BÁO CÁO THỰC TẬP-KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE

19 579 0
BÁO CÁO THỰC TẬP-KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm Trường Đại học Công nghệ Thông tin Khoa Công nghệ Phần mềm ***** Chuyên đề: Lập trình J2EE Giáo viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Ngọc Tín Nhóm 06: 1. Vũ Ngọc Hưng 06520197 2. Vương Hà Thanh Mẫn 06520282 BÁO CÁO CUỐI HỌC KỲ ĐỀ TÀI: KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE ****** Chuyên đề Lập trình J2EE 1 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm Mục lục: PHẦN A: KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE 3 1. Kiến trúc J2EE 3 2. Hệ thống ứng dụng J2EE 4 3. Các kỹ thuật liên quan đến kiến trúc J2EE 5 3.1. Các loại container trong J2EE 5 3.2. Các kỹ thuật liên quan đến kiến trúc 6 3.2.1 Công nghệ EJB 7 3.2.2 Công nghệ Servlet 7 3.2.3 Công nghệ JSP 7 3.2.4 Java API cho dịch vụ thông điệp 7 3.2.5 Java API cho giao tác 7 3.2.6 Java API cho mail 8 3.2.7 Kiến trúc hoạt tác JavaBean 8 3.2.8 Java API cho xử lý XML 8 3.2.9 Java API cho giao thức gọi hàm từ xa dựa trên XML 9 3.2.10 Java API cho giao thức SOAP kèm thông tin 9 3.2.11 Java API cho sổ đăng ký XML 10 3.2.12 Kiến trúc bộ kết nối J2EE 10 3.2.13 Java API cho kết nối cơ sở dữ liệu 10 3.2.14 Giao diện quản lý thư mục và định danh trong Java 11 3.2.15 Dịch vụ cấp phép và xác thực người dùng trong Java 12 3.2.16 Kỹ thuật giản đơn tích hợp ứng dụng J2EE 12 PHẦN B: TRIỂN KHAI ĐỒ ÁN TASK MANAGER 13 1. Lời nói đầu: 13 2. Project TaskManager 13 2.1. Giới thiệu 13 2.2. Yêu cầu chức năng 13 2.3. Cấu trúc chương trình 15 2.4. Chạy chương trình phía server 16 2.5. Chạy chương trình phía client 17 Chuyên đề Lập trình J2EE 2 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm PHẦN A: KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE 1. Kiến trúc J2EE Nền tảng J2EE dựa trên các ứng dụng phân tán. Nó là kiến trúc phân tán hướng thành phần, trong đó các thành phần được triển khai và thực thi trong 1 container. ( thành phần là 1 đơn vị nhỏ nhất có khả năng kế thừa và chúng độc lập với nhau ) Cũng là một ứng dụng java tất nhiên J2EE cũng thừa hưởng được tính chất của 1 ứng dụng thuần java như : viết một lần, chạy khắp nơi, độc lập hệ điều hành, độc lập server triển khai. Ngoài ra J2EE còn có các ưu điểm nổi bật như: là 1 ứng dụng với kiến trúc đa tầng, hoạt động trong môi trường phân tán, năng động, khả chuyển, có khả năng giao tiếp tốt với các nền tảng khác như CORBA, .NET. Kiến trúc đa tầng: đây là nhân tố cơ bản trong kiến trúc của J2EE. Nhân tố này giúp cho lập trình viên có thể tạo ra các component hoạt động, trao đổi thong tin với nhau ở các môi trường máy ảo khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất của ứng dụng, lập trình viên có thể quyết định cách thức truy cập vào cơ sở dữ liệu thong qua 1 web tier hoặc thông qua business tier( còn gọi là EJB tier ): Môi trường phân tán: trong mô trình kiến trúc của J2EE, môi trường này giúp cho các thành phần hoạt động trong các máy áo khác nhau có khả năng giao trao đổi thông tin với nhau. Đây cũng là một nhân tố hết sức quan trọng Chuyên đề Lập trình J2EE 3 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm trong 1 ứng dụng J2EE. Ví dụ như việc sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán để giải quyết lại với việc sự gia tăng nhanh kích thước của cơ sở dữ liệu. Năng động khả chuyển: một ứng dụng J2EE có khả năng chạy trên mọi hệ điều hành và mọi server hỗ j2ee. Ngoài ra ta có thể tùy biến ứng dụng j2ee mà không cần phải chỉnh sửa hay biên dịch lại source code. Giao tiếp với các nền tảng khác: đây là 1 đặc điểm rất quan trọng của ứng dụng J2EE giúp cho các thành phần được viết bằng ngôn ngữ java có khả năng giao tiếp với các thành phần được viết bằng các ngôn ngữ khác. J2EE hỗ trợ giao tiếp với 2 nền tảng là CORBA( Common Object Request Broker Architecture ) và .NET 2. Hệ thống ứng dụng J2EE J2EE hỗ trợ cho ta rât nhiều công nghệ để xây dựng nên các thành phần cho các tier khác nhau như Client Technologies, Presentation Technologies(web tier), Business Technologies(ejb tier), và một số các công nghệ khác như JNDI, JMS, JTA, JAXP, … Với Client Technologies ta có thể xây dựng nên 2 loại client đó là application client và web client. Các application client là các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ java, các ứng dụng này có khả năng giao tiếp với các tier khác, như trao đổi thông tin trực tiếp với Business tier, hoặc với web tier thong qua giao thức HTTP. Các web client là các ứng dụng sử dụng các giao thức HTTP để giao tiếp với các ứng dụng ở Server. Nó có thể là 1 ứng dụng có khả năng gửi HTTP request hoặc 1 web browser. Presentation Technologies còn gọi là kĩ thuật hiển thị ở tầng web tier. Nó hỗ trợ lập trình viết tạo nên các thành phần ở server có khả năng nhận các request từ client và tương tác trực tiếp( hoặc thong qua ejb tier ) với cơ sơ dữ liệu. Lập trình viên có thể tạo nên các thành phần này bằng servlet hoặc jsp. Servlet đơn thuần là 1 class java có khả năng tiếp nhận các request từ client. JSP là 1 dạng file chứa các đoạn mã, chúng được dịch sang servlet bởi JspEngine. Servlet và Jsp đều có khả năng truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu(EIS tier) hoặc thong qua EJB tier. Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng JavaBean để tạo ra các class sử dụng cho servlet và jsp. Business Technologies các thành phần được xây dựng bằng công nghệ này để thực thi các business logic của ứng dụng. Trong J2EE việc phát triển các thành phần này sử dụng công nghệ gọi là Enterprise Java Bean. JDBC Technologies đây là cách thức mà Middle tier(web tier và ejb tier ) sử dụng để truy cập vào cơ sơ dữ liệu. Đối với J2EE việc truy cập vào cơ sơ dữ liệu bắt buộc phải được thực hiện thong qua JDBC API. Naming Service do các J2EE được triển khai trong môi trường phân tán nên các component sẽ nằm ở các máy ảo khác nhau. Chính vì vậy cần phải có Chuyên đề Lập trình J2EE 4 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm một cách thức để xác định vị trí của các thành phần đó. Và đây cũng chính làm nhiệm vụ của Naming Service ( còn gọi là JNDI: Java Naming and Directory Interface ). Java Message Service( JMS ) đây là phương thức trao đổi thong tin bất đồng bộ giữa các component. Với JMS các thành phần có thể trao đổi thông tin theo mô hình 1-1( point -point ) hoặc 1-nhiều(publish-subscribe ) Transaction Service( JTA ) việc quản lí các giao tác của các thành phần trong ứng dụng là rất quan trọng, giao tác này thực hiện trên cở sở sử dụng Java Transaction API XML Processing Service( JAXP ) Việc xử lí XML là 1 phần tính hợp vào J2EE. Nó được sử dụng để parse các XML file. Nó cũng support các công cụ như SAX( Simple API for XML parsing ), DOM( Document Object Model ), XSLT( XML Stylesheet Language for Transformation ) Ngoài ra còn một số các công nghệ khác như RMI, Java mail, … 3. Các kỹ thuật liên quan đến kiến trúc J2EE J2EE là nền cung cấp các dịch vụ, các hàm giao tiếp(API) và các giao thức để triển khai các ứng dụng đa tầng. 3.1. Các loại container trong J2EE Server J2EE cung cấp 2 container : Web Container và EJB container Chuyên đề Lập trình J2EE 5 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm + EJB (Enterprice java bean) container : quản lý và thực thi các thành phần enterprice bean + Web Container : quản lý và thực thi các thành phần JSP và Servlet + Application Client Container : quản lý và thực thi các thành phần phía client (ví dụ như applet) 3.2. Các kỹ thuật liên quan đến kiến trúc Chuyên đề Lập trình J2EE 6 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm 3.2.1 Công nghệ EJB Enterprise JavaBean Technology :Thể hiện vật lý của tầng EJB là mô-đun EJB bao gồm một hay nhiều linh kiện EJB, EJB nếu xét đơn giản là một lớp Java bao gồm đoạn mã chứa những phương thức và thuộc tính phục vụ cho một thao tác nghiệp vụ (một số điểm cơ bản về EJB đã được giới thiệu trong phần trước)., EJB có thể đơn sử dụng đơn lẻ hay cộng tác với EJB khác. Công nghệ EJB bao gồm các chuẩn, phương pháp và kỹ thuật để xây dựng nên EJB, như đã đề cập, EJB là phần quan trọng nhất trong kiến trúc J2EE. Có 3 loại EJB: bean phiên làm việc, bean thực thể, bean hướng thông điệp. EJB thường tương tác với CSDL. Một trong những thuận lợi của bean thực thể là chúng ta không cần viết những đoạn mã SQL hay dùng kỹ thuật kết nối JDBC để truy cập CSDL, những thao tác này đã được thùng chứa EJB thực hiện thay. Tuy nhiên, người dùng có thể thay thế thao tác kết nối & lưu trữ mặc định của thùng chứa bằng cách sử dụng kỹ thuật JDBC theo những yêu cầu riêng. 3.2.2 Công nghệ Servlet Java Servlet Technology : Nhắc lại, công nghệ servlet giúp xử lý những yêu cầu và trả kết quả về cho phía khách qua giao thức HTTP, servlet mở rộng chức năng của máy chủ theo mô hình yêu cầu – đáp ứng (request – response). Mặc dù servlet có thể đáp ứng bất kỳ dạng yêu cầu nào từ khách nhưng nó thường được ứng dụng nhiều trong ứng dụng web. 3.2.3 Công nghệ JSP JavaServer Page Technology : Công nghệ JSP giúp bạn nhúng đoạn mã Java servlet vào trong tập tin tài liệu dạng văn bản, nói cách khác, một tập tin JSP chứa 2 dạng văn bản: dữ liệu tĩnh (dữ liệu văn bản theo khuôn mẫu HTML, WML, XML) và những đoạn mã Java (tức đoạn mã JSP) xử lý động nội dung của trang web. Khi thực thi, JSP được biên dịch thành servlet thực hiện những chức năng vốn có của servlet, vì thế về bản chất, JSP là servlet nhưng hỗ trợ việc lập trình trên web dễ dàng hơn. 3.2.4 Java API cho dịch vụ thông điệp Java Message Service API – JMS API : JMS API là chuẩn và kỹ thuật cho phép những linh kiện có thể đọc, tạo, gởi và nhận thông điệp cho nhau. JMS API giúp các linh kiện, dịch vụ trong môi trường phân tán tương tác nhau một cách đáng tin cậy và có thể theo giao tiếp bất đồng bộ. 3.2.5 Java API cho giao tác Java Transaction API – JTA :JTA cung cập giao diện lập trình chuẩn cho việc phân ranh giới các giao tác, nói cách khác, JTA quản lý các giao tác Chuyên đề Lập trình J2EE 7 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm khi có sự cạnh tranh truy xuất hay truy xuất đồng thời giữa các linh kiện, dịch vụ. Lưu ý: Giao tác (transaction): là tập một số tác vụ, thực hiện một giao tác như thực hiện một tác vụ tức thực hiện nhiều tác vụ như thực hiện một tác vụ, vì thế, giao tác là một đơn vị xử lý không thể phân chia. Một giao tác chỉ có hiệu ứng khi đã được commit (xác nhận). Rollback (hủy bỏ): hủy bỏ một số tác vụ đã được thực hiện trong một giao tác rồi trả giao tác về trạng thái ban đầu khi chưa thực hiện các tác vụ này, xem như giao tác chưa được thực hiện. Commit (xác nhận): xác nhận giao tác đã được thực hiện. Kiến trúc J2EE đưa ra phương thức commit tự động (auto commit) để xử lý việc commit hay rollback giao tác, commit tự động nghĩa là sau mỗi thao tác cập nhật dữ liệu, ứng dụng đương nhiên được commit, bất kỳ ứng dụng nào khác khi đang xem CSDL sẽ thấy được những dữ liệu đã được cập nhật này. Tuy nhiên, nếu trong ứng dụng có các tác vụ truy xuất CSDL phụ thuộc lẫn nhau (đọc – ghi, ghi – đọc, ghi – ghi) thì chúng ta phải sử dụng JTA để xây dựng và quản lý các giao tác. 3.2.6 Java API cho mail JavaMail API :Ứng dụng JEE sử dụng JavaMail API để gởi mail, JavaMail API gồm hai phần: Giao diện mức ứng dụng hỗ trợ các linh kiện gởi mail và Giao diện bộ cung cấp dịch vụ. Nền tảng J2EE cung cấp JavaMail với bộ cung cấp dịch vụ cho phép linh kiện gởi mail qua internet. 3.2.7 Kiến trúc hoạt tác JavaBean JavaBeans Activation Framework – JAF : JAF cung cấp những dịch vụ chuẩn để quyết định kiểu của một mẫu dữ liệu tùy ý, gói gọn các truy cập đến nó, phát hiện các thao tác dành sẵn trên nó và tạo các JavaBean để thực hiện các thao tác này. JavaMail sử dụng JAF. 3.2.8 Java API cho xử lý XML Java API for XML Processin – JAXP : JAXP cung cấp các phương thức xử lý XML theo một số mô hình sau: - DOM: Document Object Model – Mô hình đối tượng tài liệu. - SAX: Simple API for XML – Giao diện lập trình ứng dụng đơn giản cho XML. - XSLT: Extensible Stylesheet Language Transformation – Chuyển đổi ngôn ngữ thẻ mở rộng. JAXP cho phép ứng dụng phân tích và chuyển đổi tài liệu XML độc lập với Chuyên đề Lập trình J2EE 8 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm thao tác bên dưới, điều này có nghĩa là người dùng chỉ cần dùng JAXP xử lý tài liệu XML qua các giao diện (interface) chuẩn mà không cần biết chi tiết về kỹ thuật bên trong. Theo đó, mô hình JAXP đa phần định nghĩa các giao diện, người dùng phải sử dụng gói phần mềm của hãng thứ ba nào đó đã thi công các giao diện này để xử lý tài liệu XML. Lưu ý: J2SE, J2EE, J2ME… nói chung là công nghệ Java do công ty Sun phát triển, trong đó với một số gói phần mềm, Sun chỉ đưa ra kiến trúc cấp cao thông qua các giao diện, việc thi công hay cài đặt cụ thể các giao diện này do hãng/công ty/tổ chức/nhóm/cá nhân khác – thuật ngữ gọi là hãng thứ ba thực hiện. Không phải Sun không thể cài đặt được một số gói nhưng họ để cho hãng thứ ba thực hiện nhằm tạo nên tính mở rất tốt cho công nghệ Java, hãng thứ ba có thể cài đặt giao diện tốt hơn và Sun cũng nhẹ gánh, khi đó Sun chỉ đóng vai trò kiến trúc sư. Các gói phần mềm thi công các giao diện JAXP thường là những bộ phân tích và bộ xử lý XML (XML parser và XML processor) do hãng thứ ba phát triển. JAXP sử dụng không gian tên (namespace) để tránh trùng tên thẻ khi xây dựng lược đồ XML. 3.2.9 Java API cho giao thức gọi hàm từ xa dựa trên XML Java API for XML-Based RPC – JAX-RPC :(dùng phát triển dịch vụ web) JAX-RPC sử dụng giao thức SOAP và HTTP , theo đó phía khách thực hiện lời gọi hàm xa bằng cách gởi thông điệp theo chuẩn XML qua internet. JAX-RPC cũng hỗ trợ WSDL, vì thế bạn có thể xuất khẩu và nhập khẩu tài liệu WSDL. Với JAX-RPC và WSDL, phía khách tương tác với dịch vụ độc lập với nền dù Java hay .NET, ví dụ: phía khách trên nền .NET có thể thực hiện lời gọi hàm xa với dịch vụ web trên nền Java, ngược lại một dịch vụ web trên nền Java vẫn tương tác được với phía khách trên nền .NET. JAX- RPC dựa trên giao thức vận chuyển HTTP. Hơn thế nữa, JAX-RPC hỗ trợ xây dựng các dịch vụ kết hợp HTTP với công nghệ Java trên SSL (Secure Socket Layer –Tầng lỗ cắm bảo mật) và giao thức TSL (Transport Layer Security – Bản mật tầng vận chuyển) giúp thiết lập sự xác thực (authentication) căn bản hay hỗ tương trên mạng. SSL và TSL bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp gởi trên mạng bằng kỹ thuật mã hóa dữ liệu ở khách và khả năng xác thực ở chủ. Xác thực là phương cách bảo đảm một người dùng/nhóm/đơn vị/tổ chức có được phép truy cập những thông tin cần được bảo vệ hoặc nhạy cảm hay không nhằm ngăn cản việc sử dụng, khai thác hay vận chuyển thông tin một cách bất hợp pháp. Vận chuyển thông tin có khả năng bị xâm phạm hay bị sử dụng sai mục đích sẽ bị chặn lại, vì thế, việc cấu hình dịch vụ web JAX- RPC rất quan trọng để bảo vệ dữ liệu khi vận chuyển. 3.2.10 Java API cho giao thức SOAP kèm thông tin SOAP with Attachments API for Java – SAAJ :(dùng phát triển dịch vụ web) SAAJ là một API mức thấp giữ vai trò nền tảng cho JAX-RPC. Chuyên đề Lập trình J2EE 9 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm SAAJ cho phép các thông điệp tương thích với đặc tả SOAP có kèm theo thông tin ghi chú. Hầu hết các nhà phát triển không dùng SAAJ API, thay vào đó họ sử dụng JAX-RPC ở cấp cao hơn. 3.2.11Java API cho sổ đăng ký XML Java API for XML Registries – JAXR :(có thể dùng phát triển dịch vụ web) Các công ty hay tổ chức cần công bố thông tin về dịch vụ/sản phẩm của họ lên internet, điều này được thực hiện qua việc đăng ký dịch vụ vào sổ đăng ký (registry). JAXR giúp bạn truy cập các sổ đăng ký thông thường hay sổ đăng ký nghiệp vụ qua web. JAXR hỗ trợ chuẩn lưu trữ và đăng ký ebXML đồng thời tăng cường vai trò đặc tả UDDI. Với JAXR, nhà phát triển có thể truy cập sổ đăng ký theo hai công nghệ quan trọng (ebXML và UDDI) chỉ với một giao diện lập trình duy nhất. Thêm vào đó, các doanh nghiệp/tổ chức có thể chia sẻ các sản phẩm/tài liệu trên mạng hay truy tìm các tài liệu/sản phẩm khác đã được công bố. Ví dụ: một nhóm xây dựng một lược đồ XML cho một loại tài liệu, hai doanh nghiệp nếu như đồng ý lược đồ chuẩn này cho đơn đặt hàng, họ hoàn toàn có thể truy cập thông tin sản phẩm lẫn nhau bởi lược đồ này được lưu trong sổ đăng ký nghiệp vụ. 3.2.12Kiến trúc bộ kết nối J2EE J2EE Connector Architecture :Những nhà cung cấp công cụ J2EE và nhà tích hợp hệ thống sử dụng kiến trúc bộ kết nối J2EE để tạo các bộ thích nghi tài nguyên (resource adapter) – bộ thích nghi tài nguyên giúp ứng dụng J2EE truy cập hệ thống thông tin (CSDL, mail…) ở tầng EIS, nhờ thế các hệ thống thông tin ở tầng EIS có thể được gắn vào bất kỳ sản phẩm J2EE nào. Nói cụ thể, một bộ thích nghi tài nguyên là một linh kiện phần mềm cho phép các linh kiện J2EE truy cập và tương tác với các hệ quản trị tài nguyên nền tảng tại tầng EIS. Một bộ thích nghi tài nguyên chỉ phù hợp với một hệ quản trị tài nguyên của nó, vì thế sẽ có mỗi bộ thích nghi tài nguyên cho từng kiểu CSDL hay từng hệ quản trị tài nguyên khác nhau. Kiến trúc bộ kết nối J2EE cung cấp sự tích hợp giữa dịch vụ web J2EE và hệ thống EIS với phương thức đồng bộ hay bất đồng bộ theo tiêu chuẩn: bảo mật, hiệu năng cao, dễ mở rộng, dựa trên thông điệp và hỗ trợ giao tác. Thông qua kiến trúc bộ kết nối J2EE, những ứng dụng hiện tại và hệ EIS tích hợp có thể được cung cấp cho doanh nghiệp như là các dịch vụ web dựa trên XML có sử dụng công nghệ JAX-RPC và mô hình linh kiện J2EE. Vì thế, JAX-RPC và kiến trúc bộ kết nối là những công nghệ bổ sung cần thiết cho tích hợp ứng dụng J2EE và cho nghiệp vụ của người dùng cuối. 3.2.13 Java API cho kết nối cơ sở dữ liệu JDBC API:JDBC API giúp bạn thực hiện câu truy vấn SQL đến hệ quản trị CSDL từ bên trong hệ thống Java. Theo cơ chế lưu trữ bền vững Chuyên đề Lập trình J2EE 10 [...]... cấp cho ứng dụng J2EE phương cách xác thực và cấp phép một người dùng/nhóm người dùng khi chạy ứng dụng J2EE này JASS là phiên bản Java của kiến trúc mô-đun xác thực khả cắm (Pluggable Authentication Module – PAM), theo đó sẽ mở rộng cơ chế bảo mật của Java để hỗ trợ kỹ thuật cấp phép người dùng 3.2.16 Kỹ thuật giản đơn tích hợp ứng dụng J2EE Simplified Systems Integration :Kiến trúc J2EE cung cấp giải... Phần mềm PHẦN B: TRIỂN KHAI ĐỒ ÁN TASK MANAGER 1 Lời nói đầu: Sau đây là đồ án triển khai áp dụng một trong kỹ thuật Webservice (SOAP) , một trong các kỹ thuật cần thiết trong nền tảng J2EE Do đây là đồ án nghiên cứu nền tảng cơ bản J2EE , nên nhóm chúng tôi tránh nhờ đến sự giíp đỡ của các framework như Spring , Hibernate hay Strut … mà sẽ tự xây dựng mô hình MVC dựa trên các kỹ thuật cơ bản của JSP ,... thông qua một chương trình nền Destop bằng kỹ thuật webservice Chuyên đề Lập trình J2EE 15 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm 2.4 Chạy chương trình phía server Chọn File > Open Project, mở project có tên TaskManager_Server được đính kèm theo báo cáo này Nhấp phải p\vào project chọn RUN, giao diện chính của màn hình xuất hiện: Chuyên đề Lập trình J2EE 16 Trường Đại học Công... kèm theo báo cáo này Nhấp phải chọn RUN để chạy ứng dụng Chuyên đề Lập trình J2EE 17 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm Nếu đăng nhập thành công thì màn hình giao diện cơ bản của Task Manager client sẽ hiện ra: Để xem các tasks của user hiện tại chọn Show Tasks: Chuyên đề Lập trình J2EE 18 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm Chuyên đề Lập trình J2EE 19... liệu dựa trên XML với JAXP, SAAJ và JAXRPC - Khả năng tương tác và nối kết đơn giản với kiến trúc bộ kết nối J2EE (J2EE connector architecture) - Khả năng kết nối CSDL đơn giản với JDBC API - Sự tích hợp ứng dụng quy mô lớn với bean hướng thông điệp (messagedriven bean) , JMS, JTA và JNDI Chuyên đề Lập trình J2EE 12 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm PHẦN B: TRIỂN KHAI ĐỒ ÁN... vụ thư mục và định danh, một số Chuyên đề Lập trình J2EE 11 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm dịch vụ hiện tại có cài đặt JNDI như LDAP, NDS, DNS, NIS Điều này cho phép ứng dụng J2EE kết hợp được với các ứng dụng và hệ thống di sản trước đây Tham khảo về JNDI: http://java.sun.com/products/jndi 3.2.15 Dịch vụ cấp phép và xác thực người dùng trong Java Java Authentication and... 2.1 Giới thiệu TaskManager là một ứng dụng web được cài đặt dựa trên nền tảng Java EE Chức năng chính của hệ thống là cung cấp một công cụ cho các nhóm làm việc vừa và nhỏ để có thể quản lý các dự án, giúp trưởng nhóm có thể phân công công việc cho các thành viên trong nhóm cũng như quản lý được các dự án Ngoải một hệ thống chạy trên nền web, TaskManager còn cung cấp một web service, cho phép các thành... (thư mục chứa nhiều đối tượng), tìm kiếm đối tượng theo thuộc tính của chúng Sử dụng JNDI, ứng dụng J2EE có thể lưu trữ và truy tìm bất cứ đối tượng Java nào với bất cứ kiểu gì Dịch vụ định danh (naming) J2EE cho phép ứng dụng khách, EJB, linh kiện web truy cập môi trường định danh (naming environment) J2EE Môi trường định danh cho phép tùy biến một linh kiện mà không cần truy xuất hay thay đổi mã nguồn... tự thư mục, tuy nhiên thực tế, JNDI tổng quát hơn hệ thống thư mục – tập tin (đối tượng ở đây là đối tượng trong Java) Linh kiện J2EE có thể truy cập đối tượng do người dùng định nghĩa hay do hệ thống cung cấp nếu đối tượng được định danh Định danh của đối tượng do hệ thống cung cấp, như đối tượng JTA UserTransaction, được lưu trữ trong ngữ cảnh môi trường Java, java:/comp/env J2EE cho phép một linh... diện và độc lập nền, tạo ra một “chợ” phần mềm (marketplace) rộng mở, theo đó người bán phần mềm dễ dàng bán sản phẩm cho khách hàng, Chợ phần mềm này tạo tính cạnh tranh giữa các người bán hàng, vì thế người mua hàng không phụ thuộc hay phải bị ép mua công nghệ từ phía người bán, người mua sẽ tự do chọn lựa những dịch vụ tốt nhất phù hợp nhu cầu của họ với hiệu năng cao, tính bảo mật J2EE API cho phép . Lập trình J2EE 2 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm PHẦN A: KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE 1. Kiến trúc J2EE Nền tảng J2EE dựa trên các ứng dụng phân tán. Nó là kiến trúc phân. J2EE ****** Chuyên đề Lập trình J2EE 1 Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Khoa Công nghệ Phần mềm Mục lục: PHẦN A: KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE 3 1. Kiến trúc J2EE 3 2. Hệ thống ứng dụng J2EE 4 3. Các kỹ thuật. mềm ***** Chuyên đề: Lập trình J2EE Giáo viên hướng dẫn: Ths. Huỳnh Ngọc Tín Nhóm 06: 1. Vũ Ngọc Hưng 06520197 2. Vương Hà Thanh Mẫn 06520282 BÁO CÁO CUỐI HỌC KỲ ĐỀ TÀI: KIẾN TRÚC NỀN TẢNG J2EE ****** Chuyên

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:44

Mục lục

  • 1. Kiến trúc J2EE

  • 2. Hệ thống ứng dụng J2EE

  • 3. Các kỹ thuật liên quan đến kiến trúc J2EE

    • 3.1. Các loại container trong J2EE

    • 3.2. Các kỹ thuật liên quan đến kiến trúc

      • 3.2.1 Công nghệ EJB

      • 3.2.2 Công nghệ Servlet

      • 3.2.3 Công nghệ JSP

      • 3.2.4 Java API cho dịch vụ thông điệp

      • 3.2.5 Java API cho giao tác

      • 3.2.6 Java API cho mail

      • 3.2.7 Kiến trúc hoạt tác JavaBean

      • 3.2.8 Java API cho xử lý XML

      • 3.2.9 Java API cho giao thức gọi hàm từ xa dựa trên XML

      • 3.2.10 Java API cho giao thức SOAP kèm thông tin

      • 3.2.11 Java API cho sổ đăng ký XML

      • 3.2.12 Kiến trúc bộ kết nối J2EE

      • 3.2.13 Java API cho kết nối cơ sở dữ liệu

      • 3.2.14 Giao diện quản lý thư mục và định danh trong Java

      • 3.2.15 Dịch vụ cấp phép và xác thực người dùng trong Java

      • 3.2.16 Kỹ thuật giản đơn tích hợp ứng dụng J2EE

      • 1. Lời nói đầu:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan