BÁO CÁO THỰC TẬP-Tác động của các hoạt động do Ajinomoto tài trợ đến nhận thức của những người làm nội trợ tại thành phố Đà Nẵng

29 1.4K 0
BÁO CÁO THỰC TẬP-Tác động của các hoạt động do Ajinomoto tài trợ đến nhận thức của những người làm nội trợ tại thành phố Đà Nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: THÔNG TIN CHO NHÀ QUẢN TRỊ 1. Bối cảnh nghiên cứu Lâu nay, việc chăm sóc gia đình luôn được xem trọng. Điều đó trong xã hội hiện nay càng đúng hơn khi mà người làm nội trợ trong gia đình quan tâm hơn đến việc làm thế nào để có những bữa ăn phong phú, bổ dưỡng. Đáp ứng nhu cầu đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm như bột nêm, bột ngọt, nước tương, Và Ajinomoto là một trong những công ty kinh doanh các sản phẩm đó. Từ sản phẩm Bột ngọt Ajinomoto thông dụng, Công ty đã đưa ra thêm nhiều sản phẩm phù hợp và tiện dụng với cuộc sống hiện đại: Bột ngọt cao cấp Aji-plus; hạt nêm Aji-ngon; gia vị dạng lỏng (Giấm gạo LISA, Xốt mayonnaise LISA, Nước tương LISA, Xốt tương LISA). Ajinomoto cũng như các đối thủ cạnh tranh của nó đều có các chiến lược, chính sách tiếp cận khách hàng khác nhau. Có thể là quảng cáo, có thể là bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp, PR – quan hệ công chúng, khuyến mãi… Tuy nhiên dù bằng cách nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng cũng là làm cho khách hàng biết đến và và thuyết phục sử dụng sản phẩm, và xa hơn nữa là làm cho khách hàng trung thành với những sản phẩm của công ty mình, cụ thể ở đây là làm cho những người làm nội trợ tin dùng sản phẩm của mình. Tuy nhiên đối tượng khách hàng này lại cùng lúc tiếp nhận hàng loạt các khích thích marketing khác nhau. Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông hay đi ra đường khách hàng đều thấy các mẫu quảng cáo, chương trình khuyến mãi,… Điều này dần làm cho họ nhàm chán. Do vậy, các doanh nghiệp ngày nay có khuynh hướng quan tâm hơn đến hoạt động PR, đặc biệt là các hoạt động tài trợ. Sau sự cố Vedan âm thầm giết chết sông Thị Vải suốt 14 năm liền, nhiều người tiêu dùng Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã bày tỏ thái độ tẩy chay bột ngọt Vedan. Vedan đã mất dần chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Cũng như Vedan, vào năm 2008, Miwon đã mắc một sai lầm khá to lớn khi đã thải nước thải ra ngoài sông Hồng. Ajinomoto lấy đó làm bài học. Là sản phẩm danh tiếng thế giới Ajinomoto xây dựng tôn chỉ “ phát triển sản xuất dựa trên môi trường bền vững”. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, áp dụng chính sách không phát thải, tái sử dụng 100% chất thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhằm kiểm soát nghiêm ngặt nước thải trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại cho rằng đây là một trách nhiệm mà các công ty kinh doanh phải làm. Vì vậy, để cạnh tranh với các đối thủ khác như Knor, Magi, AOne,… Ajinomoto cũng phải thực hiện nhiều chương trình khác bên cạnh chiến lược bán hàng tiếp thị thông minh và kiên trì, đặc biệt là các chương trình tài trợ, tri ân khách hàng… Tại Việt Nam, Ajinomoto đã thực hiện nhiều chương trình như khuyến mãi giảm giá các mặt hàng của Ajinomoto, bài viết về món ăn của mẹ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh v v và nhiều hoạt động khác nữa. Tại Đà Nẵng, chương trình “Món ngon mỗi ngày” với sự tài trợ của Ajinomoto được phát sóng trên kênh Dvtv hàng ngày và chương trình dạy nấu ăn miễn phí tại Trung tâm giới thiệu việc làm của hội phụ nữ Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách hàng trên địa bàn thành phố, nhất là những người làm nội trợ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nhiều vấn đề về sức khỏe người tiêu dung và vấn đề môi trường được đặt ra thì những chi phí và công sức của Ajinomoto Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình này có góp phần làm thay đổi nhận thức của những người làm nội trợ tại Đà Nẵng hay không? Liệu rằng có nên duy trì những hoạt động này tại Đà Nẵng hay đầu tư mở rộng những chương trình này ở những địa bàn thành phố khác hay không? Cần thiết phải có một cuộc nghiên cứu marketing về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nhóm HALO tiến hành nghiên cứu tác động của các hoạt động do Ajinomoto tài trợ đến nhận thức của những người làm nội trợ tại thành phố Đà Nẵng. Vấn đề quản trị: Nhà quản trị của công ty Ajinomoto có nên tiếp tục thực hiện các chương trình tài trợ tại Đà Nẵng hay không ? Và nên phát triển những chương trình tài trợ hiện nay theo hướng nào để tăng hiệu quả nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng tại thị trường Đà Nẵng. Vấn đề nghiên cứu marketing: Tác động của các hoạt động do Ajinomoto tài trợ đến nhận thức của những người làm nội trợ tại thành phố Đà Nẵng. 2. Kết quả đạt được của dự án: Dự án nghiên cứu của nhóm đãt thấy được sự tác động tích cực của các hoạt động tài trợ của Ajinomoto đến nhận thức của những người làm nội trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và từ quá trình điều tra nhóm đưa ra một số giải pháp phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, tác động này không mạnh mẽ. PHẦN II: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Các câu hỏi nghiên cứu:  Qua các hoạt động tài trợ, những người làm nội trợ ĐN có tăng được mức độ nhận biết thương hiệu AJINOMOTO hay không?  Các hoạt động tài trợ của AJINOMOTO có giúp KH đạt được mức độ nhận thức về giá trị thương hiệu cao hơn hay không?  Các hoạt động tài trợ của AJINOMOTO tại ĐN có tạo sự khác biệt trong tâm trí những người làm nội trợ ĐN so với ĐTCT hay không?  Những hoạt động tài trợ của AJINOMOTO tại Đà Nẵng có hiệu quả hơn các hoạt động truyền thông khác như quảng cáo không?  Qua các hoạt động tài trợ của AJINOMOTO, người nội trợ ĐN có nhận thức rõ hơn về các dòng sản phẩm của thương hiệu không? 2. Phát biểu các giả thiết nghiên cứu:  Qua các hoạt động tài trợ, những người làm nội trợ ĐN có tăng được mức độ nhận biết thương hiệu AJINOMOTO.(7)  Các hoạt động tài trợ của AJINOMOTO giúp KH đạt được mức độ nhận thức về giá trị thương hiệu cao hơn. (13)  Các hoạt động tài trợ của AJINOMOTO tại ĐN có tạo sự khác biệt trong tâm trí những người làm nội trợ ĐN so với ĐTCT.(8)  Những hoạt động tài trợ của AJINOMOTO tại Đà Nẵng hiệu quả hơn các hoạt động truyền thông khác.(10,9)  Qua các hoạt động tài trợ của AJINOMOTO, người nội trợ ĐN nhận thức rõ hơn về các dòng sản phẩm của thương hiệu.(9,7) 3. Tổng quan tài liệu: 3.1. Cùng PR tạo thương hiệu mạnh Http://www.ehow.vn/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=772 Sức mạnh của thương hiệu: Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành: sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu (brand loyalty), việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng (brand awareness), chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng (percived quality), những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu (brand associatión). Những thương hiệu bá chủ như Coca Cola, Microsoft, GM, Sony, Toyota, Nokia … đương nhiên là có giá trị thị trường rất cao, và một trong những chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh để nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường là “mở rộng thương hiệu” (brand extension). Cũng nên phân biệt thuật ngữ này với “mở rộng chức năng của cùng một sản phẩm” (line-extension). Chẳng hạn để liên tục phát huy lợi thế cạnh tranh, công ty Nokia cải tiến, bổ sung thêm nhiều chức năng cho các sản phẩm điện thoại di động của mình, đó là “line- extension”, không phải “mở rộng thương hiệu”. Mở rộng thương hiệu chính là tạo thêm những thương hiệu mới hoặc thương hiệu phụ dựa trên cơ sở uy tín của thương hiệu đang sẵn có. Ví dụ hãng xe hơi Toyota vừa tung thêm một thương hiệu xe là Vios. Dĩ nhiên, không phải nhà chiến lược nào cũng ủng hộ việc “mở rộng thương hiệu”. Theo hai tác giả này, sức mạnh thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự mở rộng thương hiệu và những thương hiệu hàng đầu chỉ tập trung vào một thế “định vị” duy nhất trong đầu óc người tiêu dùng: Coca Cola chỉ có nghĩa là “nước ngọt giải khát có gas”, Nokia chỉ có nghĩa là “điện thoại di động”,… Nếu Coca Cola cũng nhảy vào lĩnh vực điện ảnh, Nokia tham gia bán thức ăn nhanh, chắc chắn không sớm thì muộn họ cũng phải rút khỏi thị trường thứ hai này. Điển hình cho loại công ty ôm đồm nhất thế giới là Unilever, trên 1600 sản phẩm, nhưng dù sao Unilever không dùng tên Unilever cho các sản phẩm của mình mà cẩn thận sử dụng những thương hiệu hoàn toàn độc lập với nhau. Muốn xây dựng được hình ảnh nhãn hiệu có giá trị lâu bền và mang giá trị vǎn hóa thì phải hiểu được tâm lý tiêu dùng. Diễn biến hành vi tiêu dùng thực sự là một đề tài khá phức tạp hiện đang tiếp tục được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu. Những thông điệp hay và hấp dẫn luôn xuất phát từ một quá trình nghiên cứu công phu về hành vi và tâm lý nhóm mục tiêu. Điển hình của quá trình này là việc xây dựng nhãn hiệu Bino do các chuyên gia Việt Nam thực hiện. Có không ít các nhà doanh nghiệp tự mình suy luận hay phán đoán suy nghĩ của công chúng và tự mình ra quyết định mang tính chủ quan về quan điểm, tình cảm của người tiêu dùng. Đây là một việc làm mang tính rủi ro rất cao vì nó chủ quan và khập khiễng, đơn giản vì áp đặt cái mình muốn vào cái người ta cần. PR ra tay: “2/3 các vị giám đốc marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu” (nguồn “Marketing report”, 1999). Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. “Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler) Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những họat động và mục tiêu của doanh nghiệp. PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các họat động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế… Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng. Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn. PR giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông thường người lao động thích được làm việc cho những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng công ty đó rất vững chắc, và họ có thể có nhiều cơ hội để thăng tiến. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu. Họ không có ngân sách để quảng cáo, họ cũng không có một bộ phận Marketing riêng. Chỉ có mỗi cách hữu hiệu là quảng cáo truyền miệng (word of mouth). Trong thực tế ấy, hoạt động PR có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Hơn nữa, làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp. 3.2. Bản sắc thương hiệu Nguyễn Thanh Hồng Đức – Công ty thương hiệu LANTA www.lantabrand.com Brand Awareness: sự nhận biết thương hiệu Sự nhận biết thương hiệu là số phần trăm của dân số hay thị trường mục tiêu biết đến sự hiện diện của một thương hiệu hay công ty. Có 3 mức độ nhận biết thương hiệu là: thương hiệu nhớ đến đầu tiên, thương hiệu không nhắc mà nhớ, thương hiệu nhắc mới nhớ. Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu càng nổi tiếng thì càng dễ dàng được khách hàng lựa chọn. Tuy vậy, việc quảng bá thương hiệu cũng rất tốn kém nên việc hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của sự nhận biết đến tiến trình lựa chọn sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được các thức xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao với một chi phí hợp lý hơn. Sự nhận biết thương hiệu được tạo ra từ các chương trình truyền thông như quảng cáo, quan hệ cộng đồng, khuyến mãi, bán hàng cá nhân hay tại nơi trưng bày sản phẩm. Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia ra làm 3 cấp độ khác nhau. Cấp độ cao nhất chính là thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Top of mind). Cấp độ kế tiếp là không nhắc mà nhớ (spontaneous). Cấp độ thấp nhất là nhắc để nhớ (Promt). Khi cộng gộp 3 cấp độ nhận biết thương hiệu thì ta sẽ là tổng số nhận biết nhãn hiệu. Thương hiệu được nhận biết đầu tiên chính là thương hiệu mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ, khi nghĩ đến tivi thì người Việt Nam thường nghĩ đến Sony đầu tiên, tương tự khi nói đến xe gắn máy thì mọi người thường nghĩ ngay đến Honda. Và kết quả là Sony và Honda luôn là những thương hiệu được mọi người cân nhắc khi chọn lựa mua sản phẩm. Với những loại sản phẩm hay dịch vụ mà người tiêu dùng lên kế hoạch mua sắm trước khi đến nơi bán hàng thì tiêu chí thương hiệu nhận biết đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng. Điều này được lý giải là đối với những sản phẩm đắt tiền thì người ta thường luôn lên kế hoạch cho việc mua sắm, vì vậy mà thường người mua đã lựa chọn thương hiệu mà mình sẽ mua từ trước, và thường thì thương hiệu mà họ nghĩ đến đầu tiên sẽ rất dễ được người mua chọn lựa. Một số ví dụ về sản phẩm thuộc chủng loại này như Tivi, xe máy, máy tính, điện thoại… Thông thường khi một thương hiệu có độ nhận biết đầu tiên lớn hơn 50% thi hầu như rất khó có thể nâng cao chỉ số này. Chính vì vậy, để cải thiện chỉ số này thì đòi hỏi phải quá nhiều chi phí trong khi hiệu quả thì không được bao nhiêu nên nhiệm vụ của doanh nghiệp là nên duy trì mức độ nhận biết ở mức độ này. Đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng như dầu gội đầu, kem đánh răng, bột giặt… thì tổng số nhận biết thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Tiêu chí nhận biết đầu tiên luôn luôn quan trọng nhưng đối với những sản phẩm mà người ta quyết định tại điểm mua hay mua sắm mà không hoạch định trước thì chỉ số tổng độ nhận biết luôn được doanh nghiệp quan tâm hơn. Khi một người nội chợ đi siêu thị mua sắm trong tuần thì họ thường nghĩ là sẽ mua bột giặt nhưng họ thường không hoạch định sẽ mua omo hay tide nên khi đi siêu thị đến nơi trưng bày họ đều có thể quyết định mua bất kỳ thương hiệu nào mà họ biết. Nếu tổng độ nhận biết thương hiệu lớn hơn 90% thì rất tốt và hầu như rất khó để nâng độ nhận biết lên 100%. Chính vì vậy, chi phí cho việc quảng bá thương hiệu khi hầu hết mọi người đã biết đến thương hiệu của mình thì không hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ nên quảng bá thương hiệu một cách không thường xuyên nhằm duy trì mức độ nhận biết này. 3.3. Chương 12 – Truyền thông cổ động – Giáo trình quản trị Marketing của nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Công chúng mục tiêu có thể nằm ở một trong sáu giai đoạn sẵn sàng của người mua, là những giai đoạn mà người tiêu dùng thường phải trải qua khi họ ra quyết định mua hàng. Những giai đoạn này bao gồm: Biết, Hiểu, Thích, Yêu thích, Thuyết phục và Mua. PHẦN III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu thăm dò: trong quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, nhóm đã quan sát thăm dò việc theo dõi chương trình “Món ngon mỗi ngày” của một số bạn sinh viên cũng như việc đi học nấu ăn của một số người Đà Nẵng. Đồng thời, nhóm nhận được sự đóng góp của chuyên gia để xác định rõ vấn đề. - Nghiên cứu mô tả: từ nguồn dữ liệu thứ cấp (các bài báo, tạp chí, kinh nghiệm cá nhân, …) và tiến hành việc quan sát, thăm dò, phỏng vấn nhóm để có cơ sở để xây dựng các giả thiết nghiên cứu. 2. Bảng câu hỏi: Xin chào anh (chị), chúng tôi là những sinh viên thuộc nhóm nghiên cứu marketing thuộc trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về Tác động của các hoạt động do Ajinimoto tài trợ đến nhận thức của những người làm nột trợ tại thành phố Đà Nẵng. Xin anh (chị) sẵn lòng giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi. Sự nhiệt tình của quý vị sẽ góp phần quan trọng làm nên sự thành công của dự án nghiên cứu của chúng tôi. BẢNG CÂU HỎI 1. Anh (chị) đã từng nghe đến thương hiệu Ajinomoto chưa? a. Có b. Không (Nếu Có xin vui lòng chuyển sang câu 3. Nếu Không xin làm tiếp câu 2 và dừng lại) (Thang đo biểu danh – mã hóa câu hỏi bằng việc sử dụng biến câu1 với label là co biet thuong hieu hay khong, và gồm 2 giá trị 0=có, 1=không) 2. Lý do nào làm bạn chưa biết đến thương hiệu Ajinomoto? a. Không quan tâm đến việc nội trợ nấu nướng b. Không xem quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình c. Lý do khác. Cụ thể là: …………………………………… (Thang đo biểu danh – mã hóa dùng biến lydochuabiet2 với 3 giá trị) 3. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Ajinomoto là gì? a. Chất tẩy rửa (bột giặt, nước rửa chén, nước tẩy trắng,…) b. Gia vị (bột ngọt, bột nêm, nước tương,…) c. Dụng cụ nhà bếp d. Cả bốn phương án trên. (Thang đo biểu danh – mã hóa dùng một biến cau3 với label loaiSP kdoanh, và gồm 4 giá trị 1=chất tẩy rửa, 2=gia vị, 3=dụng cụ nhà bếp, 4=tất cả) 4. Sau đây là một số chương trình do Ajinomoto tài trợ, anh (chị) biết đến những chương trình nào: (Có thể chọn nhiều phương án) a. Chương trình “Món ngon mỗi ngày” b. Chương trình dạy nấu ăn miễn phí tại trung tâm giới thiệu việc làm c. Chương trình “Bài viết về món ăn của mẹ” d. Không biết chương trình nào (Thang đo biểu danh – mã hóa dùng 3 biến câu4a, câu4b và câu4c lần lượt với các label mon ngon moi ngay, day nau an mien phi và bai viet ve mon an cua me, mỗi biến có 2 giá trị 0=biết, 1=không. Đáp viên nào chọn phương án d thì để missing) 5. Anh (chị) có nghĩ các chương trình này (“Món ngon mỗi ngày”/Dạy nấu ăn miễn phí) có cần thiết cho người làm nội trợ không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết d. Rất không cần thiết (Thang đo thứ tự - mã hóa dùng biến câu5 với label muc do can thiet, và gồm 4 giá trị 1=rất cần thiết, 2=cần thiết, 3=không cần thiết và 4=rất không cần thiết) 6. Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ thường xuyên xem chương trình “Món ngon mỗi ngày”: a. Chưa bao giờ xem b. Ít hơn 1 lần/tuần c. 1-2 lần/tuần d. 3-5 lần/tuần e. Ngày nào cũng xem (Thang đo khoảng – mã hóa dùng biên câu6 với label muc do xem, gồm 5 giá trị 1=Chưa bao giờ xem, 2=Ít hơn 1 lần/tuần, 3=1-2 lần/tuần, 4= và 5=ngày nào cũng xem) 7. Xin anh (chị) cho biết mức độ đồng ý đối với các nhận định dưới đây sau khi xem và/hoặc tham gia các chương trình trên: Nhận định Hoàn toàn đồng ý Nói chung là đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý Biết nhiều hơn về các sản phẩm của Ajinomoto và cách sử dụng chúng Muốn mua dùng thử các sản phẩm của Ajinomoto Nếu đã và đang sử dụng sản phẩm thì nay càng tin dùng hơn Thấy bình thường như khi chưa xem, chưa tham gia (Thang đo khoảng – khi mã hóa dùng 4 biến câu7a, câu7b, câu7c, câu7d với các label biet nhieu hon ve SP cua Ajinomoto, muon dung thu SP cua Ajinomoto, tin dung hon SP, thay binh thuong nhu chua tham gia, mỗi biến gồm 5 giá trị 1=hoàn toàn đồng ý, 2=nói chung là đồng ý, 3=không có ý kiến, 4=không đồng ý và 5=rất không đồng ý) 8. Thương hiệu nào anh (chị) nghĩ đến đầu tiên khi muốn mua một món gia vị: …………………………………………………………………………………… (Thang đo biểu danh – mã hóa với biến câu8, bằng cách đếm trong các thương hiệu các đáp viên nhắc đến thì có 4 thương hiệu, gắn cho mỗi thương hiệu một giá trị 1=ajinomoto, 2=knor, 3=a-one và 4=vedan) 9. Qua các chương trình tài trợ trên, anh (chị) biết thêm những sản phẩm nào của Ajinomoto? (Có thể chọn nhiều phương án) a. Bột ngọt Ajinomoto b. Bột nêm Aji_ngon c. Nước tương Lisa d. Cà phê lon Birdy e. Xốt Mayonnaise f. Giấm gạo Lisa g. Xốt tương Lisa h. Bột chiên Aji_quick (Thang đo biểu danh – dùng 8 biến câu9a, câu9b,…, câu 9h với các label tương ứng với tên sản phẩm, mỗi biến có 2 giá trị 0=biết, 1=không) 10.Anh (chị) có được nhiều thông tin nhất về Ajinomoto (như các sản phẩm của công ty, cách thức sử dụng chúng,…) qua: (Chọn một phương án) a. Các hoạt động tài trợ (chương trình “Món ngon mỗi ngày” trên tivi, chương trình dạy nấu ăn miễn phí,…) b. Quảng cáo trên truyền hình c. Quảng cáo trên báo, tạp chí,… d. Truyền miệng (người thân, bạn bè, hàng xóm,…) e. Các hoạt động khác. (Thang đo biểu danh – dùng biến câu10 với label hinh thuc lay thong tin, gồm 5 giá trị 1=các hoạt động tài trợ, 2=truyền hình, 3=báo và tạp chí, 4=truyền miệng và 5=khác) 11.Anh (chị) hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố của chương trình “món ngon mỗi ngày” và dạy nấu ăn miễn phí: [...]... cao Kết luận: Nhìn chung các hoạt động tài trợ của Ajinomoto tại thành phố Đà Nẵng có tác động làm nâng cao mức độ nhận thức của những người làm nội trợ Tuy nhiên, mức độ tác động khó thấy rõ do có sự tác động đồng thời của các hoạt động khác như quảng cáo trên truyền hình, trên báo tạp chí,… Đề xuất: Cần thiết phải tiếp tục duy trì các chương trình, hoạt động tài trợ tại Đà Nẵng và có thể mở rộng cho... thấy Ajinomoto chiếm vị trí đầu tiên trong tâm trí của trên 50% những người làm nội trợ Đà Nẵng, cao hơn nhiều so với các đối thủ canh tranh khác  Mô tả cho thấy những người làm nội trợ Đà Nẵng có được nhiều thông tin về Ajinomoto nhất từ đâu: Theo biểu đồ trên, người làm nội trợ Đà Nẵng có được nhiều thông tin nhất qua quảng cáo trên truyền hình Điều này cho thấy, các hoạt động tài trợ của Ajinomoto. .. bàn thành phố vẫn chưa có tác dụng thông tin bằng các chương trình quảng cáo trên truyền hình  Crosstabs về mức độ xem chương trình món ngon mỗi ngày và sự nhận biết các sản phẩm của Ajinomoto H0: không có mối quan hệ giữa mức độ xem chương trình và sự nhận biết thêm sản phẩm X của Ajinomoto H1: có mối quan hệ giữa mức độ xem chương trình và sự nhận biết thêm sản phẩm X của Ajinomoto • Bột ngọt Ajinomoto: ... 12 Anh (chị) có muốn Ajinomoto tiếp tục thực hiện những chương trình tài trợ tương tự như những chương trình trên tại Đà Nẵng không? a Có b Không (Thang đo biểu danh – dùng biến câu12 với label tiep tuc thuc hien khong, gồm 2 giá trị 0=có, 1=không) 13 Xin anh (chị) cho ý kiến về các hình ảnh công ty Ajinomoto hiện nay: a Có thực hiện trách nhiệm với xã hội b Truyền thông quảng cáo đạt hiệu quả c Giá... chân thành cảm ơn sự nhiệt tình trả lời của anh (chị) Xin anh (chị) cho biết một số thông tin cá nhân: Họ và tên:……………………………………………… Giới tính………………… Nghề nghiệp: ………………………………………… Độ tuổi: ………………… Địa chỉ:…………………………………………… Số điện thoại: ……………… 3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu: Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: 203 đáp viên đều là những người làm nội trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Nhóm biết những. .. độ xem chương trình và việc biết nhiều hơn về các sản phẩm và cách sử dụng các sản phẩm của Ajinomoto H0: không có mối quan hệ giữa mức độ xem và biết thêm sản phẩm H1: có mối quan hệ giữa mức độ xem và biết thêm sản phẩm muc do xem * biet nhieu hon ve SP cua Ajinomoto Crosstabulation biet nhieu hon ve SP cua Ajinomoto noi chung la hoan toan dong y muc do xem chua bao gio xem Count 16 62.5% 0% 0% 100.0%... Chi-square = 31.490 với p-value = 0,002 < α = 0,05 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 Do đó có mối quan hệ giữa mức độ xem và việc muốn mua dùng thử sản phẩm Tuy nhiên quan hệ này yếu vì V = 0.232 Kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm tuổi với mức độ quan tâm đến việc nội  trợ H0: không có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi với mức độ quan tâm đến việc nội trợ H1: co sự khác nhau ít nhất giữa hai nhóm tuổi (tức phụ thuộc... biết những đáp viên này là nội trợ sinh sống trên địa bàn Đà Nẵng trước khi phát bảng câu hỏi cho họ Những khó khăn mà nhóm gặp phải: • Một số đáp viên lớn tuổi còn gặp khó khăn trong việc đọc bảng câu hỏi do thị lực kém • Đôi khi nhóm phải hướng dẫn thêm thì các đáp viên mới có thể hoàn thành được bảng câu hỏi • Địa bàn điều tra khá rộng, khó khăn trong việc đi lại, các thành viên trong nhóm cần phải... p-value = 0,001 < α = 0,05 do đó bác bỏ H0, chấp nhận H1 Nghĩa là có mối quan hệ giữa mức độ xem chương trình và sự nhận biết thêm bột ngọt Ajinomoto với α = 0.05 Mối quan hệ này là trung bình với Phi = 0,309 và V = 0,309 • muc do xem * bot nem Ajinomoto Crosstab bot nem Ajinomoto biet muc do xem chua bao gio xem khong Count 11 5 16 68.8% 31.2% 100.0% 60 18 78 76.9% % within muc do xem it hon 1 lan/tuan... chương trình “món ngon mỗi ngày” nên tập trung nhiều hơn về mặt nội dung chương trình + Về chương trình “ dạy nấu ăn miễn phí” thì nên tiếp tục thực hiện việc không thu tiền học phí và chọn những giáo viên có chuyên môn tốt về nấu ăn, thân thiện, nhiệt tình + Tăng cường tần suất quảng cáo trên truyền hình về những chương trình tài trợ của Ajinomoto PHẦN V: MỤC LỤC . tác động của các hoạt động do Ajinomoto tài trợ đến nhận thức của những người làm nội trợ tại thành phố Đà Nẵng. Vấn đề quản trị: Nhà quản trị của công ty Ajinomoto có nên tiếp tục thực hiện các. Tác động của các hoạt động do Ajinomoto tài trợ đến nhận thức của những người làm nội trợ tại thành phố Đà Nẵng. 2. Kết quả đạt được của dự án: Dự án nghiên cứu của nhóm đãt thấy được sự tác động. trí những người làm nội trợ ĐN so với ĐTCT hay không?  Những hoạt động tài trợ của AJINOMOTO tại Đà Nẵng có hiệu quả hơn các hoạt động truyền thông khác như quảng cáo không?  Qua các hoạt động

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan