BÁO CÁO THỰC TẬP-GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE

53 1.4K 0
BÁO CÁO THỰC TẬP-GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG  TIỂU LUẬN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE  Họ và tên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 Lớp: QA21a9 Năm học: 2009 - 2010 Hà Nội: 03/2010 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất LỜI NÓI ĐẦU Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên đã hình thành và phát triển những kỹ năng như chạy, nhảy, bơi leo trèo Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng sự thành thục các kỹ năng trên sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn, để có thể hình thành những kỹ năng đó chỉ có thông qua tập luyện thường xuyên, từ đó các bài tập thể chất ra đời. Có thể nói thể dục thể thao (TDTT) hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên. Thế kỷ XIX, ở chân Âu đã xuất hiện một thuật ngữ “Thể dục” (Physical education - Giáo dục thể chất), hàm nghĩa của nó là một loại hình giáo dục nhằm duy trì và phát triển cơ thể. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của tiến bộ loài người và thực tiễn TDTT ngày càng phong phú thì khái niệm TDTT với hàm nghĩa bên trong và bên ngoài của nó cũng không ngừng thay đổi. Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó là hiện tượng xã hội đặc thù bao hàm giáo dục thể chất, TDTT thành tích cao và rèn luyện thân thể. TDTT là những hoạt động phục vụ cho một nền chính trị, xã hội, kinh tế nhất định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã hội đó. Giáo dục thể chất: Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Ông bà ta thường nói: “Sức khỏe là vàng”, “có sức khỏe là có tất cả”. Thật vậy, sức khỏe luôn luôn là món quà vô giá đối với chúng ta. Từ những suy nghĩ này mà trong những ngày lễ lớn, trọng đại của đời người, câu mở đầu cho những lời chúc tốt đẹp bao giờ cũng là lời chúc sức khoẻ. Và mong ước có một sức khoẻ tốt là ước mơ chung của toàn nhân loại chúng ta. Hiểu được điều đó, Trường Đại học Thăng Long đã đưa bộ môn Giáo dục thể chất - sức khoẻ kết hợp song song cùng các môn học khác trong chương trình đào tạo của nhà trường nhằm trang bị cho sinh viên toàn trường những kiến thức từ cơ bản đến toàn diện về sức khoẻ. Thông qua môn học này, mỗi sinh viên tự nâng cao sức khoẻ tâm thể, tạo cho mình một phong cách sống lành mạnh, một bản lĩnh tự tin và tự xây dựng được cho mình một nếp sống văn hoá, có thể rèn luyện mọi kỹ năng và ứng dụng lâu dài những kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 3 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất - sức khỏe được viết trên cơ sở tiếp thu kiến thức giảng dạy trên lớp, qua tra cứu tài liệu và qua thực tiễn cuộc sống. Cấu trúc của bài tiểu luận gồm các phần: Phần 1: Sức khỏe và tầm quan trọng của sức khỏe Phần 2: Giáo dục thể chất Phần 3: Phương pháp dưỡng sinh cổ truyền Việt Nam Phần 4: Cân bằng cơ thể - Cân bằng âm dương Phần 5: Phương pháp hít thở theo kinh nghiệm cố truyền (Khí công dưỡng sinh) Phần 6: Kinh lạc huyệt đạo thực hành xoa bóp bấm huyệt phục hồi sức khỏe Phần 7: Phương pháp thư giản thần kinh tập trung tư tưởng (Thiền dưỡng sinh) Giáo dục thể chất không đơn thuần chỉ là thể dục cơ bắp thuần tuý và không chỉ đánh giá lượng hoá bằng thành tích của các môn: chạy cự ly ngắn, dài, nhảy xa, nhảy cao, đẩy tạ, xà đơn, xà kép mà nó phải là giáo dục sức khoẻ toàn diện. Bởi vì, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã góp phần chuyển đổi tính chất, cơ cấu của lao động từ cơ bắp giản đơn sang lao động trí óc, điều khiển thiết bị máy móc tinh vi, phát minh sáng chế, xử lý thông tin cho nên gíáo dục thể chất phải giúp sinh viên hiểu rõ sức khoẻ thực sự không phải là sức nhanh, sức mạnh của cơ bắp mà còn là khoẻ mạnh về tâm lý thần kinh, khả năng tự điều chỉnh thích nghi, cân bằng hài hoà với môi trường sống, có nếp sống lành mạnh kết hợp với hoàn cảnh thực tế, có khả năng ứng xử hợp lý với mọi tác động biến đổi của môi trường thiên nhiên và xã hội, nâng cao ngưỡng rung động, cảm xúc cũng như khả năng chịu đựng, nâng cao chất lượng sống và khả năng tự chủ, phục vụ tốt cho học tập, nghiên cứu và lao động, đặc biệt là đối với lực lượng trí thức trẻ - những tài năng tương lai của đất nước. Hà Nội, tháng 03 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Hồng Nhung Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 4 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Phần I SỨC KHỎE VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHỎE Trang I – Định nghĩa.…………………………………………….……………………………… 8 II – Tầm quan trọng của sức khỏe………………………………………….…… 9 Phần II GIÁO DỤC THỂ CHẤT I – Khái niệm 1. Giáo dục thể chất………………………………………….………………… 12 2. TDTT trong trường học………………………………………….………… 12 II – Chức năng, ý nghĩa của TDTT 1. Chức năng nâng cao sức khoẻ thế chất……………………………… 15 2. Chức năng giáo dục và rèn luyện sức khoẻ tinh thần……… 15 3. Chức năng quân sự………………………………………………………… 16 4. Chức năng kinh tế………………………………………………………… 16 5. Ý nghĩa chính trị - ngoại giao………………………………………… 16 III – Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với các hệ thống cơ quan trong cơ thể 1. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ vận động……… 17 2. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ hô hấp………… 17 3. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tuần hoàn………. 17 4. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tiêu hoá………… 17 5. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ thần kinh………. 17 IV – Các nguyên tắc trong tập luyện TDTT 1. Hiểu rõ về bản thân thực sự cầu thị…………………………………… 18 2. Xây dựng niềm tin, ý chí tiến thủ……………………………………… 18 3. Tập luyện toàn diện, chú trọng hiệu quả thực tế………………… 18 4. Kiên trì thường xuyên tập luyện……………………………………… 18 5. Kế hoạch tập luyện hợp lý tuần tự, nâng dần………………………. 18 6. Tuân theo quy luật tự bảo vệ sức khoẻ………………………………. 19 V – Các chú ý trong tập luyện TDTT 1. Làm tốt công tác chuẩn bị về thân thể và tâm lý………………… 19 2. Chú ý trang phục tập luyện……………………………………………… 19 3. Chuẩn bị dụng cụ tập luyện…………………………………………… 19 4. Làm quen với dụng cụ sân bãi…………………………………………. 19 5. Tình hình thời tiết khí hậu……………………………………………… 20 6. Khởi động…………………………………………………………………… 20 7. Các vấn đề trong vận động………………………………………………. 20 8. Thả lỏng……………………………………………………………………… 21 9. Tắm sau vận động………………………………………………………… 21 Phần III Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 5 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I – Khái niệm………………………………………………………………………… 21 II – Tác dụng của việc tập luyện 23 III – Phạm vi và đối tượng của phương pháp dưỡng sinh cổ truyền 1. Phạm vi ứng dụng………………………………………………………… 23 2. Đối tượng chính đã thử nghiệm có kết quả…………………………. 23 Phần IV CÂN BẰNG CƠ THỂ - CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG I – Khái niệm về cân bằng cớ thể……………………………………………… 24 II – Khái niệm về cân bằng âm dương………………………………………. 24 Phần V PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ THEO KINH NGHIỆM CỔ TRUYỀN (KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH) I – Khái niệm 1 Khí công dưỡng sinh………………………………………………………. 25 2 Cân bằng cơ thể…………………………………………………………… 25 3 Cân bằng âm dương……………………………………………………… 25 II - Phân tích tác dụng phương pháp hít thở theo kinh nghiệm cổ truyền - khí công dưỡng sinh (thở bụng) 1. Quy trình tập luyện………………………………………………………… 26 2. Tư thế ngồi: Tĩnh tọa……………………………………………………… 26 3 Tư thế đứng: Hiệp khí âm dương……………………………………… 27 4 Tư thế nằm: ngọa công…………………………………………………… 27 5 Đạo dẫn khí công theo vòng châu thiên…………………………… 27 Phần VI KINH LẠC HUYỆT ĐẠO THỰC HÀNH XOA BÓP BẤM HUYỆT PHỤC HỒI SỨC KHỎE I - Khái niệm………………………………………………………………………… 28 II – Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt……………………………………… 28 III – Một số bệnh học đường sinh viên thường mắc phải 1. Bệnh đau đầu………………………………………………………………… 29 2. Người bị cận thị…………………………………………………………… 29 3. Bệnh đau lưng……………………………………………………………… 30 Phần VII PHƯƠNG PHÁP THƯ GIẢN THẦN KINH, TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG (THIỀN DƯỠNG SINH) I – Khái niệm về Thiền dưỡng sinh………………………………………… 31 1. Thiền định 33 2. Thiền minh sát………………………………………………………………. 33 II – Sự phát triển các phát triển 1. Thiền nguyên thủy…………………………………………………………. 37 2. Thiền đại thừa……………………………………………………………… 38 Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 6 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất 3. Như lai Thiền……………………………………………………………… 39 4. Tổ sư Thiền………………………………………………………………… 39 III – Tác dụng của Thiền…………………………………………………………. 41 IV – Một số tư thế ngồi Thiền và ngồi Thiền đúng phương pháp, đúng cách………………………………………………………………………………. 46 V – Giới thiệu cách luyện tập tập trung tư tưởng với BaBa Nam KeVaLam………………………………………………………………………………. 50 Kết luận Phần I SỨC KHỎE VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHỎE VỚI CUỘC SỐNG I - ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là: Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi. Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là: Bình an trong tâm hồn. Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống. Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là: Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh xã hội được đảm bảo. Không có bệnh tật hay tàn phế là: Không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào. Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt. Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập TDTT phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh. Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 7 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm… Vai trò của sức khoẻ là rất quan trọng đối với đời sống của con người. Nó đem lại cho chúng ta một lối sống lành mạnh, một cuộc sống vui tươi lạc quan và những thành công như mong đợi trong cuộc sống. Người ta vẫn thường nói: "Có sức khoẻ là có tất cả", ai cũng nhận thức được ý nghĩa của câu nói này nhưng không phải ai cũng có những thói quen và phương pháp rèn luyện để mang lại cho mình một sức khoẻ sung mãn. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, khi sức ép của công việc cùng bao điều lo toan trong cuộc sống đã tạo ra cho mọi người một căn bệnh mà người ta thường gọi là bệnh "stres" thì biện pháp tốt nhất để cân bằng chính mình là tập luyện TDTT hàng ngày. Trong thời đại hiện nay, chúng ta đang hăng say học tập và lao động với mong muốn rằng cuộc sống của mình và người thân sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhưng nhiều khi ta lại bất cần lãng quên đi sức khoẻ của chính bản thân mình, đến khi nhận thấy tác hại của điều đó thì có khi chúng ta đã phải chịu một cái giá quá đắt. Trong cuộc sống có rất nhiều điều có giá trị nhưng chúng đều sẽ trở nên vô ích khi ta không có sức khoẻ. Ngược lại, người có sức khoẻ dồi dào có thể sẽ được tận hưởng rất nhiều niềm vui trong cuộc sống. Trước tiên, họ sẽ luôn cảm thấy mình có đủ khả năng để hoàn thành nhiều công việc, họ sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi mình là người có ích cho xã hội. Và với tâm lý thoải mái, niềm lạc quan yêu đời thì bệnh tật cũng sẽ khó khuất phục họ. II - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHOẺ VỚI CUỘC SỐNG Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ngày 27/3/1946 Bác Hồ có nói: "Mỗi một người dân khoẻ mạnh là đất nước mạnh lên một phần, mỗi một người dân yếu ớt là đất nước yếu đi một phần ". Thực tế, từ bản thân mỗi chúng ta khi ốm đau bệnh tật, lực bất tòng tâm, không thể thực hiện được những dự định, không thể làm được những công việc có hiệu quả như mong muốn, cuộc sống bị trì trệ bi quan, chán nản, sa sút tinh thần Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 8 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Trong gia đình chúng ta, nếu có người ốm đau bệnh tật, cả nhà lo lắng, tốn kém tiền của cho việc chạy chữa, thuốc men, phải tiêu hao thời gian đi lại, chăm sóc người bệnh Có nhiều gia đình đã bị kiệt quệ vì có người nhà đau ốm lâu dài. Trong cơ quan, nếu có người ốm công việc sẽ bị bỏ dở, đình trệ, không giải quyết kịp thời Trong quân đội, nếu có người ốm thì sức chiến đấu sẽ bị giảm sút , sự phối hợp thiếu đồng bộ, chắp vá Như vậy, sức khoẻ của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống gia đình nói riêng và các hoạt động kinh tế - chính trị của xã hội nói chung. Có một câu hỏi lớn được đặt ra là mỗi người chúng ta đã dành được bao nhiêu thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức về sức khoẻ và cần phải làm gì cho sức khởe của chính mình một cách chủ động? Hầu hết mọi người khi phát hiện ra mình có bệnh lúc đó mới tìm cách chữa trị thậm chí có chữa đôi khi cũng không triệt để. Chỉ một số rất ít người là biết chăm lo cho sức khoẻ của cá nhân mình, phòng chống bệnh tật, chăm chỉ luyện tập TDTT hàng ngày một cách khoa học, có bài bản và duy trì việc tập luyện đó trong thời gian dài. Chính vì hiểu rõ được tầm quan trọng của sức khoẻ mà Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và chính Bác cũng nêu tấm gương của bản thân mình "Tự tôi ngày nào cũng tập thể dục " để khuyến khích mọi người cùng tập theo. Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 9 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, trong những năm qua phong trào luyện tập TDTT, nâng cao sức khoẻ của nhân dân ta đã ngày càng lan rộng. Hãy để ý vào những buổi sáng trong lành, tại những công viên hay tại những vườn hoa thậm chí là trên vỉa hè của các đường phố, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh rất đẹp được tạo ra từ những con người hăng say luyện tập thể thao, không phân biệt đó là các em nhỏ hay các cụ già, là phụ nữ hay đàn ông vì thể thao không bao giờ phân biệt tuổi tác và giới tính. Đây cũng chính là những con người đã thực sự hiểu rõ được sức khoẻ có tầm quan trọng như thế nào. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, phong trào luyện tập thể thao nâng cao sức khoẻ ngày càng được chú trọng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Không những Đảng và Nhà nước ta quan tâm tới vấn đề này mà ngay cả tại các cơ quan xí nghiệp, trường học cho đến những người dân, tất cả đều ý thức được việc luyện tập thể thao để có được một sức khoẻ tốt nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Đất nước. Sau những giờ làm việc mệt nhọc, căng thẳng, việc luyện tập TDTT thư giãn và giải trí là một nhu cầu thiết thực. các trò chơi vận động, các hình thức biểu diễn TDTT luôn được coi là món ăn tinh thần giúp cho cuộc sống lành mạnh và tươi vui. Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 10 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Nói tóm lại, mỗi cá nhân đều nên đảm bảo cho mình một trạng thái thật tốt về tinh thần, trí tuệ, rèn luyện nâng cao thể trạng, tầm vóc và cả sự tao nhã trong phong cách ứng xử. Làm tốt được những điều này chính là đem tới cho chúng ta một sức khoẻ toàn diện. Đối với các bạn thanh niên nói riêng thì mong các bạn hãy nhớ rằng chúng ta chính là tương lai của Đất nươc, và vì thế các bạn cũng đừng quên câu nói: "Sức khoẻ là vốn quý nhất của đời người". Phần II GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Thể dục thể thao trong trường Đại học) I. KHÁI NIỆM 1. Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 - Lớp: QA21a9 11 [...]... thuyết môn Giáo dục thể chất trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan... Người ta chia ra làm hai phạm trù: Thể dục và thể thao a Thể dục: Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 13 - Lớp: QA21a9 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Là những hình thức tập luyện để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho bản thân người tập, không mang tính chất thi đấu, xếp đẳng cấp, tranh huy chương Thể dục mang tính chất phong trào, quần chúng, cho mọi đối... tập thế dục chứ không ra lời kêu gọi toàn dân tập thể thao là ý nghĩa này II- CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA THỂ DỤC THỂ THAO 1 Chức năng nâng cao sức khoẻ thế chất: Khoa học và thực tế chứng minh rằng tập luyện TDTT là phương pháp hiệu quả, tích cực nhất trong việc nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể chất Thông qua các hoạt động, vận động khoa học hợp lý, thông qua cơ chế y học, sinh học để cải thiện và nâng... người có tố chất thế lực tốt, có năng khiếu và sự say mê, cống hiến toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp thể thao, phải tuân thủ kỷ luật và các qui định nghiêm ngặt và chuyên môn Thể dục là nền tảng, là cở sở của thể thao Thể thao thành tích cao khuyến khích động viên cho thể dục Chính vì hiểu rõ khái niệm này, để phát triển phong trào quần chúng luyện tập nâng cao sức khoẻ với ý thức tự giác và rộng khắp,... quản lý và giáo dục con người trong xã hội Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn * Giờ học ngoại khoá - tự tập: Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của một bộ phận sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất. .. học để cải thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình trao đổi chất, trao đổi khí, tổng hợp năng lượng phân giải và điều phối các chất dinh dưỡng, năng lượng trong cơ thể, nâng cao sức khoẻ và phát triển thể chất 2 Chức năng giáo dục và rèn luyện sức khoẻ tinh thần: Tuy chế độ xã hội, quan niệm chính trị, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng và nhận thức của các quốc gia trên thế giới không giống nhau,... Giáo dục thể chất Nguyên tắc tuần tự tăng dần chủ yếu là chỉ khi sắp xếp nội dung, độ khó, thời gian và lượng vận động tập luyện cần căn cứ vào quy luật phát triển của cơ thể và nguyên lý của lượng vận động hợp mức, có kế hoạch, có tiến trình để từng bước nâng cao yêu cầu làm cho cơ thể không ngừng thích nghi, thể chất từng bước được nâng cao 6 Tuân theo quy luật tự bảo vệ sức khoẻ: Muốn đạt được sức. .. Giáo dục thể chất Ngoài ra thường xuyên tập luyện TDTT còn có thể phòng ngừa được bệnh suy nhược thần kinh IV- CÁC NGUYÊN TẮC TRONG TẬP LUYỆN TDTT 1 Hiểu rõ về bản thân thực sự cầu thị: Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế là chỉ việc tập luyện TDTT, rèn luyện thân thể làm việc Căn cứ vào tình trạng thực tế của bản thân cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài để xác định mục đích tập luyện, lựa chọn môn thể thao... tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho sinh viên” Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung MSV: A14001 12 - Lớp: QA21a9 Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa... KINH LẠC HUYỆT ĐẠO THỰC HÀNH XOA BÓP BẤM HUYỆT PHỤC HỒI SỨC KHỎE I - KHÁI NIỆM VỀ KINH LẠC, HUYỆT ĐẠO - Theo y học cổ truyền phương Đông, khí huyết trong cơ thể con người được lưu dẫn trong các đường kinh (chạy dọc cơ thể) và lạc mạch (đường nhánh chạy ngang) tới nuôi dưỡng từng bộ phận, từng tế bào của cơ thể Có 12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm và Đốc (chạy chính giữa trước và sau cơ thể) Mỗi đường . dục thể chất trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể. thuyết môn Giáo dục thể chất MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Phần I SỨC KHỎE VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHỎE Trang I – Định nghĩa.…………………………………………….……………………………… 8 II – Tầm quan trọng của sức khỏe ……………………………………….……. nươc, và vì thế các bạn cũng đừng quên câu nói: " ;Sức khoẻ là vốn quý nhất của đời người". Phần II GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Thể dục thể thao trong trường Đại học) I. KHÁI NIỆM 1. Giáo dục thể

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan