BÁO CÁO THỰC TẬP-THỐNG KÊ NGUYÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

40 1.4K 3
BÁO CÁO THỰC TẬP-THỐNG KÊ NGUYÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

3/12/2013 THỰC HIỆN VÀ TRÌNH BÀY: NHÓM 6 BÀI BÁO CÁO THỐNG KÊ NGUYÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐỀ TÀI KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY NHÓM 6: 1. LÊ VIẾT MINH TRÍ (NHÓM TRƯỞNG) 2. TRẦN LÊ CÁT TƯỜNG 3. HOÀNG NGỌC TRÌ 4. MAI XUÂN THẢO VY 5. TRẦN HUYỀN TRÂN. 6. LÊ THỊ TRANG 7. NGUYỄN THỊ THÙY TRANG 8. LÊ THỊ MỸ TRINH 9. HỒ NGUYỄN KHÁNH TRÂM 10. HỒ THỊ VĂN 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do lựa chọn đề tài:  Các quán ăn vặt hiện nay đã trờ thành địa điểm quen thuộc đối với giới trẻ Việt Nam nói chung và tp.Huế nói riêng. Lý do gì các quán ăn vặt được trở nên ưa chuộng, các thức ăn vặt nào được yêu thích?  Các quán ăn vặt mở ra ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của giới trẻ. Tuy nhiên các quán ăn cần có một cái nhìn tổng quan về thói quen ăn vặt của giới trẻ Huế, để mở rộng quy mô kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với các quán ăn khác.  Ví dụ: - Mức độ ăn vặt thường xuyên thế nào? - Thời điểm trong ngày các bạn trẻ cảm thấy thèm ăn vặt là vào thời điểm nào? - Lý do các bạn thường thích ăn vặt? - Những món ăn gì hợp khẩu vị? - Mức giá hợp lý mà các bạn trẻ chấp nhận bỏ ra khi đi ăn vặt? - Địa điểm mà các bạn thích đến để ăn vặt? - Thái độ và phong cách phục vụ của quán ăn?  Qua đó, các quán ăn hiểu được nhu cầu của khách hàng, để đề xuất được phương án kinh doanh hợp lý: - Giá cả phải chăng, vừa túi tiền, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. - Đảm bảo chất lượng và vệ sinh để có được lượng khách hàng ổn định. - Định hình thái độ và phong cách phục vụ các bản trẻ: có thể mang vào các yếu tố năng động và trẻ trung. - Chọn địa phù hợp với giới trẻ. 3 - Luôn mang lại sự mới mẻ và trẻ trung trong các thức ăn và cả sự phục vụ. II. Mục đích nghiên cứu:  Khảo sát nhằm điều tra thói quen ăn vặt của giới trẻ tại Huế.  Và khám phá cơ hội phát triển của mảng kinh doanh các quán ăn vặt siêu sạch cho các bạn trẻ.  Giúp các cá nhân, tổ chức trong việc định hướng đến việc kinh doanh các quán ăn vặt siêu sạch đạt được hiệu quả tốt nhất. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: *** Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi thành phố Huế. - Thời gian: được thực hiện trong thời gian từ 28/10/2013 đến 09/11/2013. - Nội dung: KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY. *** Đối tượng nghiện cứu: - Các bạn trẻ trong thành phố Huế. - Độ tuổi: 16 – 25. - Giới tính: Nam, nữ. - Tổng mẫu: 100 người. IV. Phương pháp nghiên cứu: *** Thu thập số liệu: - Sử dụng bảng hỏi. - Với tổng mẫu là 100 người, dự định sẽ phát ra 100 bảng hỏi 4 *** Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, quan sát tồn tại dưới hai dạng: - Thông tin định tính. - Thông tin định lượng. *** Có hai phương hướng xử lý thông tin: - Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện. - Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được. 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Thu thập một số thông tin về thói quen ăn vặt của giới trẻ, những món thường ăn; nhận xét chung của giới trẻ về tình hình các quán ăn vặt tại thành phố Huế về mặt giá cả, vệ sinh, chất lượng, chỗ để xe, v v Nhận định: - Ưu và khuyết điểm của các gian hàng quà vặt vỉa hè tại thành phố Huế qua con mắt của các bạn trẻ. - Xếp hạng các tiêu chí lựa chọn mà các bạn cho là quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất, những bất lợi đáng quan tâm trong việc sử dụng các món ăn vặt và những mong muốn chưa được đáp ứng. Tìm ra giải pháp để khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm  Làm cơ sở tiền đề chuẩn bị cho việc kinh doanh một quán ăn vặt.  Mặc dù trên thị trường đã có rất nhiều những quán ăn vặt như vậy, nhưng qua cuộc điều tra chúng tôi mong các quán ăn vặt tạo ra một địa điểm họp mặt ăn uống với không gian lạ hơn, chất hơn nhưng vẫn gần gũi với các bạn trẻ ở Huế, giá cả sau cuộc nghiên cứu có thể chấp nhận được để đáp ứng những nhu cầu cũng như mong muốn còn bị bỏ sót. 6 Chương 2: Phân tích kết quả nghiên cứu I. Xây dựng để cương nghiên cứu: 1. Chuẩn bị và xử lý số liệu a) Kiểm tra dữ liệu:  Đối với dữ liệu thứ cấp: - Dữ liệu được thu thập và tổng hợp thông qua phương pháp phỏng vấn (phương pháp anket). - Nguồn cung cấp dữ liệu: Những thực khách ở các quán ăn vặt trong thành phố Huế độ tuổi từ 16 - 25.  Đối với dữ liệu sơ cấp: - Điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu (cụ thể: 100 mẫu) - Khi thu thập dữ liệu cần xem xét lại tính chính xác của các mẫu. - Kiểm tra dữ liệu cần thông qua 2 giai đoạn:  GD1: Phát hiện những sai sót trong quá trình ghi chép  GD2: + Kiểm tra sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu. + Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (dùng thang đo likert). b) Hiệu chỉnh dữ liệu:  Một số thiếu sót cần chỉnh sửa: - Những cuộc khảo sát giả do người điều tra tự bịa ra: Vì vậy cần đưa ra bằng chứng về sự gian lận đó để tránh tạo ra số liệu không khách quan. - Những câu trả lời không đầy đủ, không rõ ý, nửa chừng hoặc câu bị bỏ qua bởi người được khảo sát không trả. Do đó cần phải làm sáng tỏ hơn câu trả lời. Ví dụ: Có một số phiếu hỏi, người được khảo sát bỏ qua một số câu bắt buộc phải trả lời. - Những câu trả lời thiếu tính logic: Ví dụ: Người trả lời trả lời độ tuổi không phù hợp với nghề nghiệp 7 - Những câu trả lời không thích hợp: do nhầm lẫn hoặc trả lời những câu hỏi không dành cho đối tượng đó (lý do chủ yếu là do không đọc kỹ phần hướng dẫn trả lời) Ví dụ: + Người trả lời không đọc kỹ phần hướng dẫn, đối với câu có chỉ đánh 1 đáp án duy nhất lại đánh nhiều đáp án và ngược lại. + Hoặc người trả lời chọn đáp án “chưa bao giờ ăn vặt” nhưng lại trả lời câu hỏi dành cho người đã từng ăn vặt. - Những câu trả lời tối nghĩa: Đối với những câu hỏi nửa đóng hoặc câu hỏi mở, chữ viết của người trả lời không rõ ràng hoặc sai chính tả làm hiểu sai nghĩa.  Cách xử lý: - Loại toàn bộ câu trả lời. - Loại những câu trả lời nghi vấn, thông tin thiếu nhất quán, không thể hiệu chỉnh. - Trong bảng hỏi của nhóm đã sửa lại câu 5, câu 6, câu 8, câu 9, câu 10 là những câu chỉ chọn 1 đáp án duy nhất hay là câu được chọn nhiều đáp án bằng cách ghi chú rõ ở phần hướng dẫn. c) Mã hóa dữ liệu:  Các thủ tục mã hóa: - Mã hóa trước: quyết định chọn các mã số từ khi thiết kế bảng hỏi. Sử dụng cho các câu hỏi đóng và câu hỏi nửa đóng. Ví dụ: Địa điểm của quán ăn vặt nào mà anh (chị) thích nhất? 1. Chợ 2. Vỉa hè 3. Siêu thị 4. Quán ăn 5. Khác (vui lòng ghi rõ) ………………………………… - Mã hóa sau: áp dụng cho câu hỏi mở.  Thứ nhất, nghiên cứu và tiến hành mã hóa các câu hỏi và câu trả lời trước khi nghiên cứu thực địa, phải dự kiến được các câu trả lời.  Thứ hai, chờ đến khi thu thập xong dữ liệu mới tiến hành mã hóa. Người nghiên cứu phải xem xét ngẫu nhiên 30% các bảng hỏi đã được trả lời để tính toán xem có bao nhiêu loại tình huống trả lời và mã hóa chúng. 8  Nhóm sử dụng phương án thứ 2 đối với câu hỏi mở sau: Vậy, anh (chị) mong muốn một quán ăn vặt như thế nào khi đến thưởng thức?  Các nguyên tắc thiết lập mã hóa. - Số kiểu mã hóa thích hợp (bao nhiêu thì hợp lý). - Những thông tin trả lời giống nhau trong các “loại mã”. - Những sự khác biệt của các thông tin trả lời giữa các “loại mã hóa”. - Nguyên tắc loại trừ giữa các loại mã hóa. - Nguyên tắc toàn diện: tất cả các tình huống đều được mã hóa. - Nguyên tắc đóng kín những khoảng cách tổ. - Nguyên tắc về những khoảng cách tổ.  Lập danh bạ mã hóa: data fields. - Giúp nhà nghiên cứu nhận diện được các biến số mà người này muốn sử dụng trong quá trình phân tích riêng biệt, từ đó nhận ra các biến số. - Số lượng thông tin tối thiểu trong danh bạ mã hóa - Số của câu hỏi: từ 1 đến 19 (bao 1 câu thống kê về nghề nghiệp ở phần thông tin của người được khảo sát). - Số cột. - Tên của biến số: Ví dụ: • Câu 1 tương ứng Q1. • Câu 2 tương ứng Q2. • ……………………. • Câu 5 tương ứng Q5.1, Q5.2, Q5.3, Q5.4, Q5.5. - Vấn đề của câu hỏi. - Mã hiệu: Ví dụ: câu 11: Tiền tiêu vặt hàng tháng: 1 = “Từ 500.000đ trở xuống”; 2 = “Nằm giữa khoảng 500.000đ – 1.000.000đ”; 3 = “Từ 1.000.000đ trở lên”;  Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phần mềm SPSS: nhập số liệu, mã hóa số liệu và phân tích số liệu. 2. Phương pháp mô tả và phân tích dữ liệu: a) Phương pháp mô tả: 9  Sắp xếp dữ liệu - Sắp xếp số liệu từ nhỏ đến lớn để thấy được đặc điểm về lượng của hiện tượng (lượng biến lớn nhất, nhỏ nhất, lượng biến phổ biến nhất ) là cơ sở để lập bảng thống kê. - Biểu hiện bằng sơ đồ để thấy đặc trưng về phân phối của dãy số. - Gom biến nhiều trả lời.  Phân tổ thống kê - Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. - Phân tổ theo tiêu thức số lượng  Tóm tắt dữ liệu bằng các tham số đặc trưng - Các mức độ điển hình như: số bình quân cộng, số trung vị,… - Các tứ phân vị. - Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức: phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên,… b) Phân tích dữ liệu:  Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.  Kiểm định tham số. - Kiểm định t đối với tham số trung bình mẫu - Kiểm định tham số trung bình hai mẫu (hai mẫu độc lập).  Kiểm định Chi-bình phương (Chi-square).  Phân tích phương sai 1 yếu tố ANOVA.  Hồi quy tuyến tính.  Thực hiện các kiểm định KMO, Cronbach’s Alpha,…  Kiểm tra độ tin cậy của thang đo … II. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 100 phiếu, điều tra về thói quen ăn vặt của giới trẻ Huế. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 100. Có một số phiếu trả lời chưa đầy đủ thông tin nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến các công đoạn phân tích, điều tra. Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 100 bảng hỏi. Bảng 1: Tỉ lệ người đã thưởng thức món ăn vặt: 10 [...]... Nghiên Cứu Với SPSS – Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc Lý thuyết thống kê – PGS.TS Trần Ngọc Phát và TS Trần Thị Kim Thu (NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân) www phantichdulieu.info www.vinasearch.net 2 Bảng hỏi Số phiếu: …… PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY Xin chào Quý Anh Chị!!! Chúng tôi là nhóm sinh viên của trường Đại học Kinh Tế Huế Hiện nay chúng tôi đang thực hiện... hiểu bởi kênh thông tin từ bạn bè mang lại sự tin tưởng lớn hơn so với các kênh thông tin khác Tuy vậy, các quán ăn vẫn cần quảng bá hình ảnh thông qua các kênh truyền thông khác như ti vi, báo chí, tờ rơi … khi quán mới thành lập hoặc chưa được biết đến nhiều Trong quá trình điều tra, nhóm cũng quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng các món ăn vặt, và sau đây là bảng thống kê về số... chứng tỏ mỗi địa điểm có một sức hút riêng phù hợp với từng đối tượng và khoản chi tiêu của mỗi người Một điều không kém quan trọng là các kênh truyền bá về các quán ăn vặt, sau đây là bảng thống kê về các kênh truyền thông hiệu quả sau khi đã điều tra: Bảng 4: Kênh truyền thông $Q10 Frequencies Responses N Percent Percent Cases 14 8.9% 15.4% bao chi, to roi 23 14.6% 25.3% internet 39 24.7% 42.9% ban... ta thấy, internet và bạn bè là kênh truyền thông vượt trội nhất có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng Đối với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet, giới trẻ thường dễ tiếp cận thông tin nhanh chóng về các quán ăn được quảng cáo thông qua phương tiện này, đó là lý do mà kênh truyền thông internet chiếm tỉ lệ 24.7% Tuy nhiên, kênh truyền thông từ bạn bè vẫn... Huế những địa điểm ăn uống lành mạnh bổ ích Thứ nhất, đối với các quán ăn mới kinh doanh, còn chưa được nhiều người biết đến, cần phải sử dụng các kênh truyền thông như ti vi, tờ rơi, … trong đó quảng cáo qua mạng internet là biện pháp hữu hiệu nhất đối với trường hợp này, do chi phí rẻ, khả năng được biết đến nhanh Lúc này quán cần tạo ấn tượng tốt đối với mỗi khách hàng, nếu làm được điều này tốt quán... 90 - Với F = 0.003 và sig = 1.000 > 0.05 nên chưa có cơ sở để bác bỏ H0 hay chưa có cơ sở để chấp nhập H1  Vậy tiền tiêu vặt có thể phụ thuộc vào nghề nghiệp - Trong các trường hợp khác, nếu ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1, với thống kê Bonferonni ta có thể biết được sự khác nhau từng cặp của các tham số trung bình VI Hồi quy tuyến tính: Giả sử chúng ta mong muốn tìm mối tương quan giữa hai biến tiền... bằng Xét chung tất cả các tiêu chí thì mức độ đồng ý của người tiêu dùng ở mức trung bình 31 Chương 3: Những đề xuất (hoặc kiến nghị) rút ra từ kết quả nghiên cứu Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu của đề tài “KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY”, cũng như qua quá trình thu thập thông tin Chúng tôi xin đưa ra môt số các đề xuất như sau để nâng... Chị!!! Chúng tôi là nhóm sinh viên của trường Đại học Kinh Tế Huế Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu : “Khảo sát thói quen ăn vặt của giới trẻ Huế hiện nay” nhằm nắm bắt được thói quen cũng như nhu cầu ăn uống của giới trẻ trong thành phố Huế Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh, chị từ việc chia sẻ chính kiến của mình qua phiếu điều tra... dụng kết quả kiểm định t ở phần equal variances Căn cứ vào giá trị sig = 0.193 >= 0.05 thì ta kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 thành phố IV Kiểm định Chi – Square: Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thuyết: H0: không có mối quan hệ giữa các biến H1: có mối quan hệ giữa các biến 25 Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp Dựa... H0 Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định + Nếu p-value (sig.) > α (mức ý nghĩ α) => chấp nhận H0 Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định Trở lại với vấn đề nghiên cứu trên, Ta xét mối quan hệ giữa 2 biến Nghề nghiệp và hóa đơn phải trả trong mỗi lần ăn Ta có cặp giải thiết: + H0: hóa đơn phải trả độc lập với nghề nghiệp + H1: hóa đơn phải trả phụ thuộc vào nghề . 3/12/2013 THỰC HIỆN VÀ TRÌNH BÀY: NHÓM 6 BÀI BÁO CÁO THỐNG KÊ NGUYÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐỀ TÀI KHẢO SÁT. NGỌC TRÌ 4. MAI XUÂN THẢO VY 5. TRẦN HUYỀN TRÂN. 6. LÊ THỊ TRANG 7. NGUYỄN THỊ THÙY TRANG 8. LÊ THỊ MỸ TRINH 9. HỒ NGUYỄN KHÁNH TRÂM 10. HỒ THỊ VĂN 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do lựa chọn đề tài: . nhất. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: *** Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi thành phố Huế. - Thời gian: được thực hiện trong thời gian từ 28/10/2013

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan