓ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH TỔ TRƯỞNG BÁN HÀNG –TIẾP THỊ TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT PHÓ PHÒNG PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT PHÓ PHÒNG PHỤ TRÁCH BẢO TRÌ TRƯỞNG CA SẢN XUẤT A KỸ SƯ PHỤ TRÁCH KHU ĐỘNG LỰC TRƯỞNG CA SẢN XUẤT B TRƯỞNG CA SẢN XUẤT C KỸ SƯ BẢO TRÌ HỔ TRỢ KỸ SƯ PHỤ TRÁCH KHU MÁY CHIẾT KỸ SƯ PHỤ TRÁCH KHU CHẾ BIẾN NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN BẢO TRÌ NHÂN VIÊN BẢO TRÌ NHÂN VIÊN BẢO TRÌ NHÂN VIÊN BẢO TRÌ PHẦN II AN TOÀN VÀ NỘI QUY I. AN TOÀN ĐIỆN: 1. Khái niệm chung: • Khi có dòng điện chạy qua người thì gây ra hiện tượng giật. • Khi hiện tượng giật điện gây ra những hậu quả sinh học làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp hoặc gây ra bỏng cho người bị nạn. • Khi dòng điện đủ lớn( >=10mA) và nếu không được cắt điện kịp thời thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 2. Các tác hại khi có dòng điện qua người: • Khi dòng điện qua cơ thể người sẽ gây ra những phản ứng hóa học phức tạp. • Mức độ nguy hiểm đối với nạn nhân bị tai nạn điện phụ thuột vào nhiều yếu tố sau: + Biên độ dòng điện. + Đường đi của dòng điện . + Thời gian tồn tại của dòng điện. + Tần số của dòng điện. + Tình trạng sức khỏe. • Ngưỡng giá trị Ing giơi hạn gây tác haị cơ thể người: Ing(mA ) Tác hại đối với người Tác hại đối với người Điện AC ( f= 50-60Hz) Điện DC 0,6-1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác 2-3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác 5-7 Bắp thịt bắt đầu co Đâu như bị kim châm 8-10 Tay không rời vật có điện Nóng tăng dần 20-25 Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung 50-80 90-100 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh Nếu kéo dài(t>=3s)tim ngừng đập Tay khó rời vật có điện bắt đầu khó thở Hô hấp tê liệt • Các giới hạn dòng điện nguy hiểm đối với người như sau: 7 + I giới hạn nguy hiểm AC <= 10mA + I giới hạn nguy hiểm DC <= 50 mA • Các giới hạn điện áp nguy hiểm đối với người như sau: + U giới hạn nguy hiểm AC <= 24 V ( ẩm ướt ) <= 50 V ( khô ráo) + U giới hạn nguy hiểm DC <= 50 V (ẩm ươt) <= 80 V ( khô ráo) 3. Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện: • Do trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng xữa chữa công trình điện chưa tốt. • Do vi phạm quy trình an toàn kỹ thuật, đóng điện khi có người dang sửa chữa, công tác vận hành thiết bị điện không đúng quy trình. • Tai nạn do chạm trực tiếp, chạm trực tiếp ở điện áp U<=1Kv. • Tai nạn do phóng điện hồ quang. • Tai nạn xảy ra do “điện áp bước”. 4. Các biện pháp bảo vệ an toàn. • Sử dụng các thiết bị bảo vệ khi tiếp xúc, sửa chữa điện. • Dùng các biện pháp tiếp đất bảo vệ kết hợp với các thiết bị như cầu dao chống giật. • Sơ đồ bảo vệ an toàn điện kiểu TT: Trung tính MBA nối đất, vỏ thiết bị nối đất. Dung APTOMAT có bảo vệ so lệch. • Sơ đồ bảo vệ an toàn kiểu TN_C: Trung tính MBA nối đất, vỏ thiết bị nối trung tính. Trung tính vỏ nối vỏ. • Sơ đồ bảo vệ an toàn kiểu TN_S: Trung tính MBA nối đất, vỏ thiết bị nối trung tính nguồn. Trung tính tải nối trung tính nguồn. • Sơ cứu khi bị điện giật. Cách ly nguồn điện. Dùng các biện pháp sơ cứu. Đưa đến trạm y tế gần nhất. II. NỘI QUY RA VÀO PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT. • Cất giữ quần áo và đồ dùng cá nhân tại phòng thay quần áo trước khi vào phân xưởng sản xuất. 8 • Mặt bảo hộ lao động, đội mũ, mang ủng… theo đúng quy định của từng khu vực sản xuất trước khi vào phân xưởng làm việc. Không mặc BHLĐ ra ngoài khu vực sản xuất hoặc đi vệ sinh. • Rửa và vệ sinh tay thật sạch trước khi làm việc, sau khi đi vệ sinh hoặc bất kì khi nào tay dính bẩn. • Không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc, ngậm tăm, ngậm thuốc chữa bệnh …. khạc nhổ trong khu vực làm việc. • Không được giắt bút, thuốt lá, hoặc các vật dụng khác trên tai, trong áo sơ mi, áo khoác cao trên thắt lưng. • Các loại nhẫn, trang sức, bông tai, đồng hồ và các nữ trang khác không được đeo khi làm việc. • Không sử dụng bất kỳ loại sơn móng tay, các loại móng tay giả, lông mi giả hoàn toàn bị nghiêm cấm khi sử dụng. • Khi vào xưởng phải sát trùng ủng tối thiểu 5s trong dung dịch Chlorine và theo đúng lối đi đã quy định để tránh nhiễm chéo. Người không phận sự không được vào khu vực sản xuất. • Các nhân viên bị truyền nhiễm( cảm cúm, bệnh đường ruột…), bị bỏng, có vết thương hở, nhiếm trùng không được phép làm việc trong phân xưởng sản xuất. • Khách tham quan phải được trang bị các BHLD cần thiết ( áo choàng trắng, mũ, ủng…) và chấp hành đúng các yêu cầu, quy định vệ sinh khu vực sản xuất. 9 PHẦN III TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM –VINASOY Nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất khếp kín và hoàn toàn tự động của hãng TETRA PAK –THỤY ĐIỂN. Sản phẩm chính của nhà máy là sữa đậu nành. I. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT SỮA: • Đậu nành hạt: là nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu nành hạt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sữa đậu nành. Đậu dùng để sản xuất sữa đậu nành phải có màu vàng sáng, da bóng căng, kích thướt hạt đều, ít lẫn tạp chất, ít bị sâu mọt và tuyệt đối không bị mốc, meo, độ ẩm đậu nành hạt thấp (dễ dàng cắn vỡ, không dai, dẻo khi cắn thử ) nhằm hạn chế sự hư hỏng đậu trong quá trình bảo quản. • Đường: Đường sản xuất đậu nành là đường RS ( loại đường mà công ty đường Quảng Ngãi đang sản xuất). Đường khi đem vào sản xuất phải có bao bì nguyên vẹn, không vốn cục, chảy nước, tuyệt đối không bị meo, mốc, trộn lẫn côn trùng, tạp chất… • Nước công nghệ: Nước chiếm >80% trong sản phẩm sữa do đó chất lượng nước cũng đặc biệt quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Ngoài những yêu cầu hóa lý, vi sinh, nước phải đảm bảo cảm quan sau: Trong suốt, không có mùi lạ, không phân lớp, lắng cặn. Nhằm hạn chế sự lây nhiễm vi sinh vật, thùng chứa nước phối liệu phải được vệ sinh bằng hóa chất P3 Oxonia 1% 3 mẻ /lần. • Chất phụ gia: Nhằm mục đích nâng cao chất lượng sữa đậu nành. Yêu cầu chất phụ gia phải có cảm quan tốt, màu trắng đục, kích thướt hạt đều, tan rời, không vón cục, không có vật thể lạ, tạp chất, côn trùng…không quá ngày sử dụng. • Hương: Phải ở trạng thái lỏng, trong suốt, không phân lớp, không kết tủa, đúng mã số sử dụng và không quá hạn sử dụng. Không dùng chung một loại bao bì để chứa nhiều loại hương khác nhau vì vậy sẽ dẫn đến giảm chất 10 [...]... TRÌNH SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH: Đậu nành hạt Làm sạch đậu Tạp chất Nghiền đậu Trích ly 1 Xử lí nước Rửa bả Nước Gia nhiệt nước Trích ly 2 Đường Xử lí hoạt tính ENZIME Phụ gia Hương Thùng trộn 10.000 Làm lạnh Thùng trữ Đông hóa Kho chứa Tiệt trùng Làm mát Thùng chứa vô trùng Bao bì giấy Chiết rót vô trùng Đóng gói Co lốc Dán ống hút 11 III CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SỮA ĐẬU NÀNH 1 Làm sạch đậu: Đậu nành khô, sạch... phiễu tới hệ thống gàn tải đưa vào thiết bị phân loại Tại đây, đậu nành được lựu chọn kích thích phù hợp để chuyển qua công đoạn xử lý tiếp theo tại công đoạn này đậu được trách kim loại nhiễm từ, tách đá, sạn Kết quả là ta thu được đậu nành sạch, đồng đều cung cấp cho công đoạn nghiền 2 Nghiền: Hạt đậu sau khi được làm sạch được đưa vào máy nghiền kín 2 cấp Tại đây nước nóng và Sodiumbicarbonate được... dịch sữa mong muốn trước khi qua hệ thống sử lí nhiệt và bao gói 6 Hệ thống làm lạnh: Hỗn hợp dịch sữa sau khi hòa trộn được lọc và bơm đi làm lạnh qua hệ thống trao đổi nhiệt xuống còn 15°C 7 Thùng chứa: Hỗn hợp sữa lạnh 15°C được chứa tại thùng đệm trước khi tiệt trùng 8 Đồng hóa: Hỗn hợp sữa tại thùng đệm được bơm đi gia nhiệt và đồng hóa ở áp lực P=200-250 bar nhằm làm tăng sự đồng chất dịch sữa. .. khi bơm vào máy chiết Tại chứa vô trùng được đưa vào trên đỉnh thùng để duy trì áp suất chiết 11 Chiết rót vô trùng: Máy chiêt rót sẽ thực hiện đóng gói sữa một cách tự động vào hộp giấy và bịch giấy đã được tiệt trùng trước bằng H2O2 ngay trên máy Dịch sữa cung cấp cho máy chiết có thể từ thiết bị tiệt trùng học thùng chứa vô trùng 12 Dán ống hút: Ống hút tiệt trùng được bọc nilon và được dán vào hộp... E là cơ cấu thực thi và hồi tiếp Các phần A B C thì khá phổ dụng trong các sơ đồ khối điều khiển, phần D E thì tùy các thiết bị sử dụng mà chúng có khác nhau đôi chút nhưng về bản chất chúng hoàn toàn giống nhau Sau đây là một số ví dụ về phần D E thường gặp 20 1.2 Servomotor Hình thức bên ngoài và tên 21 22 Sự khác biệt so với motor thường: Về kết cấu và hoạt đông của động cơ servo về cơ bản giống... Dịch sữa đậu nành được đưa qua 1 van hơi kiểu Injector làm nhiệt độ dịch tăng lên tức thời 120°C và được giữ trong ống giữ nhiệt để khử hoạt tính Enzime trypsin, lypoxydaza… Sau đó đưa vào thùng chân không để tách mùi Dịch sữa sau đó được làm lạnh 18-20°C có độ Bx = 11-12° và chuyển đến thùng chứa, kết thúc công đoạn sơ chế 5 Hòa trộn: Gồm 2 thùng trộn, máy trộn, các bộ lọc và bơm vận chuyển Sữa, đường,... hợp sữa sau khi đồng hóa, được đưa vào hệ thống tiệt trùng tự động để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại súc khỏe cho người tiêu dùng, sau đó được làm nguội đến 25°C trước khi đưa vào thùng chứa vô trùng 10 Chứa vô trùng: Sữa sau khi tiệt trùng được chứa tạo thùng vô trùng trước khi bơm vào máy chiết Tại chứa vô trùng được đưa vào trên đỉnh thùng để duy trì áp suất chiết 11 Chiết rót vô trùng: Máy. .. phù hợp Đối với động cơ nam châm vĩnh cữu thì nó cần được thiết kế sao cho ngăn cản được sự khử từ (hình dạng mạch từ) và tăng khả năng từ tính của nam châm (sử dụng nam châm đất hiếm rare earth magnet) 2.Tăng khả năng đáp ứng: Đáp ứng ở đây cần được hiểu đó là sự tăng/giảm tốc cần phải “mềm” nghĩa là gia tốc là một hằng số hay gần như là một hằng số Một số động cơ như thang máy hay trong một số băng... cốt lõi của việc điều khiển động cơ servo) Giới hạn này được gọi là backlash Tuy nhiên trong thực tế độ động cơ quay những vòng chính xác để con trượt trựơt chính xác và quét lên toàn bộ khoản trống trên là rất khó thực hiện nếu không có một sự bù trừ cho nó Và trong hệ thống servo nhất thiết có những hàm lệnh thực hiện việc bù trừ, hiệu chỉnh này Như trong hình vẽ trên, hệ thống servo gởi xung lệnh... Dịch sữa sau khi nghiền được bơm qua một bộ phận trích ly lần 1 theo kiểu ly tâm liên tục để tách bã không hòa tan Bã được pha lỏng với nước với tỷ lệ bã: nước = 1:2 và bơm tới thiết bị ly tâm lần 2, bã sau khi ly tâm lần 2 được chuyển ra tan sau khi trích ly lần 1 được đưa đến thiết bị khử hoạt tính ENZIME Phần dịch sau khi trích ly lần 2 được đưa đến thiết bị nghiền 4 Khử hoạt tính ENZIME: Dịch sữa đậu . I GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM- VINASOY 3 CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY SỮA VIÊT NAM VINASOY Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam- VinaSoy là đơn vị trực thuộc công. chúc nhà máy ngày một đi lên, phát triển trở thành nhà máy sữa hàng đầu Việt Nam và vươn xa thị trường quốc tế. Một lần nữa tôi xin thành thật cảm ơn. 2 PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT. nhập nhà máy sữa vào nhà máy nước khoáng thạch bích vào ngày 11/9/1999 tại nhà máy sữa theo thông báo số 502/ĐQN-TCLĐ/QĐ ngày 10/9/1999 về việc tổ chức lễ bàn giao về việc sát nhập nhà máy sữa

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan